Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - GV: Trần Thi Hằng

Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - GV: Trần Thi Hằng

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

GIỌNG QUÊ HƯƠNG

Thời gian 80 phút

I/- Mục tiêu :

1/- Tập đọc :

- Đọc rành mạch, trôi chảy, giọng đọc bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật trong câu chuyện.

-Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của nhân vật trong câu chuyện với quê hương , với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.( trả lời câu hỏi 1,2,3,4)

* HS khá giỏi trả lời câu hỏi 5.

2/- Kể chuyện :

- Kể lại được từng đoạn của câu chyện dựa theo tranh minh họa.

- HS khá giỏ kể được cả câu chuyện.

II/- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ SGK ,2 Bảng phụ.

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - GV: Trần Thi Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
GIỌNG QUÊ HƯƠNG
Thời gian 80 phút
I/- Mục tiêu :
1/- Tập đọc :
- Đọc rành mạch, trôi chảy, giọng đọc bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật trong câu chuyện.
-Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của nhân vật trong câu chuyện với quê hương , với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.( trả lời câu hỏi 1,2,3,4)
* HS khá giỏi trả lời câu hỏi 5.
2/- Kể chuyện :
- Kể lại được từng đoạn của câu chyện dựa theo tranh minh họa.
- HS khá giỏ kể được cả câu chuyện. 
II/- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK ,2 Bảng phụ. 
III/- Các hoạt động lên lớp :
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu
3
22
15
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Hs đọc trả lời câu hỏi.
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1 : Luyện đọc : 
- Hs nối tiếp đọc câu .
- Hs đọc đoạn.
- Giải nghĩa từ : đôn hậu, thành thực, miền Trung, bùi ngùi,
- Hướng dẫn nghắt nghỉ hơi.
+ Xin lỗi,/ tôi quả thật chưa nhớ ra/ anh là//
- Hs luyện đọc nhóm. 
- HS đọc ĐT đoạn 1, 2 
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài :
Câu 1:Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?
Câu 2: Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng cảm thấy ngạc nhiên ?
+Câu 3:Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng ?
+ Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?
+ Giọng nói của quê hương làm cho người ta nghĩ và nhớ đến gì ?
- Theo dõi sửa lỗi .
- Nêu chú giải SGK
- GV uốn nắn nghỉ hơi đúng yêu cầu.
- Trắc nghiệm câu 3:
a/ Vì Thuyên và Đồng có giọng nói giống mẹ anh ta
b/ Vì Thuyên và Đồng trả tiền cho anh ta
- Nêu được ít nhất một chi tiết
- Không yêu cầu trả lời.
10
28
2
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại :
- GV đọc diễn cảm troàn bài, treo bảng phụ HD HS đọc diễn cảm đoạn 3.
- Tổ chức cho vài HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp.
* Hoạt động 4 : Kể chuyện :
- Hs nêu yêu cầu và nhiệm vụ kể chuyện
- HD HS quan sát 3 tranh minh hoạ, gợi ý HS nêu sự việc xảy ra trong từng tranh.
- HD HS cách kể theo từng tranh, GV kể mẫu một lần.
- Tổ chức cho HS tập kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi.
- Tổ chức cho vài HS kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp.
- GV gợi ý cả lớp nêu nhận xét, bình chọn bạn kể hay. 
3. Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học, về nhà tập kể và xem trước bài: thư giử bà.
- Được luyện đọc.
- Chỉ yêu cầu HS đọc đúng, trôi chảy.
- Đọc yêu cầu kể chuyện
- Nhắc lại nội dung tranh theo lời bạn
- Chọn và kể một đoạn
TOÁN
Tiết 46: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
Thời gian 45 phút
I/- Mục tiêu : Giúp HS :
Biết dùng thước và viết đẻ vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Biết cách đo và đọc kết quả đo dộ dài những vật gần gũi với hs như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
Biết dùng mắt ước lượng độ dài( tương đối chính xác)
Làm bài tập 1,2,3( a,b)
II/- Đồ dùng dạy học : 
- Thước Ê – ke, thước mét. 
III/- Các hoạt động :
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu
3’
40’
2’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bảng đơn vị đo độ dài, đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1 : Luyện tập
Bài 1 : HD HS vẽ mẫu đoạn AB = 7cm
- Cho HS thức hành vẽ đoạn CD và EG vào nháp, chú ý HD HS đổi độ dài đoạn EG là 10dm 2cm = 12cm.
Bài 2 : HD và làm mẫu cho HS dùng thước mét để đo chiều cao một số bạn trong lớp, ghi kết quả đo vào SGK.
Bài 3 : GVHD HS nhìn và ước lượng theo các gợi ý SGK.
- Sau khi cho HS nêu kết quả, GV có thể thực hành đo để kiểm tra lại.
* Hoạt động 2 :Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học, về nhàxem lại bài , xem trước bài “Thực hành đo độ dài TT”
- Nêu yêu cầu bài tập
- Chọn và vẽ một trong 2 đoạn
- Tham gia đo chiều cao cho bạn
- Chọn và ước lượng theo 1 trong các gợi ý SGK.
ĐẠO ĐỨC
Tiết 10: CHIA SẺ BUỒN VUI CÙNG BẠN (TT)
Thời gian 35 phút
I/- Mục tiêu :
Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn.
Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
HS khá giỏi hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
II/- Đồ dùng dạy học : 
- Vở bài tập .
III/- Các hoạt động :
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu
3’
15’
15’
2’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Lúc bạn vui ta làm gì ? Lúc bạn buồn ta nên làm gì ?
2.Bài mới:
* Hoạt động 1 : Phân biệt hành vi đúng hành vi sai 
- Mục tiêu : Hs biết phân biệt hành vi đúng , sai khi bạn có chuyện vui buồn .
- Cách tiến hành : Thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm thảo luận ,đại diện nhóm trình bày kết quả.
* Hoạt động 2 : Tự liên hệ :
- Mục tiêu : Hs biết tự đánh giá về chuẩn mực của bản thân và các bạn.
- Cách tiến hành : Chia nhóm giao nhiệm vụ từng nhóm . 
- Hs thảo luận 
- Hs trình bày.
* Trò chơi phóng viên :
- GV treo bảng phụ ghi sẵn các gợi ý để hỏi, HD và tổ chức cho các nhóm cử đại diện lên bảng thực hiện trò chơi trước lớp.
- GV kết luận nội dung bài, rút ra bài học nhơ SGK.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học, về nhà xem lại bài và xem bài hôm sau.
- Làm bài theo gợi ý 1 : Em đã biết chia sẻ vui buồn cùng bạn chưa ? Chia sẻ như thế nào ?
- Tham gia trò chơi, đóng vai người trả lời.
- HS được đọc lại bài học.
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009
CHÍNH TẢ( NGHE VIẾT)
QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT
Thời gian 45 phút
I/- Mục tiêu :
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn.Không mắc quá 5 lỗi.
- Tìm và viết được tiếng có vần oai/ oay(BT2)
- Làm được (BT3), a/b hoặc bài tập do gv soạn.
II/- Đồ ùng dạy học : 
 - Bảng con, 1 bảng phụ 
III/- Các hoạt động :
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu
3’
30’
10’
2’
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Hs nhận diện 
tiếng chuông / tiếng chuôn 
- Cả lớp viết từ : chuồn chuồn. 
2.Bài mới:
* Hoạt động 1 Hướng dẫn Hs viết chính tả :
- Hs đọc đoạn viết .
- Gợi ý HS nêu nhận xét đoạn văn :
+ Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình ?
+ Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa ?
+ Vì sao phải viết hoa những chữ đó ?
- HS nêu từ khó .
- HS luyện viết bảng con từ khó 
- HS viết bài.
* Hoạt động 2 : Bài tập :
Bài 1 : HS tìm phụ âm đầu cho các vần oai – oay để được tiếng có nghĩa.
- Hs nghe hướng dẫn .
- HS làm bài theo nhóm đôi .
Bài 2 : Hs nêu yêu cầu.
-Hs nghe hướng dẫn .
- Hs làm bài.
 GV tổ chức cho 2 đội thi đọc trước lớp, sau đó 2 đội cử đại diện lên bảng thi viết lại 2 câu trên. 
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học, về nhà xem lại bài , xem bài Vẽ quê hương.
- Tham gia nêu nhận xét
+ Đối với chị Sứ, quê hương là nơi như thế nào ?
- Phân tích cấu tạo từ để HS viết .
- Đánh vần từ khó
- Hướng dẫn mẫu.
+ Tìm vần oai – oay .
- Khoai , xoáy.
- Tìm 2 từ
- Được tham gia thi đọc và viết
TẬP VIẾT
Tiết 10 : ÔN CHỮ HOA G (T.T)
Thời gian 40 phút
I/- Mục tiêu : Giúp HS :
- Viết đúng chữ hoa G ( 1 dòng Gi), Ô,T 1 dòng), viết đúng tên riêng Ông Gióng( 1 dòng), viết đúng câu ứng dụng : Gió đưaThọ Xương(1 lần) cỡ nhỏ.Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng.
II/- Đồ dùng dạy học :
- Mẫu chữ hoa G, bảng con. 
III/- Các hoạt động :
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu
3’
15’
20’
2’
1. Kiểm tra bài cũ : 
-Kiểm tra vở tập viết phần luyện viết ở nhà của HS trong tuần ôn tập. 
2.Bài mới:
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết bảng con :
- Cho HS tìm và nêu các chữ hoa có trong bài.
+ GV viết mẫu, nhắc lại cách viết và cho HS luyện viết bảng con các chữ hoa trên.
- Cho HS đọc từ ứng dụng : Ông Gióng
+ GV giải nghĩa từ ứng dụng và cho HS luyện viết bảng con.
- Cho HS đọc câu ứng dụng :
	Gió đưa cành trúc la đà
 Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương 
+ GV nêu ý nghĩa câu ứng dụng .
- HS luyện viết các từ : Gió, Tiếng, Trấn vũ, Thọ Xương.
* Luyện viết vào vở tập viết :
- GV nêu yêu cầu :
+ Viết chữ Gi : 1 dòng
+ Viết chữ Ô – T : 1 dòng
+ Từ ứng dụng : 2 dòng
+ Câu ứng dụng : 2 lần
- GV chấm chữa bài, nêu nhận xét.
3/- Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học, về nhàluyện viết thêm.
- Tìm và nêu : G, Ô, T, V, X
- HS được đọc từ
- HS đọc câu ứng dụng
- Nhắc lại cách hiểu nghĩa câu ứng dụng
- gv theo dõi uốn nắn
- Từ ứng dụng : 1 dòng
- Câu ứng dụng : 1 lần
TOÁN
TiẾT 47: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (T.T)
Thời gian 45 phút
I/- Mục tiêu : Giúp HS :
Biết cách đo , cách ghi và đọc được kết quả đo dộ dài.
Biết so sánh các độ dài.
II/- Đồ dùng dạy học: 
- Ê – ke, thước mét. 
III/- Các hoạt động :
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu
3’
40’
2’
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 Hs đọc bảng đơn vị đo độ dài.HS lên vẽ đoạn thẳng theo yêu cầu của GV.
2. Bài mới:
* Luyện tập .
Bài 1 : HS nêu yêu cầu.
HD HS đọc bảng số liệu, so sánh số liệu nào lớn nhất. Sau đó cho biết bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất. 
- HD HS đổi ra đơn vị là cm để so sánh. 
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm đôi, nêu miệng kết quả.
Bài 2 : HS nêu yêu cầu.
- HD HS lập bảng số liệu như bài 1, thực hành và điền kết quả vào bảng số liệu đó.
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm, đo xong điền kết quả vào bảng. 
- Tổ chức cho HS luân phiên nhau đo chiều cao của bạn khác để bạn nào cũng được thực hành đo.
3 .Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết dạytiết học, về nhà xem trước bài luyện tập chung.
- HS đọc các số đo chiều cao của từng bạn trong SGK.
- Hướng dẫn mẫu.
- Được đo chiều cao của bạn và nêu kết quả đo. 
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 19: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH
Thời gian 35 phút
I/- Mục tiêu : HS biết :
- Nêu được các thế hệ trong một gia đình
-Phân biệt được gia đình 3 .
- HS khá giỏi biết giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình. 
II/- Đồ dùng dạy học : 
- Các hình trang 38,39 .
III/- Các bước hoạt động :
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu
3’
10’
15’
5’
1’
1. Kiểm tra bài cũ : 
- HS nêu lại các nội dung đã học ở phần : Con người và sức khoẻ :
2.Bài mới:
* Hoạt động 1 : Học sinh kể.
- Mục tiêu : Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong một gia đình.
- Cách tiến hành : HS thảo luận theo cặp.
- GV tổ chức cho HS kể nhau nghe theo nhóm đôi dựa vào các gợi ý sau :
+ Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất ?
+ Ai là người ít tuổi nhất ?
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
* Hoạt động 2 : Quan sát tranh :
- Mục tiêu : Phân biệt được gia đình 2 ,3 thế hệ.
- Cách tiến hành : 
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
-HS quan sát hình 38 ,39 theo nhóm đôi và trả lời theo gợi ý trong SGK .
- Hs thảo luận và trình bày.
* Hoạt động 3 : Giới thiệu về gia đình mình .
- Cách tiến hành : ...  thư ngắn ( nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu sgk, biết cách ghi phong bì.
II/- Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ ghi gợi ý, phong bì thư 
III/- Các hoạt động :
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu
3’
40’
2’
1. Kiểm tra bài cũ : 
- HS đọc bài tập đọc Thư gửi bà và trả lời câu hỏi GV. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn bài tập :
Bài 1 : HS nêu yêu cầu bài tập .
- Cho HS đọc gợi ý trên bảng phụ
- HS nêu trước lớp sẽ viết thư cho ai
- GV gợi ý , HS nêu mẫu về bức thư của mình :
+ Em sẽ viết thư gửi ai ?
+ Dòng đầu thư em sẽ viết thế nào ?
+ Em sẽ viết lời xưng hô thế nào ?
+ Trong phần nội dung thư em sẽ viết gì ?
+ Ở cuối bức thư em sẽ chúc như thế nào ?
+ Kết thúc lá thư em viết những gì ?
- GV chốt lại về hình thức bức thư, chú ý HS cách dùng từ đặt câu đúng.
- Tổ chức cho HS thực hành viết thư vào giấy rời
- Tổ chức cho vài HS đọc thư của mình trước lớp.
Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS quan sát phong bì thật và HD HS quan sát phong bì mẫu trong SGK.
- HD HS cách trình bày phong bì :
+ Góc trên bên trái : Ghi tên, địa chỉ người gửi
+ Góc dưới bên phải : Ghi tên, địa chỉ người nhận.
+ Góc trên bên phải : Dán tem của bưu điện.
- Tổ chức cho HS nêu lại cách trình bày một bì thư. 
3/- Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học tiết học, về nhà xem lại bài,em nào chưa viết xong về viết tiếp.
- Đọc yêu cầu bài tập
- Được đọc gợi ý trên bảng phụ
- Trả lời theo gợi ý của GV
- Nêu miệng bức thư của mình theo gợi ý của GV
- GV theo dõi, uốn nắn và giúp đỡ để các em hoàn thành bức thư, có thể viết theo mẫu bài tập đọc đã học.
TOÁN
Tiết 50: BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
	Thời gian 45 phút	
I/- Mục tiêu : Giúp HS :
Bước đầu biết giải và trình bày bài toán bằng 2 phép tính.
Làm bài 1,3. 
II/- Đồ dùng dạy học : 
- bảng phụ . 
III/- Các hoạt động :
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu
3’
40’
2
1. Kiểm tra bài cũ : 
-HS đọc các bảng nhân chia đã học.
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn bài mới :
Bài toán 1 : HD HS phân tích, tìm hiểu đề toán bằng các gợi ý :
+ Hàng trên có mấy cái kèn ?
+ Số kèn hàng dưới nhiều hơn hay ít hơn hàng trên ?
+ Ta phải làm tính gì để tìm số kèn hàng dưới ?
+ Làm thế nào để tìm số kèn của cả hai hàng ?
- HD HS tóm tắt đề toán và giải như SGK.
Bài toán 2 : 
- GV HD tương tự bài toán 1 :
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn Bài tập:	
Bài 1 : Hs nêu yêu cầu .	
- Hs nghe hướng dẫn .
- GV HD HS làm bài như trên, tổ chức cho HS làm bài theo nhóm đôi , 2 nhóm làm bài vào bảng phụ :
	Giải : Số bưu ảnh của em là : 
	15 – 7 = 8 (bưu ảnh)
	Số bưu ảnh của cả hai anh em là :
	15 + 8 = 23 (bưu ảnh)
	Đáp số : 23 bưu ảnh
Bài 3 : GVHD tóm tắt bài toán lên bảng, HD HS nhận xét :
+ Bao gạo nặng bao nhiêu ?
+ Cân nặng của bao ngô như thế nào so với bao gạo?
+ Tóm tắt yêu cầu tính gì ?
+ Tổ chức cho HS nêu đề bài toán, GV ghi đề lên bảng. 
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học, về nhà xem lại bài , xem bài luyện tập.
- Được nhận xét thông qua gợi ý của GV
- Gợi ý HS làm bài theo 2 bước 
+ Tìm số bưu ảnh của em
+ Tìm số bưu ảnh của cả hai anh em.
- Tham gia nêu nhận xét tóm tắt theo câu hỏi của GV
- HS đọc lại đề toán
- HD HS giải .
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 20: HỌ NỘI- HỌ NGOẠI
	Thời gian 30 phút	
I/- Mục tiêu : HS biết :
- Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng.
- Biết giới thiệu về họ hàng nội, ngoại của mình. 
II/- Đồ dùng dạy học :
 - Các hình trang 42,43. 
III/- Các hoạt động :
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu
3’
5’
10’
5’
2’
1. Kiểm tra bài cũ :
- HS trả lời gia đình mình gồm những ai, là gia đình mấy thế hệ. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1 : Làm việc với SGK :
- Mục tiêu : Phân biệt được mối quan hệ họ hàng qua tranh ảnh.
- Cách tiến hành : 
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm. 
+ HS quan sát ảnh 1 và thảo luận nhóm đôi .
+ Hương cho xem ảnh của ai ?
+ Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh ?
(GV hỏi tương tự đối với bạn Quang)
+ Bước 2 : HS trình bày.
* Hoạt động 2 : Nói về họ nội – họ ngoại của mình :
- Tổ chức cho HS tập kể theo nhóm đôi về họ 
 nội - họ ngoại của mình .
- Tổ chức cho đại diện vài nhóm kể trước lớp.
* Hoạt động 3 : Đóng vai :
- GV HD cách thực hiện,giao việc cho từng nhóm, tổ chức cho các nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống.
- Tổ chức cho đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. 
3. Củngcố – dặn dò :
- Nhận xét tiết học, về nhà xem lại bài . 
- Chọn gợi ý liên quan đến Hương hoặc Quang
- Gợi ý trực tiếp để HS kể đúng về họ nội – họ ngoại của mình.
NHẠC
Tiết 10: Học hát : LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
(Tích hợp: Ca ngợi tìnhLiên hệ)
Thời gian 30 phút
I/- Mục tiêu :
Biết hát theo giai điệu và lời ca. 
Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
HS khá giỏi biết gõ đệm theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
II/- Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi lời bài hát .
III/- Các hoạt động :
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu 
3’
15’
10’
2’
1. Kiểm tra bài cũ : 
- HS hát lại bài hát học ở tiết trước. 
2.Bài mới:
* Hoạt động 1 : Dạy hát :
- GV giới thiệu chung về bài hát, tác giả bài hát. Từ đó nêu sơ lược nội dung bài hát.
- GV hát mẫu bài hát
- Cho HS nhìn bảng phụ đọc lời ca
- HD HS tập hát từng câu, sau đó kết hợp hát cả bài
- Tổ chức cho HS tập hát luân phiên theo dãy, nhóm, tổ, bàn.
- Giáo dục hs đức tính thương yêu, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ theo 5 điều Bác Hồ dạy.
* Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm :
- GV hát mẫu, HD HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp :
 Lớp chúng mình rất rất vui anh em ta chan hoà tình thân
 x x x
- GV gõ tiết tấu lời ca cả bài hát, gợi ý HS nhận xét về tiết tấu.
- Tổ chức cho HS hát lại toàn bài hát với tình cảm vui tươi, sôi nổi.
3/- Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học,về nhà tập hát. 
- HS nhắc lại sơ lược về nội dung bài hát
- Đọc cá nhân lời ca
- Không yêu cầu cao về hoạt động gõ đệm
- Hướng dẫn vỗ tay.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 10
( ATGT: BÀI 2: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ)
Thời gian 20 phút
I/- Mục tiêu :
- HS biết được hình dạng, màu sắc và nội dung 2 những biển báo biển chỉ dẫn.
- HS giải thích được ý nghĩa của các biển báo hiệu : 204, 210, 211, 423 (a, b), 434, 443, 424. HS biết nhận dạng và vận dụng hiểu biết về biển báo hiệu khi đi đường để làm theo hiệu lệnh của biển báo. Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh chỉ huy giao thông. Mọi người phải chấp hành. 
II/- Đồ dùng dạy học : 
- Một số biển báo hiệu phóng to 
III/- Các hoạt động :
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu
3
5’
10’
2’
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Nhắc nội dung bài 1 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1 : GV giới thiệu cho HS hiểu thế nào là biển báo hiệu giao thông 
* Hoạt động 2 : Giới thiệu một số biển báo nguy hiểm :
- GV giới thiệu một số đặc điểm chung của biển báo nguy hiểm: Hình tam giác. Viền đỏ, nền vàng. Ở giữa hình vẽ màu đen biểu thị nội dung nguy hiểm cần biết.
* Giới thiệu biển chỉ dẫn :
+ Hình chữ nhật hoặc hình vuông.Nền màu xanh lam. Ở giữa kĩ hình vẽ hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng.
- GV gợi ý HS nhận xét và rút ra kết luận : “Khi đi đường phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của biển báo hiệu.”
* Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò :
- HS nhắc lại.
- Nhắc lại đặc điểm của biển báo nguy hiểm
- Nhắc lại đặc điểm của biển chỉ dẫn
* Lớp trưởng và các tổ trưởng báo tình hình học tập và nề nếp của các bạn trong tổ. 
- Lớp trưởng nêu nhận xét chung. 
- Các bạn trong lớp có ý kiến.
* Gv nhận xét, đánh giá: 
* Những tồn tại khác: 
Duyệt tuần 9+ 10
Mĩ thuật :
Tiết 10: TTMT: XEM TRANH TĨNH VẬT
Thời gian: 30 phút
I.Mục đích yêu cầu : 
 - Học sinh hiểu biết thêm về cáh sắp xếp hình, cách vẽ màu ở tranh tĩnh vật.
- Có cảm nhận về tranh tĩnh vật.
- HS khá giỏi chỉ ra các màu sắc trên tranh mà em yêu thích.
II. Đồ dùng dạy học:
 _Sưu tầm một số tranh tĩnh vật hoa quả của họa sĩĐường Ngọc Cảnh và họa sĩ khác.Tranh tĩnh vật của các lớp trước 
III.Hoạt động lên lớp 
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu
3
20
5
2
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra dụng cụ học tập .
2.Bài mới: 
* Hoạt động 1 : Xem tranh.
- Hs quan sát tranh vở vẽ hoặc tranh đã chuẩn bị.
+ Tác giả bức tranh là ai?
+ Tranh vẽ những loại hoa quả nào?
+ Hình dáng của các loại quả đó?
+ Màu sắc của các loại quả trong tranh như thế nào?
+ Những hình ảnh chính của tranh đặt vị trí nào?
+ Tỉ lệ của hình chính so với hình phụ như thế nào?
- GV giới thiệu vài nét về tác giả.
* Hoạt động 2 : Nhận xét đánh giá
Gv khen hs có tham gia phát biểu.
3.Củng cố -Dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài : Xem tranh tĩnh vật
_ Học sinh quan sát bức tranh các cùng nhận xét.
( ATGT: BÀI 2: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ)
Thời gian 20 phút
I/- Mục tiêu :
- HS biết được hình dạng, màu sắc và nội dung 2 những biển báo biển chỉ dẫn.
- HS giải thích được ý nghĩa của các biển báo hiệu : 204, 210, 211, 423 (a, b), 434, 443, 424.
- HS biết nhận dạng và vận dụng hiểu biết về biển báo hiệu khi đi đường để làm theo hiệu lệnh của biển báo.
- Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh chỉ huy giao thông. Mọi người phải chấp hành. 
II/- Đồ dùng dạy học : 
- Một số biển báo hiệu phóng to 
III/- Các hoạt động :
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu
3
5’
10’
2’
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Nhắc nội dung bài 1 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1 : GV giới thiệu cho HS hiểu thế nào là biển báo hiệu giao thông : Là hiệu lệnh cảnh báo và chỉ dẫn giao thơng trên đường. Người tham gia giao thơng cần biết để đảm bảo ATGT.
* Hoạt động 2 : Giới thiệu một số biển báo nguy hiểm :
- GV giới thiệu một số đặc điểm chung của biển báo nguy hiểm :
+ Hình tam giác
+ Viền đỏ, nền vàng
+ Ở giữa hình vẽ màu đen biểu thị nội dung nguy hiểm cần biết.
- GV giới thiệu một số biển báo nguy hiểm thơng dụng cho HS biết.
* Giới thiệu biển chỉ dẫn :
- GV giới thiệu một số đặc điểm chung của biển chỉ dẫn :
+ Hình chữ nhật hoặc hình vuông
+ Nền màu xanh lam
+ Ở giữa kĩ hình vẽ hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng.
- GV giới thiệu cho HS nhận biết một số biển chỉ dẫn thơng dụng.
- GV gợi ý HS nhận xét và rút ra kết luận : “Khi đi đường phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của biển báo hiệu.”
* Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò :
- Nhiều HS nhắc lại theo lời GV thế nào là biển báo hiệu giao thơng.
- Nhắc lại đặc điểm của biển báo nguy hiểm
- Nhắc lại đặc điểm của biển chỉ dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 tuan 10.doc