Giáo án Lớp 3 Tuần 1 đến 8 - Giáo viên: Lã Thị Xuân

Giáo án Lớp 3 Tuần 1 đến 8 - Giáo viên: Lã Thị Xuân

TẬP ĐỌC

Tiết 1: CẬU BÉ THÔNG MINH

A.Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B.Chuẩn bị:

-Tranh minh hoạ bài tập đọc.

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

C.Hoạt động dạy học:

 

doc 263 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 931Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 1 đến 8 - Giáo viên: Lã Thị Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1:
 Thứ hai ngày 23 tháng 08 năm 2010
Chào cờ
TẬP ĐỌC
Tiết 1: CẬU BÉ THÔNG MINH
A.Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B.Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
C.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Mở đầu:
- G/V giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc của học kì I lớp 3.
- 1 HS đọc thành tiếng tên của các chủ điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Bức tranh vẽ cảnh 1 cậu bé đang nói chuyện với nhà vua, quần thần đang chứng kiến cuộc nói chuyện của hai người
+ Em thấy vẻ mặt của cậu bé thế nào khi nói chuyện với nhà vua? Cậu bé có tự tin không?
+ Trông cậu bé rất tự tin khi nói chuyện với nhà vua.
- Muốn biết nhà vua và cậu bé nói với nhau điều gì, vì sao cậu bé lại tự tin được như vậy, chúng ta cùng học bài hôm nay, Cậu bé thông minh
b) Luyện đọc:
­Đọc mẫu:
- G/V đọc mẫu toàn bài.
- HS theo dõi
­Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- Theo dõi và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc.
- HS đọc đoạn 1
+ Tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh.
+ Bối rối, lúng túng
* Khi đươc lệnh vua ban, cả làng đều lo sợ, chỉ riêng mình cậu bé là bình tĩnh, nghĩa là cậu bé làm chủ được mình, không bối rối, không lúng túng trước mệnh lệnh kì quặc của nhà vua.
+ Nơi nào thì được gọi là kinh đô?
+ Kinh đô là nơi vua và triều đình đóng.
- Theo dõi và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc.
- HS đọc đoạn 2.
+ Đến trước kinh đô, cậu bé kêu khóc om sòm, vậy om sòm có nghĩa là gì?
+ Om sòm là nghĩa ầm ĩ, gây náo động.
- Tiếp tục hướng dẫn HS đọc đoạn 3.
- HS đọc đoạn 3
+ Sứ giả là người như thế nào?
+ Sứ giả là người được vua phái đi giao hiệp với người khác, nước khác,
+ Thề nào là trọng thưởng?
+ Trọng thưởng nghĩa là tặng cho phần thưởng lớn.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS cả lớp đọc đồng thanh.
c) Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1.
- HS đọc đoạn 1.
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài giỏi?
+ Nhà vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống.
+ Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận được lệnh của nhà vua?
+ Dân chúng trong vùng đều lo sợ khi nhận được lệnh của nhà vua.
+ Vì sao họ lại lo sợ?
+ Vì gà trống không thể đẻ được trứng mà vua lại bắt nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng.
- Khi dân chúng cả vùng đang lo sợ thì lại có một bé bình tĩnh xin cha cho lên kinh đô để gặp Đức Vua. Cuộc gặp gỡ của cậu bé với Đức Vua như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2.
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- HS đọc đoạn 2
+ Cậu bé làm thế nào để gặp được nhà vua?
+ Cậu bé đến trước cung vua và kêu khóc om sòm.
+ Khi gặp được Đức vua, cậu bé đã nói với ngài điều vô lí gì?
+ Cậu bé đã nói với Đức vua là bố của cậu mới đẻ em bé.
+ Đức vua đã nói gì khi nghe cậu bé nói điều vô lí ấy?
+ Đức vua quát cậu bé và nói rằng bố cậu là đàn ông thì làm sao đẻ được em bé.
+ Cậu bé đã bình tĩnh đáp lại nhà vua như thế nào?
+ Cậu bé hỏi lại nhà vua là tại sao ngài lại ra lệnh cho dân phải nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng.
- Như vậy từ việc nói với nhà vua điều vô lí là bố sinh em bé, cậu bé đã buộc nhà vua phải thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng.
* Đàn ông không thể đẻ → Gà trống không thể đẻ trứng
- Gọi HS đọc đoạn 3.
- HS đọc đoạn 3.
+ Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
+ Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
+ Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim không?
+ Không thể rèn được.
+ Vì sao cậu bé lại tâu Đức vua làm một việc không thể làm được?
+ Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà vua là làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ.
- Biết rằng không thể làm được ba mâm cỗ từ một con chim sẻ, nên cậu bé đã yêu cầu sứ giả tâu với Đức vua rèn cho cậu một con dao thật sắc từ một chiếc kim khâu. Đây là việc mà Đức vua không thể làm được, vì thế ngài cũng không thể bắt cậu bé làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ.
* Từ một chiếc kim khâu không rèn được dao sắc → Từ một con chim sẻ không thể làm được ba mâm cỗ.
+ Sau hai lần thử tài, Đức vua quyết định như thế nào?
+ Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để thành tài.
+ Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục?
+ Cậu bé trong truyện là người rất thông minh, tài trí.
+ Câu chuyện này nói lên điều gì?
+ Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé
d) Luyện đọc lại bài:
- G/V đọc mẫu đoạn 2 của bài
- HS nghe.
- HS chia thành các nhóm nhỏ thực hành luyện đọc theo từng vai.
- Tuyên dương các nhóm đọc tốt.
- 3, 4 nhóm thi đọc.
4. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại đại ý của bài.
- Dặn dò: Về nhà coi lại bài và học bài; chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
Tiết 1: CẬU BÉ THÔNG MINH
Mục tiêu:
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Mở đầu:
- Dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh minh hoạ để kể lại từng đoạn truyện Cậu bé thông minh vừa được tìm hiểu.
- G/V treo tranh minh hoạ
3. Hướng dẫn kể chuyện:
a) Hướng dẫn kể đoạn 1:
- Yêu cầu HS quan sát bức tranh 1.
- HS quan sát kĩ bức tranh 1.
+ Quân lính đang làm gì?
+ Quân lính đang thông báo lệnh của Đức vua.
+ Lệnh của Đức vua là gì?
+ Đức Vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
+ Dân làng có thái độ ra sao khi nhận được lệnh của Đức Vua?
+ Dân làng vô cùng lo sợ.
- Kể thành đoạn.
- 1 HS kể lại nội dung của đoạn 1.
- G/V nhận xét – sửa lời.
- HS nhận xét.
b) Hướng dẫn kể đoạn 2:
+ Khi gặp được vua, cậu bé đã làm gì, nói gì?
+ Cậu bé kêu khóc om sòm và nói rằng: Bố con mới sinh em bé, bắt con đi xin sữa. Con không xin được, liền bị đuổi đi.
+ Thái độ của Đức Vua như thế nào khi nghe điều cậu bé nói?
+ Đức vua giận dữ, quát cậu bé là láo và nói: Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được.
c) Hướng dẫn kể đoạn 3:
+ Lần thử tài thứ 2, Đức Vua yêu cầu cậu bé làm gì?
+ Đức Vua yêu cầu cậu bé làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ. 
+ Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì?
+ Về tâu với Đức Vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
+ Đức Vua quyết định thế nào sau lần thử tài thứ hai?
+ Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé thông minh và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.
- Theo dõi và tuyên dương.
- HS kể lại chuyện (2 lần). Mỗi lần 3 HS
4. Củng cố, dặn dò:
+ Em có suy nghĩ gì về Đức Vua trong câu chuyện vừa học?
+ Đức Vua trong câu chuyện là một ông vua tốt, biết trọng dụng người tài, nghĩ ra cách hay để tìm được người tài.
- Dặn dò: HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
TOÁN
ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
Mục tiêu:
Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
Phát triển viết số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại từ lớn đến bé.
Làm BT1,2,3,4.
Chuẩn bị:
Bảng phụ có ghi nội dung của bài tập 1.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số.
b) Ôn tập về đọc viết số:
- G/V đọc cho HS viết: 456, 227, 134, 506, 609, 780.
- 4 HS viết số trên bảng lớp, cả lớp làm vào giấy nháp.
