TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN:
CẬU BÉ THÔNG MINH
I Mục tiêu
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- HS hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. CHUẨN BỊ
GV: tranh minh hoạ, bảng phụ
HS:SGK, tìm hiểu nội dung bài trước ở nhà.
Lịch Báo Giảng Tuần 1 Thứ ngày Tiết Môn học Tên bài dạy 2-16/8/2010 1 2 3 4 Chào cờ Tập đoc. Kể chuyện. Toán Chào cờ đầu tuần. Câu bé thông minh. Cậu bé thông minh. Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. 3-17/8/2010 1 2 3 TN-XH Toán Chính tả Hoạt động thở và cơ quan hô hấp. Cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ). Tập chép: Cậu bé thông minh. 4-18/8/2010 1 2 3 Tập đọc Toán Tập viết Hai bàn tay em. Luyện tập. Ôn chữ hoa A. . 5-19/8/2010 2 3 Toán Luyện từ - câu. Công trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần). Ôn từ chỉ sư vật –so sánh. 6-20/8/2010 1 2 3 4 Chính tả. Toán Tự nhiên và XH Tập làm văn Nghe viết: Chơi chuyền. Luyện tập. Nên thở như thế nào? .Nói về đội thiếu niên tiền phong HCM Thứ hai, ngày 16 tháng 8 năm 2010 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: CẬU BÉ THÔNG MINH I Mục tiêu - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - HS hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé. - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. II. CHUẨN BỊ GV: tranh minh hoạ, bảng phụ HS:SGK, tìm hiểu nội dung bài trước ở nhà. III . Các hoạt động dạy học: Khởi động: Hát (1’) Bài cũ: (4’) Kiểm tra SGK/ TV1. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) - Yêu cầu HS đọc chủ đề- GV nói qua về chủ đề và giới thiệu bài. IV. Phát triển các hoạt động: (62’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HĐ1: luyện đọc (20’) * Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài * Phương pháp : trực quan , hỏi đáp , thực hành. - GV đọc mẫu cả bài Treo tranh , tóm tắt nội dung bài Gv hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghiã từ Yêu cầu HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu *(Lưu ý đọc câu đối thoại phải đọc hết) Luyện đọc : om sòm Cho HS đọc từng đoạn trước lớp. Mỗi em đọc 1 đoạn trước lớp @Đoạn 1 Giảng từ: kinh đô GV treo bảng câu văn dài : “ngày xưachịu tội” và hướng dẫn đọc ngắt nghỉ hơi. GV chốt và chuyển ý @Đoạn 2 Giảng từ : om sòm GV treo bảng câu nói của nhà vua và hướng dẫn HS cách thể hiện giọng đọc GV chốt và chuyển ý @Đoạn 3 Trọng thưởng là gì ? GV treo bảng câu văn dài : “xin ông thịt chim” và hướng dẫn đọc ngắt nghỉ hơi. GV chốt và chuyển ý *(Lưu ý: HS từng nhóm tập đọc: em này đọc, em khác nghe, góp ý.) GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. GV gọi HS đọc cá nhân GV chốt và chuyển ý HĐ2: tìm hiểu bài (10’) * Mục tiêu: giúp HS hiểu nội dung, ý nghiã câu chuyện * Phương pháp : đàm thoại, thảo luận, trắc nghiệm GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1. Hỏi: Câu 1: nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?. Câu 2: vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của vua ? Câu 3: cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí ?. **YC: Thảo luận nhóm Câu 4: trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ? GV đưa ra 3 câu đáp án và yêu cầu HS trả lời Đ – S 1 con chim làm 3 mâm cỗ. 1 cây kim thành con dao. 1 con dao thành cây kim. Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?. Qua câu chuyện này nói lên điều gì ? GV nhận xét, chuyển ý HĐ3: luyện đọc lại (8’) * Mục tiêu: củng cố về luyện đọc * Phương pháp : thực hành.**(HSKG đọc theo vai) GV chọn đoạn 2 – GV đọc mẫu đoạn 2 Tổ chức cho HS chia nhóm 3 qua trò chơi kết bạn. Lưu ý cách đọc theo lời nhân vật GV nhận xét HĐ4: kể chuyện (20’) * Mục tiêu: giúp HS kể lại câu chuyện * Phương pháp :quan sát, động não, kể chuyện. GV đính lên bảng 3 bức tranh (SGK) không theo thứ tự của truyện và cho HS chơi trò chơi xếp tranh theo đúng thứ tự với từng đoạn của bài. Cho HS quan sát lại 3 bức tranh đã theo thứ tự và tự nhẩm kể chuyện Cho HS lên kể lại từng đoạn theo tranh. *Lưu ý: nếu HS kể lúng túng, GV có thể nêu câu hỏi gợi ý để giúp HS kể được dễ dàng hơn. ** HSKG kể lại cả câu chuyện- Có lời nhân vật GV nhận xét HĐ 5 : Củng cố (4’) Trong câu chuyện, em thích nhất nhân vật nào ? . Vì sao ? Đặt tên khác cho câu chuyện Cho 3 HS lên đọc lại toàn bài theo vai. Giáo dục, tuyên dương. HS mở SGK/4 HS đọc nối tiếp từng câu cho hết lớp. Cả lớp đọc, 2 HS đọc lại Mỗi em đọc 1 đoạn trước lớp nối tiếp nhau 1 HS đọc HS nêu nghiã từ SGK Lớp lấy bút chì ra vạch theo hướng dẫn 2 – 3 HS luyện đọc câu dài 2 – 3 HS đọc đoạn 1 1 HS đọc đoạn 2 HS nêu nghiã từ SGK 2 – 3 HS luyện đọc câu nói nhà vua 2 – 3 HS đọc đoạn 2 1 HS đọc đoạn 3 HS nêu nghiã từ 2 – 3 HS luyện đọc câu văn dài 1 – 2 HS đọc đoạn 3 HS chơi trò chơi kết bạn để chia nhóm.kết 2 HS tự phân chia và đọc nhỏ trong nhóm 1 HS đọc đoạn 1 1 HS đọc đoạn 2 Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3 HS đọc thầm đoạn 1 Mỗi làng nộp 1 con gà trống đẻ trứng. Vì gà trống không thể đẻ trứng được. HS đọc thầm đoạn 2 HS thảo luận nhóm – đại diện 1 – 2 nhóm trình bày : Bố đẻ em bé Nhận xét HS đọc thầm đoạn 3 HS lựa chọn và giơ bảng Đ – S. HS giải thích lí do chọn HS nêu miệng Ca ngợi tài trí của cậu bé HS tự phân vai trong nhóm để luyện đọc đoạn 2 Từng nhóm thi đua nhau đọc để lựa ra nhóm đọc hay – cứ 2 nhóm thi với nhau Lớp nhận xét và chọn ra nhóm đọc hay nhất 1 – HS đọc lai HS quan sát và sắp xếp lại HS tự kể nhẩm. 3 – 4 HS kể từng đoạn trước lớp. Lớp nhận xét: nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện khi kể của bạn 1-2 HSKG kể lại toàn chuyện có lời nhân vật HS nêu ý kiến HS nêu 3 HS đọc theo vai. Nhận xét 5 . Tổng kết : ( 2 ‘) HS đọc lại bài nhiều lần và tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài : hai bàn tay em. Nhận xét tiết học . TOÁN ĐỌC, VIẾT SO SÁNH SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU Kiến thức: Biết cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh số có 3 chữ số. Thái độ: ham thích học toán. II. CHUẨN BỊ GV: bảng phụ, 5 bông hoa có ghi số. HS: bảng con, xem trước bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG A. Bài cũ: (4’) Kiểm tra SGK và ĐDHT - Nhận xét B . Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) GV giới thiệu, ghi tựa. C . Phát triển các hoạt động: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HĐ1:ôn tập, củng cố kiến thức (5’) * MT: nhớ lại và nắm được cách đọc, viết số có chữ số. * PP : trực quan, hỏi đáp GV đưa ra số: 180. Yêu cầu HS xác định những chữ số nào thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. Mời 1 HS đọc số : 180 Tương tự: 909 GV lưu ý cách đọc chữ số 0 ở hàng chục. Cho HS viết bảng con: Đọc số và ghi vào bảng con: 180. Viết số và ghi vào bảng con: chín trăm linh chín, bốn trăm. HĐ2:luyện tập (20’) * MT: biết đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. * PP: thực hành, hỏi đáp. Bài 1: viết (theo mẫu) GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập1 Gọi HS lên bảng làm. GV cho HS nêu cách đọc khác của các số: 404, 505, GV chốt, chuyển ý. Bài 2: viết số thích hợp vào chỗ trống -GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập GV hướng dẫn HS viết số dựa trên trò chơi: tìm số nhà. -GV cho HS nhận xét về số nhà đứng sau so với số nhà đứng liền trước nó và ngược lại. Bài 3: Mời HSTB-Y lên bảng điền dấu >,<,= vào chỗ chấm 404440 200 + 5250 765756 440 - 40399 899900 500 + 50 + 5555 Yêu cầu HS giải thích cách so sánh ? Bài 4:Yêu cầu cả lớp làm vào vở. khoanh tròn số lớn nhất, bé nhất 375; 421; 573; 241; 735; 142. Chấm chữa bài Yêu cầu HS giải thích cách chọn. HĐ3 : củng cố ( 3’) Nhắc lại nội dung bài học Hàng đơn vị là 0, hàng chục là 8, hàng trăm là 1. Một trăm tám mươi. Hàng đơn vị là 9, hàng chục là 0, hàng trăm là 9. Chín trăm linh chín. Một trăm tám mươi 909 ; 400 1 HS đọc yêu cầu Viết số: 760,115,324,999 Đọc số: bốn trăm linh bốn, bảy trăm bảy mươi bảy, sáu trăm mười lăm, năm trăm lẻ năm, chín trăm, tám trăm ba mươi tư. 1 HS đọc yêu cầu 420, 421, 422, 423, 424, 425, 426, 427, 428, 429. 500, 499, 498, 497, 496, 495, 494, 493, 492, 491. Hơn 1 đơn vị Kém 1 đơn vị Dãy số tăng liên tiếp từ 420 đến 429 Dãy số giảm liên tiếp từ 500 đến 491. 1 HS đọc yêu cầu 404 < 440 200 + 5 < 250 765 > 756 440 – 40 > 399 899 < 900 500 + 50 + 5 = 555 So sánh 2 số có 3 chữ số phải so sánh từ hàng cao nhất: hàng trăm -> hàng chục -> hàng đơn vị. Nếu 1 bên có phép tính ta phải tính kết qủa của chúng rồi mới so sánh 1 HS đọc yêu cầu HS làm bài vào vở. IV . Tổng kết : 2’ - Làm các bài còn lại vào buổi chiều. - Chuẩn bị :cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) - GV nhận xét tiết học . ___________________________________________ Thứ ba, ngày 17 tháng 8 năm 2010 TỰ NHIÊN XÃ HỘI: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP MỤC TIÊU Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. Chỉ đúng vị trí của cơ quan hô hấp trên hình vẽ. 2. CHUẨN BỊ GV: Tranh các hình trong SGK trang 4, 5. HS: SGK. 3. CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Khởi động: (1’) Bài cũ: (4’) GV kiểm tra SGK và dụng cụ học tập. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) GV giới thiệu, ghi tựa –1 HS nhắc lại. Phát triển các hoạt động: (24’) HĐ1:Thực hành cách thở sâu. (10’) * MT: giúp HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức. G ... ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN – ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH A. MỤC TIÊU: Kiến thức:Giúp HS hiểu biết về đội TNTPHCM và trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTPHCM. Điền đúng nội dung mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách. Kĩ năng: rèn kĩ năng nói và kĩ năng viết cho HS Thái độ: giáo dục HS có ý thức phấn đấu trở thành đội viên tốt. B. CHUẨN BỊ: GV: huy hiệu đội, khăn quàng,mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. HS:phiếu học tập, bảng con. C. CÁC HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra SGK/ TV1. GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Phát triển các hoạt động: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HĐ1: nói về đội TNTP (15’) * MT: HS biết nói về Đội theo sự hiểu biết của mình * PP : đàm thoại, động não, thảo luận. GV gắn gợi ý lên bảng: A/Đội thành lập ngày nào ? B/Những đội viên đầu tiên của đội là ai ? Yêu cầu thảo luận nhóm đôi Yêu cầu trình bày. C/Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào ? GV đưa ra một số đáp án: 15/5/1941 15/5/1951 30/1/1970 GV chốt và mở rộng: Đội được thành lập tại Pắc Pó , Cao Bằng. Tên gọi đầu là Đội nhi đồng cứu quốc GV giới thiệu : huy hiệu đội,khăn quàng đỏ, bài hát về đội (Đội ca – tác giả: Phong Nhã) Giáo dục: để xứng đáng là 1 đội viên em phải làm gì HĐ2: điền vào giấy tờ in sẵn (10’) * MT: HS biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách * PP : giảng giải,đàm thoại, thực hành. GV đưa ra mẫu đơn và yêu cầu HSD tìm hiểu các phần của mẫu đơn. giới thiệu cho HS mẫu đơn gồm các phần: Quốc hiệu và tiêu ngữ ( Cộng hoà) Điạ điểm, ngày, tháng, năm viết đơn Tên đơn Điạ chỉ gửi đơn Họ, tên, ngày sinh, điạ chỉ, lớp, trường của người viết đơn . Nguyện vọng và lời hứa Người viết đơn, viết tên và ghi rõ họ và tên cuối lá đơn. GV chốt & liên hệ: Từ nay khi viết bất cứ 1 loại đơn nào thì phần quốc hiệu và tiêu ngữ của đơn bắt buộc phải có, còn nội dung của đơn thì tùy theo từng loại đơn. Có những phần phải viết theo mẫu, có những phần không phải viết theo mẫu đó là nguyện vọng và lời hứa của mình nhưng ở đơn này các em phải viết theo mẫu. HĐ3:củng cố (3’) Cho vài HS nhắc lại hiểu biết về đội TNTPHCM. 1 số lưu ý khi viết đơn. Tuyên dương HS đọc lại câu hỏi gợi ý HS nêu miệng ; Đội thành lập ngày 15 – 5- 1941 HS thảo luận nhóm đôi – đại diện nhóm trình bày Có 5 đội viên:Nông Văn Dền(bí danh Kim Đồng),Nông Văn Thàn (bí danh Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (bí danh Thanh Minh), Lý Thị Mì (bí danh Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (bí danh Thanh Thuỷ) 3- 4 HS nhắc lại HS giơ bảng Đ,S Đ S S HS lắng nghe Học giỏi, thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy 1 HS đọc yêu cầu. HS tìm hiểu các phần của mẫu đơn. HS trình bày. HS làm bài 2 – 3 HS đọc lại bài viết Nhận xét HS nêu miệng Nhận xét TOÁN: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Kiến thức:Củng cố cho HS cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm) Kĩ năng:Rèn cho HS kĩ năng đặt tính và tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm) 1 cách thành thạo, nhanh nhẹn, chính xác. Thái độ: Ham thích học toán. II.CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ. HS: bảng con. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Bài cũ: luyện tập (3’) Giáo viên kiểm tra 02 học sinh. Yêu cầu : tìm x X – 125 = 344 X + 125 = 266 Nhận xét, ghi điểm. 2.Phát triển các hoạt động : ( 30 ‘ ) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 : Ôn cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (12’) * Bài 1 : tính ( 4 HSY hơn lên bảng- còn cả lớp chỉ ghi kết quả vào bảng con) 209 + 44 645 + 302 726 + 140 58 + 91 Gọi 1-2 em trình bày cách tính. * Bài 2 : đặt tính và tính. Mời HSY-TB lên bảng, dưới lớp làm bảng con. 637 + 215 372 + 184 85 + 96 76 + 108 GV sửa bài cho HS sai . 1 HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính. Tuyên dương Hoạt động 2: ôn giải toán và tính nhẩm (14’) HSK-G từ tóm tắt đọc thành đề toán. * Bài 3 : giải toán theo tóm tắt Buổi sáng bán : 315 l xăng Buổi chiều bán: 485 l xăng Cả 2 buổi bán : ? l xăng Đề bài cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? HS giải vào bảng nhóm. GV sửa bài cho HS sai Tuyên dương. * Bài 4 : tính nhẩm Yêu cầu HS nhẩm nối tiếp. a/ 810 + 50 = .. b/ 600 + 60 = .. 350 + 250 = .. 105 + 15 = .. 550 - 500 = .. 245 - 45 = .. c/ 200 - 100 = .. 250 - 50 = .. 333 - 222 = .. Nhận xét. -1 HS đọc yêu cầu. 4 HS lên bảng.Dưới lớùp ghi kết quả vào bảng con. Lớp làm bài 209 + 44 253 58 + 91 149 645 + 302 947 726 + 140 866 1 HS đọc yêu cầu HS làm bảng lớp, bảng con. Lớp nhận xét kết quả 85 + 96 181 76 + 108 184 372 + 184 556 637 + 215 852 1 HS đọc yêu cầu. Đọc đề toán. HSK giải vào bảng nhóm. Giải Số lít xăng cả 2 buổi bán: 315 + 485 = 800 ( l ) Đáp số: 840 l xăng. 1 HS đọc yêu cầu. HS nhẩm nối tiếp. Nhận xét 4.Tổng kết (1’) Làm các bài còn lại vào buổi chiều. Chuẩn bị: trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần) Nhận xét tiết học. CHÍNH TẢ CHƠI CHUYỀN A. MỤC TIÊU: Nghe – Viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng hình thức bài thơ. Điền đúng các vần ao/ oao vào chỗ trống (bài tập2) Làm đúng bài tập (3) a/b B. CHUẨN BỊ GV: bảng phụ, SGK HS: bảng con C. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Bài cũ: (4’) 2 HS : đọc thuộc thứ tự 10 tên chữ đã học ở tiết trước: a,á,ớ,bê,xê,xê hát, dê,đê,e,ê. Nhận xét, ghi điểm 2. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) GV giới thiệu, ghi tựa. 3. Phát triển các hoạt động: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HĐ1: hướng dẫn HS nghe - viết(20’) * MT: giúp HS nghe,viết chính xác bài thơ :chơi chuyền GV đọc 1 lần bài thơ. Khổ thơ 1 nói điều gì ? Khổ thơ 2 nói điều gì ? Mỗi dòng thơ có mấy chữ ? Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ? Những câu thơ nào trong bài đặt trong ngoặc kép ?. Vì sao ? Nên viết từ ô nào trong vở ? GVHD HS nêu từ khó viết - Nhắc tư thế ngồi viết GV đọc bài cho HS viết Chấm, chữa bài GV chấm khoảng từ 5 đến 7 bài HĐ2: hướng dẫn HS làm bài tập (5’) * MT: giúp HS phân biệt và điền đúng các vần: ao,oao. Bài 2: GV treo bảng phụ GV cùng cả lớp nhận xét : ai đúng , điền nhanh , phát âm đúng ? * Bài tập 3a/ lành, nổi, liềm GV sửa lại cho đúng HĐ3 : Củng cố : (3’) Nhắc nhở HS về tư thế viết ; chữ viết ; cách giữ gìn sách vở . Chuẩn bị : Ai có lỗi. GV nhận xét tiết học 1HS đọc lại, lớp đọc thầm Tả các bạn đang chơi chuyền. Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, 3 chữ Viết hoa Vì là câu các bạn nói khi chơi trò chơi này Lùi 4 ô rồi viết. HS nêu và phân tích từ khó viết HS viết bảng con :chuyền, mềm mại, dây chuyền, dẻo dai HS nêu miệng tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở HS viết bài vào vở HS tự chữa lỗi bằng bút chì Nhận xét * PP : gợi mở, thực hành , động não . * HT: Lớp HS nêu yêu cầu Lớp làm bài HS thi đua điền vần nhanh. Nhận xét HS nêu yêu cầu Lớp làm bảng con Nhận xét TỰ NHIÊN XÃ HỘI NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO ? A. Mục tiêu: HS hiểu được nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.., hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh. - Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ có hại cho sức khoẻ. B. Chuẩn bị: GV: các hình trong SGK trang 6, 7 HS: SGK, gương soi nhỏ. C. các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Bài cũ :hoạt động thở và cơ quan hô hấp (4’) Kể tên các cơ quan hô hấp ? Nêu nhiệm vụ của cơ quan hô hấp ? Nhận xét, ghi điểm. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) GV giới thiệu, ghi tựa –1 HS nhắc lại. 3. Phát triển các hoạt động: (28’) HĐ1:Thảo luận nhóm. (10’) * MT: giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng. GV cho HS lấy gương ra soi để quan sát phía trong của lỗ mũi mình. Hỏi: Các em nhìn thấy gì trong mũi ? Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi ? Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì ? Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ? GV kết luận: HĐ2: làm việc với SGK. (14’) ( ***) * MT: nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với SK GV yêu cầu 2 HS cùng quan sát các H3,4,5/7 thảo luận nhóm đôi trả lời: +Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ? +Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ? +Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói, bụi ? Thở không khí trong lành có lợi gì ? Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì ? GV chốt ý, giáo dục. HĐ3:củng cố (4’) **Liên hệ: Em thường chơi ở đâu? Không khí ở đó như thế nào? Em cần làm gì để có không khí trong lành. Hát 2HS * PP: trực quan, gợi mở, thực hành. * HT: Lớp HS thực hiện. Lông mũi Chất dịch nhầy HS tự nêu Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ * PP:SGK, Nhóm * HT: nhóm đôi HS thảo luận nhóm đôi theo SGK và trả lời. Tranh 3: không khí trong lành Tranh 4,5: không khí có nhiều khói bụi. Cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Cảm thấy ngộp thở, khó chịu. Giúp ta khoẻ mạnh. Có hại cho sức khoẻ. HS lên hệ.
Tài liệu đính kèm: