Giáo án Lớp 3 Tuần 1 đến 4

Giáo án Lớp 3 Tuần 1 đến 4

TẬP ĐỌC

PPCT : Tiết 1

CẬU BÉ THÔNG MINH

 (GDKNS)

I/Yêu cầu:

-Đọc đúng rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm,dấu phẩyvà giữa các cụm từ;bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).GDKNS:KN tư duy sáng tạo,KN ra quyết định,KN giải quyết vấn đề.

-Yêu thích cậu bé thông minh.

Kể chuyện:kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

II/ Chuần bị :

Tranh minh hoạ và truyện kể.

Bảng viết sẳn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 113 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 779Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 1 đến 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ –Ngày
Tiết
PPCT
Môn
Tên bài dạy
Lồng ghép
HAI
16 /8
1
Tập đọc
Cậu bé thông minh
GDKNS
2
Kể chuyện
Cậu bé thông minh
GDKNS
1
Toán
Đọc, viết so sánh các số có ba chữ số
1
Đạo đức
Kính yêu Bác Hồ
BA
17 /8
1
Chính tả
Cậu bé thông minh
3
Tập đọc
Hai bàn tay em
2
Toán
Cộng,trừ các số có ba chữ số
1
TNXH
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
TƯ
18 /8
1
LTVC
On về từ chỉ sự vật .So sánh
3
Toán
Luyện Tập
 1
Thủ công
Gấp tàu thuỷ hai ống khói
GDTKNLHQ
NĂM
1 9 /8
2
Chính tả
Chơi chuyền
4
Toán
Cộng,trừ các số có ba chữ số(có nhớ 1 lần)
2
TNXH
Nn thở như thế no
GDKNS
SÁU
20 /8
1
TLV
Nói về Đội Thiếu Niên Tiền Phong HCM
5
Toán
Luyện tập
3
SHL
Ngày soạn:19/8/2011
Thứ hai ngày:22/8/2011
TẬP ĐỌC 
PPCT : Tieát 1 
CẬU BÉ THÔNG MINH
 (GDKNS)
I/Yêu cầu:
-Đọc đúng rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm,dấu phẩyvà giữa các cụm từ;bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).GDKNS:KN tư duy sáng tạo,KN ra quyết định,KN giải quyết vấn đề.
-Yêu thích cậu bé thông minh.
Kể chuyện:kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II/ Chuần bị :
Tranh minh hoạ và truyện kể.
Bảng viết sẳn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III/Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Ổn định
2/.KTBC :
3/. Bài mới :
a.Gtb: 8 chủ điểm SGV tiếng việt 3 (tập 1) GV đính tranh chủ điểm “Măng non”
a.Khám phá:Gv hỏi:Trong tranh vẽ có những ai ? Họ đang làm gì? GV chốt lại. 
GT : “Cậu bé thông minh” là câu chuyện nói về sự thông minh, tài trí đáng khâm phục của 1 bạn nhỏ.Để biết được cậu bé thể hiện sự thông minh tài trí như thế nào?Cô cùng các em tìm hiểu kĩ hơn qua bài: “Cậu bé thông minh”
Giáo viên ghi tựa:
b.Kết nối:
-Giáo viên đọc mẫu lần 1
-GV chia câu trong bài và nêu lên cho HS đọc theo câu. Mỗi em đọc 1 câu nối tiếp cho đến hết bài. 
-GV theo dõi để sửa sai cho học sinh khi các em đọc (sửa sai theo phương ngữ).
-Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ :
-GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
Þ kinh đô
Þ om sòm
Þtrọng thưởng
Đọc đoạn:
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
Đoạn 1
-Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
-Vì sao dân làng lo sợ khi nghe lệnh vua?
Đoạn 2:
-Cậu bé làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
Đoạn 3
-Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì?
-Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
-Câu chuyện này nói lên điều gì?
c.Thực hành:
-Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai.
Nhận xét, tuyên dương.
Tổng kết: Câu chuyện ca ngợi tài trí thông minh, ứng xử khéo léo của 1 cậu bé.
Tiết 2:
Kể Chuyện:
1.1 Giới thiệu:
Nêu nhiệm vụ của nội dung kể chuyện. Dựa vào tranh minh hoạ kể lại câu chuyện Cậu bé thông minh.
-Treo tranh.
1.2 Hướng dẫn kể:
* Đoạn 1: YCHSQS kĩ tranh 1 và hỏi: +Quân lính đang làm gì? 