- G/V viết lên bảng các số có ba chữ số (khoảng 10 số)
- 10 HS nối tiếp nhau đọc.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong SGK.
- HS làm bài tập 1
c) Ôn tập về thứ tự số:
- G/V treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung của bài tập 2.
- 2 HS lên bảng làm bài
+ Tại sao trong phần a) lại điền 312 vào sau 311?
+ Vì số đầu tiên là 310, số thứ hai là 311, đếm 310, 311 rồi thì đếm đến 312.
- Đây là dãy các số tự nhiên liên tiếp từ 310 đến 319, xếp theo thứ tự tăng dần. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 1
+ Tại sao trong phần b) lại điền 398 vào sau 399?
+ Vì 400 – 1 = 399, 399 – 1 = 398
- Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ 400 đến 391. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó trừ đi 1
d) Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số:
­Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- HS đọc đề bài 3.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài
- 1 HS nhận xét.
+ Tại sao điền được 303 < 330?
+ Vì hai số cùng có số trăm là 3 nhưng 303 có 0 chục, còn 330 có 3 chục, 0 chục bé hơn 3 chục nên 303 bé hơn 330.
- Hỏi tương tự với các phần còn lại
- 2 HS trả lời.
­Bài tập 4:
- Go ... ống.
- Về nhà học bài và xem lại bài tập trong sách giáo khoa.
 Tự nhiên - xã hội:
VỆ SINH THẦN KINH (tiếp theo)
 A/ Mục tiêu Sau bài học, học sinh biết : 
 - Vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe .
 - Lập được thời gian biểu hằng ngày một cách hợp lí.
 - Giáo dục HS có thói quen học tập, vui chơi...điều độ để bảo vệ cơ quan TK.
 B/ Đồ dùng dạy học: Các hình trang 34 và 35 sách giáo khoa.
 C/ Các hoạt động dạy - học :	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ví dụ về một số thức ăn đồ uống gây hại cho cơ quan thần kinh ? 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Khai thác:
 *Hoạt động 1: Thảo luận 
 Bước 1: - Làm việc theo cặp 
- Yêu cầu học sinh cứ 2 em quay mặt với nhau để thảo luận theo gợi ý và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Khi ngủ các cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi ?
+ Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó ?
+ Nêu những điều kiện để có giác ngủ tốt?
+ Hàng ngày, bạn đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Gọi một số em lên trình bày kết quả thảo luận theo cặp trước lớp.
- Giáo viên kết luận: SGK .
* Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu CN. 
Bước 1: Hướng dẫn HS lập TGB.
- Cho HS xem bảng đã kẻ sẵn và hướng dẫn CHS cách điền.
- Mời vài học sinh lên điền thử vào bảng thời gian biểu treo trên bảng lớp. 
Bước 2: Làm việc cá nhân .
- Cho HS điền TGB ở VBT.
- GV theo dõi uốn nắn.
 Bước 3: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu học sinh quay mặt lại trao đổi với nhau và cùng góp ý để hoàn thiện bàiba
Bước 4: Làm việc cả lớp :
- Gọi 1 số HS lên giới thiệu TGB của mình trước lớp 
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
+ Học tập và sinh hoạt theo thời gian biểu có lợi gì?
- GV kết luận: sách giáo viên.
 3) Củng cố - Dặn dò:
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
Dặn về học và xem trước bài mới.
- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ 
- Lớp theo dõi bạn, nhận xét. 
-Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài 
- Lớp tiến hành quan sát hình và trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên. 
+ Khi ngủ hầu hết các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi trong đó có cơ quan thần kinh (đặc biệt là bộ não).
- Cảm giác sau đêm ngủ ít : mệt mỏi , rát mắt , uể oải.
 - Các điều kiện để có giấc ngủ tốt : ăn không quá no , thoáng mát , sạch sẽ , yên tĩnh 
- Đại diện các cặp lên báo cáo trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét bạn.
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- 2 em lên điền thử trên bảng. 
- Học sinh tự điền,hoàn thành thời gian biểu cá nhân của mình ở VBT.
