Giáo án lớp 3 - Tuần 1 - Trường tiểu học Hoài Phú

Giáo án lớp 3 - Tuần 1 - Trường tiểu học Hoài Phú

MỤC TIÊU:

 -Giúp HS ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

 -Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học tập toán.

②. CHUẨN BỊ: Bảng phụ có ghi nội dung BT 1.

③. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 1 - Trường tiểu học Hoài Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
2/15/8/2011
1
Toán 
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
2
Tập đọc
Cậu bé thông minh
3
Kể chuyện
Cậu bé thông minh
4
Thể dục
GVBM lên lớp
5
Đạo đức
Kính yêu Bác Hồ (tiết 1)
3/16/8/2011
1
Toán 
Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
2
Âm nhạc
GVBM lên lớp
3
Chính tả
Tập chép: Cậu bé thông minh
4
Thể dục
GVBM lên lớp
5
TN-XH
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
4/17/8/2011
1
Anh văn
GVBM lên lớp
2
Tập đọc
Hai bàn tay em
3
Toán 
Luyện tập
4
LTVC
Ôn về từ chỉ sự vật – So sánh
5
RCV
Hướng dẫn trình bày vở
5/18/8/2011
1
Toán 
Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
2
Chính tả
Nghe viết: Chơi chuyền
3
TN-XH
Nên thở như thế nào?
4
Thủ công
Gấp tàu thủy hai ống khói (tiết 1)
5
ATGT
Bài 1 Giao thông đường bộ (tiết 1)
6/19/8/2011
1
Toán 
Luyện tập
2
T.L Văn
Mói về Đội TNTP HCM – Điền vào mẫu giấy in sẵn
3
Tập viết
Ôn viết chữ hoa a
4
Mỹ thuật
GVBM lên lớp
5
Anh văn
GVBM lên lớp
6
SHTT
Sơ kết tuần 1
Tiên học lễ – Hậu học văn !
Thứ Hai ngày 15 tháng 8 năm 2011
TOÁN(§1): ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
①. MỤC TIÊU:
 -Giúp HS ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
 -Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học tập toán.
②. CHUẨN BỊ: Bảng phụ có ghi nội dung BT 1.
③. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
6’
6’
6’
6’
6’
3’
2’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập toán.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay, các em sẽ được ôn tập về đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số.
BT 1:
-Yêu cầu HS làm BT 1 trong SGK, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
BT 2:
-Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung BT 2 trên bảng, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tìm số thích hợp điền vào các ô trống.
-Cho HS nhận xét các số trong dãy số a.
-Cho HS nhận xét các số trong dãy số b.
BT 3:
-Yêu cầu HS đọc đề và cho biết yêu cầu của BT.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-Cho HS nêu cách so sánh các số có 3 chữ số.
BT 4:
-Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó đọc dãy số của bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
+Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào?
+Vì sao số 735 là số lớn nhất trong các số trên?
+Số nào là số bé nhất trong các số trên? Vì sao?
-Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
BT 5:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Cho HS chữa bài.
4-Củng cố: 
 -Cho HS đọc các số trong BT 1
 -Cho HS xếp các số ở cột giữa trong BT 1 theo thứ tự tăng dần.
5-Dặn dò: 
 -Yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm về đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
-HS tự ghi chữ hoặc viết số thích hợp vào chỗ chấm.
-HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
-Các số tăng liên tiếp từ 310 đến 319.
-Các số giảm liên tiếp từ 400 đến 391.
-So sánh các số.
-HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
-HS nhận xét bài làm của bạn.
-HS nêu cách so sánh.
-Các số: 375, 421, 573, 241, 735, 142.
-HS cả lớp làm bài vào vở
-Số lớn nhất là 735.
-Vì số 735 có số trăm lớn nhất.
