Tiết 1: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS củng cố về cách đọc, cách viết, so sánh các số có 3 chữ số.
2. Kĩ năng:
- Xếp được các số trong dãy theo thứ tự.
3. Năng lực cần phát triển:
- Yêu thích, ham học toán.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bút viết bảng, phấn.
TUẦN 1 (Từ ngày 27.08 đến 31.08) CHỦ ĐỀ: TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN THỨ NGÀY MÔN TÊN BÀI DẠY ĐDDH GHI CHÚ Sẵn có Tự làm HAI 27.08 TOÁN TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC CHÀO CỜ Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số Cậu bé thông minh Cậu bé thông minh Học hát bài: Quốc ca Việt Nam (lời 1) Chào cờ BA 28.08 TOÁN CHÍNH TẢ THỂ DỤC TẬP VIẾT TNXH Cộng, trừ các số có ba chữ số (k nhớ) Tập chép: Cậu bé thông minh Ôn chữ hoa: A Hoạt động thở và cơ quan hô hấp x x x TƯ 29.08 TOÁN THỦ CÔNG TLV TẬP ĐỌC ĐẠO ĐỨC Luyện tập Gấp tàu thủy hai ống khói (tiết 1) Nói về Đội TNTP.Điền vào giấy tờ in sẵn Hai bàn tay em Kính yêu Bác Hồ (tiết 1) x x TKNL NĂM 30.8 CHÍNH TẢ TOÁN TNXH ANH VĂN ANH VĂN Nghe – viết: Chơi thuyền Cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần) Nên thở như thế nào? x SÁU 31.08 THỂ DỤC TOÁN MĨ THUẬT LTVC SINH HOẠT Luyện tập TTMT: Xem tranh thiếu nhi Ôn về từ chỉ sự vật: so sánh Sinh hoạt tập thể tuần 1 x x Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2018 TOÁN Tiết 1: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp HS củng cố về cách đọc, cách viết, so sánh các số có 3 chữ số. 2. Kĩ năng: - Xếp được các số trong dãy theo thứ tự. 3. Năng lực cần phát triển: - Yêu thích, ham học toán. II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ. - HS: Bút viết bảng, phấn. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS 3. Bài mới: - Giới thiệu bài. - Ghi tựa Hoạt động 1:Củng cố đọc, viết số Mục tiêu: Củng cố cho HS về cách đọc, viết các số có 3 chữ số. Cách tiến hành: Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS điền và đọc kết quả. - Yêu cầu lớp theo dõi, nhận xét, sửa bài. - Nhận xét. Bài 2: - Yêu cầu cả lớp đọc yêu cầu và làm bài. - HS nối tiếp nhau lên bảng sửa bài. - Nhận xét. Hoạt động 2: Củng cố so sánh các số Mục tiêu: Củng cố cho HS về cách so sánh các số có 3 chữ số. Cách tiến hành: Bài 3: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài và tự làm bài vào vở. - Cho HS sửa bài và giải thích cách làm . - Nhận xét. Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề bài và làm. - Yêu cầu HS nêu miệng và giải thích vì sao lại biết số đó là lớn nhất, bé nhất ? - Nhận xét. 4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá: - Nêu cách đọc, cách viết và so sánh các có 3 chữ số ? - Nhận xét đánh giá tiết học. - Lắng nghe. - Nhắc lại - HS đọc. - HS điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm . - Cả lớp thực hiện làm vào vở nháp. - Học sinh làm bài. - Cả lớp sửa bài. a/ 310, 311, 312, 313, 314, 315, 316, 317,318, 319. ( Các số tăng liên tiếp từ 310 đến 319) b/ 400,399, 398, 397, 396, 395, 394, 393, 392, 391. (Các số giảm liên tiếp từ 400 xuống 391 ) - HS làm vở. 330 = 330 ; 30 +100 < 131 615 > 516 ; 410 – 10 < 400 + 1 199 < 200 ; 243 = 200 + 40 + 3 - HS giải thích. - Đổi vở, sửa bài. - HS đọc đề bài, làm bài. - HS nêu. - Vậy số lớn nhất/ bé nhất là số: 735/ 142 vì Chữ số hàng trăm của số đó lớn nhất/ bé nhất trong các chữ số hàng trăm của các số đã cho. - Nhận xét. - Lắng nghe - HS nêu. 5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN Tiết 1: CẬU BÉ THÔNG MINH I. MỤC TIÊU: A. Tập đọc 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. 2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời người kể và lời của nhân vật. Đọc đúng các từ ngữ: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ... Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa cụm từ. 3. Năng lực cần phát triển: - Rèn kĩ năng đọc đúng. B. Kể chuyện 1. Kiến thức: - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 2. Kĩ năng: - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 3. Năng lực cần phát triển: - Yêu thích môn kể chuyện KNS: Biết tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK, bảng phụ. - HS: SGK III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 2. KTBC: - Kiểm tra đồ dùng của HS 3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi tựa Hoạt động 1: Luyện đọc. Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn bài. - GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: đọc nối câu, rút từ khó, luyện đọc các từ khó: bình tĩnh. xin sữa, đuổi đi, bật cười. mâm cỗ. - Đọc từng đoạn trước lớp: chú ý cách ngắt nghỉ hơi và giọng đọc cho phù hợp. - Kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng đoạn. - Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Mục tiêu: HS hiểu nội dung của truyện. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời nội dung bài. - Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ? - Vì sao dân chúng lại lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ? * Yêu cầu học sinh thành tiếng đoạn 2 - Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua nghĩ lệnh của mình là vô lí ? * Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 - Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé đã yêu cầu điều gì ? - Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? è (Câu chuyện nói lên điều gì?) Hoạt động 3: Luyện đọc lại. Mục tiêu: Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại. Cách tiến hành: - GV đọc diễn cảm mẫu 1 đoạn. - Tổ chức thi đọc theo vai. - Giáo viên và học sinh bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS kể chuyện. Mục tiêu: Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được toàn bộ câu chuyện; Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Cách tiến hành: Từng cặp HS dựa vào từng tranh minh họa để tập kể. HS tiếp nối nhau thi kể chuyện theo 3 tranh. Vài HS kể toàn bộ câu chuyện theo tranh. Nhận xét, bình chọn bạn kể tốt. 4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá - Trong câu chuyện em thích nhân vật nào ? Vì sao? - Về nhà tập kể cho người thân nghe. - Nhận xét – tuyên dương. - Xem trước bài “Hai bàn tay em”. - HS lắng nghe. - Nhắc lại - Lớp lắng nghe, dò theo. - HS đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật. - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài. - HS dựa vào chú giải sách giáo khoa để giải nghĩa từ. - HS đọc từng đoạn trong nhóm. - HS đọc bài - Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng - Vì gà trống không đẻ trứng được. * Học sinh đọc thành tiếng đoạn 2 - Cậu bé nói chuyện khiến vua cho là vô lí (bố đẻ em bé ) từ đó làm cho vua phải thừa nhận: Lệnh của ngài cũng vô lí. - Học sinh đọc đoạn 3 - Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành ... xẻ thịt chim - Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua - Câu chuyện ca ngợi tài trí của cậu bé . - HS lắng nghe giáo viên đọc mẫu - Các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện, cậu bé, vua) - Học sinh đọc cá nhân và đọc theo nhóm. Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay. - HS quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện. - HS kể nối tiếp. - HS kể toàn bộ câu chuyện. Nhận xét. - Trong chuyện em thích nhân vật cậu bé. Vì tuy còn nhỏ nhưng cậu rất thông minh. 5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Âm nhạc Tiết 1: HỌC HÁT BÀI: QUỐC CA VIỆT NAM (lời 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết hát theo giai điệu lời 1 của bài hát. Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao. 2. Kĩ năng: - Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ. 3. Năng lực cần phát triển: - Qua bài hát giúp các em thêm tự hào về quê hương đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: - GV: Đàn, tranh cờ Việt Nam,... - HS: SGK,... III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. KTBC: 3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi tựa Hoạt động 1: Học hát: Quốc ca Việt Nam Mục tiêu: Giúp HS nắm được lời ca, giai điệu lời 1 của bài hát Cách tiến hành: - GV hát mẫu ( hoặc mở băng). - GV hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu - GV giải thích từ này nghĩa là chiến trường. Tập gõ hình tiết tấu câu thứ nhất GV làm mẫu khoảng 2 –3 lần - Yêu cầu cả lớp gõ - GV mời một vài HS gõ lại tiêt tấu - Luyện thanh: GV đàn 7 âm thanh đi lên rồi đi xuống * Tập hát từng câu: (dạy theo lối móc xích) - GV hát mẫu, đàn giai điệu 2-3 lần, rồi bắt nhịp - GV đàn cho HS ghép cả bài - GV sửa sai ngay nếu hs hát sai - GV nhắc các em hát mạnh mẽ, rõ lời, tư thế đứng nghiêm trang - Cho HS chia nhóm luyện tập tại chỗ - Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng của một HS bắt nhịp. 4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá - Lớp trưởng điều khiển các bạn chào cờ và bắt nhịp cho cả lớp hát quốc ca. - GV nhận xét chung: - Dặn HS về nhà tập hát để thuộc lời ca và hát tự nhiên, rõ lời hơn - Lắng nghe - Nhắc lại - HS nghe và cảm nhận - 1-2 HS đọc lời ca. - HS theo dõi - HS thực hiện - Luyện thanh - HS tập hát theo hướng dẫn - HS hát cả bài - HS sửa sai - HS luyện tập - HS thực hiện - HS ghi nhớ 5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........... ... tựa Hoạt động 1: Vì sao nên thở bằng mũi? Mục tiêu: HS Hiểu được vì sao nên thở bằng mũi mà không thở bằng miệng . Cách tiến hành: - Yêu cầu học sinh dùng gương soi để quan sát trong lỗ mũi hoặc quan sát lỗ mũi của bạn để trả lời câu hỏi: - Các em nhìn thấy cái gì trong mũi ? - Khi bị sổ mũi, có gì chảy ra từ hai lỗ mũi ? - Hàng ngày dùng khăn lau trong mũi em thấy trong khăn có gì ? - Tại sao thở bằng mũi lại tốt hơn thở bằng miệng ? * Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bụi... ngoài ra còn có dịch nhầy, nhiều mao mạch để sưởi ấm không khí. à Kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi. Hoạt động 2: Lợi ích của việc hít thở không khí trong lành Mục tiêu: HS Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói bụi, khí các-bô-níc đối với sức khỏe con người. Cách tiến hành: -Yêu cầu nhóm 2 HS cùng quan sát tranh & TLCH - Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành? -Bức tranh nào thể hiện không khí nhiều khói bụi? - Khi được thở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ? -Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí nơi có nhiều khói bụi ? - Thở không khí trong lành có lợi gì ? - Thở không khí nhiều khói bụi có hại gì ? 4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá - Gọi HS nhắc lại nội dung bài học. - GV nhận xét đánh giá tiết học - Dặn dò HS xem trước bài mới . - Cơ quan hô hấp gồm: Mũi, phế quản, khí quản và hai lá phổi . - Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí . - HS chỉ trên hình vẽ đường đi của không khí. - Lắng nghe - Nhắc lại - Ta thấy trong mũi có nhiều lông mũi . - Khi bị sổ mũi có nhiều nước mũi chảy ra - Khi dùng khăn lau trong mũi ta thấy có bụi bẩn - Vì thở bằng mũi có lông mũi cản bớt bụi . - Lớp lắng nghe. - Từng cặp quan sát tranh và TLCH theo tranh . - Bức tranh 3 không khí trong lành. - Bức tranh 4,5 thể hiện không khí có nhiều