+ Lệnh của Đức Vua là gì?
+Dân làng có thái độ ra sao?
-YCHS kể lại đoạn 1.
-Nhận xét tuyên dương những em kể hay.
* Hướng dẫn tương tự đoạn 2 và đoạn 3, sau đó cho HS kể từng đoạn.
* 2 HS kể lại toàn bài.
d.Vận dụng:
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về Đức Vua trong câu chuyện vừa học?
GDTT: Cậu bé trong bài học rất thông minh, tuy nhỏ nhưng tài trí hơn cả người lớn làm cho vua phải phục.
-Chuẩn bị bài sau “ Hai bàn tay em”. Nhận xét tiết học.
-Cả lớp mở SGK phần mục lục
1 hoặc 2 hs đọc tên chủ điểm.
+ Măng non (nói về măng non)
 HS trả lời
-HS quan sát tranh
-HS nhắc lại tựa
-HS chú ý lắng nghe
-HS đọc mỗi em 1 câu.
-Theo dõi nhận xét, sửa sai.
-HS đọc từng đoạn nối tiếp.
-Đọc từng đoạn nối tiếp theo cặp.
-Nơi vua và triều đình đóng. 
-Ầm ĩ, gây náo động.
-Tặng thưởng cho phần lớn.
-1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
-Lệnh cho mỗi gia đình trong làng phải nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng.
-Vì gà trống không thể đẻ trứng được.
-HS đọc thầm đoạn 2 thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Cậu nói 1 chuyện khiến vua cho là vô lí (bố đẻ em bé )
Nhận xét,bổ sung, sửa sai.
-HS đọc thầm đoạn 3.-Thảo luận nhóm
-Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với đức vua rèn chiếc kim thành 1 con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
-Yêu cầu 1 việc vua không thể làm được để khỏi phải thực hiện lệnh của vua.
-Ca ngợi tài trí của cậu bé.
-HS đọc1 đoạn trong bài.
+GT nhân vật
+HS diễn đạt
-Nhìn tranh: Kể
+ Quân lính đang thông báo lệnh của Đức Vua.
+Đức Vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng
+Dân làng vô cùng lo sợ.
+ 2 HS kể trước lớp.
* HS kể đoạn 2 và đoạn 3.
* 2 HS kể toàn câu chuyện.
* Học sinh suy nghĩ trả lời.
TOÁN:
PPCT : Tieát 1 
ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I/ Yêu cầu :
-Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
-Làm đúng các bt về so sánh số có 3 chữ số.
-Ham thích học toán. 
II/Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ có ghi nội dung BT.
III/ Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/. Ổn định: 
2/. KTBC :
3/. Bài mới :
a.Gtb: Trong giờ học này các em sẽ được ôn tập về đọc, viết và so sánh các số có 3 chữ số.
-Giáo viên ghi tựa.
-Ôn tập về đọc viết có 3 chữ số. 
Bài 1 :
-Gọi 1 hs đọc yc BT.
Bài 2 : HS tự điền số thích hợp vào ô trống để được dãy số.
-Các số tăng liên tiếp 310, ,.., 319.
-Các số giảm liên tiếp 400,, 391.
Bài 3 : 
 Nhận xét 
Bài 4 : Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số sau : 375, 421, 573, 241, 753, 142.
*Bài tập làm thêm(nếu còn thời gian)
Baøi 5: xeáp caùc soá: 435, 534, 453, 354, 345, 543 
A/ theo thöù töï töø beù ñeán lôùn.
B/ theo thöù töï töø lôùn ñeán beù.
GV ñöa ra nhöõng quûa taùo coù gaén soá, yeâu caàu 2 ñoäi leân saép xeáp theo yeâu caàu cuûa baøi taäp (moãi daõy 3 HS)
GV nhaän xeùt, tuyeân döông
Toång keát thi ñua.
4/ Củng cố - dặn dò :
-Yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm về đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
-Học sinh làm miệng
-Học sinh viết bảng con viết số thích hợp vào chổ chấm.
-HS đọc kết quả.
-Giải bảng lớp.
310, 311, 312, 313...... 
400, 399, 318, 317.....
Giải nháp kiểm tra chéo 
< 330
> 516
 30 + 100 < 131
 410 - 10 < 400 + 1
 243 = 200 + 40 + 3 
-Số lớn nhất trong các số đó là 735.
-Số bé nhất trong các số đó là 142.
-Chuẩn bị bài sau, “Cộng trừ các số có 3 chữ số”.
ĐẠO ĐỨC:
PPCT : Tieát 1 
KÍNH YÊU BÁC HỒ
I/.Yêu cầu: Học sinh biết 
-Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