-Số bé nhất là 142. Vì: số 142 có số trăm bé nhất 
-HS đổi vở kiểm tra bài 
-Viết các số 537, 162, 830, 241, 519, 425.
 a) Theo thứ tự từ bé đến lớn.
 b) Theo thứ tự từ lớn đến bé.
-HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
RUÙT KINH NGHIEÄM
+Nội dung:
+Phương pháp:
+Hình thức tổ chức dạy học:
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN(§1): CẬU BÉ THÔNG MINH
①. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 A- Tập đọc:
 1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: -Đọc trôi chảy toàn bài. Chú ý các các từ ngữ: đẻ trứng, bình tĩnh, ầm ĩ, đuổi, chim sẻ, sứ giả, xẻ
 2-Rèn kỹ năng đọc hiểu: -Hiểu các từ ngữ mới: bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng.
 -Hiểu nội dung câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của một cậu bé.
 B- Kể chuyện:
 1-Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Cậu bé thông minh một cách tự nhiên.
 2-Rèn kỹ năng nghe: -Tập trung theo dõi bạn kể chuyện -Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
②. CHUẨN BỊ: Tranh minh họa bài đọc trong SGK (Phóng to)-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần HS luyện đọc thi.
③. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
28’
12’
10’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
 GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn tập đọc của HKI lớp 3.
 GV yêu cầu HS mở mục lục TV3 tập 1 và đọc tên các chủ điểm của chương trình.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: Treo tranh minh họa cho HS quan sát và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì, muốn biết nhà vua và cậu bé nói với nhau điều gì, chúng ta cùng đọc bài hôm nay: Cậu bé thông minh.
*Luyện đọc:
a-GV đọc diễn cảm toàn bài:
b-Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
*Đọc từng câu.
-Cho HS đọc nối tiếp từng câu.
-Luyện đọc từ khó: đẻ trứng, bình tĩnh, ầm ĩ, sẻ, sứ giả
*Đọc từng đoạn trước lớp.
-Cho HS đọc nối tiếp.
-Giải nghĩa từ ngữ: bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng.
*Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Cho HS chia nhóm 2.
GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. *Đọc đồng thanh.
c-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:
+Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
+Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận được lệnh của nhà vua?
+Vì sao họ lo sợ?
-Cho HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:
+Cậu bé làm thế nào để gặp được vua?
+Cậu bé đã làm cách nào để thấy lệnh của ngài là vô lý?
-Cho HS đọc thầm đoạn 3, trả lời:
+Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
+Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
-Cho HS đọc cả bài, thảo luận nhóm và trả lời:
+Câu chuyện này nói lên điều gì?
d-Luyện đọc lại:
-GV đọc mẫu đoạn 2 của bài.
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 3 HS và yêu cầu HS luyện đọc theo hình thức phân vai.
-Tổ chức cho một số nhóm HS thi đọc trước lớp.
-Lắng nghe, theo dõi.
-Thực hiện 
-Thực hiện 
-Thực hiện 
-Chú ý lắng nghe
-Đọc theo cặp, mỗi em lần lượt đọc 1 đoạn.
-Thực hiện 
-Nhà vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống.
-Dân chúng trong vùng đều lo sợ khi nhận được lệnh của nhà vua.
-Vì gà trống không đẻ được trứng mà nhà vua lại bắt nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
-Cậu bé đến trước cung vua và kêu khóc om sòm.
-Cậu kể 1 câu chuyện khiến vua cho là vô lý ( bố đẻ em bé), từ đó làm cho vua phải thừa nhận: lệnh của ngài là vô lý.
-Cậu yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
-Yêu cầu một việc vua không thể làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua.
-Thực hiện.
-Ca ngợi tài trí của cậu bé.
-Chú ý lắng nghe.
-Luyện đọc trong nhóm theo vai: người dẫn chuyện, cậu bé, nhà vua.
-3 đến 4 nhóm thi đọc. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
2’
18’
1’
1’
1-GV nêu nhiệm vụ:
Trong phần kể chuyện hôm nay, các em dựa vào nội dung BT đọc và quan sát tranh minh họa để kể lại câu chuyện Cậu bé thông minh.
2-Hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh:
+Cho HS quan sát lần lượt 3 tranh minh họa 3 đoạn của câu chuyện.
+Cho HS tập kể: GV mời 3 HS tiếp nối nhau, quan sát tranh và kể lại 3 đoạn của câu chuyện.
*Kể lại câu chuyện:
-Yêu cầu 1 HS kể mẫu.
-Kể trong nhóm:
+Yêu cầu HS kể cho bạn trong nhóm nghe.
-Kể trước lớp:
+Cho HS thi kể.
-Nhận xét và ghi điểm cho HS.
-Tuyên dương HS kể tốt.
4-Củng cố: 
 Em có suy nghĩ gì về đức vua trong câu chuyện vừa học?
 (Đức vua trong câu chuyện là một ông vua tốt, biết trọng dụng người tài, nghĩ ra cách hay để tìm được người tài)
5-Dặn dò: Về nhà tiếp tục kể chuyện, kể lại cho bạn bè và người thân nghe.
-Chú ý lắng nghe.
-HS cả lớp quan sát tranh.
-HS tập kể.
-1 HS khá, giỏi kể trước lớp.
-HS chia nhóm 3, tập kể.
-3 HS tiếp nối nhau thi kể mỗi em kể một đoạn. Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn cá nhân và nhóm kể hay nhất.
RUÙT KINH NGHIEÄM
+Nội dung:
+Phương pháp:
+Hình thức tổ chức dạy học:
ĐẠO ĐỨC(§1): KÍNH YÊU BÁC HỒ
①. MỤC TIÊU: (Gv gợi ý và tạo điều kiện cho HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ)
 1-HS biết được:
 -Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
 -Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
 2-HS hiểu ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
 3-HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
②. CHUẨN BỊ: Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi -VBT Đạo đức 3 
③. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
8’
10’
8’
3’
1’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
 -Kiểm tra việc chuẩn bị cho môn học của HS.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: Cho HS hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. GV: Các em vừa hát bài hát về Bác Hồ. Vậy Bác Hồ là ai? Vì sao thiếu niên nhi đồng lại yêu quý Bác Hồ như vậy?Bài đạo đức hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về điều đó.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. 
1-GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng tranh.
2-Yêu cầu các nhóm thảo luận.
3-Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
4-Yêu cầu thảo luận cả lớp để tỉm hiểu 
thêm về Bác Hồ theo các câu hỏi sau:
+Bác Hồ sinh ngày, tháng, năm nào?
+Quê Bác ở đâu?
+Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
+Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
+Bác Hồ đã có công lao to lớn như thế nào đối với đất nước, dân tộc ta?
5-GV kết luận:
Hoạt động 2: Kể chuyện 
1- GV kể chuyện: Các cháu vào đây với Bác.
2-Cho HS thảo luận cả lớp:
+Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
+Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
3-GV kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy.
1-GV yêu cầu mỗi HS đọc 1 điều Bác Hồ dạy. GV ghi nhanh lên bảng.
2-Yêu cầu các nhóm thảo luận ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy.
3-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
4-GV củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
4-Củng cố: -Em biết gì về Bác Hồ? Nêu những việc làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
5-Dặn dò: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về Bác Hồ. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
-Thực hiện.
-T ... giải phân cách, cọc tiêu, vạch kẻ đường, có đèn tín hiệu, có đèn điện vào ban đêm, có biển báo hiệu GTĐB, không bị che khuất tầm nhìn,
- Mặt đường không bằng phẳng, đêm không có đèn chiếu sáng, vỉa hè có nhiều vật cản che khuất tầm nhìn
- Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt
+ Tđtlvbc:
- Phải đi chậm, quan sát kỹ khi ra đường lớn, nhường đường cho xe đi trên đường lớn chạy qua mới vượt qua đường hoặc hòa vào đi cùng chiều.
