Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2008-2009 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2008-2009 (Bản đẹp)

I. Mục tiêu.

*Tập đọc:

1. Rèn luyện kĩ năng đọc.

- Phát âm chuẩn, rủ nhau, luôn miệng, hỏi đường, vui vẻ, ngạc nhiên gương mặt cặp mắt xin lỗi, quả thật nghẹn ngào, mím chặt.

- Bộc lộ tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

2. Rèn luyện kĩ năng hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ: Đôn hậu, thành thực, trung kì, bùi ngùi.

- Nắm được ý nghĩa câu chuyện. Tình cảm thiết tha, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.

*. Kể chuyện:

- Rèn luyện kĩ năng nói dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn qua câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể ( lời dẫn chuyện, lời mật ) cho phù hơp với nội dung.

II Đồ dùng dạy học:

1.GV: Tranh minh họa, Sgk, giáo án.

2. HS: Vở bài tập, vở ghi, SGK.

 

doc 28 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2008-2009 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 7 / 11 Giảng thứ 2 / 10 / 11 / 2008
Tuần 10
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2+3: Tập đọc – Kể chuyện
Giọng quê hương
I. Mục tiêu. 
*Tập đọc: 
1. Rèn luyện kĩ năng đọc.
- Phát âm chuẩn, rủ nhau, luôn miệng, hỏi đường, vui vẻ, ngạc nhiên gương mặt cặp mắt xin lỗi, quả thật nghẹn ngào, mím chặt.
- Bộc lộ tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
2. Rèn luyện kĩ năng hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ: Đôn hậu, thành thực, trung kì, bùi ngùi.
- Nắm được ý nghĩa câu chuyện. Tình cảm thiết tha, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
*. Kể chuyện:
- Rèn luyện kĩ năng nói dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn qua câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể ( lời dẫn chuyện, lời mật ) cho phù hơp với nội dung.
II Đồ dùng dạy học:
1.GV: Tranh minh họa, Sgk, giáo án.
2. HS: Vở bài tập, vở ghi, SGK. 
III. Hoạt động dạy học. 
1. ổn định tổ chức: (1'). 
2. Kiểm tra bài cũ:(4'). 
- Trả bài kiểm tra.
3. Bài mới: (75'). 
*Tập đọc: ( 37’)
3.1. Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm mới quê hương: Bức tranh vẽ một vùng quê thật đẹp với cánh đồng lúa, những gốc đa cổ thụ, mấy con trâu và 2 người bạn chăn trâu đang nằm dài trên bãi cỏ chuyện trò. Đây là những hình ảnh gần gũi, làm người ta gắn bó với quê hương. Nhưng quê hương còn là những người thân và tất cả những gì g ắn bó với những người thân của ta. Đọc câu chuyện “Giọng quê hương” của nhà văn Thanh Tịnh các em sẽ rõ hơn điều này.
3.2 Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc mẫu: Giọng diễn cảm, chậm rãi nhẹ nhàng; Chú ý giọng lịch sự, nhã nhặn của nhân vật. Đoạn cuối đọc chậm ngắt rõ giọngở các dấu phẩy.
b. Hướng dẫn luyện đọc:
- Học sinh đọc nối tiếp câu.
? Bài gồm mấy câu.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Yêu cầu HS đọc từ khó ở mục yêu cầu.
- Hướng dẫn đọc nối tiếp đọan.
? Bài chia làm mấy đoạn.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm. Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 19’ ).
? Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai.
? Chuyện gì sảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên.
? Lúc đó Thuyên bối rối vì điều gì.
? Vì sao anh thanh niên lại cảm ơn Chuyên và Đồng.
? Những chi tiết nào cho thấy tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương.
? Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương.
- Yêu cầu học 1 sinh đọc yêu cầu của bài.
? Nêu nội dung bài.
3.4 Luyện đọc lại:
- Yêu cầu học sinh đọc theo vai:
Người dẫn chuyện, Thuyên, Anh thanh niên.