- Từng cặp trao đổi để hoàn thiện bảng thời gian biểu của mình.
- Lần lượt từng em lên giới thiệu trước lớp. 
+ ... để làm việc và sinh hoạt 1 cách có khoa học.
+ ... vừa bảo vệ được hệ TK, vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung 
- 2 học sinh nêu nội dung bài học.
Về nhà thực hiện học tập và sinh hoạt theo thời gian biểu của mình.
H¸t nh¹c:
 «n tËp bµi h¸t: Gµ g¸y
 ( G/V chuyªn so¹n gi¶ng)
 Thứ sáu ngày tháng 10 năm 2010 
Tập làm văn:
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
 A/ Mục tiêu: 
 - Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ( BT1).
 - Viết lại những đều vừa kể thành một đoạn v¨n ng¾n ( BT2).
- Rèn thói quen và kỹ năng viết 1 đoạn văn ngắn
 B/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ và phiếu học tập.. 
 C/ Các hoạt động dạy - học::	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng kể lại câu chuyện
" Không nỡ nhìn"
- GV nhận xét, ghi điểm
 2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1 : Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập vàcâu hỏi gợi ý. Cả lớp đọc thầm.
- Hướng dẫn HS kể.
- Yêu cầu lớp đọc thầm lại các câu hỏi gợi ý.
- Gọi 1HS khá, giỏi kể mẫu một vài câu. 
- Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm .
- Mời 3 học sinh thi kể.
Bài tập 2 :- Gọi 1 học sinh đọc bài tập
 - Nhắc học sinh có thể dựa vào 4 câu hỏi gợi ý để viết thành đoạn văn có thể là 5 – 7 câu. 
- Yêu cầu cả lớp viết bài.
- Mời 5 – 7 em đọc bài trước lớp. 
- Giáo viên theo dõi nhận xét . 
3) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau .
- Hai em lên bảng kể lại câu chuyện trả lời nội dung câu hỏi của giáo viên. 
- HS lắng nghe
- 1 em đọc yêu cầu và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm.
- Một em khá kể mẫu.
- 3 học sinh lên thi kể cho lớp nghe. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
-Một học sinh đọc đề bài .
- Lắng nghe giáo viên để thực hiện tốt bài tập. 
- Học sinh thực hiện viết vào nháp. 
- 5 em đọc bài viết của mình.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn viết tốt nhất.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học và nêu lại ghi nhớ về Tập làm văn . 
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Toán
LUYỆN TẬP
 A/ Mục tiêu :
 - Củng cố về: Tìm một thành phần chưa biết của phép tính
 - Nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số; chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số; .
 - Lµm BT1. BT2( cét1,2). BT3.
 - HS khuyÕt tËt lµm ®­îc BT2.
B/ Đồ dùng dạy học: 
 C/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1.Bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng làm BT: Tìm x
 56 : x = 7 28 : x = 4
- Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Tổ chức, hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập .
-Yêu cầu lớp cùng làm mẫu một bài. 
- Yêu cầu cả lớp tự làm vào vở .
- Mời 4HS lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh gia.ù
Bài 2 : - Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Mời hai học sinh lên bảng làm bài.
- Cho HS đổi vở KT bài nhau. 
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3 - Gọi 2 học sinh đọc bài 3.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, phân tích bài toán. 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Mời 1 học sinh lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4 ( Nếu còn thời gian)
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1số em nêu miệng kết quả. 
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại ý đúng.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- 2 em lên bảng làm bài .
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu .
- Một em nêu yêu cầu bài 1 .
- Học sinh làm mẫu một bài và giải thích 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
- 4 học sinh lên bảngøchữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung. 
 x + 12 = 36 x x 6 = 30
 x = 36 -12 x = 30 : 6
 x = 24 x = 5
 80 - x = 30 42 : x = 7 
 x = 80 - 30 x = 42 : 7 
 x = 50 x = 6 
 ..............
- Một em nêu yêu cầu bài 2 .
- Cả lớp tự làm bài rồi chữa bài. 
a/ 35 32 26 20
 x 2 x 6 x 4 x 7
 70 192 104 140
b/ 64 4 80 4 77 7 
 24 16 00 20 07 11
 0 0 0
- Học sinh nêu đề bài. Cả lớp cùng phân tích bài toán rồi tự làm vào vở.
- 1HS lên bảng trình bày bài giải. Cả lớp nhận xét bổ sung.
Giải :
 Số lít dầu còn lại trong thùng :
 36 : 3 = 12 (lít)
 Đ/S :12 lít dầu 
- Một học sinh nêu đề bài .
- Lớp quan sát và tự làm bài.
- 3HS nêu miệng kết quả, cả lớp bổ sung.
 (Đồng hồ B là đúng)
- HS xung phong lên khoanh vào đáp án đúng.
- Về nhà học bài và làm bài tập. 
--------------------------------------------------------
	 Thể dục
TRÒ CHƠI “ĐỨNG NGỒI THEO LỆNH”
 A/ Mục tiêu :Bước đầu biết cách chơi và tham gia được trò chơi.
 B/ Đồ dùng dạy học: 
- Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ Chuẩn bị còi, kẻ vạch để tập đi chuyển hướng.
 C/ Hoạt động dạy học:
Nội dung và phương pháp dạy học
Đội hình luyện tập
 1/Phần mở đầu : ( 5 phót)
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- HS chạy chậm theo 1 hàng dọc.
- Chơi trò chơi : “Qua đường lội” (lớp 2).
- HS thực hiện 1 số động tác RLTTCB: Đi kiểng gót 2 tay chống hông.
 2/Phần cơ bản : ( 25 phót)
* Giáo viên yêu cầu lớp ôn tập hợp Hàng ngang, dóng hàng.
- Lớp trưởng điều khiển cả lớp thực hiện.
- Lớp tập luyện theo tổ, giáo viên sửa sai cho học sinh.
- Các tổ thi đua thực hiện các động tác tổ nào đều đẹp và chính xác sẽ được tuyên dương tổ nào có nhiều bạn sai phải nắm tay nhau vừa đi vừa hát xung quanh lớp .
* Ôn động tác đi chuyển hướng phải trái :
- Giáo viên nêu tên động tác để học sinh nắm . 
- Làm mẫu và nêu tên động tác học sinh tập bắt chước theo . Lúc đầu chậm sau đó tăng nhanh dần 
- Giáo viên có thể vỗ tay hoặc gõ với nhịp đều để học sinh thực hiện 
- Lớp tổ chức tập theo đội hình 2 – 4 hàng dọc . Học sinh thực hiện với cự li người cách người 1 – 2 m . Lúc đầu cho học sinh đi theo đường thẳng trước sau đó mới chuyển hướng 
- Khi tập giáo viên nên áp dụng nhiều hình thức khác nhau dưới dạng thi đua trò chơi hoặc trình diễn cho thêm sinh động .
- Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh .
* Chơi trò chơi : “ Đứng ngồi theo hiệu lệnh “ 
- Giáo viên nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi sau đó cho học sinh chơi thử 1-2 lần 
+ Khi GV hô “ Ngồi !”học sinh đồng loạt ngồi xuống, khi GV hô : “ Đứng !” học sinh đồng loạt đứng dậy. 
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi. Nếu em nào làm sai thì bị phạt chạy hoặc nhảy lò cò một vòng. 
 3/Phần kết thúc: ( 5 phót)
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại các. 
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV
 GV 
 Mỹ thuật
VẼ TRANH: VẼ CHÂN DUNG
 ( G/V chuyªn so¹n gi¶ng)
SINH HOẠT LỚP tuÇn 8
I.Mục tiêu: 
- HS biết được những việc làm được và chưa làm được của mình và của bạn trong tuần qua.
- Nắm được phương hướng của tuần tới.
- Có ý thức xây dựng lớp, đoàn kết với bạn bè,
II.Chuẩn bị:	
- Ghi chép của cán sự lớp trong tuần.
III.Lên lớp:
1.Lớp trưởng đánh giá hoạt động của cả lớp trong tuần (ưu điểm và tồn tại)
2. Ý kiến phản hồi của HS trong lớp
3. Ý kiến của GV:
- Ưu điểm trong tuần:
+ Đi học chuyên cần,đúng giờ, Làm tốt công tác trực nhật. Phong trào học tập khá sôi nổi ( Thuû, T×nh, An, Ch©u, Kú).
+ Vệ sinh cá nhân của một số em rất tốt.
+ Trong lớp đã biết đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ
- Tồn tại: 
+ Một số HS chưa chú ý nghe giảng, (Tr­êng, Dòng, ChiÕn, V¨n).
- Công tác tuần tới:
+ Đẩy mạnh công tác thu nộp.
+ Khắc phục những nhược điểm trong tuần.
+ Trang trí lớp học.
+ Tăng cường việc học ở nhà., Tiếp tục làm tốt công tác vệ sinh trực nhật.
4. Ph­¬ng h­íng tuÇn tíi.
 -Thùc hiÖn tèt nhiÖm vô cña ng­êi HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 t18.doc