khói bụi. - Thở không khí trong lành thấy khoan khoái, dễ chịu. - Không khí nhiều khói bụi thấy khó chịu - Thở không khí trong lành giúp chúng ta khỏe mạnh - Không khí nhiều khói bụi rất có hại cho sức khỏe . - HS nêu nội dung bài học . - Về nhà học bài và xem trước bài mới. 5. Rút kinh nghiệm sau khi dạy: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Thứ sáu, ngày 31 tháng 8 năm 2018 Toán Tiết 5: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về phép cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần, giải bài toán có lời văn dựa vào tóm tắt. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng thực hiện phép tính cho HS. 3. Năng lực cần phát triển: - HS yêu thích môn học. II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ chép nội dung bài tập 4 - HS: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. KTBC: HS đặt tính rồi tính: CN: 146 + 214; 227 + 337 TT: 333 + 47; 60 + 360 - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài. - Ghi tựa Hoạt động 1: Luyện tập phép cộng. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về phép cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần. Cách tiến hành: Bài 1: - Nêu bài tập trong sách giáo khoa - Yêu cầu HS làm bảng con. - Lưu ý HS về tổng của hai số có hai chữ số có thể là số có 3 chữ số. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu cả lớp làm nháp. - Nhận xét chung về bài làm của HS. - GV lưu ý HS về phép cộng 93 + 58 Hoạt động 2: Giải toán có lời văn. Mục tiêu: Giải toán có lời văn dựa vào tóm tắt. Cách tiến hành: Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài toán. - Yêu cầu học sinh nhìn vào tóm tắt để nêu thành lời đề bài toán. - HD HS giải bài toán. - Yêu cầu HS làm vào vở. - Nhận xét đánh giá. Hoạt động 3: Tính nhẩm. Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính nhẩm cho HS Cách tiến hành: Bài 4: - Yêu cầu học sinh đọc đề. - Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi và tìm cách tính nhẩm . -Tổ chức trò chơi bắn tên. - Nhận xét, đánh giá. 4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá - Nêu lại cách thực hiện tính cộng . - Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị bài sau. - HS làm bài. - Nhận xét . - Lắng nghe - Nhắc lại - Tính - CN: 367 + 120; 487 + 302; TT: 85 + 72; 108 + 75 - Học sinh nhận xét . - Đặt tính rồi tính - Cả lớp cùng thực hiện làm vào nháp. - Sửa bài. - Giải bài toán theo tóm tắt sau - HS nhìn sơ đồ tóm tắt nêu đề toán: thùng thứ nhất có 125 lít dầu. Thùng thứ hai có 135 lít dầu. Hỏi cả hai thùng có tất cả bao nhiêu lít dầu? - Cả lớp làm vào vở bài tập . - 1HS làm bảng phụ: Số lít dầu cả hai thùng có tất cả là: 125 + 135 = 260 ( lít ) Đ/S: 260 lít - Lớp nhận xét, sửa bài . - Tính nhẩm - Cả lớp cùng thực hiện tính nhẩm . - HS tiến hành chơi, hoàn thành BT. - HS nêu. 5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Luyện từ và câu Tiết 1: ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT - SO SÁNH. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Ôn về các từ chỉ về sự vật. Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật. Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ. 2. Kĩ năng: - Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và nêu lí do vì sao thích hình ảnh đó. 3. Năng lực cần phát triển: - Kích thích óc quan sát của HS. II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1, bảng lớp viết sẵn các câu thơ trong bài tập 2, tranh minh họa nội dung bài. - HS: Vở, SGK III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. KTBC: - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi tựa Hoạt động 1: Xác định từ chỉ sự vật Mục tiêu: Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật. Cách tiến hành: Bài 1: -Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 . - Hãy tìm các từ ngữ chỉ sự vật ở dòng thơ? - Mời 3-4 em lên bảng gạch chân dưới những từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ ? - Nhận xét . *Từ chỉ sự vật: tay em, răng, trắng, hoa nhài, ánh mai. Hoạt động 2: Tìm sự vật được so sánh Mục tiêu: Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ và nêu được lý do mình thích hình ảnh đó. Cách tiến hành: Bài 2: - Yêu cầu HS đọc bài tập 2 . - Mời một em lên bảng làm mẫu bài 2a . - Mời HS lên bảng gạch chân dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Câu 2b: Mặt biển được so sánh với gì ? - 2c: Cánh diều trong câu thơ được so sánh với gì ? - 2d: Dấu hỏi được so sánh với vật gì ? - Theo em màu Ngọc Thạch là màu như thế nào? - Cho HS quan sát tranh và kết hợp giải thích è Các tác giả đã quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật xung quanh ta . Bài 3: -Yêu cầu một học sinh đọc đề bài . - Khuyến khích học sinh nối tiếp nhau phát biểu tự do . - Em thích hình ảnh so sánh nào ở bài tập 2? 4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá - Nhận xét tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà xem lại bài và xem trước bài mới. - Lắng nghe - Ghi tựa - HS đọc yêu cầu bài tập 1, lớp đọc thầm. -Thực hành làm bài tập chỉ ra các từ ngữ chỉ sự vật có trong dòng thơ 1 - Cả lớp làm bài vào vở. - HS lên bảng sửa bài, lớp theo dõi nhận xét và tự sửa bài trong vở. - 2 HS đọc, lớp đọc thầm bài tập . -Thực hành làm bài tập chỉ ra các sự vật được so sánh có trong các câu thơ, câu văn . - Cả lớp làm bài vào sách . - HS lên bảng lên bảng sửa bài . - Lớp theo dõi nhận xét, tự sửa bài. - Mặt biển so sánh với tấm thảm vì đều phẳng êm và đẹp . - Cánh diều so sánh với dấu ă vì cánh diều cong cong võng xuống như dấu ă - Dấu hỏi với vành tai nhỏ vì dấu hỏi cong congchẳng khác gì một vành tai . - Màu Ngọc Thạch có màu xanh biếc sáng trong . - Lớp theo dõi quan sát tranh - HS lắng nghe. - Một em đọc yêu cầu đề bài - Học sinh tự suy nghĩ và phát biểu về ý của mình, hình ảnh so sánh mà mình thích . - Lớp nhận xét ý bạn . - HS lắng nghe, ghi nhớ 5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Sinh Hoạt Lớp NHẬN XÉT TÌNH HÌNH LỚP TUẦN 1 VÀ PHƯƠNG HƯƠNG TUẦN 2 I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Biết nhận xét góp ý ưu khuyết. 2.Kĩ năng : Rèn kỹ năng mạnh dạn, tự tin. 3.Năng lực cần phát triển : Ý thức chấp hành tốt nội quy nhà trường. II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ : 1.GV : Sổ ghi chép 2.HS : Sổ ghi chép III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:: Khởi động: hát Nhận xét tình hình lớp tuần 1 ( Lớp trưởng điều khiển ) Mục tiêu: Biết nhận xét ưu khuyết về lớp. Cách tiến hành: - Các tổ trưởng báo cáo ưu khuyết điểm của các tổ viên - Các Lớp phó báo cáo tình hình theo từng mặt của lớp: - Ý kiến của các thành viên trong lớp: - Lớp trưởng tổng hợp, báo cáo chung( Tuyên dương, khen ngợi, động viên nhắc nhở các bạn): - Bình chọn Tổ xuất sắc, HS xuất sắc: 2. Phương hướng tuần 2 - GV ghi nhận ý kiến chung qua đánh giá của lớp trưởng, qua đó có lời khen ngợi động viên nhắc nhở. - Phát động thi đua trong tuần tới: + Nề nếp : Đi học đúng giờ, truy bài tốt, giữ vệ sinh chung. + Kĩ luật : Chấp hành tốt nội quy, không vi phạm, không đánh nhau, không chạy giỡn xô ngã bạn. - Tuyệt đối không được rủ nhau vào quán net hoặc tụ tập ở quán - Hãy nói không với Ma túy. Không được mang vật nhọn đến trường. IV.Củng cố : Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết sinh hoạt. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò - Làm tốt công tác tuần 2
Tài liệu đính kèm: