Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Nguyễn Đình Sứ - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Nguyễn Đình Sứ - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Tiết 1 : Tập đọc

CẬU BÉ THÔNG MINH

I - MỤC TIÊU:

1. Đọc thành tiếng

 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: bình tĩnh, sứ giả, hạ lệnh, gửi

 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời của người kể và lời của nhân vật.

2. Đọc - hiểu

 Đọc thầm nhanh hơn lớp 2

 Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng.

 Hiểu nội dung câu truyện : câu truyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của một cậu bé.

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Nguyễn Đình Sứ - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 22 tháng 08 năm 2011 
Tiết 1 : Tập đọc 
CẬU BÉ THÔNG MINH
I - MỤC TIÊU: 
1. Đọc thành tiếng 
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: bình tĩnh, sứ giả, hạ lệnh, gửi
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời của người kể và lời của nhân vật.
2. Đọc - hiểu 
Đọc thầm nhanh hơn lớp 2
Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng..... 
Hiểu nội dung câu truyện : câu truyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của một cậu bé.
 3. Kể chuyện.
a) Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu truyện. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung của câu chuyện.
b) Biết tập trung theo dõi lời kể và nhận xét được lời kể của bạn.
II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong (TV3/1).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. MỞ ĐẦU (5 phút)
- G.viên giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn tập đọc của HKI lớp 3. 
- GV yêu cầu học sinh mở mục lục TV3/1 và đọc tên các chủ điểm của chương trình. 
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI(35 phút)
2.1. Giới thiệu bài : Giáo viên gới thiệu 
2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý thể hiện giọng đọc như đã nêu ở phần Mục tiêu. 
b) H.dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Theo dõi hs đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu hs mắc lỗi. Khi chỉnh sửa lỗi, gv đọc mẫu từ hs phát âm sai rồi yêu cầu hs đọc lại từ đó cho đúng. 
* Yêu cầu HS đọc đoạn 1,2 của bài.
- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc .
- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh. 
- Nơi nào thì được gọi là kinh đô ?
* Hướng dẫn hs đọc đoạn 2 tương tự như cách hướng dẫn đọc đoạn 1.
- Om sòm có nghĩa là gì ?
* Tiếp tục hướng dẫn HS đọc đoạn 3. 
- Sứ giả là người như thế nào ? à
- Thế nào là trọng thưởng ? à
* Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm 
- Chia thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu đọc từng đoạn theo nhóm.
* Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 3.
2.3 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ? 
- Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận được lệnh của nhà vua ?
- Vì sao họ lại lo sợ ?
- Cuộc gặp gỡ của cậu bé và Đức vua như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 .
- Cậu bé làm thế nào để gặp được nhà vua ?
+ Khi được gặp Đức Vua, cậu bé đã nói với ngài điều vô lý gì ?
+ Đức Vua đã nói gì khi nghe cậu bé nói điều vô lí ấy.
+ Cậu bé đã bình tĩnh đáp lại nhà vua như thế nào ?
- Như vậy từ việc nói với nhà vua điều vô lý là bố sinh em bé, cậu bé đã buộc nhà vua phải thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 .
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì?
- Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim không ?
- Vì sao cậu bé lại tâu Đức Vua làm một việc không thể làm được ?
- Sau hai lần thử tài, Đức Vua quyết định như thế nào ?
- Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục. 
2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài :
- Chia lớp thành các nhóm nho
- Cho một số nhóm hs thi đọc trước lớp.
Chú ý: Biết phân biệt lời người kể, các nhân vật khi đọc bài :
- Tuyên dương các nhóm đọc tốt. 
- Cả lớp đọc thầm, 1 Hs đọc thành tiếng tên các chủ điểm: Măng non, mái ấm, tới trường, cộng đồng, quê hương Bắc Trung Nam, Anh em một nhà, thành thị và nông thôn. 
+Học sinh chú ý lắng nghe.
