Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng

TIẾT 1:

MÔN: THỂ DỤC

BÀI: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH – TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI VÀ “KẾT BẠN”

I. MỤC TIÊU:

- Biết được những điểm cơ bản của chương trình và một số nội quy tập luyện

trong giờ học thể dục lớp 3.

- Biết cách tập hợp hàng dọc,quay phải, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, biết cách dàn hang,dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép khi ra vào lớp.

- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.

 

doc 47 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN I:
 Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009
TIẾT 1:
MÔN: THỂ DỤC
BÀI: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH – TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI’’ VÀ “KẾT BẠN”
I. MỤC TIÊU:
- Biết được những điểm cơ bản của chương trình và một số nội quy tập luyện
trong giờ học thể dục lớp 3.
- Biết cách tập hợp hàng dọc,quay phải, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, biết cách dàn hang,dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép khi ra vào lớp.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ sân tập, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẽ sân cho trò chơi “Nhanh lên bạn ơi’’ và “ Kết bạn’’
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 
Phần bài 
 Yêu cầu và chỉ dẫn kĩ thuật
ĐLVĐ
BP tổ chức
1.Phần
 mở bài
2. Phần cơ
Bản
3. Phần kết
Thúc
- Giáo viên tập trung lớp theo hàng dọc, 4 hàng theo tổ
sau đó hs quay sang phải để nghe phổ biến nội dung 
bài học.
- Khi phổ biến nội dung, gv nhắc lại nhữngnội dung cơ
cơ bản, những quy định khi tập luyệnđã học ở các lớp
dưới và yêu cầu hs tích cực tập luyện.
- Tập bài thể dục phát triển chung của lớp 2một lần,
mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- Phân công tổ nhóm tập luyện, chọn cán sự môn học.
- Chia tổ của lớp là tổ tập luyện và quy định khu qui 
định khi tập luyện đã học ở các lớp dưới.
. Chọn cán sự môn học là những em nhanh nhẹn,hoạt
bát, học tập khá hoặc cán bộ lớp.
- Nhác lại nội quy tập luyện và phổ biến nội dung yêu
cầu môn học: Những nội quy tập luyện đã được rèn
luyện ở các lớp dưới tiếp tục cũng cố và hoàn thiện. Ví
dụ như: Khẩn trương tập hợp lớp, quần áo trang phục
phải gọn gàng, nên đi giầy hoặc dép có quay hậu trong
khi tập luyện, ra vào phải xin phép, đau ốm không tập
được phải báocáo gv. Hs tích cực tham gia luyện tập,
đảm bảo an toàn và kỉ luật trong học tập.
- Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh tập luyện. Cho các em
sửa lại trang phục, để gọn quần áo,giày dép vào nơi 
quy định v.v ...
- Chơi trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”
- Ôn lại một số động tác đội hình đội ngũ đã học như:
Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, điểm số, quay phải, 
quay trái, đứng nghiêm,đứng nghỉ, dàn hàng, dồn hàng
mỗi động tác một đến hai lần.
- Đi thường theo nhịp 1- 2, 1- 2, và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
- GV kết thúc giờ học bằng cách hô: Giải tán
Học sinh đồng thanh: Khỏe.
 - Chuẩn bị bài: Một số kĩ năng đội hình đội ngũ – Trò
 chơi: Nhóm ba nhóm bảy.
 3 phút
 2 phút
3 phút
7 phút
3 phút
 út 
7 phút
 7 phút
 2 phút
 2 phút
1 phút
 *
 xxxxxxxx
 xxxxxxxx
 xxxxxxxx
 xxxxxxxx
xxxxxxxxxx
xxxxxxxxx
 xxxxxxxxx
 xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
TIẾI 2
MÔN: TOÁN
BÀI: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Bỏ bài tập 5.
II. CHUẨN BỊ:
-Viết sẵn lên bảng nội dung bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra dụng cụ học tập của
 Học sinh.
Bài mới:
1. Giới thiệu:
- Trong giờ học này, các em sẽ được
 ôn tập về đọc, viết và so sánh các
 số có ba chữ số.
2. Ôn tập về đọc viết số:
Bài tập 1: Viết (theo mẫu):
-GV viết sẵn bài tập 1 lên bảng lần
lượt mời hs lên ghi chữ hoặc viết số
 thích hợp vào chỗ chấm. Học sinh 
dưới lớp tự làm vào vở.
-Mời một số hs nhận xét bài làm trên bảng
của bạn. Cả lớp tự chữa bài làm của mình. 
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào ô 
trống:
- GV ghi sẵn nội dung bài tập 2 lên
bảng, yêu cầu cả lớp suy nghĩ và tìm
số thích hợp điền vào các ô trống.
-GV hướng dẫn: Tại sao trong phần
 a lại điền 312 vào sau 311?
+ Đây là dãy các số tự nhiên liên tiếp
từ 310 đến 319, xếp theo thứ tự tăng 
dần. Mỗi số trong dãy số này bằng
số đứng ngay trước nó cộng thêm 1.
+ Tại sao trong phần b lại điền 398
vào sau 399?
+ Đây là số tự nhiên liên tiếp xếp 
theo thứ tự giảm dần từ 400 đến 391
Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng
ngay trước nó trừ đi 1.
Bài tập 3:
-Yêu cầu hs suy nghĩ và hỏi: Tại 
sao điền được 303 < 330 ?
- Hỏi tương tự với các phần còn lại.
- Yêu cầu hs nêu cách so sánh các 
số có 3 chữ số, so sánh các phép 
tính với nhau. 
Bài tập 4:
 - Gv mời một hs đọc đề bài, sau đó đọc dãy số
của bài. 
- Gv gợi ý: Số lớn nhất trong dãy số trên là 
số nào?
- Vì sao nói số 735là số lớn nhất trong các số
trên?
- Số nào là số bé nhất trong các số trên? Vì
sao?
- Yêu cầu hs đổi chéo vở để kiểm tra bài của
nhau.
3.Củng cố – Dặn dò:
- Mời hs lấy một số ví dụ về đọc số, viết số.
- Về nhà xem lại bài đã học ở lớp và làm bài
tập trong vở bài tập.
-Chuẩn bị bài: Cộng, trừ các số có ba chữ số
(không nhớ).
4. Nhận xét: Gv nhận xét tiết học.
Tất cả hs để đồ dùng học tập lên bàn
- Nghe gv giới thiệu.
Bài 1:
 Đọc số
Viết số
Chín trăm
Chín trăm hai mươi
Chín trăm linh chín
Bảy trăm bảy mươi bảy
Ba trăm sáu mươi lăm
Một trăm mười một
 900
 920
 909
 777
 365
 111
Bài tập 2:
-Vì số đầu tiên là 310, số thứ hai là
311, đếm 310, 311 rồi thì đếm đến
312.
a)311, 312, 313, 314 ,315, 316, 317, 318,
 319.
b)400, 399, 398, 397, 396, 395, 394, 393,
392, 391.
Bài tập 3:
- Vì hai số có cùng số trăm là 3 nhưng 303 có 0 chục, còn 330 có 3 chục. 0 chục bé hơn 3
chục nên 303 bé hơn 330.
< 303 < 330 30 + 100 < 131
> ? 615 > 561 410 – 10 > 401
= 199 < 200 243 = 200 + 40 + 3
Bài tập 4:
- Một hs đọc.
- Hs cả lớp làm bài vào trong vở.
- Số lớn nhất trong các số trên là 735.
- Vì số 735 có số trăm lớn nhất.
- Số bé nhất trong dãy số trên là số 142. Vì số 142 có số trăm bé nhất.
- Hs nêu ví dụ.
- Hs lắng nghe gv củng cố, dặn dò và nhận xét.
------------------------------------------------------------------------------------------
 TIẾT 3:
 MÔN: ĐẠO ĐỨC 
 BÀI: KÍNH YÊU BÁC HỒ ( Tiết 1)
 I. MỤC TIÊU:
 - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
 - Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
 - Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Vở bài tập đạo đức.
 - Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 1.Khởi động:Học sinh hát tập thể bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên , nhi đồng , nhạc và lời của Phong Nhã .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu : Các em vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh . Vậy Bác Hồ là ai ? Vì sao thiếu niên, nhi đồng lại yêu quý Bác Hồ như vậy ? Bài học Đạo đức hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó 
­Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm 
( Phương pháp trực quan,quan sát, đàm thoại , phân tích )
* Mục tiêu :
_ Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại , công lao to lớn đối với đất nước , với dân tộc . 
_ Cho học sinh nhận biết tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ 
* Cách tiến hành 
1 . Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2 tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh .
2.Giáo viên yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về một ảnh . Cả lớp trao đổi 
3.Thảo luận lớp để tìm hiểu thêm về Bác Hồ : Em còn biết thêm gì về Bác Hồ ? Ví dụ 
_ Bác sinh ngày tháng năm nào ?
_ Quê Bác ở đâu ?
_ Bác Hồ còn có những tên gọi khác nào ?
_ Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ?
4.Giáo viên kết luận:
_ Bác Hồ tên hồi nhỏ là Nguyễn Sinh Cung . Bác sinh ngày 19-5 –1890 (STK trang 24 )
_ Nhân dânViệt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ , đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm , yêu quý các cháu 
­Hoạt động 2 : Kể chuyện các cháu vào đây với Bác .
 ( Phương pháp trực quan,đàm thoại,phân tích )
 * Mục tiêu : Học sinh biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác .
*Cách tiến hành :
1.Giáo viên kể chuyện :Các cháu vào đây với Bác ( sách đạo đức giáo viên /25)
2. Yêu cầu học sinh thảo luận cả lớp theo các câu hỏi :
_ Qua câu chuyện , em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ?
_ Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
3. Giáo viên kết luận :
_ Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý , quan tâm đến các cháu thiếu nhi . Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ , thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy 
­Hoạt động 3: Tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng 
 ( Phương pháp đàm thoại,quan sát )
* Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng 
* Cách tiến hành
1. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng Giáo viên ghi nhanh lên bảng 
2. Chia nhóm đôi và yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng 
3. Giáo viên củng cố lại nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng . 
4.Củng cố : _Gọi 1 bạn đọc Năm điều Bác Hồ dạy .
 5.Dặên dò: _Bài nhà: Đọc lại Năm đi ... đúng BT 3 b.
II.CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên : -Bảng phụ viết hai lần nội dung bài tập 2 
 2.Học sinh : -Bảng con
III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
 1.Khởi động: 
- Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ : 
- Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng, đọc từng tiếng cả lớp viết bảng con các từ : Dân làng , làn gió , tiếng đàn , đàng hoàng .
 - Kiểm tra 2 học sinh đọc thuộc lòng đúng thứ tự 10 tên chữ đã học ở tiết trước : a, á, ớ, bê, xê, xê hát ,dê, đê,e, ê 
 3.Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu bài :
- Trong tiết chính tả hôm nay ,thầy sẽ hướng dẫn các em nghe ,viết một bài thơ tả một trò chơi rất quen thuộc của các bạn gái qua bài : Chơi chuyền . Làm các bài tập phân biệt cặp vần ao / oao ; các tiếng có âm ( vần ) dễ viết lẫn an / ang 
a)Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
_ Giáo viên đọc 1 lần bài thơ 
_ Giúp học sinh nắm nội dung bài thơ 
_ Học sinh đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời: Khổ thơ 1 nói gì ?
_ Học sinh đọc khổ thơ 2 : Khổ thơ 2 nói gì ?
+ Giáo viên giúp học sinh nhận xét : 
_ Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
_ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ? 
_ Những câu thơ nào trong bài đặt trong ngoặc kép ? Vì sao ? 
b) Giáo viên đọc chính tả :
_Đọc cho học sinh viết :Giáo viên đọc thong thả từng dòng thơ , mỗi dòng đọc 2 lần .
_ Giáo viên theo dõi uốn nắn 
 c)Chấm , chữa bài :
_ Giáo viên chấm 5 đến 7 bài , nhận xét bài viết của các em .
* Hướng dẫn học sinh làm bài 
 a) Bài tập 2 : 
_ Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập .
_ Cả lớp và Giáo viên nhận xét và sửa bài .
 b)Bài tập 3 b:
- Cả lớp làm bài vào bảng con. Sau thời gian qui định, Gv yêu cầu hs giơ bảng cho cả lớp xem và đọc lời giải. 
_ Giáo viên sửa bài và nhận xét 
4 .Củng cố :
- Giáo viên nhận xét tiết học và nhắc nhở học sinh sai lỗi chính tả
 5. Dặn dò: 
 - Bài nhà: Làm bài tập 3b vào vở nháp .
 - Chuẩn bị bài : Ai có lỗi ?
_ Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài .
_ Một học sinh đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
_ Tả các bạn đang chơi chuyền .
_Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt , nhanh nhẹn , có sức dẻo dai 
_ 3 chữ .
_ Viết hoa .
_ Các câu : Chuyền chuyền một .. hai hai đôi “ vì đó là những câu nói của các bạn .
_ Học sinh tập viết vào bảng con những từ khó 
_ Học sinh viết bài vào vở 
_ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì 
Bài tập 2:
_ 4 học sinh lên bảng thi điền vần nhanh: ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán. 
Bài tập 3b:
- Ngang.
- Khô hạn.
- Đàn.
TIẾT 19:
MÔN: TOÁN 
BÀI : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số(có nhớ một lận sang hàng chục hoặc hàng trăm)
- Bỏ bài 5.
II.CHUẨN BỊ :
 1.Giáo viên : Sách giáo khoa,giáo án. 
 2.Học sinh : Sách giáo khoa 
III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
 1.Khởi động :
- Hát bài hát
 2 .Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu bài : 
- Hôm nay chúng ta lại tiếp tục củng cố thực hiện tính cộng các số có ba chữ số 
Bài 1 :
 _Yêu cầu học sinh tự làm bài . 
 _ Yêu cầu từng học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách thựchiện phép tính .
- Gv lần lượt mơiø 4 hs lên bảng giải, Hs dưới lớp làm vào bảng con.
_ Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh .
Bài 2 : Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
 _Yêu cầu học sinh tự nêu cách đặt tính, thực hiện cách tính rối làm bài .
_ Học sinh nhận xét bài làm của bạn
_ Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh 
 _Yêu cầu học sinh giải thích cách làm 
 _Chữa bài và cho điểm .
Bài 3 :
 _ Gọi 1 học sinh đọc đề bài .
_ Thùng thứ nhất có bao nhiêu lít dầu?
_ Thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?
_ Muốn biết số l ít dầu của cả hai thùng là bao nhiêu chúng ta phải làm như thế nào?
 _Yêu cầu học sinh làm bài .
 - Chữa bài và cho điểm học sinh .
Bài 4 : Yêu cầu học sinh tính nhẩm rồi điền vào 
 4 .Củng cố – dặn dò:
- Học sinh nêu lại cách đặt tính và tính .
- Chuẩn bị bài :Trù các số có ba chữ số ( có nhớ một lần )
- Về nhà xem lại các bài tập ở lớp.
_ Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài 
Bài tập 1:
_ Học sinh đọc yêu cầu bài tập
4 học sinh lên bảng làm bài ( Mỗi học sinh thực hiện 1 con tính ).
367 487 85 108
 + + + +
 120 302 72 75
 _____ _____ ____ ____
 487 787 157 185
Bài tập 2:- Đặt tính và tính 
 - 4học sinh lên bảng làm bài . Học sinh cả lớp làm bài vào bảng con .
 a) 367 487 b) 93 168
 + + + +
 125 130 58 503
 ____ _____ ____ _____
 492 617 151 671
Bài tập 3: 
- Học sinh đọc đề bài .
 - Thùng thứ nhất có 125 lít dầu
 - Thùng thứ hai có 135 lít dầu
 Giải
 Số lít dầu của cả hai thùng
 125 + 135 = 260 ( lít )
 Đáp số: 260 lít dầu
 Bài 4:
 a) 310 + 40 =350 b) 400 + 50 = 450
 150 + 250 = 400 305 + 45 = 350
 450 – 150 = 300 515 – 15 = 500
 c)100 -50 = 50
 950 – 50 =900
 515 – 415 = 100
TIẾT 20:
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
BÀI: NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO .
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu được bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe.
II.CHUẨN BI:
 1. Giáo viên : Các hình trong Sách giáo khoa / 7 
 2.Học sinh : Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm 
III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
 1.Khởi động: 
- Hát bài hát.
 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
 3.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 * Giới thiệu:
Hôm nay ta sẽ tìm hiểu bài nên thở như thế nào ?
*Mục tiêu : Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng .
*Cách tiến hành : 
_Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy gương ra soi để quan sát phía trong của lỗ mũi mình . Và trả lời các câu hỏi sau _Các em nhìn thấy gì trong lỗ mũi?
_ Khi bị sổ mũi , em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi ?
_ Hằng ngày , dùng khăn sạch lau phía trong mũi , em thấy trên khăn có gì ?
_ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
* Giáo viên giảng :
_Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào . 
_Ngoài ra , trong mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi , diệt khuẩn , tạo độ ẩm , đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào 
* Kết luận : Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe , vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi 
­ Hoạt động 2 : Làm việc với Sách giáo khoa
( Phương pháp trực quan,đàm thoại, quan sát )
 * Mục tiêu :Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói , bụi đối với sức khoẻ 
* Cách tiến hành 
+Bước 1 : Làm việc theo cặp
_Giáo viên yêu cầu 2 học sinh cùng quan sát các hình 3,4,5 trang 7 SGK và thảo luận theo gợí ý sau :
_Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ?
- Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ?
- Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi ? 
+Bước 2 : Làm việc cả lớp 
_ Giáo viên chỉ định một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận theo cặp trước cả lớp 
_ Giáo viên yêu cầu cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời các câu hỏi 
+ Thở không khí trong lành có lợi gì ? 
+ Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì?
* Kết luận : Không khí trong lành là không khí có chứa nhiều ô-xy , ít khí các-bô-níc và khói , bụi  Khí ô-xy cần cho hoạt động sống của cơ thể . Vì vậy , thở không khí trong lành sẽ giúp chùng ta khỏe mạnh. Không khí chứa nhiều các-bô-níc , khói , bụi ,  là không khí bị ô nhiễm . Vì vậy , thở không khí ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe . 
 4 .Củng cố :
 _Giáo viên nhận xét chung tiết học
 5 .Dặn dò: 
 _Bài nhà: Về xem lại bà 
 _Chuẩn bị bài :Vệ sinh hô hấp
_ Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài. 
 - Học sinh thảo luận nhóm : Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng 
- Học sinh nêu : Em nhìn thấy lông mũi trong lỗ mũi 
_ Khi bị sổ mũi , em thấy có nước hơi nhớt chảy ra từ hai lỗ mũi 
_ Hằng ngày , dùng khăn sạch lau phía trong mũi , em thấy trên khăn có lớp ván khô do nước mũi khô lại
_Thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng 
- Học sinh tìm hiểu trên Sách giáo khoa
- Học sinh làm việc theo cặp 
- Bức tranh 3,4 thể hiện không khí trong lành, bức tranh 2 thể hiện không khí có nhiều khói bụi 
- Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy cơ thể dễ chịu, tinh thần sảng khoái
- Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi : người mệt mõi, thở gấp
_Thở không khí trong lành có lợi sẽ giúp chùng ta khỏe mạnh 
_Thở không khí có nhiều khói bụi có hại cho sức khỏe .
TIẾT 21:
SINH HOẠT LỚP TUẦN 1
I/Nội dung:
*Đánh giá hoạt động trong tuần 1.
-Ưu điểm: Một số bạn chuẩn bị sách vở ,Đ DHT khá đầy đủ
-Đánh giá việc chuẩn bị dồ dùng học tập của HS.
-Nắm lại sĩ số lớp,(tìm hiểu những bạn chưa đến lớp)
-Nêu những ưu điểm trong tuần 1.
+Nề nếp lớp (ra vào lớp đúng giờ,xếp hàng nghiêm túc).
+Vệ sinh cá nhân (quần áo sạch sẽ,gọn gàng,đúng qui định).
+Học bài,làm bài tập đầy đủ
-Khuyết điểm:
+Một số bạn đi học chưa chuyên cần
+Chưa chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
+Chưa biết giữ vệ sinh cá nhân.
*Triển khai hoạt động tuần 2:
-Cần đi học đúng giờ
-Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.
-Thực hiện đúng nội qui nhà trường đề ra.
- 
KÍ DUYỆT
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.doc