- Tổ chức cho học sinh đọc.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Kể chuyện:
1. Xác định yêu cầu.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và xác định nội dung của từng bức tranh minh họa.
2. Kể mẫu:
- Chon 3 HS khá lên kể chuyện nối tiếp.
3. Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
4. Kể trước lớp.
- Tuyên dương học sinh kể tốt.
Nghe lời giới thiệu.
Nghe giáo viên đọc mẫu.
Học sinh đọc nối tiếp từng câu 2 lần.
Chia làm 3 đoạn.
- Đọc từng đoạn.
- Đọc chú giải.
Chú ý khi đọc các lời thoại:
Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra/ Anh là , ( Giọng ngạc nhiên ).
Hai anh đã cho tôi nghe lại/ Giọng nói của Mẹ tôi xưa / giọng xúc động.
Học sinh đọc bài theo nhóm 3.
3 học sinh thi đọc nối tiếp.
Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với 3 thanh niên.
Lúc 2 người lúng túng vì không mang theo tiền thì một trong 3 thanh niên cùng quán ăn với họ đến gần xin được trả tiền giúp 2 người.
Thuyên bối rối vì không nhớ được người đó là ai.
Vì Thuyên và Đồng có giọng nói khiến cho anh thanh niên nhớ đến giọng nói yêu quý của người mẹ mình quê bà ở miền trung và bà đã qua đời hơn 8 năm nay.
Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu đôi môi mím chặt lộ vể đau thương, còn Thuyên và Đồng
Bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau mắt rớm lệ.
Giọng quê hương là đặc trưng cho mỗi miền quê hương rất gần gũi, thân thiết đối với con người ở miền quê đó.
1 học sinh đọc bài.
Nêu nội dung bài ở ( Phần mục tiêu)
3 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai.
Dựa vào tranh minh họa hãy kể giọng quê hương.
1.Thuyên và Đồng vào quán ăn trong quán có 3 thanh niên đang ăn uống vui vẻ
2. Anh thanh niên xin phép được làm quen và trả tiền cho Thuyên và Đồng.
3. 3 người trò chuyện, anh thanh niên nói rõ lí do mình muốn làm quen vói Thuyên và Đồng 3 người xúc động nhớ về quê hương.
3 học sinh kể nối tiếp.
Lớp theo dõi nhận xét.
Học sinh kể theo nhóm.
2 nhóm kể trước lớp.
IV. Củng cố dặn dò:(5'). 
? Quê hương em có giọng nói đặc trưng không.
- Khi nghe giọng nói quê hương mình em cảm thấy như thế nào .
- GV: Nhận xét tiết học, nhắc nhở về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
======================================
Tiết4:	 Toán
 Bài 46: Thực hành đo độ dài
I. Mục tiêu. 
- Giúp học sinh: Biết dùng thước thẳng và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Đo độ dài bằng thước thẳng, sau đó ghi lại và đọc số đó, ước lượng một cách chính xác các số đo chiều dài.
II. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên: Thước mét, giáo án.
2. Học sinh: Thước có chia vạch, SGK, Vở ghi.
III. Hoạt động dạy học. 
1. ổn định tổ chức: (1'). 
2. Kiểm tra bài cũ:(4'). 
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- 1 học sinh đọc bảng đơn vị đo độ dài.
- GV: Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới: (30'). 
3.1 Giới thiệu bài.
- Hôm nay chúng ta thực hành đo độ dài.
3.2. Các bài tập.
Bài 1: Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài được nêu ở bảng sau:
- Yêu cầu học sinh đo.
- GV: Nhận xét.
Bài 2: Thực hành.
Đo độ dài rồi cho biết kết quả đo.
+ Chiều dài cái bút của em.
+ Chiều dài mép bàn học của em.
+ Mép bảng của lớp em dài khoảng bao nhiêu cm.
Bài 3: ước lượng.
- Yêu cầu học sinh ước lượng – cho học sinh quan sát thước mét.
a. Bức tường lớp em cao bao nhiêu mét.
Em hãy ước lượng độ cao này với độ cao thước mét.
- Giáo viên ghi kết quả học sinh ước lượng lên bảng rồi thực hành đo lại.
b. Chân tường lớp em dài bao nhiêu mét.
c. Mép bảng lớp em dài khoảng bao nhiêu cm.
 4. Củng cố dặn dò:(5'). 
- GV: Nhận xét, tiết học.