- HS theo dõi GV đọc bài (tai nghe mắt theo dõi trong SGK ). 
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
- Sửa lỗi phát âm theo h.dẫn của giáo viên
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng.
- Tập ngắt giọng đúng khi đọc câu như :
Ngày xưa/ có một ông vua muốn tìm người tài giúp nước // Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong. 
 (bối rối, lúng túng). 
- Là nơi vua và triều đình đóng.
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng đoạn 1,2. Chú ý đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật như :
- Cậu bé kia, / sao dám đến đây làm ầm ĩ ?// (Đọc với giọng oai nghiêm )
- Muôn tâu đức vua // - cậu bé đáp -// bố con mới đẻ em bé,/ bắt con đi xin sữa cho em,// con không xin được, // liền bị đuổi đi,// (Đọc với giọng lễ phép bình tĩnh tự tin). 
- Om sòm nghĩa là ầm ĩ, gây náo động. 
- Lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3.
- Chú ý ngắt giọng đúng :
 Hôm sau/ nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ/ bảo cậu bé làm 3 mâm cỗ.// Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu/ nói 
- Sứ giả là người được vua phái đi giao thiệp với người khác, nước khác...
- Là tặng cho một phần thưởng lớn.
- Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm của mình, sau mỗi bạn đọc, các HS trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- HS cả lớp đọc đồng thanh.
Hs đọc thầm.
- Ra lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống.
- Lo sợ khi nhận được lệnh của nhà vua.
- Vì gà trống không thể đẻ được trứng mà nhà vua lại bắt nộp một con gà trống biết đẻ trứng. 
-Hs đọc.
- Đến trước cung vua và kêu khóc om sòm. 
- Bố của cậu bé mới đẻ em bé.
- Quát cậu bé và nói rằng bố cậu là đàn ông thì làm sao đẻ được em bé .
- Hỏi lại nhà Vua là tại sao ngài lại ra lệnh cho dân phải nộp một con gà trống biết đẻ 
- Hs đọc.
- Sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để sẻ thịt chim.
- Không thể rèn được.
- Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà Vua là làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ.
 - Trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để thành tài.
- Là người rất thông minh, tài trí.
Hoạt động theo nhóm 3 .
- Thực hành luyện đọc trong nhóm theo từng vai : người dẫn truyện, cậu bé, nhà vua.
- 3 đến 4 nhóm thi đọc. Lớp nhận xét. 
 Tiết 2 : Kể chuyện. 
 Cậu bé thông minh
 I. Mục tiêu: Đã nêu ở tiết 1
 Kể chuyện học sinh yếu kể 1 đoạn 
II. Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GIỚI THIỆU(5 phút)
- GV nêu nhiệm vụ của nội dung kể truyện trong lớp học: Dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh minh hoạ để kể lại từng đoạn truyện “Cậu bé thông minh” vừa được tìm hiểu.
- GV treo tranh minh hoạ của từng đoạn truyện như trong sách TV3/1 lên bảng.
2. Hoạt động 4: (25 phút)Hướng dẫn kể chuyện:
Hướng dẫn kể đoạn 1:
- Yêu cầu HS quan sát kĩ bức tranh 1 và hỏi : Quân lính đang làm gì ?
- Lệnh của Đức Vua là gì ?
- Dân làng có thái độ ra sao khi nhận được lệnh của Đức Vua ?
- Yêu cầu 1 HS kể lại nội dung của đoạn 1.
Đoạn 2
- Khi được gặp Vua, cậu bé đã nói gì, làm gì? 
- Thái độ của Đức Vua như thế nào khi nghe điều cậu bé nói.
Đoạn 3
- Lần thử tài thứ hai, Đức Vua yêu cầu cậu bé làm gì ?
- Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì ?
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện.
- Theo dõi và tuyên dương những HS kể chuyện tốt, có sáng tạo. 
- Hs theo dõi Sgk và tranh minh hoạ.
- HS lần lượt quan sát các tranh được giới thiệu trên bảng lớp (hoặc tranh trong SGK).