- Người đi bộ phải đi sát lề đường. Không chơi đùa, ngồi ở lòng đường. Không qua đường ỏ nơi đường cong hoặc bị vật cản che khuất. Chỉ nên qua đường ở nơi quy định (có vạch đi bộ qua đường hoặc biển chỉ dẫn người đi bộ qua đường) hoặc nơi có cầu vượt.
RUÙT KINH NGHIEÄM
+Nội dung:
+Phương pháp:
+Hình thức tổ chức dạy học:
Thứ Sáu ngày 19 tháng 8 năm 2011
TOÁN(§5): LUYỆN TẬP
①. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm)
 -Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin, hứng thú với giờ học toán.
②. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, phấn màu - SGK, Vở toán tập.
③. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
5’
7’
7’
6’
6’
3’
1’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp các em củng cố kỹ năng thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số.
BT1: 
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
BT 2:
-BT yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS nêu cách đặt tính, cách thực hiện phép tính, rồi làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài của bạn.
BT 3:
-Yêu cầu HS đọc tóm tắt bài toán.
+Thùng thứ nhất có bao nhiêu lít dầu?
+Thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?
+Bài toán hỏi gì?
-Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt để đọc đề toán.
-Yêu cầu HS làm bài.
BT 4:
-Cho HS xác định yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính trong bài.
-Yêu cầu HS ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài của nhau.
BT 5: -Cho HS quan sát, không vẽ.
4-Củng cố: Cho HS nêu kết quả BT 1, 2
5-Dặn dò:Về nhà luyện tập thêm về cộng các số có ba chữ số.
 2HS lên bảng đặt tính rồi tính:
 235 + 417; 333 + 47; 256 + 70; 60 + 360.
-HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
-Đặt tính rồi tính.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Thực hiện.
-1 HS đọc 
-Có 125 lít dầu 
-Có 135 lít dầu.
-Hỏi cả 2 thùng có bao nhiêu lít dầu?
-Vài HS đọc.
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải:
 Số lít dầu cả 2 thùng là:
 125 + 135 = 260 ( lít) 
 Đáp số: 260 lít dầu 
-Tự làm bài vào vở
-Thực hiện 
-Xem hình vẽ trang 6 SGK
TẬP LÀM VĂN(§1): NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN
①. MỤC TIÊU:
 *Rèn kỹ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
 *Rèn kỹ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
②. CHUẨN BỊ: -Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách - SGK, Vở tập làm văn.
③. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
1’
16’
15’
2’
1’
1-Ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ: GV nêu yêu cầu và cách học tiết Tập làm văn để củng cố nền nếp học tập cho HS.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ nói những điều em đã biết về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. Sau đó các em sẽ tập điền đúng nội dung vào một mẫu đơn in sẵn – Đơn xin cấp thẻ đọc sách.
*Hướng dẫn HS nghe nói:
BT 1: (GV có thể nói một số thông tin về Đội TNTP Hồ Chí Minh cho HS biết)
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-GV: Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng ( sinh hoạt trong các Sao Nhi đồng) lẫn thiếu niên ( sinh hoạt trong các chi đội TNTP)
-Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm.
-Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
-GV nhận xét, bổ sung tuyên dương HS am hiểu, diễn đạt tự nhiên trôi chảy về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
BT 2:
-Cho HS nêu yêu cầu của BT.
-GV giúp HS nêu hình thức của mẫu đơn Xin cấp thẻ đọc sách.
+Phần đầu đơn gồm những nội dung gì?
-Phần thứ hai của đơn, từ Em tên là đến Em trân trọng cảm ơn, gồm những nội dung gì?
-Phần cuối đơn gồm những nội dung gì?
-Yêu cầu HS làm bài.
-Cho HS trình bày bài trước lớp.
-GV cho HS nhận xét, bình chọn những HS ghi chép tốt nhất.
4-Củng cố: Cho vài HS đọc lại bài làm của mình.
5-Dặn dò: Ghi nhớ mẫu đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới các thư viện.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
-HS chú ý lắng nghe.
-Thực hiện.
-Thực hiện 
-Chú ý lắng nghe.
-1HS đọc, cả lớp theo dỏi SGK.
-Tên nước và tiêu ngữ
-Địa điểm, ngày tháng năm viết 
-Tên đơn
-Địa chỉ nhận đơn
-Phần thứ hai của đơn gồm:
-Họ tên ngày sinh, địa chỉ của người viết đơn.
-Nguyện vọng và lời hứa.
-Tên và chữ ký của người làm đơn.
-HS làm bài cá nhân.
-Thực hiện 
-Thực hiện 
RUÙT KINH NGHIEÄM
+Nội dung:
+Phương pháp:
+Hình thức tổ chức dạy học:
TẬP VIẾT(§1): ÔN VIẾT CHỮ HOA A
①. MỤC TIÊU: Củng cố: Cách viết chữ hoa A (viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định) qua BT ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:
 -Viết tên riêng Vừ A Dính 
 -Viết câu ứng dụng:” Anh em như thể chân tay 
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”.
②. CHUẨN BỊ: Mẫu chữ viết hoa A- Các chữ Vừ A Dính và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô ly -Vở Tập viết 3-T1
③. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
5’
4’
3’
15’
4’
3’
1’
1-Ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ:
 -GV nêu yêu cầu của tiết tập viết lớp 3.
 -Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: Trong tiết tập viết hôm nay, các em sẽ được ôn lại cách viết chữ viết hoa A trong tên riêng và câu ứng dụng.
*Hướng dẫn viết trên bảng con:
a-Luyện viết chữ hoa:
+ Treo chữ A mẫu, hỏi: A Vừ A Dính 
-Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
-Treo các chữ hoa A, V, D, R và gọi HS nhắc lại quy trình viết.
-GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.
-Yêu cầu HS tập viết chữ A, V, D, R vào bảng con.
b-Luyện viết từ ứng dụng:
-Gọi HS đọc từ ứng dụng.
-Giới thiệu Vừ A Dính là một thiếu niên người dân tộc Hmông, anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng.
-GV viết mẫu, lưu ý cách viết.
-Yêu cầu HS viết lên bảng từ ứng dụng.
c-Luyện viết câu ứng dụng:
-Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng.
-GV giải thích: Câu tục ngữ này muốn nói anh em thân thiết, gắn bó với nhau như chân với tay, lúc nào cũng phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
-Yêu cầu HS viết chữ Anh, Rách.
*Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
-GV yêu cầu HS viết:
+Viết chữ A: 1 dòng.
+Viết chữ D, V: 1 dòng
+Viết tên Vừ A Dính: 2 dòng.
+Viết câu tục ngữ: 2 lần 
-Yêu cầu HS viết vào vở. GV chú ý hướng dẫn HS viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
*Chấm chữa bài:
-GV chấm nhanh từ 5 đến 7 bài.
-Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
 4-Củng cố: 
 +Cho HS nhắc lại từ và câu ứng dụng.
 +Cho HS nêu lại cách viết hoa chữ A.
5-Dặn dò: Yêu cầu HS về nhà luyện viết thêm. Học thuộc lòng từ và câu ứng dụng.
-Có các chữ hoa A, V, D, R.
-2 HS nhắc lại quy trình viết, cả lớp theo dõi.
-Chú ý theo dõi, quan sát.
-2HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
-HS đọc: Vừ A Dính.
-Chú ý lắng nghe.
-HS theo dõi, quan sát.
-2 HS viết bảng, cả lớp viết bảng con, từ Vừ A Dính.
-Thực hiện.
-Chú ý lắng nghe 
-HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
-Chú ý lắng nghe thực hiện.
-Viết bài vào vởtheo yêu cầu của GV.
RUÙT KINH NGHIEÄM
+Nội dung:
+Phương pháp:
+Hình thức tổ chức dạy học:
SINH HOẠT TẬP THỂ: SƠ KẾT TUẦN 1
I. MỤC TIÊU: Thông qua hoạt động báo cáo, nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần và triển khai công tác tuần mới, giúp HS thấy được:
- Những ưu điểm, tích cực, tiến bộ cần duy trì, củng cố, phát huy, nhân rộng thêm cho cả lớp.
- Những khuyết điểm, tồn tại, hạn chế còn kéo dài hoặc mới phát sinh cần khắc phục và chấm dứt.
Qua đó củng cố nền nếp, chất lượng rèn luyện hạnh kiểm, đạo đức, tác phong đúng đắn trong học tập, sinh hoạt, thực hiện nội quy nhà trường, quy định của lớp đề ra. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1’
20’
10’
❶. Ổn định tổ chức: Cho lớp hát hoặc chơi trò chơi tập thể.
❷. Bài mới: 
① Giới thiệu bài mới: Nêu nội dung, yêu cầu, cách thức SHTT
② Nội dung bài mới: Tổ chức HS báo cáo, nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần 3:
a/ Học tập: Các tổ, nhóm, cá nhân dẫn đầu về những mặt sau:
- Nghiêm túc học tập trong giờ ôn bài 15 phút đầu giờ học.
- Thuộc bài cũ đầy đủ, làm đủ BT và bài làm trong giờ tự học.
- Chuẩn bị bài mới, chép bài mới đầy đủ, đầy đủ đồ dùng học tập, giữ sách vở sạch sẽ, viết chữ sạch đẹp.
- Trật tự, nghiêm túc, tập trung chú ý chăm chú nghe giảng, phát biểu xây dựng bài sôi nổi, tích cực tham gia trong hoạt động học tập của nhóm, có nhiều lần xung phong giải bài trên bảng lớp.
- Có nhiều lần phát biểu đúng, làm bài đúng có nhiều điểm khá giỏi hoặc điểm tiến bộ.
b/ Hạnh kiểm, đạo đức, tác phong:
- Lễ phép chào hỏi, vâng lời thầy cô giáo, người lớn dạy bảo.
- Đi học chuyên cần, không đi học trễ, thực hiện tốt ATGT.
- Cư xử hòa nhã, thân ái, đoàn kết, quan tâm giúp đỡ bạn vượt khó, tiến bộ trong học tập và mọi mặt.
- Thực hiện đầy đủ và tốt 5 diều Bác Hồ dạy, nội quy nhà trường, quy định của lớp.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tốt. Lao động trực nhật lớp, lao động VSMT cuối tuần đầy đủ, tích cực, nhiệt tình.
❸. Triển khai công tác tuần 2:
a/ Thực hiện tốt những nội dung đã nhận xét, đánh giá đã nêu.
b/ Tập trung học ôn các bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân các ghi nhớ, quy tắc, các dạng toán đã học.
c/ Tập trung học ôn các BT đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã học, đã ôn, bài chưa học cùng chủ điểm.
d/ Kiểm tra lại các HS còn chưa thuộc bài cũ, bảng cộng, trừ, nhân nhiều lần để có biện pháp chấn chỉnh.
❶ Cán sự điều khiển lớp
❷ Nghe, nhớ và chép đề.
① Nghe, nhớ
② Báo cáo, nhận xét, đánh giá các hoạt động:
+ Nghe, nhớ lời GV nhận xét, đánh giá.
+ Phát biểu ý kiến để báo cáo, bổ sung xây dựng lớp.
+ Đóng góp ý kiến góp ý cho các bạn tiến bộ.
+ Bình chọn bạn, nhóm, tổ có sự gương mẫu, tích cực, tiến bộ dẫn đầu trong lớp cần tuyên dương.
❸. Nghe, nhớ và chép

Tài liệu đính kèm:

  • doc01LOP3TUAN 01.doc