-Hiểu được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối vớ Bác Hồ.. 
-Thưc hiện năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
II/.Chuẩn bị :
Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về Bác Hồ.
III/ Các hoạt động trên lớp. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/.Ổn định:
2/. KTBC :
3/. Bài mới:
Khởi động :
Giáo viên bắt bài hát “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” nhạc và lời của Phong Nhã.
a.Gtb :Các em vừa hát xong 1 bài hát về Bác Hồ.
-Vậy Bác Hồ là ai ? Vì sao thiếu niên nhi đồng lại yêu quí Bác Hồ như vậy?
-Bài học đạo đức hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về điều đó. Giáo viên ghi tựa lên bảng .
Hoạt động 1 : GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các bớc ảnh, tìm hiểu về nội dung và đặt tên cho từng ảnh.
-Vậy các em vừa trao đổi xong có em nào còn biết gì thêm về Bác Hồ ?
-Ví dụ như Bác Hồ sinh ngày, tháng năm nào ?
-Quê Bác Hồ ở đâu?
-Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác không?
 -Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếunhi như thế nào ?
- Bác Hồ đã có công lao gì to lớn đối với đất nước của chúng ta ?
Kết luận :
-Bác Hồ tuổi còn nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19/05/1980.
Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của Dân tộc ta, là người có công lớn đối với đất nước, với DT Bác là vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam ta. Người đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 02/09/1945. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng. Bác Hồ đã mang nhiều tên gọi như:
Nguyễn Tất Thành,Nguyễn Ai Quốc, Hồ Chí Minh..... 
Nhân dân Viêt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm yêu quí các cháu.
Hoạt động 2 : Giáo viên kể câu chuyện “Các cháu vào đây với Bác”
- Qua câu chuyện các em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi ntn?
-Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
Kết luận :
-Các cháu thiếu nhi rất yêu quí Bác Hồ và bác Hồ cũng rất yêu quí, quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ thiếu nhi cần phải ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy.
Hoạt động 3 :
-Giáo viên Y/c mỗi học sinh đọc 1 điều. 
-Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
-Giáo viên phân nhóm + thảo luận
-Ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy.
*Học sinh khá giỏi biết nhắc nhở bạn bècùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy
4/ Củng cố dặn dò :
-Giáo viên củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy.
-Cả lớp cùng hát.
-Học sinh nhắc lại.
-Học sinh thực hiện theo nhóm.
-Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu 1 ảnh.
Cả lớp trao đổi và thảo luận.
-HS xung phong trả lời câu hỏi.
-Lắng nghe.
-Học sinh thảo luận.
-Rất là thắm thiết và gắn bó với nhau.
-Học tốt, chăm ngoan, làm tốt 5 điều Bác Dạy.
-Yêu tổ quốc, yêu đồng bào 
-Học tập tốt, lao động tốt
-Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt 
-Giữ gìn vệ sinh thật tốt 
- Khiêm tốn, thật thà dũng cảm.
*Thảo luận theo nhóm + Đại nhóm báo cáo trình bài của nhóm mình.
-Giáo viên ghi bảng –học sinh đọc.
-Về nhà thực hiện đúng 5 điều Bác Hồ dạy.Sưu tầm những bài thơ, bài hát, hình ảnh nói về Bác Hồ để tiết sau chúng ta thực hành.
Ngày soạn:20/8/2011
Thứ ba :23/8/2011
Chính tả
PPCT : Tieát 1 
CẬU BÉ THÔNG MINH
I/ Yêu cầu :
-Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả;không maăc quá 5lỗi trong bài
-Làm đúng bài tập 2b;điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng.(BT3)
-Ham thích viết chính tả.
II/.Chuẩn bị : 
Nội dung bài viết ở bảng phụ. 
III/ Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1/. Ổn định:
2/. KTBC:
-GV kiểm tra vở, bút bảng
-Để củng cố nề nếp học tập. Nhận xét 
3/.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em chép lại một đ ... h nêu yêu cầu bài tập, biết tính giá trị biểu thức, nhân chia trước, cộng trừ sau.
* 4 học sinh lên bảng, lớp thực hiện vào nháp. Một số học sinh đọc bài làm và cách tính, nhận xét, sửa sai.
* Học sinh đọc bài toán và nắm được đề bàivà yêu cầu bài toán suy nghĩ và giải. Đặt lời giải đúng, ghi chính xác phép tính: 6 x 4 = 24
* 1 học sinh lên bảng – lớp làm vở 
* 2 học sinh lên thi đua: 1 em viết tích của các phép tính từ : 6x1 ....6x5, 1 em viết tích của các phép tính từ: 6x6....6x10. Bạn nào thực hiện nhanh, đúng sẽ thắng
* Lớp nhận xét, tuyên dương.
HS lấy 4 hình tam giác thực hành xếp
Tập viết: 
Ôn Chữ Hoa C
I/ Mục tiêu:
-Viết đúng chữ hoaC( một dòng cỡ vừa một dòng cỡ nhỏ chữ và câu ứng dụng một dòng cỡ vừa một dòng cỡ nhỏ. Chia ngọt sẻ bùi( 3 lần)
-HS viết đúng mẫu khảon cách các chữ đều.
-Yêu thích bạn viết đúng,đẹp.
II/ chuẩn bị:
Giáo viên viết sẵn bài vào bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1/ổn định:
2/kiểm tra bài cũ:
Giáo viên nhận xét bài tiết trước.
3/bài mới:
a/Giới thiệu bài:
Giáo viên nêu nội dung bài học.
Viết chữ : C,L Cửu Long
 Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..
b/ hướng dẫn học sinh viết bảng con:
Giáo viên giới thiệu bài viết ,chữ viết. (giảng câu ứng dụng)
Giáo viên học sinh viết chữ hoa.
c/ Hướng dẫn viết bài vào vở:
Giáo viên Yêu cầu HS viết.
Giáo viên chú ý nhắc nhỡ cách ngồi viết,cách để vở,cách cầm bút
d/ Chấm chữa bài:
Giáo viên chấm 5-7 bài. nhận xét rút kinh nghiệm.
4/củng cố ,dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học.
Nhắc nhở những học sinh chưa viết xong về nhà viết tiếp
HS lắng nghe.
Học sinh viết chữ hoa vào bảng con: C,L
Học sinh viết từ ứng dụng (giải nghĩa từ) 
Cửu Long, Thái Sơn
Viết chữ hoa hai dòng cỡ nhỏ.
viết hai tên riêng 2 dòng cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng 4 dòng cỡ nhỏ.
Học sinh lắng nghe .
Chú ý viết đúng độ cao, đúng nét, khoảng cách.
TNXH:
VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
(GDMT:Bộ phận-GDKNS)
I/. Mục tiêu: 
-Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
-Biết tại sao không nên luyện tập và lao đông quá sức.GDKNS:KN tìm kiếm và xử lí thông tin,KN làm chủ bản thân.
-GDHS có thói quen làm những công việc vừa sức với lứa tuổi mình.
-GDMT:GD cho các em biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khỏe.Nêu được ích lợi của việc BVMT.Có ý thức BVMT và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
* HS khá giỏi biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.
II/. Đồ dùng dạy học:
Hình vẽ trong SGK trang 18, 19
III/. Hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1/. Ổn định
2/. Kiểm tra bài cũ
Giáo viên hỏi bài tiết trước, nhận xét
3/. Bài mới
a.Khám phá:Để cơ thể khoẻ mạnh chúng ta cần phải làm gì?GV chốt lại Ngoài việc tập thể dục,ăn đủ chất ta còn phải làm gì nữa?Cô cùng các em tìm hiểu qua bài"Vệ sinh cơ quan tuần hoàn”
b.Kết nối:
Hoạt động 1:
Chơi trò chơi vận động
MT:So sánh được mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hay làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể nghỉ ngơi thư giãn.
- Giáo viên hướng dẫn chơi trò chơi: “con thỏ”, “mèo đuổi chuột”
- Giáo viên nêu cách chơi.
- Giáo viên hô to, học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đếm nhịp đập của tim.
Giáo viên kết luận: Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc làm việc quá sức tim có thể bị mệt, có hại cho sức khoẻ.
GDMT:GD HS biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khỏe.
c.Thực hành:
Hoạt động 2:Thảo luận nhóm
MT:Nêu được việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
-Giáo viên hướng dẫn các nhóm thảo luận
* HS khá giỏi biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức
d.Vận dụng:- Giáo viên tổ chức cho 2 dãy thi đua lên bảng làm bài tập 1 vào vở bài tập 
- Đánh dấu chéo vào ô trống trước câu trả lời đúng
Về nhà xem lại bài và không vui chơi quá sức để bảo vệ tim mạch.
HS trả lời:tập thể dục,ăn đủ chất
HS nhắc lại.
- Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên (Hứng thú với trò chơi)
- Học sinh phải so sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức so với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giản.
- Nhận xét sự thay đổi của nhịp tim khi thay đổi trò chơi (nhiều học sinh so sánh, nhận xét )
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi với nội dung hình 1 SGK
- Các nhóm thảo luận với hình 2,3,4,5 SGK. Nhóm 1,2 làm bài tập 2. Nhóm 3,4 làm bài tập 3. Sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
1 số học sinh đọc phần bài học SGK
- Đại diện mỗi dãy 1 học sinh lên thi đua thực hiện. Dãy nào thực hiện nhanh, chính xác thi thắng. Lớp nhận xét tuyên dương.
Ngày soạn : Ngày 13 tháng 09.năm 2011
Ngày dạy : Thứ sáu, ngày 16 tháng 09.năm 2011.
TẬP LÀM VĂN: 
KỂ LẠI CÂU TRUYỆN: “ DẠI GÌ MÀ ĐỔI”
ĐIỀN THÊM NỘI DUNG VÀO MẪU ĐƠN
(GDKNS)
I/. Mục tiêu:
-Nghe-kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi (BT1).
-Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo (BT2).KN giao tiếp, tím kiếm, xử lí thông tin.
-Hs hiểu được điện báo rât iện lợi với chúng ta.
II/. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện: “Dại gì mà đổi”
Bảng phụ viết sẵn câu hỏi SGK
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1/. Ổn định
2/. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
3/. Bài mới
a.Khám phá:Bức tranh vẽ gì?
GV chốt lại kết hợp giới thiệu bài.
b.Kết nối:
 a/. Kể chuyện: “Dại gì mà đổi”
Giáo viên kể chuyện lần 1: 
Dại gì mà đổi
Có 1 cậu bé 4 tuổi rất nghịch ngợm. Một hôm, mẹ cậu doạ sẽ đổi cậu lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nói:
 + Mẹ chẳng đổi được đâu!
Mẹ ngạc nhiên hỏi:
 + Vì sao thế?
Cậu bé trả lời:
 + Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ.
- Câu chuyện buồn cười ở điểm nào?
c.Thực hành:
b/. Bài tập 2: Điền nội dung vào điện báo
+ Giáo viên treo mẫu đơn lên bảng và hướng dẫn cụ thể khi điền vào mẫu đơn.
+ Tình huống cần viết điện báo là gì?
+ Yêu cầu của bài là gì?
+ Họ tên, địa chỉ người nhận
Nội dung
+ Họ tên, địa chỉ người gửi (Cần chuyển thì ghi, không thì thôi)
+ Họ tên, địa chỉ người gửi (dòng dưới)
VD: Họ tên, địa chỉ người nhận: Nguyễn Văn Thanh, ấp Thanh Bình 4, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
+ Nội dung: Con đã về tới nhà, mọi chuyện tốt lành. Mong ông bà đừng lo.
+ Họ tên, địa chỉ người gửi: Cháu Nguyễn Ngọc Huy, 60 Lê Thánh Tôn, Q1, TP Hồ Chí Minh
+ Giáo viên chú ý theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ những học sinh yếu.
d.Vận dụng:
+ Về nhà kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi” cho mọi người trong gia đình nghe. Ghi nhớ nội dung điện báo khi cần thực hiện 
2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 1 và SGK
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài và câu hỏi SGK. Quan sát tranh minh hoạ SGK
HS trả lời
Học sinh chú ý nghe kể
Học sinh kể theo từng bước qua câu hỏi gợi ý:
 + Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
 + Câu bé trả lời mẹ như thế nào ?
 + Vì sao cậu bé nghĩ vậy?
Học sinh kể với giọng tự nhiên theo nội dung câu chuyện. Cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung.
+ Truyện buồn cười vì cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi củng biết rằng không ai muốn đổi 1 đứa con ngoan lấy 1 đứa con nghịch ngợm.
+ Lớp bình chọn 1 bạn kể hay nhất – tuyên dương
+ Học sinh nêu yêu cầu bài tập 
+ Chú ý theo dõi giáo viên hướng dẫn cách điền vào mẫu đơn.
Học sinh điền nội dung vào mẫu đơn ở bài tập 2/ VBT. Sau đó 1 số học sinh đọc bài làm của mình trước lớp.
Lớp nhận xét bổ sung.
Toán:
Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số
I/. Mục tiêu:
-Biết làm tính nhân số có 2 chữ số Với số có 1 chữ số ( không nhớ).
-Vận dụng được để giải bài toán có 1 phép nhân.
-Ham thích học Toán.
II/. Các hoạt động dạy học
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1/. Ổn định
2/. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
3/. Bài mới
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Hướng dẫn học sinh hình thành phép nhân.
12 x 3 = ?
Giáo viên hướng dẫn cách đặt tính rồi tính:
 12
 x
 3 
 36
c.Thực hành luyện tập:
Bài 1: (SGK) Tính:
+ Giáo viên hướng dẫn thực hiện phép tính 20x4
Bài 2: Đặt tính rồi tính (2a)
Bài 3:
Giáo viên kiểm tra lại 1 số bài, sửa bài
*Bài tập làm thêm(nếu còn thời gian)
Con thời gian GV gọi HS lên l
4/. Củng cố :
Điền số: 
 12 2... 3... ...3
 x x x x
 3 4 2 3
 3... ...0 ...8 99
Giáo viên nhận xét tiết học
2 học sinh đọc lại bảng nhân 6.
2 học sinh lên bảng: 6x2 = 6 +....; 6x6 = 6x5 + ...
+ Học sinh tìm kết quả của phép tính: = 36; 
lấy 12 + 12 + 12 = 36, cho nên 12x3 = 36
+ Học sinh nắm được cách đặt tính nhân tương tự cách đặt tính cộng trừ, phải đặt thẳng cột, hàng đơn vị theo hàng đơn vị, hàng chục theo hàng chục. Lấy số dưới nhân với số trên. Ơ đây chỉ cần sử dụng 1 bảng nhân. Không nên lấy số trên nhân với số dưới vì như thế sẽ sử dụng tới 2 bảng nhân. Học sinh cần nắm vững cách nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
Học sinh nêu yêu cầu bài
- Qua phép tính 20x4, học sinh nhớ lại số nào nhân với 0 thì bằng 0
+ 2 học sinh lên bảng
Học sinh nêu yêu cầu bài, phải đặt chính xác các phép tính cho thẳng cột rồi tính
+ 2 học sinh lên bảng, cả lớp thực hiễn vào bảng con. Sau đó 1 học sinh nêu bài làm của mình.
- Lớp nhận xét, sửa sai
- Học sinh đọc bài toán. Nêu đề bài và yêu cầu của bài. Học sinh suy nghĩ và áp dụng bài học để tìm lời giải đúng và phép tính chính xác.
12 x 4 chứ không phải 4 x 12
1 học sinh lên bảng giải, cả lớp thực hiện 
- Đại diện 2 nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh lên bảng thi đua nhau điền số. Nhóm nào nhanh và chính xác là nhóm đó thắng
- Lớp nhận xét, tuyên dương
SINH HOẠT LỚP
I/Nội dung :
-Củng cố nề nếp lớp.
-Bầu ban cán sự lớp.
-Học nội quy.
II/ Thực hiện :
1/Giáo viên cho học sinh học nội quy của lớp.
- Mặc đồng phục khi đến lớp.
-Tự giác và có thái độ tốt trong học tập.
-Thường xuyên vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân và nơi công cộng sạch sẽ.
-Đoàn kết tốt giúp bạn trong học tập, lao động.
-Chấp hành tốt luật đi đường.
- Tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp.
- Biết tiết kiệm giư gìn tốt các tài sản chung của nhà trường.
- Đi học đúng giờ nghỉ học phải xin phép.
- Đến lớp thuộc bài và làm bài đầy đủ.
2/ Bầu ban cán sự lớp:
+ Lớp trưởng :
+ Lớp phó:  
+VTM : 
+ Lớp phó LĐ: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tu tuan 1 den tuan 4(1).doc