- Nhìn tranh trả lời câu hỏi :
+ Đang thông báo lệnh của Đức Vua.
+ Cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
+ Dân làng vô cùng lo sợ.
- Kể thành đoạn.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi để nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí: Kể có đúng nội dung? Nói đã thành câu chưa? Từ ngữ được dùng có phù hợp không? Kể có tự nhiên không? ...
- Cậu bé kêu khóc om sòm và nói rằng: Bố con mới sinh em bé, bắt con đi xin sữa. Con không xin được, liền bị đuổi đi.
- Giận dữ, quát cậu bé là láo và nói: Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được ?
- Cậu bé làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ.
- Về tâu với Đức Vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
- 3 HS kể nối tiếp nhau theo từng đoạn truyện. Cả lớp theo dõi nhận xét sau mỗi lần có HS kể.
HOẠT ĐỘNG 5: (5 phút) củng cố , dặn dò
- Hỏi : Em có suy nghĩ gì về Đức Vua trong câu chuyện vừa học.
- Dặn dò học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Tổng kết bài học, tuyên dương các em học tốt, động viên các em còn yếu cố gắng hơn, phê bình các em chưa chú ý trong giờ học 
- Đức Vua trong câu chuyện là một ông Vua tốt, biết trọng dụng người tài, nghĩ ra cách hay để tìm được người tài. 
=====================
Tiết 3 : Toán	
ĐỌC,VIẾT,SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
A. Mục tiêu: 
Giúp học sinh :ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
B. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định tổ chức: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
+ Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập .
3.Bài mới: (25 phút)
a.Hoạt động1:Giới thiệu bài:
+ Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số
b.Hoạt động2: Ôn tập về đọc , viết số::
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Cho 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
+ Nhận xét, chữa bài
c. Hoạt động 3: Ôn tập về thứ tự số
+ Yêu cầu học sinh cả lớp suy nghĩ và tự làm bài.
+ Nhận xét, chữa bài.
+ Tại sao lại điền 312 vào sau 311.
+Tại sao lại điền 398 vào sau 399?
d. Hoạt động 4: Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số
* Bài 3:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì.
.+ Tại sao điền được 303 < 330.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách so sánh các số có 3 chữ số cách so sánh các phép tính với nhau.
* Bài 4:
+ Yêu cầu học sinh đọc đề bài, sau đó đọc dãy số của bài
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào?
+ Vì sao nói 735 là số lớn nhất trong các số trên?
+ Số nào là số bé nhất trong các số trên? Vì sao?
+ Yêu cầu học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
* Bài 5:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài .
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Chữa bài, nhận xét và cho điểm.
4 Củng cố và dặn dò: (5 phút)
+ Cô vừa dạy bài gì?
+ Gọi học sinh nhắc lại những nội dung chính của bài.
+ Về nhà làm 1,2,3/3.
+ Nhận xét, tiết học.
+ Nghe giới thiệu.
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập 1.
+ Viết (theo mẫu)
+ Học sinh cả lớp làm vào vở.
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập 2.
+ Học sinh làm vào vở, 2 học sinh lên bảng làm.
+ Vì số đầu tiên là số 310, số thứ hai là 311, 311 là số liền sau của 310, 312 là số liền sau của 311.
+ Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp the ... rưởng nhận xét chunh tình hình của các hoạt động. 
+Về đạo đức , tác phong.
+ Học tập .
+ Nề nếp lớp .
- Hs lắng nghe
Hs lắng nghe và thực hiện 
- hs lớp thực hiện .
GIÁO ÁN BUỔI CHIỀU
Toán: 
Bài: ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN ,BẢNG CHIA
ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN
A. Mục tiêu : Giúp học sinh:
Củng cố các bảng nhân , bảng chia đã học.
Củng cố cách tính giá trị biểu thức, tính chu vi hình vuông và giải tóan.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GV
HS
1.Ổn định tổ chức: (2 Phút)
2.Bài mới: ( 25 Phút)
 * HĐ1:Ôn tập các bảng nhân , bảng chia :
- Gv theo dõi giúp đỡ những em chậm ,chưa thuộc .Tao điều kiện cho Hs đó thuộc bảng nhân ,chia đã học ở lớp 2 .
- Gv ghi nhanh đề 
- Gv ghi nhanh kết quả .
 * HĐ2: Tính giá trị biểu thức
+ Giáo viên viết lên bảng biểu thức 
 5 x 3 + 15 = ?
 4 x 7 -14 =
 3 x 6 + 8 =
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Hoạt động 3: giải toán 
* Bài 3:
- Gv Hd phân tích 
- Chữa bài , chấm điểm cho một số Hs.
*Bài 4 (Bài 3 SBTT trang 11)
- Gv Hd phân tích 
- Gv và Hs lớp nhận xét .
*Bài 5 (Bài 4 SBTT trang 11)
- Gv tổ chức cho Hs thi Giữa 3 tổ 
 * HĐ3: Cuûng coá vaø daën doø( 5 Phút)
+ Veà oân caùc baûng nhaân chia ñaõ hoïc .
+ Nhaän xeùt tieát hoïc.
- Hs kieåm tra nhoùm 2 baûng nhaân ,baûng chia 2;3;4;5
- Moät soá Hs trình baøy tröôùc lôùp .
- Hs suy nghó neâu nhanh keát quaû .
+ 3 hoïc sinh leân baûng laøm, caû lôùp laøm vaøo baûng .
+ 1 hoïc sinh ñoïc ñeà baøi toaùn trang 10 sbt
- Hs neâu caùch tính chu vi hình vuoâng .
- 1Hs toùm taét vaø giaûi treân baûng, Hs lôùp laøm vaøo vôû .
+ 1 hoïc sinh ñoïc ñeà baøi toaùn.
- Hs laøm theo nhoùm 2 
- 2 nhoùm laøm vaøo baûng phuï , trình baøy .
- Hs thöïc hieän thi theo hình thöùc noái tieáp ,nhoùm naøonoái nhanh vaø ñuùng thì thaéng cuoäc .
-----------------------------------------------------
Tập đọc:
ÔN TẬP 
I. Mục tiêu : 
 1. Đọc thành tiếng 
Biết phân biệt lời nhân vật, lời người dẫn chuyện, nhấn giọng đúng các từ gợi tả, gợi cảm trong bài Cậu bé thông minh
Đọc thuộc lòng bài Hai bàn tay em.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu nội dung của từng bài tập đọc đã học .
II. Đồ dùng dạy – học
- Sách giáo khoa 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
GV
HS
1. Ổn định tổ chức ( 2 Phút)
2. Dạy - học bài mới( 25 Phút)
* Giới thiệu bài 
- Giới thiệu chương trình học buổi chiều .
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Gv yêu cầu Hs khá đọc lần lượt từng bài .
- Gv chú ý theo dõi chỉnh sửa lỗi phát âm cho các em .
- Gv nhận xét tuyên dương nhóm đọc tốt .
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gv đưa ra một số câu hỏi đã học 
- Gv nhận xét , bổ sung .
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu các nhóm luyện đọc theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. 
* Bài Hai bàn tay emcũng thực hiện tương tự 
3.Củng cố dặn dò : ( 5 Phút)
- Gv hệ thống lại bài học ,Về nhà tiếp tục luyện đọc .
- Xem trước bài tuần sau .
- Nghe GV giới thiệu để chuẩn bị vào bài mới.
- 2 Hs khá đọc lần lượt 2 bài , Hs lớp chú ý lắng nghe .
- Hs lớp nối tiếp đọc theo đoạn của từng bài .
- Hs luyện đọc nhóm 
- Các nhóm thi đọc .
- Một số em đọc toàn bài .
- Các em suy nghĩ trả lời.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm bài Cậu bé thông minh.
- Hs đọc phân vai theo nhóm 4
- Hs thi đọc thuộc lòng bài thơ
----------------------------------------
Tập làm văn:
 Bài: ÔN TẬP VIẾT ĐƠN
I. Mục tiêu : 
Viết được đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh theo mẫu đơn đã học.
bước đầu tìm hiểu về đơn xin nghỉ học .
II. Đồ dùng dạy – học:
Giấy trắng kẻ ô li từng tờ rời để HS viết đơn.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
GV
HS
1.Ổn định tổ chức : ( 3 Phút)
2. Dạy - học bài mới( 25 Phút)
Giới thiệu bài- Gv ghi đề bài lên bảng 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết đơn
+ Nêu lại những nội dung chính của đơn.
+ HD HS đơn viết phải đúng mẫu cần thể hiện được những hiểu biết của em về Đội, tình cảm tha thiết của em muốn được vào Đội..
+ Gọi 1 số HS đọc đơn trước lớp, khi HS đọc GV chú ý chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Chấm điểm 1 số bài trước lớp 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về đơn xin nghỉ học 
- Đơn xin nghỉ học là gì ?
- Dựa vào trình tự của đơn xin vào đội em có thể nói về trình tự đơn xin nghỉ học .
- Gv nhận xét kết luận .
 3.Củng cố, dặn dò: ( 5 Phút)
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà tập viết đơn xin nghỉ học .
+ HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ cần nêu 1 nội dung của đơn:
+ Mở đầu viết tên Đội.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn ..
+ Viết đơn vào giấy .
+ Một số HS đọc đơn của mình trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Đơn dùng để trình bày nguyện vọng muốn nghỉ học của mình trước giáo viên chủ nhiệm của mình ù.
- Hs lần lượt nêu 
+ Mở đầu
+ Nội dung đơn
======================
Toán:
 Bài: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Củng cố biểu tượng về đường gấp khúc, hình vuông,hình chữ nhật, hình tam giác.
Thực hành tính độ dài đường gấp khúc.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GV
HS
1.Ổn định tổ chức ( 1 Phút)
2.Kiểm tra bài cũ: ( 4 Phút)
- Kiểm tra bài tập 1 trang 11
+ Nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới: ( 25 Phút)
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên nêu mục tiêu giờ học 
* Hoạt đông 2: Hướng dẫn ôn tập
Bài 1:
Cho hình vuông có cạnh 34 cm. Tính chu vi hình vuông.
Bài 2:
- Một hình chữ nhật có chiều dài 15 cm , chiều rộng 8 cm.Tính chu vi hình chữ nhật?
- Gv thu vở chấm nhận xét
Bài 3:
- Tìm số hình tam giác,tứ giác có trong hình vẽ
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình và hướng dẫn các em đánh số thứ tự cho từng hình 
- Gv nhận xét kết luận: Có 12 hình tam giác.
 Có 7 hình tứ giác.
 Bài 4:
- Dùng thước kẻ thêm 2 đoạn 
Thẳng để hình bên có 5 hình 
Vuông.
Củng cố, dặn dò: ( 5 Phút)
+ Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về các hình đã học, 
+ Nhận xét tiết học
+ 2 học sinh lên bảng
+ Nghe giới thiệu
+ 1 học sinh đọc đề toán.
+ 2 Hs nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
+ Hs làm vở nháp , 1 Hs lên bảng làm .
+ 1 học sinh đọc.
+ 2 Hs nhắc lại công thức tjnhs chu vi hình chữ nhật.
+ Học sinh làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng
+ 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.
.
- Hs thảo luận nhóm 2
- 2 nhóm kẻ vào bảng phụ, trình bày.
- Lớp nhận xét 
=======================
Toán :
 Bài: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
A. Mục tiêu : Giúp học sinh:
Củng cố kĩ năng giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
Giới thiệu bài toán về tìm phần hơn (phần kém)
A.Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
GV
HS
1.Ổn định tổ chức ( 3 Phút)
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 Phút)
Kiểm tra các bài tập 
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
3.Bài mới: ( 25 Phút)
 * Hoạt động 1:- Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng
 * Hoạt động 2:- Hướng dẫn ôn tập bài toán về nhiều hơn, ít hơn
 Bài 1: Một cửa hàng buổi sáng bán được 345 kg gạo , buổi chiều bán ít hơn 38 kg .Hỏi buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?
Bài 2: Đội một trồng được 354 cây, đội hai trồng nhiều hơn đội một 38 cây.
a. Đội hai trồng được bao nhiêu cây?
b. Cả hai đội trồng được bao nhiêu cây?
+ Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ rồi giải
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
 *Hoat động 3:- Giới thiệu bài toán tìm phần hơn 
Bài 3: Lớp 3B có 10 bạn nam,15 bạn nữ.
a. Hỏi lớp 3B có bao nhiêu bạn?
b. Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam bao nhiêu bạn?
Bài 4: SBT trang 16
+ Yêu cầu học sinh xác định dạng toán và giải .
- Gv thu vở chấm chữa bài .
 4.Củng cố, dặn dò( 5 Phút)
- Gv hệ thống lại bài dặn Hs về nhà làm lại bài 1;2 .
+ 3 học sinh lên bảng.
+ Nghe giới thiệu.
+ 1 học sinh đọc đề bài 
+ Học sinh giải vào vở, 1 Hs làm bảng lớp .
+ Học sinh đọc đề bài 
+ Bài toán thuộc dạng toán về ít hơn
- 2 Hs lên bảng ,lớp làm vào vở.
- Hs suy nghĩ trả lời
+ 2 học sinh lên bảng trình bày lời giải
Hs lớp nhận xét chữa bài
+ Gọi học sinh đọc bài toán theo tóm tắt
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.
Luyện từ và câu:
ÔN TẬP: KIỂU CÂU AI- LÀ GÌ ? DẤU CHẤM.
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập về kiểu câu: Ai (cái gì, con gì) – là gì?
- Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm
II. Đồ dùng dạy - học
Viết sẵn nội dung các bài tập trên bảng (hoặc giấy khổ to, bảng phụ).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 Phút)
- Gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới: ( 25 Phút)
- Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1- Gọi 1 hs đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và dùng bút chì gạch 1 gạc dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai ( Cái gì, con gì )? ”, gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ Là gì ”
- GV chữa bài và cho điểm các HS vừa lên bảng làm bài.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Chữa bài và tuyên dương HS làm bài đúng .
Bài 3:Điền dấu chấm vào chỗ thích hợp 
- Gv ghi đoạn văn lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn.
- Hướng dẫn: Dấu chấm được đặt ở cuối câu, mỗi câu cần nói trọn một ý
- Chữa bài và cho điểm HS.
 * Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò( 5 Phút)
- Yêu cầu những HS làm bài chưa đúng về nhà làm lại bài.
- Tổng kết giờ học
-Tìm các hình ảnh so sánh trong câu:
 Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Tìm các bộ phận của câu:
- Thiếu nhi là chủ nhân tương lai của đất nước.
- Chúng em là học sinh lớp 3B.
- Bạn Huyền là học sinh giỏi của lớp.
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. 
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 câu
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Đặt câu cho các bộ phận in đậm:
- Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên trở thành những người có íh cho xã hhội.
- Thiếu nhi là măng non của đất nước .
- Chích bông là bạn của bé Thơ.
- HS dưới lớp suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.
- 4 HS lên bảng làm bài. Lời giải đúng là: 
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn văn.
Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ,nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút những nụ mai không phô hồng mà ngờ xanh màu ngọc bích sắp nở, nụ mai mới phô vàng như lụa những cánh mai ánh lên một sắc vàng muốt, mượt mà một mùi hương thơm lựng như nếp hương phảng phất bay ra.
Hs làm theo nhóm 2
1 Hs lên bảng làm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.doc