Dặn dò h/s làm bài trong vở bài tập.
8 dam + 5 dam = 13 dam
720 m + 43 m = 763 m 
Nhận xét.
Đoạn thẳng
 AB
 CD
 EG
Độ dài
 7 cm
 12cm
 1dm 2cm
3 HS lên bảng kẻ đoạn thẳng bằng độ dài đã cho đọc: Bẩy xăng ti mét; Mười hai xăng ti mét; Một đề xi mét, hai xăng ti mét.
Học sinh thực hành đo.
Học sinh ước lượng.
Học sinh thực hành đo.
Tiết 5: Tự nhiên xã hội
Bài:19
Các thế hệ trong một gia đình
I- Mục tiêu:	
Sau bài học, học sinh biết:
- Các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt được gia đình hai thế hệ và gia đình ba thế hệ.
- Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, các hình như trong SGK trang 38, 39.
2- Học sinh: 	- Sách , vở , dụng cụ, ảnh chụp gia đình hoặc chuẩn bị giấy bút vẽ.
iii- Các hoạt động dạy- học:
 1- ổn định tổ chức: 	
2- Kiểm tra bài cũ: 	
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3- Bài mới:
3.1- Giới thiệu bài: 
-Tiết học hôm nay giúp các em nắm được các thế hệ trong một gia đình, phân biệt gia đình hai thế hệ và gia đình ba thế hệ.
3.2- Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp.
a- Giáo viên nêu yêu cầu.
-Kể được người nhiều tuổi nhất và ít tuổi nhất trong gia đình mình.
b- Cách tiến hành:
* Bước 1: Học sinh làm việc theo cặp: trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất.
* Bước 2: Giáo viên gọi học sinh kể trước lớp, kết luận về yêu cầu trên.
3.3. Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm.
- Giáo viên nêu yêu cầu.
a. Bước 1:
-Làm việc theo nhóm.
b. Bước 2:
Cho một số học sinh trình bày kết quả.
- Gia đình bạn Minh ( gia đình bạn Lan ) có mấy thế hệ cùng chung sống, đó là những thế hệ nào.
? Thế hệ thứ nhất trong gia đình Minh là ai 
- Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình ?
- Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình?
- Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình.
- Lan và em Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình.
- Gia đình chỉ có hai vợ chồng thì gọi là gia đình mấy thế hệ.
c. Bước 3:
Giáo viên kết luận về các thế hệ trong một gia đình.
3.4. Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình.
a. Bước 1:
- Làm việc theo nhóm:
- Giáo viên cho học sinh giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình của mình.
b. Bước 2:
Làm việc cả lớp:
- Giáo viên yêu cầu 1 số nhóm lên giới thiệu về gia đình trước lớp.
Học sinh nhắc lại yêu cầu.
- Học sinh : 1 em hỏi, 1 em trả lời.
Ông, bà thường là người nhiều tuổi nhất, con cái, cháu  ít tuổi nhất.
Học sinh kể trước lớp.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh quan sát các hình trang 38, 39 và trả lời câu hỏi.
Các nhóm trình bày.
Gia đình bạn Minh: 3 thế hệ.
Gia đình bạn Lan: 2 thế hệ.
3 thế hệ gồm: Ông, bà, cha, mẹ và con cái. 
Thế hệ thứ 2.
Thế hệ thứ nhất.
Thế hệ thứ 3.
Thế hệ thứ 2.
Gia đình có 1 thế hệ.
Tùy từng học sinh, ai có ảnh thì dùng ảnh để giới thiệu, ai không có ảnh gia đình thì chỉ giới thiệu về các thành viên trong gia đình của mình. 
Đại diên các nhóm lên giới thiệu về gia đình của mình trước lớp.
4- Củng cố, dặn dò: ( ')
- Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ôn lại bài, làm bài tập.
Ngày soạn 9 / 11 Giảng thứ 3 / 11 / 11 / 2008
 Tiết 1: Thể dục
Bài 19:
Học động tác chân, lườn của bài thể dục phát triển chung
 I. Mục tiêu:
- Ôn động tác vươn thở, tay; học hai động tác chân, lườn, yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi: Nhanh lên bạn ơi.
II. Địa điểm- Phương tiện.
1.Địa điểm:
- Sân trường đủ điều kiện để tập luyện.
2. Phương tiện:
- Còi, kẻ vạch sân.
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu buổi tập.
- Yêu cầu h/s chạy quanh sân, khởi động các khớp.
- Cho h/s chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
2. Phần cơ bản:
a. Ôn hai động tác thể dục đã học.
- Yêu cầu học sinh ôn từng động tác, sau đó tập liên hoàn.
- Giáo viên điều khiển.
b. Học động tác chân.
GV nêu tên động tác, vừa làm mẫu, giải tích cho h/s quan sát:
- Nhịp 1 và 5 phải kiễng gót, đồng thời hai tay dang ngang.
- Nhịp 2 và 6 chân chạm đất bằng cả hai bàn chân thành ngồi cao ( chân khụy, hai gối sát nhau, thân người thẳng đồng thời vỗ hai tay vào nhau ở phía trước ).
H/s tập động t ... tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta. Trấn Vũ là đền thờ, Thọ Xương là địa điểm trước đây.
Gi, đ, h, l, t. ch, v, x cao hai li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
Bằng 1 con chữ o.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Viết bài:
1 dòng chữ G
1 dòng chữ Ô, t
2 dòng chữ Ông Gióng
2dòng câu ứng dụng.
=============================
 Tiết 4: Thủ công
 Bài 6 ( tiếp theo )
Ôn tập – Kiểm tra chương I
Phối hợp gấp, cắt, dán hình 
I. ổn định tổ chức: (1').
- Giáo viên cho học sinh hát.
II. Kiểm tra bài cũ:(4').
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Bài mới: (30’).
1. Giới thiệu bài:
- Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục làm bài kiểm tra: Gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán 1 trong các hình đẫ học ở chương I.
2. Nội dung bài kiểm tra:
- Trước khi kiểm tra, giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên các bài đã học ở chương I.
- Giáo viên cho học sinh quan sát lại các mẫu : Tàu thủy 2 ống khói, hình gấp con ếch, hình lá cờ đỏ sao vàng, hình bông hoa 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh.
 - Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của bài kiểm tra: Biết cách làm và thực hiện các thao tác để làm được 1 trong các sản phẩm đã học. Sản phẩm phải được làm theo quy trình. Các nếp gấp phải thẳng, phẳng.
- Các hình phối hợp gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh, lá cờ đỏ sao vàng, bông hoa phải cân đối.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra thực hành - Giáo viênấp, cắt, dán một trong các sản phẩm đã học trong chương I.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành bài kiểm tra.
3. Đánh giá:
- Giáo viên thu bài của cả lớp, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh theo 2 mức độ:
- Thực hiện đúng kĩ thuật, đúng quy trình và hoàn thành sản phẩm tại lớp.
- Không hoàn thành sản phẩm.
IV.Nhận xét - Dặn dò: (3’).
- GV: Nhận xét, sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kết quả kiểm tra của học sinh.
- Dặn dò học sinh giờ sau mang giấy thủ công, nháp, chì, thước, kéo, hồ dán để “ Cắt, dán chữ I, T”.
Học sinh hát.
Học sinh để kéo, giấy thủ công lên bàn.
Học sinh lắng nghe.
( Bọc vở).
- Gấp tàu thủy 2 ống khói.
- Gấp con ếch.
Gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
Gấp cắt dán bông hoa.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh thực hành làm bài kiểm tra.
+ Hoàn thành: A.
- Nếp gấp thẳng, phẳng.
- Đường cắt thẳng, đều không bị mấp mô, răng cưa.
+ Những em đã hoàn thành và có sản phẩm đẹp có sáng tạo, được đánh giá là hoàn thành tốt: A+.Chưa hoàn thành: B.
Thực hiện chưa đúng quy trình kĩ thuật.
 Ngày soạn 11 / 11 Giảng thứ 6 / 14 / 11 / 2008
 Tiết 1: Thể dục
Bài 20: Ôn bốn động tác thể dục đã học
 Trò chơi: Chạy tiếp sức
I. Mục tiêu:
- Ôn 4 động tác thể dục đã học, yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Chơi trò chơi: Chạy tiếp sức.
II. Địa điểm- Phương tiện.
1.Địa điểm: Sân trường đủ điều kiện để tập luyện.
2. Phương tiện:
- Còi, kẻ sẵn sân chơi.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu buổi tập.
