Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Trường tiểu học Phước Hiệp

Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Trường tiểu học Phước Hiệp

MÔN: TOÁN

 BÀI: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ

I/ Mục tiêu:

- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.

* HS làm theo yêu cầu chung và biết đọc rõ ràng các số có 3 chữ số

- Vận dụng kiến thức và làm bài tập

- Giáo dục học sinh vui thích học toán.

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ có ghi nội dung bài tập.

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Trường tiểu học Phước Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ 2 ngày 20 tháng 8 năm 2012
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
**************
MÔN: TOÁN
 BÀI: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu:
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
* HS làm theo yêu cầu chung và biết đọc rõ ràng các số có 3 chữ số
- Vận dụng kiến thức và làm bài tập 
- Giáo dục học sinh vui thích học toán. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ có ghi nội dung bài tập.
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Dạy - học bài mới: (30’)
 * Giới thiệu bài: (2’)
Trong giờ này, các em ôn tập đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
- Ghi tên bài lên bảng.
 Hoạt động 1: (5’) Ôn tập về đọc, viết số: 
- GV đọc: ba trăm năm mươi bảy; bốn trăm linh sáu; sáu trăm bảy mươi.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong vở BT Toán.
- Gọi 1 HS đọc kết quả.
 Hoạt động 2: (5’) Ôn tập về số thứ tự 
 - Treo bảng phụ của bài tập 2, yêu cầu 
 - HS tự điền số thích hợp vào ô trống.
 Sửa bài:
- Tại sao trong phần a) điền 421 vào sau 420?(421 là số liền sau của 420)
- Tại sao trong phần b) điền 498 vào sau 499?
- Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ 500 đến 491.
Hoạt động 3: (5’) Ôn luyện và so sánh số và thứ tự số:
 Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề bài 3 và hỏi: Bài tập 
-yêu cầu chúng ta làm gì?
-HS tự làm bài.
Vì sao điền 404 < 440?
 Hoạt động 4: (5’)
 Bài 4
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cho HS làm bài vào vở bài tập.
-Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào?
-Số nào là bé nhất trong dãy số trên? Vì sao?
Hoạt động 5: (7’)Trò chơi
- Thi xem tổ nào nhanh.
- STC: Mỗi đội 6 HS chia 2
- Luật chơi: Khi nghe hiệu lệnh, mỗi em điền một số, đội nào nhanh đúng nhất sẽ được thưởng tuyên dương.
B. Củng cố dặn dò: (3’)
-Ôn tập thêm về đọc, viết và so sánh các số có 3 chữ số.
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: về làm bài tập 3 SGK/3
- HS chú ý nghe.
* HS đọc lại 
- 3 HS viết trên bảng, cả lớp viết bảng con.
- Làm bài.
- Cả lớp theo dõi tự chữa bài.
- Hai HS lên bảng, cả lớp thực hiện.
- HS trả lời 
- Một HS trả lời
* HS trả lời
- So sánh các số.
* HS nêu
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở BT.
- 2 HS trả lời, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc ,cả lớp theo dõi.
- Cả lớp làm vào vở BT.
- 762
- 267
- Cả lớp theo dõi và nhận xét bình chọn.
*Tham gia chơi 
**************************************
MÔN: MĨ THUẬT
(GV chuyên dạy)
**************************************
MÔN: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BÀI: CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc: 
 - Đọc đúng, rành mạch,biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
 * Đọc theo yêu cầu của lớp và phát âm rõ ràng một số tiếng từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé( trả lời được các câu hỏi trong SGK) ...
 B. Kể chuyện: 
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. .
 * Kể theo yêu cầu của lớp theo hướng dẫn của cô và các bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh họa.
 - Bảng phụ có viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn HS đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 A. Mở đầu: (5’)
GV giới thiệu 8 chủ điểm của chương trình, yêu cầu HS mở mục lục SGK và đọc.
B. Dạy - học bài mới: (60’)
* Giới thiệu bài: (2’)
Giờ học hôm nay, lớp chúng mình cùng nhau đọc chuyện “Cậu bé thông minh”.
GV ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1: Luyện đọc: (13’)
 a. Đọc mẫu: GV đọc mẫu lần 1.
 b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
Hoạt động 2: (10’) Hướng dẫn HS đọc từng câu và luyện phát âm từ khó:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Theo dõi HS đọc, chỉnh sửa lỗi phát âm.
- Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.Tìm từ trái nghĩa với từ “Bình tĩnh”? 
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 2.
- HS đọc đoạn 3. 
Hoạt động 3: (10’) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
- Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2.
- Cậu bé làm thế nào để được gặp nhà vua?
- Cậu bé đã nói với nhà vua điều vô lý gì?
- Đức vua đã nói gì khi nghe cậu bé nói điều vô lý ấy?
- Cậu bé đã bình tĩnh đáp lại nhà vua như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3.
- Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
- Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? 
- Câu chuyện nói lên điều gì?
Hoạt động 4: (10’)Luyện đọc lại: 
- GV đọc mẫu đoạn 2.
- Cho HS mỗi nhóm tự phân vai: người
dẫn truyện, cậu bé, nhà vua và đọc.
- Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai.
- GV tuyên dương các nhóm đọc tốt.
* Kể chuyện: (25’) 
1. Hướng dẫn kể chuyện: 
+ Kể đoạn 1:Với tranh 1
- Quân lính đang làm gì?
- Thái độ của dân làng ra sao khi nghe chuyện này?
- Yêu cầu HS kể lại nội dung đoạn 1.
+ Kể đoạn 2: Với tranh 2
- Trước mặt vua, cậu bé đang làm gì?
Thái độ của nhà vua như thế nào?
+ Kể đoạn 3: Với tranh 3
 - Lần thử tài thứ 2 đức vua yêu cầu cậu bé làm gì?
-Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì?
-Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao?
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
-GV theo dõi và tuyên dương HS kể có sáng tạo trong lời kể.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò: (3’)
Hỏi: Trong câu chuyện, em thích ai ? Vì sao?
- Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. GV động viên khen ngợi các em học tốt.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS chú ý nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
* HS đọc và tập phát âm một số từ khó 
- Đọc từng đoạn trong bài.
- Bối rối,lúng túng.
- 1HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng
- Vì gà trống không đẻ trứng được
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Hoạt động nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
*HS trả lời lại
- HS khá giỏi trả lời
- HS theo dõi
- HS thi đọc đoạn 3.
- HS thảo luận nhóm
- Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.
- HS quan sát các tranh.
 - Hoạt động nhóm: 
- 3 - 4 nhóm kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
* Kể theo các bạn.
- 3 HS nối tiếp kể, cả lớp theo dõi nhận xét.
-HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời
---------------------------------------------------@&?------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 21 tháng 8 năm 2012
MÔN: CHÍNH TẢ (Tập chép)
 BÀI : CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu:
 - Chép chính xác và trình đúng quy định bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm đúng các bài tập 2 a /b, hoạt bài tập chính tả do phương ngữ; điền đúng 10 chữ và của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng(BT3) Điền đúng và học thuộc 10 chữ đầu trong bảng chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.
 - Tranh vẽ đoạn 3.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
A. Mở đầu: (3’)
- Yêu cầu HS kiểm tra đồ dùng.
B. Dạy - học bài mới: (30’)
 1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu chính tả hôm nay các em sẽ tập chép đoạn: “Hôm nay ......... xẻ thịt chim”
- Kiểm tra bút chì,bảng, phấn, giẻ lau..
- HS lắng nghe.
Hoạt động 1: (14’)Hướng dẫn tập chép
a.Trao đổi về nội dung đoạn chép
- GV đọc đoạn chép trên bảng, yêu cầu 
- HS đọc lại.
Hỏi: Đoạn văn cho chúng ta biết chuyện gì?
- Cậu bé nói như thế nào?
- Cuối cùng nhà Vua xử lý ra sao?
b. Hướng dẫn trình bày 
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn có lời nói của ai?
Lời nói của nhân vật được viết như thế nào?
Trong bài có từ nào phải viết hoa? Vì sao?
c. Hướng dẫn viết từ khó 
- GV đọc những từ khó cho HS viết vào bảng con.
- Yêu cầu HS đọc các từ trên.
-Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
 d. Chép bài: 
- Yêu cầu HS nhìn bảng chép, đến từng bàn để chỉnh sửa lỗi.
 e. Soát lỗi: 
 - GV đọc lại lần 2.
g. Chấm bài: 
- GV chấm bài: 5-7 bài.
- 1 HS đọc lại, lớp chú ý theo dõi.
- 3 HS trả lời, lớp nhận xét
* HS trả lời lại
-Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.
- 4 HS lên bảng viết: Chim sẻ, kim khâu, sứ giả, sắc, xẻ thịt, bảo, cổ, xẻ, luyện.
- Đọc các từ trên.
*HS đọc lại
- HS chép bài.
- HS lắng nghe, tự chữa lỗi bằng bút chì.
Hoạt động 2: (16’) Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm.
Bài 2: ( b Dành cho HS giỏi) 
Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu HS tự làm
-GV chữa và cho HS đọc.
-1 HS đọc yêu cầu bài 1câu a
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS khá giỏi làm
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3,5/6 .
- 2 HS lên bảng.
- Cả lớp đọc
C. Củng cố, dặn dò: (4’)
Trò chơi: Tìm từ có âm l/n, vần an/ang.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò: chuẩn bị bài sau
- Lớp chia thành 2 nhóm tham gia chơi
**************************************
MÔN: TOÁN
 BÀI: CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (KHÔNG NHỚ )
I. Mục tiêu:
 - Biết cách tính cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
 *HS làm theo yêu cầu của lớp và luyện đọc đề theo yêu cầu của cô.
II. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-Kiểm tra bài đã giao ở T1.
-Nhận xét, chữa bài cho điểm HS
- 3 HS làm trên bảng.
B. Dạy - học bài mới: (30’)
 1. Giới thiệu bài: (2’)
- Giờ học này, cô sẽ ôn tập về cộng, trừ không nhớ các số có 3 chữ số.
Hoạt động 1:(10’) Ôn tập về phép cộng trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số:
Bài 1: (cột a, c)
- BT1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm BT.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nhẩm trước lớp các phép tính.
Bài 1: (cột b Dành cho HS Khá, giỏi)
 Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài.
- Gọi 1 HS nhận xét bài của bạn và nêu rõ cách tính.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời 
* HS nhắc lại yêu cầu
- HS làm bài.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả từng phép tính,chấm bài.
- Đặt tính rồi tính.
- 4 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
Hoạt động 2: (9’)
Ôn tập và giải về nhiều hơn, ít hơn 
 Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho ta biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Vậy muốn tính số HS nữ trường Thắng Lợi ta phải làm như thế nào?
GV chữa bài và cho điểm HS.
- Chữa bài, cho điểm HS.
-HS đọc.
* HS đọc lại
- Hoạt động nhóm: 
*Thảo luận nhóm cùng bạn
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét.
- Chấm và chữa bài
Hoạt động 3: (9’) Trò chơi “ Thực hiện phép tính đúng”
Với các số 542, 500, 42 và các dấu +, - , =
- Chọn 6 em, mỗi em chon 1 số ho ... hận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho bài sau.
	**************************************
MÔN : TẬP LÀM VĂN
BÀI: NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG.
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu:
 - Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.(BT1)
 - Điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.(BT2)
 * Làm theo yêu cầu chung và phát âm đúng tên 5 đội viên
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Bảng phụ viết sẵn BT 2.
 - Đồ dùng phục vụ cho trò chơi Hái hoa.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Giới thiệu: (2’)
- Giờ học hôm nay các em sẽ học nói về đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- HS lắng nghe.
B. Dạy - học bài mới:(30)
Hoạt động 1(15’) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Học sinh hái hoa.
- HS trả lời các câu hỏi ở phần chuẩn bị .
+ Đội thành lập ngày nào? Ở đâu? 15 – 5 – 1941, ở Pác Bó, Cao Bằng với tên gọi là Đội Nhi Đồng cứu quốc
GV nêu một số thông tin:
+ Những đội viên đầu tiên của đội là ai? Lúc đầu có 5 đội viên:
- Nông Văn Dền ( Kim Đồng)
- Nông Văn Thàn (Cao Sơn).
- Lý Văn Tịnh ( T.Minh).
- Lý Thị Mì (Thuỷ Tiên).
- Lý Thị Xậu (Th. Thuỷ)
GV nêu một số thông tin:
- Đội được mang tên của Bác Hồ khi nào?
- Từ khi ra đời, đội 4 lần đổi tên: 
15 - 5 - 1941: Đội Nhi Đồng Cứu Quốc.
15 - 5 - 1951: Đội thiếu nhi Tháng Tám.
- 2 - 1956 : Đội thiếu niên Tiền Phong.
- 30 - 1 - 1970 : Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
-Tả lại huy hiệu của Đội? Hình tròn, nền là lá cờ đỏ Tổ Quốc, bên trong có búp sen non, phía dưới là khẩu hiệu sẵng sàng.
-Tả khăn quàng của đội viên? Màu đỏ, hình tam giác.
Bài hát do ai sáng tác? Phong Nhã.
- HS lên hái hoa trả lời câu hỏi
Lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung..
- HS nêu lại
* HS đọc tên 5 đội viên đầu tiên
.
- HS nhắc lại
Hoạt động 2: (13’) 
Bài 2:
- Gọi HS đọc theo yêu cầu .
- Dựa vào mẫu đơn có sẵn em suy nghĩ và điền các nội dung thích hợp vào đơn.
- Phần đầu của đơn, từ Cộng Hoà đến Kính gửi gồm những nội dung gì?
- Phần 2 của đơn từ Em đến Cảm ơn gồm những nội dung gì?
- Phần cuối gồm những nội dung gì?
-Chữa bài.
- 1 HS đọc.
- HS làm VBT.
- Quốc hiệu là tiêu ngữ.
Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
Tên đơn.
Địa chỉ nhận đơn.
Họ tên, ngày sinh, địa chỉ trường, lớp của người viết đơn.
Nguyện vọng và lời hứa.
Người viết đơn kí tên và ghi rõ họ tên.
C. Củng cố - Dặn dò: (5’)
- Tìm hiểu thêm về Đội thiếu niên tiền Phong Hồ Chí Minh, viết lại đơn xin cấp thẻ đọc sách theo mẫu.
**************************************
BUỔI CHIỀU
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT 
LUYỆN VIẾT
I. Mục tiêu:
-HS chép lại cho sạch đẹp Đơn xin cấp thẻ đọc sách
- Điền đúng nội dung trong sách
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ kẻ sẵn đơn xin
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài
-Ghi đề bài
2.Hướng dẫn HS chép (vở bài tập T Việt trang 8)
-GV hướng dẫn HS theo dõi
-Yêu cầu HS tự làm bài
3.Chấm chữa bài
- GV thu vở chấm bài HS
-Chữa bài, nhận xét
4.Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Yêu cầu HS về nhà ôn lại bài tập đã học
-Nghe
-Mở vở bài tập trang 8
- HS lắng nghe
-1 HS lên bảng làm bài 
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
- Cấm và chữa bài
-HS lắng nghe
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Đề bài: LUYỆN TẬP VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT, SO SÁNH
I.Mục tiêu:
- HS làm được bài tập về từ chỉ sự vật và so sánh
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ( Bài tập 2)
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
-Nêu mục đích yêu cầu của bài học
-Ghi đề bài
2.Hướng dẫn Hs làm bài tập:
-Bài 1: Treo bảng phụ
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu
+Gạch dưới từ chỉ sự vật
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời
-Nhận xét, chốt lại ý đúng
-Cho HS làm bài vào vở
-Chấm bài
*Bài 2:
-Gọi 1-2 HS đọc yêu cầu
+Ghi lại các sự vật được so sánh với nhau trong bài tập 1
-Gợi ý:
+Cây gạo được so sánh với gì?
+Bông hoa gạo được so sánh với vật gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
- Chấm chữa bài, nhận xét
-Bài 3: Học sinh giỏi
-Gọi 1 HS nêu yêu cầu
+Hãy so sánh mỗi sự vật sâu đây với mỗi sự vật khác để tăng vẻ đẹp
a. Đôi mắt bé tròn như. (mắt na, hạt nhãn, mắt thỏ, hòn bi ve )
b.Bốn chân của chú vọi to như ( bốn cái thùng gánh nước, bốn cái cột đình, bông cái cột nhà)
c.Trưa hè, tiếng ve như(dàn đồng ca, tiếng kèn, khúc nhạc vui )
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Chấm chữa bài, nhận xét
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò HS ôn lại bài tập đã làm
-Nghe
-2 HS đọc đề bài
-Quan sát
-Đọc yêu cầu
-Thảo luận theo nhóm
-Các nhóm trình bày
-Nhận xét
-Làm bài vào vở
-Đọc yêu cầu
-Cây gạo được so sánh với tháp đền khổng lồ
-Bông hoa gạo được so sánh với ngọn lửa hồng tươi
-2 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở
-Nhận xét bài làm của bạn
- HS khá giỏi làm bài
-3 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở
-Nhận xét bài làm của bạn
**************************************
TĂNG CƯỜNG TOÁN
Đề bài: LUYỆN TẬP VỀ CỘNG TRỪ KHÔNG NHỚ
CÓ BA CHỮ SỐ, GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I. Mục tiêu:
- Cúng cố về cộng trừ không nhớ có 3 chữ số, giải toán có lời văn
- HS áp dụng vào làm được bài tập
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ kẻ sẵn các hình tam giác như bài tập 4
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài
-Ghi đề bài
2.Hướng dẫn HS làm bài tập (vở bài tập toán trang 3)
*Bài 1
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Chữa bài, hỏi thêm về cách đặt tính và thực hiện phép tính
*Bài 2
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu
-Hỏi để củng cố lại kiến thức tìm thành chưa biết trong phép tính
a.Trong phép trừ này, ta gọi x là gì?
+Muốn tìm số bị trừ chưa biết, ta làm thế nào?
b.Trong phép cộng này , ta gọi x là gì?
+Muốn tìm số hạng chưa biết, ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Chữa bài, nhận xét
*Bài 3
Gọi 1 HS đọc đề bài
-Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và giải
+Hai khối lớp Một và Hai có bao nhiêu HS ?
+Trong đó, khối Một có bao nhiêu HS ?
+Bài toán hỏi gì?
+Muốn tìm số HS khối lớp Hai, em làm thế nào?
-Yêu cầu HS tự giải bài toán
-Chấm chữa bài, nhận xét
*Bài 4 : Học sinh giỏi ghép hình
-Treo bảng phụ, yêu cầu Hs đọc đề
-Tổ chức cho HS thi ghép hình giữa các tổ trong thời gian 3 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng, nhiều hình nhất là thắng cuộc
-Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
+Hỏi thêm:
+Trong hình “Con cá” có bao nhiêu hình tam giác?
- Bài 5 : Tìm x biết : HS giỏi
a. ( x - 243 ) + 157 = 769
b. (x + 154 ) - 361 = 435
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Yêu cầu HS về nhà ôn lại bài tập đã học
-Nghe
-Mở vở bài tập trang 3
-3 HS lên bảng làm bài (mỗi em thực hiện 2 phép tính), HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
- HS chữa bài
-Đọc yêu cầu
-Số bị trừ
-Số hạng
-2 HS làm bài trên bảng, lớp giải vào vở bài tập
-Nhận xét bài của bạn trên bảng
-Đọc yêu cầu
-468 HS
-260 học sinh
-Khối Hai có bao nhiêu học sinh
-Trả lời
-1 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở bài tập
-Nhận xét, chữa bài
-Quan sát các hình vẽ, thực hành ghép hình theo nhóm
- HS giỏi ghép 5 hình tam giác
- Học sinh kha, giỏi làm vào vở.
-------------------------------------------------------------------------------@&?----------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 24 tháng 8 năm 2012
MÔN: ANH VĂN
GV chuyên dạy
**************************************
MÔN : TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
 - Biết thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng đơn vị).
 II. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
- Gọi HS làm Bt 3/sgk.
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng.
B. Dạy - học bài mới: (30’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (2’)
Hoạt động 2: (28’) Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính.
- HS tự làm bài.
Chữa bài, cho điểm HS.
Bài 2:
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính, cách thực hiện phép tính. Đặt sao cho đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm.
- Thực hiện tính từ phải sang trái.
- Gọi 2 em tiếp nối nhau lên bảng làm bài
- Gọi HS nhận xét bài bạn về cách đặt tính và kết quả tính.
Chữa bài, cho điểm HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc tóm tắt bài toán.
- Bài toán cho ta biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt để đọc thành bài toán.
Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, cho điểm HS.
 Bài 4: Tính nhẩm
- HS đọc nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính.
Hoạt động 3: (7’)Trò chơi:“Đi tìm kho báu” 
 Số tổ chơi: 8 HS
 Chuẩn bị: GV vẽ sẵn trên bảng hai sơ đồ đường vào kho giống hệt nhau.(Bảng phụ) 
- Cách chơi: Hai tổ cùng chơi, dưới sự điều khiển của giáo viên.Mỗi tổ cử ra một đại diện. Hai đại diện lên bảng, mỗi người đứng trước một sơ đồ giống hệt nhau, đã vẽ sẵn .
- 3 HS lên bảng làm.
- Cả lớp theo dõi.
 645 ; 5 + 2 = 7 viết 7
 + 302 ; 4 + 0 = 4 viết 4
 947 ; 6 + 3 = 9 viết 9
-HS trả lời
- Đặt tính rồi tính.
- HS nêu cách đặt tính và cách tính
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT.
-1 HS tóm tắt đề trên bảng, 
- HSTL 
Bài giải
Cả hai thùng có số lít dầu là: 
 125+135 =260(l) 
 Đáp số: 260l dầu
- HS đọc nối tiếp. 
-Cả lớp làm vào VBT.
- HS tham gia chơi.
-Thi đua giữa các nhóm
* Tham gia chơi cùng bạn
C. Củng cố, dằn dò: (3’)
-Về nhà luyện thêm cộng các số có 3 chữ số (có nhớ một lần)
-Nhận xét tiết học.
**************************************
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
(GV chuyên dạy)
**************************************
SINH HOẠT LỚP
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố nề nếp tuần 1
- Xây dựng nề nếp tuần 2
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Tổng kết các hoạt động tuần 1:
- GV nêu nhiệm vụ 
- GV chốt - nhận xét chung các mặt:
- Đi học chuyên cần.
- Học tập: cần cố gắp nhiều hơn, một số bạn không học bài ở nhà 
* Phương hướng tuần 2:
- Ổn định mọi nề nếp,đem đủ đồ dùng học tập
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp,thực hiện đúng nội quy
- Lễ phép chào hỏi thầy cô, người lớn tuổi
- Thực hiện an toàn giao thông.
- Tổ trưởng báo cáo các mặt trong tuần 
- Lớp nhận xét bổ sung ý kiến
- Lớp Trưởng báo cáo tình hình của các tổ
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 1.doc