Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Trần Thị Tuyết

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

CẬU BÉ THÔNG MINH

I. Yêu cầu cần đạt:

A. Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

B. Kể chuyện:

 Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

*KNS: Tư duy sáng tạo

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

 

doc 15 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ năm ngày 06 tháng 9 năm 2012
Tập đọc – Kể chuyện
Cậu bé thông minh
I. Yêu cầu cần đạt:
A. Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B. Kể chuyện:	
	Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
*KNS: Tư duy sáng tạo
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tập đọc
1. Mở đầu: 5’ 
 GV giới thiệu 8 chủ điểm của sách Tiếng việt 2, tập 1.
	GV yêu cầu cả lớp mở Mục lục sách. Một hoặc hai HS đọc tên 8 chủ điểm, GV kết hợp giải thích từng chủ điểm. 
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - 3’
HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK; GV giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc- 25’
a. GV đọc diễn cảm toàn bài – HS theo dõi.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài.
+ GV h/dẫn HS đọc đúng 1 số câu:
* Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?
* Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được! 
+ GV kết hợp giải nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài 
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc cá nhân, nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. 
Tiết 2
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.10’
- Một HS đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời các câu hỏi:
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
- Một HS đọc đoạn 2 – Cả lớp đọc thầm, trao đổi: 
+ Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
- HS đọc thầm đoạn 3.
+ Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì?
+ Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
- HS đọc thầm cả bài, TL nhóm và trả lời: Câu chuyện nói lên điều gì? 
Hoạt động 4: Luyện đọc lại.5’
- GV hướng dẫn HS đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, cậu bé, vua.
- HS đọc theo nhóm - Sau đó mời 2 nhóm HS thi theo cách phân vai.
- Một HS đọc cả bài.
Kể chuyện (18’)
Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ
Dựa theo 3 tranh minh hoạ nội dung 3 đoạn truyện, HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- HS quan sát 3 tranh minh hoạ trong SGK, nhẩm kể chuyện.
- Một HS khá kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1. 
- GV nhận xét, nhắc HS chú ý: Có thể kể theo 1 trong 3 cách:
	+ Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh hoạ.
	+ Cách 2: Kể có đầu có cuối nhưng không cần kỹ như văn bản.
	+ Cách 3: Kể sáng tạo.
- Mỗi nhóm 3 HS tập kể.
- Ba HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Hai HS kể lại toàn truyện.
3. Củng cố, dặn dò: 5’
- GV hỏi: Qua câu chuyện này, các em thích nhân vật nào? Vì sao? 
- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện.
Mĩ thuật
Cô Ngọc dạy
Toán
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Giúp HS: Biết cách đọc , viết , so sánh các số có ba chữ số.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
- Dành cho HS khá, giỏi: Dành cho HS khá, giỏi: Bài 5.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 5’
B. Bài mới: 28’
 Hoạt động 1: Ôn tập về đọc viết số.
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài, đọc mẫu.
- HS tự làm vào vở; sau đó GV gọi 1 số HS lên bảng làm bài.
Hoạt động 2: Ôn tập về thứ tự số.
Bài 2: - Gọi một số HS nêu yêu cầu bài.
- Hỏi: Số 311 hơn 310 mấy đơn vị? Tại sao lại điền 312 vào sau 311? 
- Tương tự HS điền dãy số tự nhiên liên tiếp.
Hoạt động 3: Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số.
Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
HS nêu cách làm và làm bài.
 VD: 303 516 ......
 -Với trường hợp có các phép tính thì khi điền dấu có thể làm:
 30 +100 < 131
 130
Bài 4: Tương tự HS làm vào vở rồi lên bảng chữa bài.
- HS chỉ ra được số lớn nhất là 735, số bé nhất là 142
Bài 5 (HS khá giỏi): Cho HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài.
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn: 162; 241; 425; 519; 537; 830
b.Theo thứ tự từ lớn đến bé: 830; 537; 519; 425; 241; 162
Chấm bài 
C. Cũng cố, dặn dò. 2’
 GV nhận xét bài làm của HS; Dặn dò
Thứ sáu ngày 07 tháng 9 năm 2012
Âm nhạc
Cô Loan dạy
Toán
Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số( không nhớ) và giải toán về nhiều hơn ,ít hơn.
- Các bài tập cần làm : Bài 1(cột a,c),2,3.
- Dành cho HS khá, giỏi: Bài 1(b). bài 5
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: 5’
2. Học sinh luyện tập: 25’
Hoạt động 1: Ôn tập về phép cộng và phép trừ( không nhớ) các số có 3 chữ số.
- Bài 1: Dành cho HS khá, giỏi bài b.
- Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính nhẩm ,yêu cầu HS tính nhẩm (cho HS tự đọc hoặc ghi ngay kết quả vào chỗ chấm)
 Ví dụ : 400 +300 =700.
 100+20+4 =124
Yêu cầu cả lớp làm vào vở. HS lần lượt nêu kết quả. 
- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài. Đặt tính rồi tính.
- yêu cầu HS tự đặt tính, rồi tính kết quả 
 352 + 416 732 – 511 418 + 201 395 - 44 
 (HS tự đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau )
Hoạt động 2: Ôn tập giải bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn. 
- Bài 3: - Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS ôn lại cách giải bài toán về ít hơn
Giải: Số HS khối 2 là: 
 245 - 32 = 213 ( học sinh)
 Đáp số: 213 học sinh
- Bài 4: giảm tải
- Bài 5: HSKG-Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS lập được các phép tính đúng :
 315 + 40 = 355 40 + 315 = 355 355 - 40 = 315 355 - 315 = 40 
 3. Củng cố -dặn dò : 5’ 
- HS nhắc lại nội dung đã ôn tập. GV nhận xét tiết học, dặn về nhà.
 Tập đọc
Hai bàn tay em
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ.
- Hiểu nội dung bài: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 – 3 khổ thơ trong bài) 
- Dành cho HS khá, giỏi: Học sinh khá ,giỏi thuộc cả bài thơ.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
 3HS tiếp nhau đọc 3 đoạn của câu chuyện Cậu bé thông minh.
 GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 30’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng tình cảm).
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp. GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng. GV giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài.
- Đọc từng khổ thơ theo nhóm: Từng cặp HS đọc bài thơ, GV theo dõi.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: 
+ Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
+ Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
+ Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ.
- Hướng dẫn HS học thuộc bài thơ: Đọc đồng thanh ,xoá dần các từ, cụm từ...
 - HS thi đọc thuộc lòng bài thơ với hình thức nâng cao dần.
 + Hai tổ thi đọc tiếp sức.
 + Thi đọc bài thơ theo hình thức hái hoa.
 + Gọi một số HS khá, giỏi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
 - Giáo viên nhận xét cho điểm.
C. Củng cố , dặn dò. 5’
GV nhận xét tiết học; Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
Tự nhiên và xã hội
Hoạt Động thở và cơ quan hô hấp
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
	- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
	- HS khá giỏi: Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục; Nếu bị ngừng thở từ 3 – 4 phút người ta có thể bị chết.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu 15’
 - GV nêu yêu cầu của hoạt động: Quan sát và nhận xét về cử động hô hấp.
 Trò chơi :"Bịt mũi nín thở" 
 - HS nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi thở ra hít vào.
 - HS thực hành và nêu ích lợi của việc thở sâu?
 - GV kết luận. 
 Hoạt động 2: Làm việc với SGK.15’
	- HS làm việc theo cặp: hỏi - đáp
 + Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp?
 + Bạn hãy chỉ đường của không khí?
 - Gọi hai cặp lên thực hành chỉ.
 + Đố bạn biết mũi dùng để làm gì?
 + Đố bạn khí quản, phế quản có chức năng gì? Phổi làm nhiệm vụ gì?
 - Gọi từng cặp chỉ trên sơ đồ.
	- GV giúp HS hiểu cơ quan hô hấp là gì và chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp.
 Hoạt động 3: Củng cố.5’
 - Cho HS liên hệ thực tế hằng ngày, TL câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu có dị vật làm tắc đường thở?
	- Dặn HS về cần biết giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
Chính tả
Tập chép: Cậu bé thông minh
I. Yêu cầu cần đạt:
- Chép chính xác và trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng các bài tập (2) a/b; điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng (BT3). 
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: 3’
 GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học Chính tả.
B. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 2’
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả.20’
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
	- GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó 1 HS đọc lại.
	- Hướng dẫn HS nhận xét: 
	+ Đoạn này chép từ bài nào? Tên bài viết ở vị trí nào?
+ Đoạn chép có mấy câu? Cuối mỗi câu có dấu gì? Chữ đầu câu viết như thế nào?
- HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. HS chép bài vào vở: GV theo dõi, uốn nắn.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở, chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.8’
Bài tập (2) – lựa chọn: Điền vào chỗ trống l/n hoặc an/ang
	GV chọn cho HS làm bài 2b (HS khá giỏi làm cả bài): Cho HS nêu Y/C của bài; HS làm bài vào bảng con rồi chữa bài.
a) hạ lệnh nộp bài hôm nọ.
b) đàng hoàng đàn ông sáng loáng
Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài (Điền chữ và tên chữ còn thiếu).
	- HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh rồi đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	- Một số HS đọc lại bài tập, sau đó luyện đọc thuộc.
C: Củng cố, dặ ...  chử V,D 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết tên riêng : 1 dòng.
 + Viết câu tục ngữ : 1 lần 
- HS viết bài vào vỡ, GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
Hoạt động 4: Chấm, chữa bài
	GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.
C. Củng cố , dặn dò. 5’
	Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp; học thuộc lòng câu ứng dụng.
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012
Thủ công
Cô Ngọc dạy
 Toán (soạn tay)
Cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần)
Đạo đức
Kính yêu Bác Hồ (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết công lao to lớn của Bác Hồ với đất nước, với dân tộc.
	- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
	- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng.
	- HS khá giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
II. Tài liệu và phương tiện: VBT Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Cả lớp hát bài hát về Bác Hồ. 5’
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. 10’
 Mục tiêu: Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước dân tộc. 
- HS quan sát các bức ảnh,tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.
- GV giao nhiệm vụ quan sát tranh, tìm hiểu nội dung.
- HS thảo luận nhóm 4 về nội dung:
	+ Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Bác quê ở đâu?
	+ Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
	+ Tình cảm giữa Bác và các cháu Thiếu nhi như thế nào?
	+ Bác đã có công lao to lớn như thế nào đối với dân tộc, đất nước ta?
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV kết luận về nội dung.
Hoạt động 3: Kể chuyện Các cháu vào đây với Bác. 10’
Mục tiêu: Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. 
	- GV kể chuyện
	- HS thảo luận : Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào? Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
	- Đại diện một số em trình bày, các em khác góp ý kiến bổ sung.
	- GV kết luận: 
Hoạt động 4: Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. 8’
	- Mỗi HS đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng; GV ghi lên bảng.
	- HS thảo luận, ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều rồi trình bày trước lớp, cả lớp trao đổi, bổ sung. GV củng cố lại nội dung.
Hướng dẫn thực hành: 2’
	Ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Chính tả
Nghe – viết: Chơi chuyền
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống (BT2).
- Làm đúng BT (3) a/b.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
GV đọc cho HS viết các từ ngữ: lo sợ, rèn luyện, siêng năng, làn gió, đàng hoàng
B. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe - viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn thơ, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nhận xét: 
+ Khổ thơ 1, 2 nói điều gì?
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ? Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
+ Những câu thơ nào trong bài đặt trong ngoặc kép? Vì sao?
	- HS viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài (Điền vào chỗ trống ao hay oao).
- HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 1 số HS nêu kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi một số HS đọc lại bài theo lời giải đúng, GV sửa lỗi phát âm cho HS. Cả lớp chữa bài vào VBT.
Bài tập (3) - lựa chọn: GV cho HS làm bài 3a; HS khá, giỏi làm thêm bài 3b.
- Mời 3 nhóm (mỗi nhóm 3 em) tiếp nối nhau điền vào 3 chỗ trống trên băng giấy, sau đó đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
	GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Nhắc nhở HS ghi nhớ chính tả.
Toán
Cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
- Tính được độ dài đường gấp khúc.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 435 + 127 ; 256 + 162: 7’
- GV nêu phép tính, HS đọc lại phép tính.
+ Đây là phép cộng số có mấy chữ số?
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính - GV ghi bảng.
- Gọi 1 vài HS nhắc lại cách thực hiện từng phép tính.
Hoạt động 2: Thực hành.28’
Bài 1 (cột 1, 2, 3): Gọi HS nêu yêu cầu và 1 phép tính.
- Gọi 1 HS thực hiện phép cộng có nhớ sang hàng chục.
- Các HS khác tự làm bài, sau đó chữa bài làm ở trên bảng. Khi chữa bài, cho HS nêu lại cách thực hiện từng phép tính cộng có nhớ.
- Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính.
 256 417 555 146 227
 + 125 + 168 + 209 + 214 + 337
 - HS nêu miệng kết quả tính - GV ghi bảng (củng cố có nhớ sang hàng chục )
 - Bài 2 : Dành cho HS khá, giỏi ( cột 4,5).
 - Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính.
 256 452 166 372 465
 + 182 + 361 + 283 + 136 + 172
 - Gọi 2 HS lên bảng làm rồi tính kết quả (củng cố có nhớ sang hàng trăm )
 - Bài 3 : Dành cho HS khá, giỏi(cột b).
- Cho HS đọc yêu cầu bài . Đặt tính rồi tính.
 a) 235 + 417 b) 333 + 47
 256 + 70 60 + 360
- 2 HS lên chữa bài. Cả lớp làm vào vở nháp.
 (lưu ý trường hợp 256+70 và 60+360 khi đặt tính )
 - Bài 4 : củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc. 
 Giải
 Độ dài đường gấp khúc ABCD là.
 126 + 137 = 263(cm)
 Đáp số: 263 cm.
 - Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi.
- Cho HS đọc yêu cầu bài . Số?
- Hướng dẫn HS làm bài , giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Chấm bài – Nhận xét , dặn dò.5’
	- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
- Dặn HS về ôn lại cách cộng số có 3 chữ số.
Thứ sáu ngày 27 tháng 8 năm 2010
Tập làm văn
Nói về Đội TNTP. Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1).
- Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2). 
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: GV nêu YC và cách học tiết Tập làm văn.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1:
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp quan đọc thầm theo.
- GV: Nói về tổ chức Đội TNTP.. Sau đó, dừng lại hỏi HS:
+ Đội thành lập ngày nào? ở đâu?
+ Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
+ Đội được mang tên Bác Hồ khi nào?
Bài tập 2:
- Một HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp quan đọc thầm theo.
- GV nêu mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. 
- HS làm vào VBT; Sau đó GV mời 2 - 3 HS đọc bài viết.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS tự làm bài vào VBT rồi chữa bài ở trên bảng để HS vừa nói vừa viết và củng cố cách thực hiện phép tính: 85 
 + 
 72 * 5 cộng 2 bằng 7,viết 7. 
 ____ * 8 cộng 7 bằng 15, viết 15. 
 157 
Bài 2: - HS tự đặt tính rồi tính vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV chữa bài: Gọi 1 số HS nêu cách thực hiện phép tính.
Bài 3: - HS đọc bài toán, có thể cho HS nêu thành bài toán rồi giải.
	- GV cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải rồi trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý.
Bài giải
Số lít dầu ở cả hai thùng là:
125 + 135 = 260 (l)
 Đáp số:260 lít dầu.
Bài 4: Yêu cầu HS tính nhẩm rồi điền ngay kết quả.
Bài 5 (Dành cho HS khá giỏi): Cho HS tự vẽ hình theo mẫu, rồi chữa bài trên bảng lớp.
Hoạt động 2: Chấm bài - Củng cố, dặn dò
GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện cộng, trừ cho thành thạo.
Tự nhiên và xã hội
Nên thở như thế nào?
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
	- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ có hại cho sức khoẻ.
	- HS khá giỏi: Biết được khi hít vào, khí ô - xy có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể; khi thở ra, khí các – bô - níc có trong máu được thải ra ngoài qua phổi.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK; gương soi nhỏ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
	- GV hướng dẫn HS lấy gương ra soi và quan sát phía trong lỗ mũi của mình và thảo luận:
	+ Các em nhìn thấy gì trong mũi?
	+ Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi?
	+ Hằng ngày, dùng khăn sạch lau trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
	+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
	- HS đại diện các nhóm trình bày.
	- GV giải thích thêm và kết luận. 
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
	- HS làm việc theo cặp: hỏi đáp
	+ Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tranh nào thể hiện không khí trong lành?
	+ Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào? 
	+ Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói, bụi?
	- Gọi một số HS lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
	- GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ và trả lời:
	+ Thở không khí trong lành có lợi gì?
	+ Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì?
	- GV kết luận.
Hoạt động 3: Củng cố.
	Cho HS liên hệ thực tế. Dặn HS về cần biết giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm cuối tuần
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp trên lớp, việc chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập của HS.
- Nêu kế hoạch tuần tới.
II. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
1. Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt:
	- Tự nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn, của cả lớp.
- Từng HS tự kiểm điểm trước lớp.
2. GV nhận xét nề nếp học tập và sinh hoạt trong tuần. Nhắc nhở HS cần chú ý khắc phục những tồn tại đã mắc phải. 
- Tổ chức bình bầu - xếp loại HS.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
 	- Phổ biến kế hoạch tuần tới: Tích cực học bài và làm bài. Cần phát huy những mặt tốt, khắc phục những khuyết điểm đã nêu. Cả lớp cần chú ý chuẩn bị bài đầy đủ, rèn chữ viết nhiều hơn.
- Phát động thi đua giữa các tổ.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_1_tran_thi_tuyet.doc