- Yêu cầu h/s khởi động, chạy nhẹ thành một vòng quanh sân, khởi động xoay các khớp, đứng thành vòng tròn.
- Cho h/s chơi trò chơi: Đứng ngồi theo hiệu lệnh.
2. Phần cơ bản:
- Ôn 4 động tác thể dục đã học.
- Chia 4 tổ: Yêu cầu h/s ôn luyện theo tổ, GV đi quan sát từng tổ.
- Giáo viên quan sát, sửa sai cho h/s.
- Yêu cầu h/s thi đua giữa các tổ.
- GV động viên, khuyến khích, tuyên dương.
- Yêu cầu h/s chơi trò chơi: Tiếp sức.
GV nhắc lại cách chơi.
3. Phần kết thúc.
- Yêu cầu h/s đi thường theo nhịp.
- Giáo viên cùng h/s hệ thống bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn luyện bốn động tác thể dục đã học.
6’
26’
3’
Lớp trưởng tập hợp, điểm danh, báo cáo sĩ số.
Chạy vòng tròn , khởi động.
H/s chơi trò chơi.
H/s tập theo tổ do cán sự lớp điều khiển.
Ôn từng động tác: Vươn thở, tay, chân, lườn.
Ôn tập liên hoàn 4 động tác.
H/s chơi trò chơi:
x <---------------x x x x x x x x x
x <---------------x x x x x x x x x
x <---------------x x x x x x x x x
x <---------------x x x x x x x x x
===================================
Tiết 2: Toán
Bài 50: Bài toán giải bằng hai phép tính
I. Mục tiêu. 
- Giúp học sinh làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.
- Bước đầu biết tóm tắt bài toán bằng sơ đồ.
II. Phần chuẩn bị. 
1. Giáo viên: SGK, giáo án.
2. HS: Vở bài tập, vở ghi, SGK.
III. Hoạt động dạy học. 
1. ổn định tổ chức: (1’).
2. Kiểm tra bài cũ: (4’).
- Trả bài kiểm tra. 
3. Bài mới: (30’).
3.1. Giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính.
Bài 1:
GV chép bài toán, gọi h/s đọc:
- ? Hàng trên có mấy cái kèn.
- ? Hàng dưới nhiều hơn hàng trên mấy cái.
- ? Bài toán cho biết gì.
- ? Bài toán hỏi gì.
- ? Muốn tìm số kèn hàng dưới, ta làm phép tính gì.
- Mời h/s nêu cách làm.
- GV ghi. 
Bài 2.
GV nêu bài toán.
- Tóm tắt, phân tích như bài 1.
- Yêu cầu h/s lên bảng làm bài.
3.2. Thực hành.
Bài 1:
Gọi h/s đọc bài toán.
- Yêu cầu h/s tóm tắt bài và làm bài.
Bài 2:
Tương tự bài 1.
- Gọi h/s đọc bài toán, tóm tắt và giải bài toán.
4. Củng cố, dặn dò: (5’).
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập 3.
 3 kèn
 2 kèn
 ?
2 cái
Bài toán cho biết: Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 cái.
Phép cộng.
Bài giải:
Số kèn ở hàng dưới là:
3 + 2 = 5 ( cái )
Số kèn ở cả 2 hàng là:
3 + 5 = 8 ( cái )
 Đáp số: 5 cái, 8 cái.
 4 con
Bể thứ 1: 3 con
Bể thứ 2: 
 ? con
Bài giải:
Bể thứ 2 là:
4 + 3 = 7 ( con )
Cả 2 bể là:
7 + 4 = 11 ( con )
 Đáp số: 7 con, 11 con.
 15
Anh:
 7
Em:
 Bài giải:
Số bưu thiếp của em là:
15 - 7 = 8 ( cái )
Số bưu thiếp của cả hai anh em là:
15 + 8 = 23 ( cái )
 Đáp số: 8 cái, 23 cái.
 18
 6 ?
 ?
Bài giải: 
Thùng thứ 2 đựng là:
18 + 6 = 24 ( lít )
Cả hai thùng:
18 + 24 = 42 ( lít )
 Đáp số:42 lít.
Tiết 3: Tự nhiên xã hội
Bài 20:
Họ nội, họ ngoại
I- Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Giải thích thế nào về họ nội, họ ngoại.
- Xưng hô đúng với các anh chị em của bố, mẹ.
- Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình.
- ứng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội, họ ngoại.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, các hình như trong SGK trang 40, 41.
2- Học sinh: 	- Sách , vở , dụng cụ, ảnh chụp họ nội, họ ngoại đến lớp.
iii- phương pháp
- Đàm thoại, thảo luận, kể chuyện, quan sát, trực quan, đóng vai.
IV- Các hoạt động dạy-học:
 1- ổn định tổ chức: 	
2- Kiểm tra bài cũ: 	
- 2 học sinh trả lời câu hỏi.
+ Thế nào là gia đình 3 thế hệ, 2 thế hệ, 1 thế hệ?
+ Gia đình nhà em có mấy thế hệ?
3- Bài mới:
3.1- Giới thiệu bài: 
a. Khởi động: Học sinh hát bài “ Cả nhà thương nhau”
