Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Quảng Sơn

Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Quảng Sơn

I. Mục tiêu:

- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

Khởi động:

- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- GV giới thiệu bài học mới.

- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở.

- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Bài 1: Viết (theo mẫu):

Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT1 trong SGK trang 3. Suy nghĩ và tự làm bài vào phiếu.

Việc 2: Trao đổi, nêu cách làm với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.

Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển các thành viên đọc kết quả của mình.

- Thống nhất kết quả trong nhóm.

- Báo cáo với GV kết quả của nhóm mình.

Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:

Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT2 trong SGK trang 3.

Việc 2: Suy nghĩ và tự làm bài vào phiếu.

Việc 3: Trao đổi, nêu cách làm với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.

Bài 3: Tính

Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT3 trong SGK trang 3.

Việc 2: BHT tổ chức cho các nhóm thi đua: Ai nhanh, ai đúng.

- Nhóm trưởng chỉ định 1 bạn lấy bảng phụ ghi sẵn nội dung BT3. Phân công nhiệm vụ cho từng bạn.

- Khi có lệnh của BHT, các nhóm tiến hành điền dấu thích hợp vào chỗ trống trong bảng phụ.

Việc 3: BHT kiểm tra thời gian và kết quả của các nhóm, sau đó thông báo trước lớp nhóm nào thực hiện nhanh nhất, đúng nhất.

- Tuyên dương, khen ngợi các nhóm.

- Báo cáo với GV kết quả của cuộc thi.

 

doc 19 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Quảng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN ĐĂKGLONG
TRƯỜNG TH QUẢNG SƠN
LỊCH BÁO GIẢNG - TUẦN 1
Thứ/ngày
Tiết 
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
9/9/2019
1
Chào cờ+TNST
Tuần 1
1
Toán
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số 
1
Tập đọc
Cậu bé thông minh
1
Kể chuyện
Cậu bé thông minh
Thứ ba
10/9/2019
2
Toán
Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) 
1
Chính tả
Nghe viết: Cậu bé thông minh
1
TN- XH
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp.
Thứ tư
11/9/2019
3
Toán
Luyện tập 
2
Tập đọc
Hai bàn tay em.
1
LT & Câu
Ôn về từ chỉ sự vật so sánh.
1
Đạo đức
Kính yêu Bác Hồ (tiết 1)
Thứ năm
12/9/2019
4
Toán
Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) 
2
Chính tả
(Nghe viết) Chơi chuyền.
1
Tập viết
Ôn chữ hoa A.
2
TNXH
Nên thở như thế nào?
Thứ sáu
13/9/2019
1
Toán
Luyện tập. 
1
TLV
Nói về Đội TNTP HCM; điền vào giấy tờ ...
1
Thủ công
Gấp tàu thủy hai ống khói (Tiết 1).
1
SHL
Tuần 1
	 Thứ hai ngày 9 tháng 9 năm 2019
 Môn :TOÁN
Tiết 1: Bài : ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Viết (theo mẫu):
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT1 trong SGK trang 3. Suy nghĩ và tự làm bài vào phiếu.
Việc 2: Trao đổi, nêu cách làm với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.
Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển các thành viên đọc kết quả của mình.
- Thống nhất kết quả trong nhóm.
- Báo cáo với GV kết quả của nhóm mình.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT2 trong SGK trang 3.
Việc 2: Suy nghĩ và tự làm bài vào phiếu.
Việc 3: Trao đổi, nêu cách làm với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.
Bài 3: Tính
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT3 trong SGK trang 3.
Việc 2: BHT tổ chức cho các nhóm thi đua: Ai nhanh, ai đúng.
- Nhóm trưởng chỉ định 1 bạn lấy bảng phụ ghi sẵn nội dung BT3. Phân công nhiệm vụ cho từng bạn.
- Khi có lệnh của BHT, các nhóm tiến hành điền dấu thích hợp vào chỗ trống trong bảng phụ.
Việc 3: BHT kiểm tra thời gian và kết quả của các nhóm, sau đó thông báo trước lớp nhóm nào thực hiện nhanh nhất, đúng nhất.
- Tuyên dương, khen ngợi các nhóm.
- Báo cáo với GV kết quả của cuộc thi.
Bài 4: Tính
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu BT4 trong SGK trang 3. Suy nghĩ tự làm bài.
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh nêu cách làm và thống nhất kết quả.
Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn nêu kết quả.
- Báo cáo với GV kết quả làm việc của nhóm mình.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập.
---------------------------------------------
Môn :TẬP ĐỌC
Tiết 1	 Bài:CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé; trả lời được các câu hỏi trong SGK.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
2. Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Luyện đọc:
Việc 1: Các em lắng nghe GV đọc mẫu và hướng dẫn giọng đọc.
- NT tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.
- BHT tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét, chia sẻ cách đọc với bạn.
Việc 2: BHT tổ chức cho HS đọc từ khó trên bảng lớp. Sau đó nhận xét, sửa sai.
- NT tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
- BHT tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
- Chia sẻ và nhận xét bạn đọc.
- Các em thảo luận nhóm đọc và giải nghĩa các từ mới trong SGK trang 5.
- BHT tổ chức cho các nhóm thi đọc.
+ Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Việc 1: Em đọc thầm các câu hỏi trong SGK trang 5.
- Suy nghĩ và tự trả lời các câu hỏi đó.
Việc 2: 2 bạn nêu và trả lời câu hỏi để thống nhất kết quả.
Việc 3: Nhóm trưởng lần lượt nêu các câu hỏi cho các bạn trong nhóm trả lời, nhận xét.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả cho GV.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
Việc 1: Các em lắng nghe GV đọc mẫu giới thiệu giọng đọc của từng đoạn.
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn luyện đọc phân vai (người dẫn truyện, Vua, cậu bé).
+ Nhận xét, chia sẻ cách đọc với bạn.
Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm thi đọc phân vai.
- Nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy đọc bài và trao đổi với người thân xem có suy nghĩ gì về cậu bé trong câu chuyện vừa học?
-----------------------------------------------------------
Môn : KỂ CHUYỆN
Tiết 1: Bài : CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động:
- BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. Gọi HS đọc lại bài tập đọc Cậu bé thông minh trong SGK trang 4, 5.
- GV giới thiệu bài mới: Kể chuyện: Cậu bé thông minh.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Hoạt động 1: Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn của câu chuyện Cậu bé thông minh:
Việc 1: Các em đọc yêu cầu và quan sát tranh minh hoạ trong SGK trang 5.
- Cả lớp lắng nghe GV hướng dẫn cách kể chuyện.
Việc 2: Hai bạn ngồi tập kể cho nhau nghe và nhận xét cách kể của bạn dựa vào các câu hỏi gợi ý:
- Tranh 1:
+ Quân lính đang làm gì?
+ Lệnh của Đức Vua là gì?
+ Dân làng có thái độ ra sao?
- Tranh 2: 
+ Trước mặt vua, cậu bé đang làm gì?
+ Thái độ của nhà vua như thế nào?
- Tranh 3:
+ Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì?
+ Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao?
Việc 3: BHT tổ chức cho 3 bạn tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương và bình chọn người kể tốt.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy kể lại câu chuyện cho người thân nghe và nêu ra em thích nhân vật nào? Vì sao? Để chia sẻ cùng bạn trong tiết học sau.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2019
 Môn :TOÁN
Tiết 2: Bài :CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi: Xì điện kết hợp KTBC
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Tính nhẩm:
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung cột a, c BT1 trong SGK trang 4.
Việc 2: Suy nghĩ và tự làm bài vào phiếu.
Việc 3: Trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT2 trong SGK trang 4.
Việc 2: Suy nghĩ và tự làm bài.
Việc 3: Trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.
Bài 3: Giải bài toán có lời văn:
Việc 1: Đọc yêu cầu BT3 trong SGK trang 4. Suy nghĩ và tự làm bài vào nháp.
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.
Việc 3: Nêu cách làm của mình, nhận xét và thống nhất kết quả trong nhóm.
Bài 4 :Giải bài toán có lời văn:
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT4 trong SGK trang 4.
- Suy nghĩ và nêu ra cách làm.
Việc 2: Thống nhất kết quả trong nhóm và làm vào bảng phụ.
Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp nhận xét kết quả của các nhóm và tuyên dương.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy làm các BT trong vở BT Toán3 trang 4 để chia sẻ với bạn trong tiết học sau.
--------------------------------------
Môn : CHÍNH TẢ
Tiết 1: Bài : CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu:
- Viết chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT2a; điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng BT3.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.2. Hình thành kiến thức:
2.1 HS chuẩn bị:
Việc 1: Lắng nghe GV giới thiệu và đọc đoạn cần viết. Sau đó các em tự đọc thầm lại.
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm đọc lại đoạn cần viết.
- Nhận xét, chia sẻ bạn đọc.
* HS nhận xét:
Việc 3: Các em tự trả lời các câu hỏi:
+ Đoạn này chép từ bài nào?
+ Tên bài viết ở vị trí nào?
+ Đoạn chép có mấy câu?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì?
+ Chữ đầu câu viết như thế nào?
Việc 4: Đại diện nhóm nêu câu hỏi cho các thành viên trả lời và nhận xét, bổ sung.
Việc 5: Báo cáo với GV kết quả làm việc của nhóm.
2.2 HS viết bài và nhận xét:
Việc 1: GV đọc bài trong SGK trang 5.
Việc 2: HS viết bài vào vở.
Việc 3: 2 bạn đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- GV nhận xét bài viết của HS.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Bài 1:Điền vào chỗ trống:
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT2 trong SGK trang 6.
Việc 2: Suy nghĩ và tự làm bài vào phiếu.
Việc 3: Trao đổi với bạn bên cạnh để tìm ra kết quả đúng.
- Báo cáo kết quả với GV.
Bài 2: Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng:
Việc 1: Các em đọc phiếu HT và suy nghĩ làm bài vào phiếu.
Việc 2: Đọc kết quả của mình cho bạn bên cạnh nghe, chia sẻ, nhận xét kết quả.
Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển các thành viên chia sẻ kết quả cho cả nhóm.
- Các bạn nhận xét, bổ sung sửa chữa cho bạn.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả cho GV.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy đọc thuộc các chữ cái trong bảng chữ cái để chia sẻ với bạn trong tiết học sau.
-----------------------------------------------------------
 Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 1 Bài: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP 
I. Mục tiêu:
Sau bài học,em : 
- Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và t ... ÀNH.
* Hoạt động 1:
Việc 1: Cá nhân trả lời câu hỏi:
- Các em nhìn thấy cái gì trong mũi ?
- Khi bị sổ mũi em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi ?
- Hàng ngày dùng khăn lau trong mũi em thấy trong khăn có gì ?
- Tại sao thở bằng mũi lại tốt hơn thở bằng miệng ?
Việc 2: Trao đổi ban bên cạnh để tìm hiểu nội dung 
Việc 3: Nhóm trưởng mời các bạn TL và bày tỏ ý kiến trong nhóm
Việc 4: Nhóm trưởng đề nghị ban thư ký tổng hợp ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cho cô giáo 
 - GV tiếp nhận và chốt lại.
* Hoạt động 2: 
Việc 1: NT yêu cầu hai bạn cùng quan sát các hình 3,4,5 trang 7 sách giáo khoa thảo luận :
- Bức tranh nào thế hiện không khí trong lành?
- Bức tranh nào thế hiện không khí nhiều khói bụi ?
- Khi được thở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ?
- Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí nơi có nhiều khói bụi ?
Việc 2: Nhóm trưởng mời các bạn TL và bày tỏ ý kiến trong nhóm
Việc 3: Nhóm trưởng đề nghị ban thư ký tổng hợp ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cho cô giáo .
 - GV tiếp nhận và chốt lại.
Việc 4:Yêu cầu cả lớp cùng suy nghĩ trả lời câu hỏi: - Thở không khí trong lành có lợi gì ?
- Thở không khí nhiều khói bụi có hại gì ?
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2019
 Môn : TOÁN
Tiết 5: Bài:LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
- Bài 5 dành cho HS giỏi.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Tính
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT1 trong SGK trang 6.
Việc 2: Suy nghĩ và tự làm bài vào phiếu.
Việc 3: Trao đổi, nêu cách làm với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
Việc 1: Các em hãy đọc phép tính ở BT2 trong SGK trang 6. Suy nghĩ tự làm bài.
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh nêu cách làm và thống nhất kết quả.
Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn nêu cách tính theo cột dọc.
- Báo cáo với GV kết quả làm việc của nhóm mình.
Bài 3: Giải bài toán có lời văn
Việc 1: Đọc yêu cầu BT3 trong SGK trang 6 và phần tóm tắt bài toán. Suy nghĩ và tự làm bài vào nháp.
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh nêu cách làm của mình, nhận xét.
Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nêu bài giải và nhận xét, thống nhất kết quả trong nhóm.
- Báo cáo với GV kết quả của nhóm mình.
Bài 4: Tính nhẩm
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và các phép tính ở BT4 trong SGK trang 6. Suy nghĩ tự làm bài.
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh nêu cách làm và thống nhất kết quả.
Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn nêu kết quả, nhận xét.
- Báo cáo với GV kết quả làm việc của nhóm mình.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy thực hiện vẽ theo mẫu hình ở BT5 và chia sẻ với người thân.
---------------------------------------------
 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết 1 : Bài : NÓI VỀ ĐỘI TNTP. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu:
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1)
- Điền đúng nội dung cần thiết vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2).
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT1 trong SGK trang 11. Lắng nghe GV nói một số thông tin về Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Suy nghĩ và tự làm bài vào phiếu.
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.
Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn nêu câu trả lời và cùng nhận xét, bổ sung để thống nhất kết quả đúng.
Bài tập 2: Hãy chép mẫu đơn dưới đây vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung mẫu đơn ở BT2 trong SGK trang 11. Suy nghĩ tự điền thêm thông tin cần thiết vào chỗ trống.
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh để chia sẻ kết quả của mình.
Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn đọc mẫu đơn vừa hoàn thành.
- Báo cáo với GV kết quả làm việc của nhóm mình.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy tìm hiểu thêm về Đội TNTP Hồ Chí Minh và chia sẻ với người thân.
---------------------------------------------
Môn: THỦ CÔNG
Tiết 1: Bài: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI 
I. Mục tiêu : 
- HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói . Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thủy tương đối cân đổi.
- HS khéo tay: Gấp được tàu thủy hai ống khói . Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thủy cân đối.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2. Hình thành kiến thức:
* HĐ 1: Giáo viên hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói .
- Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
- GV gợi ý để HS nhớ lại cách cắt tờ giấy hình vuông.
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông – SGV tr.192.
- Lưu ý: không quy định số ô vuông của tờ giấy.
Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói 
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước làm tàu thủy hai ống khói bằng cách gấp giấy. 
- GV nhận xét,tuyên dương.
- GV cho HS thực hành cá nhân .
- Quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. 
- GV trình bày sản phẩm đẹp .
- GV tuyên dương, khen ngợi những mẫu trang trí sản phẩm đẹp, có nhiều sáng tạo.
GV nhận xét đánh giá bài tập của HS. 
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem nội dung tiếp theo trong bài
- Nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP 
TUẦN 1
 I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm được tình hình hoạt động của lớp trong tuần.
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 1. nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động tuần
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 2, phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
- GD HS ý thức tổ chức kỉ luật, đoàn kết chan hòa với bạn bè.
II.Các hoạt động dạy - học:
1. Đánh giá các hoạt động tuần qua:
* Nề nếp tác phong :
- Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học. Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi:
- Nhìn chung các em đi học tương đối đầy đủ, đúng giờ. 
- Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo giảng bài:
*Tuyên dương một số em có tiến bộ trong học tập 
*Nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt .
2. Kế hoạch tuần 2.
- Duy trì sĩ số chuyên cần. nề nếp học tập của lớp
- Rèn chữ viết hàng ngày.
- Thực hiện tốt nội quy của trường của lớp .
- Duy trì tốt nề nếp qui định của trường , lớp.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Vệ sinh lớp và cá nhân sạch sẽ.
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
* CHỦ ĐIỂM : MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
HOẠT ĐỘNG 1: XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM
I. Mục tiêu
- HS biết đóng góp công sức xây dựng Sổ truyền thống của lớp.
- GD học sinh lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự, truyền thống của lớp.
II. Qui mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô lớp.	
III. Tài liệu và phương tiện
- Một cuốn sổ bìa cứng khổ 19 x 26, 5 cm.
- Ảnh chụp chung HS cả lớp, ảnh chụp chung HS từng tổ, ảnh chụp cá nhân từng HS.
- Thông tin về các cá nhân HS, các tổ và lớp.
- Bút màu, keo dán.
IV. Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
- GV phổ biến mục đích làm Sổ truyền thống của lớp và cùng HS trao đổi, thống nhất về nội dung và hình thức trình bày của sổ truyền thống.
- Mỗi HS về chuẩn bị: 1 tấm ảnh cá nhân cỡ 4 x 6 và viết một vài dòng tự giới thiệu về mình như: Họ và tên; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Quê quán; Năng khiếu, sở trường; Môn học yêu thích nhất; Môn thể thao, nghệ thuật yêu thích nhất; Thành tích về các mặt: học tập, rèn luyện đạo đức, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động,
- Các tổ chuẩn bị:
+ Chụp một bức ảnh chung của tổ
+ Viết một vài nét giới thiệu về tổ mình. Ví dụ: Tổ gồm có bao nhiêu HS? Trong đó có bao nhiêu bạn nam? Bao nhiêu bạn nữ? Tổ trưởng là ai? Tổ phó là ai? Tổ có những thành tích nổi bật gì? Có những đặc điểm nổi bật nào?...
- Cả lớp chuẩn bị:
+ Chụp 1 – 2 bức ảnh chung của cả lớp.
+ Thành lập Ban biên tập Sổ truyền thống.
+ Ban biên tập phân công nhau thu thập các thông tin về lớp (tổng số HS, số HS nam? Số HS nữ? Ban cán sự lớp? Những đặc điểm nổi bật của lớp? Thành tích đạt được về các mặt: học tập, đạo đức, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động,?)
Bước 2: Tiến hành làm Sổ truyền thống của lớp
- Ban biên tập thu thập tranh ảnh và các thông tin về lớp, về các tổ, về các cá nhân HS trong lớp.
- Sắp xếp tranh ảnh, thông tin theo từng loại.
- Tổng hợp, biên tập lại các thông tin.
- Trình bày, trang trí Sổ truyền thống.
Cấu trúc Sổ truyền thống của lớp có thể như sau:
- Trang bìa (do GVCN, GV dạy Mĩ thuật hoặc phụ huynh có khả năng hội họa làm): Phía trên đầu trang có tên trường. Chính giữa trang bìa là hàng tít lớn “Sổ truyền thống lớp 4”.
- Trang 1: Dán bức ảnh chụp chung của cả lớp, có hàng chữ chú thích ở dưới.
- Các trang tiếp theo sẽ lần lượt trình bày các nội dung sau:
1) Giới thiệu chung về lớp
+ Tổng số HS? Số HS nam? Số HS nữ?
+ Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp.
+ Danh sách Ban cán sự lớp (lớp trưởng, lớp phó, cán sự phụ trách các mặt)
+ Giới thiệu về tổ chức lớp (Lớp có mấy tổ? Tổ trưởng, tổ phó của mỗi tổ? Đặc trưng của mỗi tổ?...)
.
2) Giới thiệu thành tích và những hoạt động nổi bật của lớp về các mặt: học tập, đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ, lao động, (nên có ảnh minh họa các hoạt động kèm theo).
3) Giới thiệu về từng cá nhân HS
Mỗi HS sẽ được giới thiệu trong khoảng 2 trang. Trong đó có ghi tên, dán ảnh của HS và giới thiệu chung về HS cùng với những thành tích mà HS đạt được về các mặt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_1_nam_hoc_2019_2020_truong_tieu_hoc_quang.doc