Giáo án Lớp 3 Tuần 1 đến 8 - Trường TH & THCS Húc Nghì

Giáo án Lớp 3 Tuần 1 đến 8 - Trường TH & THCS Húc Nghì

Tiết 1 + 2 - Tập đọc – Kể chuyện:

CẬU BÉ THÔNG MINH .

I. Mục tiêu :

 A. Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của câu bé.

B. Kể chuyện:

- Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.

II. Chuẩn bị :

- Tranh minh họa bài tập đọc và truyện kể .

 

doc 163 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 764Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 1 đến 8 - Trường TH & THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 1 
Thứ hai:	 	Ngày soạn : 14/08/2010.
	Ngày dạy : 16/08/2010. 
Tiết 1 + 2 - Tập đọc – Kể chuyện: 
CẬU BÉ THÔNG MINH .
I. Mục tiêu :
 A. Tập đọc: 
-	Đọc đúng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
-	Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của câu bé.
B. Kể chuyện:
- Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.
II. Chuẩn bị : 
- Tranh minh họa bài tập đọc và truyện kể .
III. Lên lớp:	 	 Tiết 1 :
- Giới thiệu chủ điểm : “ Măng non .”
- Giới thiệu bài : “Cậu bé thông minh .”
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài bằng tranh .
2. Luyện đọc :
- GV đọc toàn bài .
- Hướng dẫn HS luyện đọc - giải nghĩa từ .
+ Đọc từng câu : HS đọc nối tiếp - GV theo dõi HS đọc và chú ý sửa sai - giải nghĩa từ khó .
+ Hướng dẫn HS đọc đoạn : HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn .
+ Đọc từng đoạn trong nhóm :HS đọc thầm cho nhau nghe - đại diện nhóm đọc cho lớp nghe .
3. Tìm hiểu bài : 
* HS đọc thầm bài để TLCH : 
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm ngưòi tài ? 
- Vì sao dân chúng lại lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì ? 
- Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? 
	 Tiết 2 : 
4 . Luyện đọc lại : 
- GV đọc mẫu một vài câu đối thoại .
-Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em đọc phân vai - lớp nhận xét .
5. Kể chuyện :
a , GV nêu nhiệm vụ : Quan sát tranh minh họa kể lại từng đoạn câu chuyện.
b, Hướng dẫn kể chuyện .
- Kể từng đoạn của câu chuyện .
+ HS quan sát tranh : Tập kể theo nhóm .
	* Tranh 1 : 
	- Quân lính đang làm gì ? 
	-Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này ? ( ...lo sợ ) 
 *Tranh 2 : 
	- Trước mặt vua cậu bé đang làm gì ? ( ...kêu khóc ầm ĩ .) 
	- Thái độ của nhà vua ntn ? ( ... giận dữ .) 
 	* Tranh 3 : 
	-Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì ? ( ... rèn chiếc kim khâu thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim .)
-Thái độ của nhà vua ntn ? ( ... vui vì đã tìm ra người tài ...) 
+ Đại diện nhóm kể - lớp nhận xét :
-Về nội dung : Kể đúng không , đủ ý không. 
-Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa, dùng từ. 
6. Củng cố dặn dò : 
- Trong câu chuyện em thích ai ? Vì sao? 
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- GV nhận xét tiết học . 
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 3 –Toán:	ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ.
I. Mục tiêu : 
- Biết đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
II. Lên lớp : 
1. Giới thiệu bài : GV nêu Mục đích yêu cầu tiết học .
2. Hướng dẫn HS tự luyện tập :
Bài 1 : - HS ghi chú hoặc viết vào chỗ chấm .
 - 1HS đọc kết quả - cả lớp theo dõi tự chữa bài .
Bài 2 : - HS tự điền số vào ô trống để được dãy số tăng dần từ 310 , 311, ... , 319 . Giảm dần :400 , 399 , ... 391 . 
 - HS đọc lại 2 dãy số - cả lớp nghe và sửa chữa bài .
Bài 3 : 
- HS tự diền dấu vào chỗ chấm .
 	303 < 330 199 < 2000 
	615 > 516 ...
- Với trường hợp chép tính khi đến dấu có thể giải thích .
 30 + 100 < 131 	410 – 10 < 400 + 1 
	 130	 400 401 
GV giải thích miệng không cần trình bày viết .
Bài 4 : 
- Yêu cầu HS chỉ ra được số lớn nhất là 735 rồi khoanh vào .
 375 ; 421 ; 573 ; 241 ; 753 ; 142 .
- HS giải thích 735 lớn nhất vì số hàng trăm ở số đó lớn nhất trong tất cả các số hàng trăm của số đã cho .
- Tương tự như trên với dãy số còn lại tìm số bé nhất .
Bài 5 :
- HS làm vào vở . 
a , Theo thứ tự từ bé đến lớn : 162 ; 241; 425 ; 519 ...
b, Theo thứ tự từ lớn đến bé : 830 ; 537 ; 519 ; 425 ...
- HS đổi vở chéo để kiểm tra : 1HS đọc kết quả đúng .
3. Củng cố dặn dò : 
- Bài tập về nhà : HS làm bài vào vở bài tập .
- Nhận xét tiết học . 
III. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 4 - Đạo đức: 	 KÍNH YÊU BÁC HỒ(T1 ) .
I.Mục tiêu : 
- Biết công lao to lớn của BH đối với đất nước và dân tộc.
- Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
II. Lên lớp : 
* Khởi động : HS hát bài : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn TNNĐ . 
a. Giới thiệu : GV nêu Mục tiêu .
b. Nội dung : 
* Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm .
- GV chia nhóm : Quan sát các bức ảnh và đặt tên cho từng bức ảnh .
- HS nói được nội dung mọi bức tranh . 
- HS thảo luận .
- Đại diện nhóm trình bày ( Giới thiệu về 1 bức ảnh ) 
- Thảo luận lớp : 
+ Bác Hồ còn có tên gọi nào khác ? 
+ Tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi ? 
+ Bác có công lao to lớn ntn đối với đất nước ta ? 
 Kết luận : GV nói sơ lược về Bác .
* Hoạt động 2 : Kể chuyện : Các cháu vào đây với Bác .
 - Thảo luận : 
+ Qua câu chuyện em thấy tình cảm Bác Hồ và các cháu thiếu nhi ntn ? 
+ Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng biết ơn và kính yêu Bác Hồ ? 
- Kết luận : GV nêu SGK .
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy . 
- 1HS đọc - GV ghi nhanh lên bảng 5 điều Bác Hồ dạy .
- Chia lớp thành 5 nhóm , mỗi nhóm tìm một biểu hiện cụ thể của 1trong 5 điều Bác Hồ dạy .
- Đại diện nhóm trình bày .
* Hướng dẫn thực hành .
- Ghi nhớ và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy .
- Sưu tầm các bài thơ,bài hát về Bác Hồ kính yêu .
III. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Thứ ba: 	Ngày soạn: 15/08/2010
 	Ngày dạy : 17/08/2010
Tiết 1 – Toán: 	CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ .
	(Không nhớ)
I.Mục tiêu : 
- Biết cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số; giải bài toán có lời văn) về nhiều hơn, ít hơn.
II. Lên lớp : 
1. Bài cũ :
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : GV nêu Mục tiêu .
b. Luyện tập :
Bài 1 : 
- HS tính nhẩm rồi ghi ngay kết quả vào chỗ chấm thực hiện trên bảng lớp .
Bài 2 : 
- HS làm vào vở - HS tự đặt tính rồi tính kết quả .
- HS đổi vở chéo để kiểm tra rồi chữa bài .
Bài 3 : 
- 1HS đọc đề bài toán .
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán .
- Gọi 1HS giải GV ghi bảng .
	Giải :
	Số HS khối 2 là :
 	 245 – 32 = 213 ( học sinh ) 
	Đáp số : 213 học sinh .
Bài 4 :
- HS làm bảng gọi 1HS lên bảng giải . 
- GV cùng HS chữa bài .
	Giải : 
Giá tiền một tem thư là : 
	200 + 600 = 800 ( Đồng )
	Đáp số : 800 đồng .
Bài 5 :
- Yêu cầu HS lập được các phép tính .
	315 + 40 =355	355 – 40 = 315 
	40 + 315 = 355	355 – 315 = 40 
c. Củng cố dặn dò : 
- HS làm bài tập trong vở bài tập .
- GV nhận xét tiết học .
III. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 2 -Tự nhiên và xã hội: 
HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP .
I. Mục tiêu : 
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp .
- Chỉ đúng các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ.
II. Lên lớp : 
1. Kiểm tra bài cũ : KT sự chuẩn bị của HS .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : GV nêu Mục tiêu .
b. Nội dung : 
* Họat động 1 : Thực hành cách thở sâu .
Bước 1 : Trò chơi .
+ HS hít mũi nín thở .
+ GV : Sau khi nín thở các em cảm giác gì ? 
+ HS : Thở gấp hơn , sâu hơn .
Bước 2 : Thực hành .
- 1HS lên bảng thở sâu , cả lớp quan sát .
- HS cả lớp đứng tại chỗ thực hiện , đặt tay lên ngực theo dõi .
 Nhận xét :
- Lồng ngực thay đổi ntn ?
- So sánh lồng ngực khi hít vào thở ra .
- Nêu ích lợi của việc thở sâu .
Kết luận : HS nêu kết luận .
* Hoạt động 2 : Làm việc với SGK .
Bước 1 : Làm việc theo cặp : HS quan sát H2 người hỏi người trả lời .
HS1 :Bạn hãy chỉ tên các bộ phận của cơ quan hô hấp ? 
HS2 : Bạn hãy chỉ đường đi của không khí ? 
HS1 : Đố bạn biết mũi để làm gì ? 
HS2 : Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì ? 
HS1 : Phổi có chức năng gì ?
HS2 : Hãy chỉ trên hình đường đi của không khí khi ta hít vào, thở ra ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp .
+ Từng cặp hỏi đáp trước lớp . 
* Kết luận : Cơ quan hô hấp thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. 
III . Củng cố dặn dò : 
- Trong cuộc sống hàng ngày vô tình các dị vật làm tắc đường hô hấp thì điều gì sẽ xảy ra ? 
-Nhận xét giờ học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 3 – Âm nhạc: Học hát: QUỐC CA VIỆT NAM (LỜI 1)
I. Mục tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và lời 1.
- Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ.
II. Chuẩn bị :
	- Hát chuẩn xác bài hát.
III. Hoạt động dạy học :
	* Hoạt động 1. Dạy hát lời 1.
	- Giới thiệu hình ảnh Quốc kì và lễ chào cờ.
	- Hát cho hs nghe bài hát.
	- Treo bảng phụ, cho hs đọc lời bài hát.
	- Dạy hs hát từng câu/ đoạn.
	- Học sinh hát theo tổ, nhóm.
	* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
	- Bài Quốc ca được hát khi nào? Ai là tác giả của bài Quốc ca?
	- Khi chào cờ và hát Quốc ca ta phải có thái độ như thế nào? 
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 4- Chính tả:(Tập chép) CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu : 
- Chép chính xác đoạn văn “Cậu bé thông minh”
	- Làm đúng bài tập. Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng.
II. Lên lớp : 
1. Giới thiệu bài : GV nêu Mục tiêu .
2. Hướng dẫn HS tập chép : 
- GV đọc đoạn chép trên bảng .
-1HS đọc lại .
- HS nhận xét : 
+ Đoạn văn này chép từ bài nào ? 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ? 
+ Đoạn chép có mấy câu ? 
+ Chữ đầu vết như thế nào ? 
- HS tập viết bảng con : chim sẻ , kim khâu , cỗ , xẻ .
- GV gạch chân những tiếng khó viết .
- HS chép bài vào vở .
- GV chấm chữa bài .
3. Bài tập : 
Bài 2a :
- GV nêu yêu cầu của bài .
- HS làm bảng con . 
- HS đọc thành tiếng bài làm của mình , lớp theo dõi nhận xét .
-Cả lớp ghi bài đúng vào vở . 
Bài 3 : 
- GV mở bảng phụ - nêu yêu cầu bài tập .
- 1HS làm mẫu : ă – á .
- 1HS làm bài trên bảng lớp - cả lớp làm bảng con , sau mỗi chữ GV sửa sai 
- Vài HS đọc lại bảng chữ .
- HS đọc thuộc lòng .
- GV xóa cột chữ trên yêu câu HS đọc lại tên chữ .
- Cả lớp viết lại vào vở .
4. Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS học thuộc chữ cái ở BT3 .
III. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Thứ tư. 	Ngày soạn : 16/08/2010 
	 	Ngày dạy : 18/08/2010
Tiết 1 - Thể dục: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH. 
 	TC: “NHANH LÊN BẠN ƠI”
I.Mục tiêu : 
- Biết được những điểm cơ bản của chương trình và một số nội quy tập luyện trong giờ học thể dục lớp 3.
- Biết cách tập hợp hàng dọc quay trái, quay phải, đứng nghỉ, đứng nghiêm, biết cách dàn hàng, dồn hàng, biết cách báo cáo, xin phép khi ra vào lớp.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia cách chơiđược các trò chơi.
II. Địa điểm : 
- Sân trường đã chuẩn bị sạch sẽ .
- Còi , thước .
III. Lên lớp : 
1. Phần mở đầu : 
- HS tập hợp 4 hàng dọc .
- GV phổ biến nội dung , yê ...  o0o --- œ
Thứ năm.	 	Ngày soạn:12/10/2010
	Ngày dạy : 14/10/2010
Tiết 1-Thể dục: 	ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI
I.Mục tiêu: 
-Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng.
- Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
II.Địa điểm-phương tiện: 
- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện: Còi, kẻ sân
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần mở đầu:
Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 - 2 phút
Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập: 1 phút
Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp: 1 phút
- Chơi trò chơi: “Kéo cưa lừa xẽ”: 1 phút
Phần cơ bản: 
Ôn đi chuyển hướng phải, trái: 8 – 10 phút
Học trò chơi “Chim về tổ”: 10 – 12 phút
(SHD trang 64, hình 40 trang 65)
Phần kết thúc:
Đứng tại chỗ vỗ tay, hát: 1 phút
Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét: 2 – 3 phút.
Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn các nội dung ĐHĐN và RLTTCB đã học.
Tiết 2 – Toán: 	TÌM SỐ CHIA
I. Mục tiêu: 
- Biết tên gọi của các thành phần trong phép chia.\
- Biết tìm số chia chưa biết.
II. Hoạt động dạy học:
A.Ổn định tổ chức : 
B. Bài cũ : Kiểm tra vở bài tập ở nhà .
-Nhận xét ,ghi điểm .
C. Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm số chia:
Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 6 hình vuông xếpnhư hình vẽtrong SGK rồi nêu câu hỏi, chẳng hạn: “có 6 hình vuông, xếp đều thành 2 hàng, mỗi hàng có mấy hình vuông:”. Cho học sinh trả lời rồi nêu phép chia tương ứng với hoạt động trên, để có ở trên bảng: 6 : 2 = 3
Gọi học sinh nêu tên gọi từng thành phần của phép chia trên. Giáo viên ghi tên từng thành phần đó lên bảng (như trong SGK).
Giáo viên dùng bìa che lấp số chia 2, chẳng hạn: 
6	 :	 =	3
số chia
số bị chia
thương
GV: “ Muốn tìm số chia (bị che lấp) ta làm như thế nào?”. Cho học sinh trả lời và hướng dẫn để có: “Muốn tìm số chia (2) ta lấy số bị chia (chỉ vào 6) chia cho thương (chỉ vào 3)”, cho học sinh nêu phép tính , giáo viên viết lên bảng: 2 = 6 : 3 rồi giúp học sinh nêu: : “Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương:. Cho vài học sinh nhắc lại.
Giáo viên nêu bài tìm x, biết: 30 : x = 5
Cho học sinh nhận xét.
+ Phải tìm gì? (tìm số chia xchưa biết)
+ Muốn tìm số chia x thì làm thế nào? (học sinh nêu)
- Gọi học sinh lên bảng làm
30 : 	x = 5
x = 30 : 5
x = 6
Thực hành:
Bài 1: Cho học sinh làm bài rồi chữa bài
Bài 2: Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. 
Bài 3: Đây là bài khó, nên cho học sinh cùng trao đổi cách làm, chẳng hạn với phần a, có thể giải thích cách làm như sau:
+ Số bị chia đã biết là (7), muốn có thương lớn nhất thì số chia phải bé nhất và phép chia phải thực hiện được.
+ Dùng cách “thử để chọn” số chia không thể = 0 vì phép chia 7 : 0 không thực hiện được: số chia = 1 thì 7 : 1 = 7. Vậy trong phép chia hết, 7 chia cho 1 để được thương lớn nhất: 7 : 1 = 7
D. Củng cố -dặn dò : 
- Muốn tìm số chia ta làm thế nào ? 
- Về nhà làm bài tập đầy đủ .Chuẩn bị bài học sau. 
III. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 3 – TNXH: 	VỆ SINH THẦN KINH
I. Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các hình minh hoạ trang 32, 33.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Ổn định tổ chức.
B. Bài cũ: - Gọi 2 em lên bảng trả lời câu hỏi:
- Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì?
- Nêu một số ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động cơ thể?
C. Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm cùng quan sát các hình ở trang 32 SGK, đặt câu hỏi trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì? Việc làm đó có lợi hay có hại cho cơ quan thần kinh?
- Giáo viên phát phiếu để thư ký ghi kết quả thảo luận của nhóm vào phiếu.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi học sinh lên trình bày trước lớp – các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Đóng vai
- Giáo viên chia 4 nhóm, chuẩn bị 4 phiếu, một phiếu ghi một trạng thái tâm lí.
- Giáo viên theo dõi từng nhóm
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS Trình diễn
Hoạt động 3: Làm việc với SGK
Bước 1: Làm việc theo cặp
Bước 2: Làm việc cả lớp
Gọi một số học sinh lên trình bày trước lớp – lớp và giáo viên nhận xét.
	D. Củng cố - dặn dò: Về nhà học bài và làm bài tập đầy đủ chuẩn bị bài sau.
III. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 4 – Chính tả (Nhớ viết).	TIẾNG RU
I. Mục đích- yêu cầu:
- Nhớ viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát.
- Làm đúng BT 2a/b hoặc BT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 lên bảng .
III. Hoạt động dạy học:
A. Ổn định tổ chức: 
B. Bài cũ:Chấm chữa vở bài tập ở nhà . 
C. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn nghe viết:
a) Chuẩn bị bài:
Học sinh đọc khổ thơ thứ 2 và 3 của bài Tiếng ru.
2, 3 học sinh đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả.
Học sinh nhìn vở viết ra nháp những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn.
b) Học sinh nhớ viết 2 khổ thơ.
Chấm, chữa bài
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Giáo viên chọn cho học sinh làm bài tập 2a hay 2b
Một học sinh đọc nội dung bài tập, lớp theo dõi trong SGK.
Học sinh làm bài vào vở.
3 học sinh lên bảng viết lời giải – lớp và giáo viên nhận xét.
Học sinh chữa bài vào vở.
D. Củng cố- dặn dò : 
-Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài học sau.
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Thứ sáu.	Ngày soạn : 13/10/2010
	Ngày dạy : 15/10/2010
Tiết 1 – TLV:	KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I.Yêu cầu: 
- Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý.
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn từ 5 câu.
II. Hoạt động dạy học
Ổn định tổ chức : 
Bài cũ: Gọi 2 em lên kể lại câu chuyện không nỡ nhìn.
Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Một học sinh đọc yêu cầu của bài
Một học sinh khá, giỏi kể mẫu 1 vài câu. Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm.
3, 4 học sinh thi kể
Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài, nhắc học sinh chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể. Có thể viết 5 – 7 câu hoặc nhiều hơn 7 câu.
- Học sinh viết xong, giáo viên mời 5, 7 em đọc lại. Lớp và giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những người viết tốt.
D. Củng cố-dặn dò :
Giáo viên nhận xét giờ học.Về nhà học thuộc câu văn ở bài tập 2,3.
III. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 2 – Toán: 	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số. 
II. Các hoạt động dạy học:
A. Ổn định tổ chức: 
B. Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của một số em
Bài 1: Hướng dẫn học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho học sinh viết bài lên bảng, và nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 2: Cho học sinh làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài có thể không chữa hết tất cả các bài tập. 
Bài 3: Cho học sinh tự đọc đề toán rồi giải bài toán. 
Bài giải
Số lít dầu còn lại ở trong thùng là:
36 : 3 = 12 (lít)
Đáp số: 12 lít
Bài 4: Cho học sinh làm bài rồi chữa bài
Khi chữa bài ngoài việc xác định phải khoanh vào B, nếu có điều kiện nên cho học sinh nêu và nhận xét về lí do của từng trường hợp sai (A, C, D)
C. Dặn- dò: Học sinh làm bài tập ở vở bài tập.
III. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiêt 3-Tập viết :	ÔN CHỮ HOA G
I. Mục đích-yêu cầu: 
- Viết đúng chữ hoa A (1 dòng), C, KH (1 dòng), viết đúng tên riêng Gò công (1 dòng) và câu ứng dụng: Khôn ngoan đá nhau (1 lần) bằng chữ cở nhỏ.
II. Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức : 
Bài cũ: Chấm vở bài tập của một số h/s. 
-Nhận xét ghi điểm .
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con:
a) Luyện viết chữ hoa
Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài: G, C, K
Giáo viên viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết
Học sinh tập viết chữ G, K trên bảng con.
b) Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng):
Học sinh đọc từ ứng dụng: tên riêng Gò Công
Học sinh tập viết trên bảng con.
c) Luyện viết câu ứng dụng:
Học sinh đọc câu ứng dụng
Giáo viên giúp học sinh hiểu lời khuyên của câu tục ngữ.
Học sinh viết trên bảng con các chữ: Khôn, Gà
3- Hướng dẫn viết vào vở Tập viết:
- Học sinh viết, giáo viên theo dõi hướng dẫn các em viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách các chữ.
4- Chấm, chữa bài:
D. Củng cố-dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học. Nhắc những học sinh chưa viết xong bài về nhà viết tiếp. Khuyến khích học sinh học thuộc lòng câu ứng dụng.
III. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 4 – Mĩ thuật:	Vẽ tranh. VẼ CHÂN DUNG
I. Mục đích-yêu cầu:
- Hiểu đặc điểm hình dáng con người.
- Biết cách vẽ chân dung.
- Vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè. 
II. Chuẩn bị:
- Một số tranh ảnh chân dung các lứa tuổi.
- Một số bài vẽ của HS các lớp trước.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
	a. Giới thiệu bài.
	 * Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh chân dung.
	- Giới thiệu và gợi ý hs nhận xét một số tranh chân dung của các họa sĩ và của học sinh.
	+ Tranh vẽ phần nào của cơ thể người?
	+ Tranh chân dung vẽ những gì?
	+ Ngoài khuôn mặt, còn có thể vẽ gì nữa?
	 * Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung.
	- GV treo tranh vẽ hình gợi ý cách vẽ cho hs quan sát.
	- GV giới thiệu cách vẽ màu
	 * Hoạt động 3: Thực hành.
	- Gv gợi ý hs chọn vẽ những người thân như: ông; bà; anh chị
	- Hs chọn vẽ.
	- GV theo dõi nhắc nhở thêm cho các em còn yếu.
	 * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
	- GV chọn một số bài vẽ đẹp và hướng dẫn học sinh nhận xét.
	- Khen ngợi những HS có bài vẽ tốt.
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 5-HĐTT : 	 SINH HOẠT LỚP .
I. Mục tiêu : 
- HS nhận ra ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua .
- HS nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện .
II. Lên lớp :
1. Đánh giá tình hình tuần vừa qua :
* Ưu điểm :
- HS đi học đầy đủ , đúng giờ .
- Học bài và làm bài cũ tương đối đầy đủ , tự giác .
- Có ý thức học tập , chú ý trong giò học : Lý, Khanh, Táo, Rao, Tri.
- Vệ sinh lớp học , trường học tốt .
* Khuyết điểm :
- Chưa nghiêm túc trong giờ học : Hếu, Thủy.
- Vắng học thường xuyên : Xinh, Thủy, Nghỉ.
2. Kế hoạch tuần tới :
- Tiếp tục phát huy những mặt mạnh , khắc phục hạn chế tuần qua .
- Duy trì sĩ số , nền nếp lớp học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1 den 8.doc