- Giáo viên giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp các em hiểu được thế nào là họ nội, họ ngoại, biết cách xưng hô, ứng xử đúng với những người họ hàng của mình.
2. Hoạt động 1: Làm việc với Sách giáo khoa.
a. Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Giáo viên chia nhóm , giao nhiệm vụ.
+ Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
+ Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh?
+ Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
+ Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh.
b. Bước 2: Làm việc với cả lớp:
- Giáo viên gọi đại diện cả lớp lên trình bày:
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai?
+ Họ ngoại gồm những ai?
- Giáo viên kết luận về những người thuộc họ nội và họ ngoại.
3. Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại:
a. Bước 1:
- Làm việc theo nhóm:
- Giáo viên cho học sinh kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại.
b. Bước 2:
Làm việc cả lớp:
4. Hoạt động 3: Đóng vai:
a. Bước 1: Tổ chức hướng dẫn.
- Giáo viên chia nhóm thảo luận đóng vai trên cơ sở lựa chọn các tình huống sau:
+ Em hoặc anh của bố đến chơi nhà khi bố, mẹ đi vắng. 
+ Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố, mẹ đi vắng.
+ Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố, mẹ đến thăm.
b. Bước 2: Thực hiện.
- Giáo viên nêu câu hỏi.
+ Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình?
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1 ( 40 – SGK ), trả lời:
ảnh ông bà ngoại chụp cùng với mẹ và bác ruột của Hương và mẹ của Hương.
Sinh ra bác ruột của Hương và mẹ của Hương.
ảnh của ông bà nội chụp cùng với bố và cô ruột của Quang.
Sinh ra bố và cô ruột của Quang.
Đại diện các nhóm trình bày:
Các nhóm khác nhận xét.
Ông bà sinh ra bố và các anh chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. Những người có quan hệ họ hàng với mẹ thuộc họ ngoại.
 Học sinh kể với các bạn trong nhóm về họ nội, họ ngoại của mình.
Học sinh thảo luận về cách xưng hô của mình với những người trong họ nội, họ ngoại.
Học sinh trong nhóm lên giới thiệu với cả lớp về họ nội, họ ngoại của mình và cách ứng xử, xưng hô.
Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
Mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống.
Các nhóm lần lượt lên thể hiện phần đóng vai.
Các nhóm khác nhận xét.
Vì đó là những người họ hàng ruột thịt của mình.
4- Củng cố, dặn dò: ( 2 )
- Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ôn lại bài.
Tiết 5: Sinh hoạt
Tuần 10
I/ yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân
	- HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập
	- Giáo dục HS có ý thức phấn đấu liên tục vươn lên
II/ lên lớp
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : Tuần qua lớp đã thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp do trường lớp đề ra.
	- Học tập : Các em chăm học, có ý thức tốt trong học tập, trong lớp chưa tích cực hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp, nhưng chưa hiệu quả cao
	- Lao động vệ sinh : Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ, gọn gàng
	- Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
	- Đạo đức : Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè, có ý thức đạo đức tốt.
b/. Kết quả đạt được
-Tuyêndương: em Lò Thanh, Hiếu, có ý thức học tập tốt, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Phêbình: em Châu, Lâm, Tiên, Tông, còn quá lười học, không chú ý, hay nói chuyện riêng.
c. Phương hướng :
 	- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. Lấy thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
	- Tham gia mọi hoạt động của trường lớp đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc