Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - Trường TH Lộc Hòa

Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - Trường TH Lộc Hòa

ÂM NHẠC

HỌC HÁT: BÀI LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT

I MỤC TIÊU:

 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

 - Biết hát kết hợp với vỗ tay hoặc vỗ đệm theo bài hát.

 - Thông qua bài hát giáo dục các em tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè.

 - HS khá: Biết gõ đệm theo nhịp ,theo tiết tấu lời ca

II. CHUẨN BỊ:

- Thanh phách .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - Trường TH Lộc Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 20 tháng 10 năm 2010
ÂM NHẠC
HỌC HÁT: BÀI LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
I MỤC TIÊU:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 - Biết hát kết hợp với vỗ tay hoặc vỗ đệm theo bài hát.
 - Thông qua bài hát giáo dục các em tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè.
 - HS khá: Biết gõ đệm theo nhịp ,theo tiết tấu lời ca
II. CHUẨN BỊ:
- Thanh phách ..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Ổân định lớp: Hát
2.Kiểm tra bài cũ : Bài ca đi học. GV nhận xét và tích điểm.
3.Bài mới: GV ghi tựa đề lên bảng.
Hoạt dộng 1: Dạy bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, bởi vì đến trường chúng ta được gặp bạn bè thầy cô được học biết bao điều hay. Để có tình bạn thân ái trong sáng mỗi người trong chúng ta phải biết đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. Đó là nội dung của bài hát Lớp chúng ta đoàn kết mà tác giả muốn nhắn nhủ đến chúng ta.
- GV hát mẫu .
- GV yêu cầu HS đọc lời ca .
GV chia câu bài hát( 6 câu )
- GV cho HS khởi động giọng.
- Tập hát từng câu.
+ GV hát mẫu câu 1 sau đó đàn giai điệu câu này 2-3 lần, yêu cầu HS nghe và nhẫm theo. 
+ GV hát mẫu câu 2 , bắt nhịp HS hát.
Sau đó gv cho HS nối 2 câu lại .
GV chỉ định 1-2 em hát lại 2 câu này.
GV hướng dẫn các câu còn lại tương tự như câu 1 và câu 2.
GV chú ý nhắc HS ngân cho đủ phách.
- Sau khi tập xong bài hát cho HS hát đi hát lại nhiều lần để thuộc lời ca và giai điệu của bài hát.
GV sửa sai cho HS. Nhận xét
GV hướng dẫn HS hát kết hợp với vỗ tay theo phách.
-GV yêu cầu từng nhóm, cá nhân hát kết hợp với vỗ tay.
Nhận xét và tuyên dương.
Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm theo phách, theo nhịp.
GV hướng dẫn HS hát kết hợp với gõ đệm theo phách, theo nhịp.
GV làm mẫu và yêu cầu từng nhóm thực hiện
4.Củng cố: - GV yêu cầu từng tổ trình bày
5.Dặn dò: Về nhà tiếp tục tập hát để thuộc lời ca và hát tự nhiên kết hợp với vài động tác phụ họa, rõ lời hơn.Chuẩn bị bài kế.
Cả lớp hát
-2-3 em lên bảng trình bày
HS nhắc tựa
HS ngồi ngay ngắn, chú ý lắng nghe
- Lắng nghe.
- 2-3 đọc lời ca.
Chú ý quan sát.
- HS khởi động giọng.
- Cả lớp hát .
- Cả lớp thực hiện
- 1-2 trình bày.
- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV
- Chú ý.
- Cả lớp thực hiện
HS lắng nghe và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
- Tứng nhóm và cá nhân thực hiện.
- HS khá: Biết gõ đệm theo nhịp ,theo tiết tấu lời ca
HS thực hiện theo sự chỉ định của GV
Từng tổ trình bày .
Ghi nhớ
Thứ hai, ngày 18 tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN: 
GIỌNG QUÊ HƯƠNG
I/ Mục tiêu: 
Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm,thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu truyện.
Hiểu ý nghĩa:Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhânvật trong câu chuyện với quê hương,với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.( trả lời được các câu hỏi ở SGK)HSKG trả lời được câu 5
GDHS biết yêu mến quê hương của mình.
KC :Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.(HSKG kể được cả câu chuyện) 
II/Chuẩn bị: 
Tranh minh hoạ SGK phóng lớn, tranh minh hoạ nội dung câu chuyện.
III/Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/. Ổn định: 
2/. Kiểm tra: 
3/. Bài mới: 
a. Gtb: 
b. Luyện đọc:
Đọc mẫu lần 1: 
-Hướng dẫn luyện đọc. 
-Hướng dẫn học sinh đọc từng câu cả bài và luyện phát âm từ khó. 
-Đọc đoạn và giải nghĩa từ: 
-Luyện đọc câu dài/ câu khó: 
-Chú ý: Đọc đúng các câu hỏi 
-Kết hợp giải nghĩa từ mới: 
-Đọc lại bài 1 lượt: Nối tiếp nhau theo đoạn đến hết bài. (2 nhóm).
-Đọc theo nhóm đôi kiểm tra chéo lẫn nhau.
c.Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
-Y/c: Học sinh đọc thầm đoạn 1: 
? Thuyên và Đồng vào quán ăn để làm gì?
? Hai người cùng ăn trong quán với những ai? Không khí trong quán ăn có gì đặc biệt?
Đoạn 2: 
?Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ?
?Vì sao Thuyên bối rối ?
?Anh thanh niên trả lời hai người thế nào?
? Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?
?Những chi tiết nào nói lên tình thân thiết giữa các nhân vật với quê hương?
-Giáo viên củng cố lại nội dung. 
?Qua bài đọc em có suy nghĩ gì về giọng quê hương?
*Luyện đọc lại bài: 
-Luyện đọc đoạn thể hiện giọng nhân vật. 
KỂ CHUYỆN
Định hướng: Gọi học sinh đọc yêu cầu phần kể chuyện: 
? Yêu cầu học sinh xác định nội dung từng bức tranh minh hoa.ï 
-Thực hành kể chuyện:
-Kể theo nhóm: 
-Yêu cầu học sinh kể theo nhóm.
-Kể trước lớp: 
-Nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố: 
GD tư tưởng 
Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò-Nhận xét: 
-Về nhà đọc lại bài, TLCH và tập kể lại câu chuyện. 
-Xem trước bài “Thư gửi bà”
-Học sinh nhắc tựa. 
-Mỗi học sinh đọc từng câu đến hết bài.
- học sinh luyện đọc (kết hợp giải nghĩa từ theo hướng dẫn của giáo viên).
-Đọc nối tiếp theo nhóm-Kết hợp giải nghĩa từ
-1 học sinh. 
-Hai nhóm thi đua: N 1-3.
-1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
-Ăn cho đỡ đói và hỏi đường.
-Cùng ăn với 3 thanh niên trong quán.. . vui vẻ lạ thường.
-1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm
-Có 1 người .mang tiền theo.
Vì không nhớ người này là ai. 
 Bây giờ anh mới được biết
- Vì giọng nói quê hương đã gợi lại nỗi nhớ mẹ anh
. . lặng điđôi môi mím chặt bùi ngùiim lặng nhìn nhau, mắt rướm lệ.
HSKG trả lời:Giọng quê hương là đặc trưng của mỗi miền quê, gần gũi thân tiết với con người ở vùng đó-gợi cho con người nhớ đến nơi chôn rau, cắt rốn của mình-
-Đoạn 3 
-1 học sinh 
Tranh 1: Thuyên và Đồng vào quán ăn. Trong quán có 3 thanh niên đang ăn uống vui vẻ. 
-Tranh 2: Anh thanh niên xin phép làm quen và trả tiền cho Thuyên và Đồng. 
-Tranh 3: Ba người trò chuyện, anh thanh niên nói rõ lí do muốn làm quen --Mỗi nhóm cử 3 bạn kể lại nội dung câu chuyện cho các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. 
-2 học sinh kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét bình chọn nhóm kể hay nhất. 
HSKG kể toàn bộ câu chuyện
-HS tự nêu.
TOÁN:
THỰC HÀNH ĐO DỘ DÀI
I/Yêu cầu: 
Biết dùng thước thẳng và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. 
Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như bút,chiều dài mép bàn,chiều cao bàn học.
Biết dùng mắt ước lượng độ dài( tương đối chính xác) 
II/Chuẩn bị: 1 học sinh 1 thước thẳng có độ dài 30cm.
 Thước mét của giáo viên. 
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 
2.Kiểm tra: -Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. 
 -Nhận xét chung. 
3.Bài mới: a. Gtb: 
b. Luyện tập thực hành: 
Bài 1: Vẽ đoạn thẳng
?Bài toán yêu cầu ta điều gì?
-Giáo viên hướng dẫn: Chấm 1 đầu đoạn thẳng 1 chấm, ta đặt điểm 0 trùng với chỗ chấm, đo đúng số đo ta chấm thêm chấm nữa. Sau đó nối đoạn thẳng lại và viết tên hai đầu đoạn thẳng. 
-Nhận xét theo dõi . Nhận xét chung. 
Bài 2: Thực hành
?Bài tập 2 yêu cầu chúng ta gì?
-Giáo viên theo dõi, giúp đỡ. 
Bài 3: ước lượng(bỏ c)
GV HD hs cách ước lượng trong thực tế về chiều cao bức tường phòng học.
4. Củng cố - Dặn dò:
-Nêu lại trình tự tiến hành đo độ dài của 1 vật.
-Nhận xét chung tiết học.
-Học sinh nhắc tựa.
-1 HS nêu.
-Vẽ 3 đoạn thẳng tương ứng: AB: 7cm, CD: 12 cm, EG: 1dm3cm.
-Lớp thực hiện vẽ vào vở.
-T/c kiểm tra chéo .
-Ước lượng và đo thực tế bút chì, mép bàn học.
-Học sinh quan sát và làm theo hướng dẫn của giáo viên. 
Xung phong cá nhân. 
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
CHÍNH TẢ: (Nghe- viết)
QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT
I/ Mục tiêu: 
Nghe viết đúng bài chính tả,trình bày đúng hình thức văn xuôi.
Tìm và viết được tiếng có vần oai/oay và bài 3a.
GDBVMT:GDHS yêu cảnh thiên nhiên của Đất nước ta từ đó yêu quý môi trường xung quanh có ý thức BVMT
II/Chuẩn bị: 
Bảng phụ viết sẵn bài tập 3 và bài viết mẫu. 
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: 
-2 học sinh lên bảng - tuôn trào, buồng cau, buôn bán, 
-Nhận xét chung. 
3. øBài mới: 
a. Gtb: “ Quê hương ruột thịt”.
b.HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả: 
* Trao đổi về nội dung đoạn viết: 
?Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình?
*HD cách trình bày bài viết: 
-Bài văn có mấy câu? 
-Bài văn có những chữ nào viết hoa? Vì sao?
-Trong bài văn những dấu câu nào được sử dụng?
*Hướng dẫn viết từ khó: 
-Yêu cầu HS tìm từ khó 
-Đọc các từ khó, học sinh viết bảng con, 4 học sinh lên bảng viết.
-Yêu cầu: Học sinh đọc lại các từ ngữ trên. 
* Viết chính tả: 
-Giáo viên đọc học sinh chép bài. 
* Soát lỗi: 
-Giáo viên treo bảng phụ, đọc lại từng câu: chậm, học sinh dò lỗi. 
c.HĐ 2: Luyện tập: 
Bài 2: -Đọc yêu cầu bài tập. 
-Giáo viên nhận xét, hướng dẫn học sinh thực hiện tương tự.
Bài 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo phiếu, thảo luận theo nhóm thực hiện bài tập thi đua nhanh, dán bảng lớp. 
-Giáo viên + học sinh nhận xét.
4. Củng cố-Dặn dò:
-GDTT: Luôn luôn rèn chữ viết đúng, đẹp, nhanh
-Giáo viên nhận xét chung giờ học. 
-2 học sinh lên bảng. 
-Học sinh nhận xét, sửa sai. 
-Nhắc tựa.
-1 học sinh đọc to, cả lớp đọc thầm.
-N ... buồn mà còn trêu bạn 
-Đúng: bạn Lan đã biết cách giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn
-Chúng ta nên làm như thế khi bạn có chuyện vui. 
-Không nên mà ngược lại ta càng phải giúp bạn 
-Mai làm vậy là đúng. Sau khi giúp nhau chắc chắn tình bạn của 2 người sẽ tốt đẹp hơn, thắm thiết hơn
-Học sinh ghi ra giấy, 
-5 học sinh nêu trước lớp
-Nhận xét, tuyên dương các công việc của các bạn. 
-Học sinh theo dõi nêu câu hỏi nhận xét. 
HSKG hiểu được ý nghĩa việc chia sẻ buồn vui cùng bạn. 
-Mỗi nhóm sẽ thảo luận để dưa ra 1 đáp án đúng, sau đó cử 1 bạn lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên. 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
-Học sinh lắn g nghe
-Giúp ta tiến bộ làm cho tình bạn càng thân thiết
LUYỆN TỪ & CÂU: 
SO SÁNH -DẤU CHẤM
I/Yêu cầu: 
Biết thêm được một kiểu so sánh: So sánh âm thanh với âm thanh.
Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn.
GDBVMT:Thông qua BT2 HS thêm yêu cảnh đẹp của đất nước từ đĩ cĩ ý thức giữ gìn và BVMT.
TGĐĐ-HCM: Thông quaBT2 b GDHS học tập tinh thần yêu đời, yêu thiên nhiên,vượt qua khó khăn gian khổ của Bác.
II/Chuẩn bị: 
Phiếu, hoặc ghi giấy nội dung bài tập. 
III/ Lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới: 
a. Gtb
b. Hướng dẫn bài học: 
Hoạt động 1: So sánh: 
Bài 1: Giáo viên đưa yêu cầu bài tập lên bảng. 
-GV giới thiệu tranh cây cọ –giúp học sinh hiểu hình ảnh của cây cọ. 
a) Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh nào?
-Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
Giáo viên: Trong rừng cọ những giọt nước mưa đập vào lá cọ làm âm thanh vang động hơn, lớn hơn nhiều so sánh với bình thường. 
Bài 2: 
-Đọc yêu cầu bài tập. 
-Giáo viên cho học sinh suy nghĩ và làm vào VBT. 
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Âm thanh 1
Từ SS
Âm thanh 2
a. tiếng suối
b. tiếng suối
c. tiếng chim
như 
như
như
Tiếng đàn cầm
Tiếng hát xa
Tiếng xóc những rỗ đồng tiền.
-Giáo viên củng cố nội dung: So sánh âm thanh với âm thanh. 
HĐ2:Ôn về cách dùng dấu chấm: 
Bài tập 3
-Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài. 
-Chữa bài, nhận xét và ghi điểm học sinh. 
4. Củng cố: 
-Củng cố về cách so sánh âm thanh.
-GDTT: Vận dụng vào bài làm văn. 
5. Dặn dò – Nhận xét: 
-Nhận xét chung tiết học
-Nhắc tựa.
-1 học sinh đọc yêu cầu. 
-Học sinh quan sát.
-Tiếng thác, tiếng gió.
-Rất to và vang động. 
-3 học sinh nêu bài làm, nhận xét, bổ sung. 
-1 học sinh đọc yêu cầu. 
-Cả lớp đọc thầm-Thảo luận nhóm đôi để hoàn thành bài tập – Đọc bài làm – Nhận xét, bổ sung, sửa sai. 
GDBVMT:Thông qua BT2 HS them yeu cảnh đẹp của đất nước từ đĩ cĩ ý thức giữ gìn và BVMT.
TGĐĐ-HCM: Thông quaBT2 b GDHS học tập tinh thần yêu đời, yêu thiên nhiên,vượt qua khó khăn gian khổ của Bác.
-1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
-Học sinh cả lớp làm bài vào V .
-Trên nương mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm. 
-2 học sinh. 
-Lắng nghe ghi nhận.
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010.
 TẬP LÀM VĂN
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
I/MỤC TIÊU:
 -Kiến thức: biết viết một bức thư ngắn(khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu(SGK)
 -Biết cách ghi phong bì thư.
 -Kỹ năng: Rèn H biết diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bức thư; ghi rõ nội dung trên phong bì thư để gửi theo đường bưu điện.
 -Thái độ: H chính xác, cẩn thận khi viết thư.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV :sách , tranh., bì thư
 -HS: bì thư chưa ghi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1Oån định
2Bài cũ:Nhận xét bài cũ của H
3/ bài mới
Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta sẽ học cách viết một bưc thư và bì thư.
HĐ1: Bài 1
Mục tiêu: Nêu một số hiểu biết về viết thư
**Hướng dẫn làm bài tập:
-Nêu yêu cầu của bài tập 1? 
- Em sẽ viết thư cho ai ?
-Cho H thảo luận nhóm nói những điều gợi ý sau:
+ Em sẽ viết thư gửi cho ai?
+ Dòng đầu thư em sẽ viết thế nào?
+ Em viết lời xưng hô thế nào?
+Trong phần nội dung, em viết hỏi thăm điều gì ? Báo tin gì?
 +Ở cuối thư em chúc điều gì? Hứa hẹn điều gì?
+ Kết thúc lá thư , em viết những gì? 
à T chốt ý:
- Trình bày thư đúng thể thức ( rõ vị trí dòng ghi ngày tháng, năm, lời xưng hô, lời chào)
- Dùng từ, đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp với đối tượng nhận thư (kính trọng người trên, thân ái với bạn bè)
-Đọc yêu cầu của bài ?
Hoạt động 2: BT2
Mục tiêu: Hiểu cấu tạo đơn và điền vào mẫu đơn đó.
 + Góc bên trái phía trên ghi gì?
 + Góc bên phải phía dưới ghi gì?
 + Góc bên phải phía trên dán gì?
 GV theo dõi giúp đỡ H yếu
-Cho H làm vào phong bì in sẵn.
-Gọi H đọc bài viết của mình .
àGV chốt : Cần ghi đúng rõ tên địa chỉ người nhận –Nếu không , thư sẽ không đến tay người nhận.
4/Củng cố- dặn dò:
- Muốn viết một bì thư , em phải làm gì?
 Yêu cầu H nhớ mẫu, thực hành chính xác khi viết thư.
-Nhận xét tiết học.
Lớp hát
-H lắng nghe
Nghe
-Lớp chia thảo luận.
Viết thư trên giấy nháp
-Nhóm trình bày kết quả.
-H nhận xét, bổ sung thêm.
- H lắng nghe.
-2 H đọc đề bài.
-H trả lời theo gợi ý.
- Viết rõ tên – địa chỉ người gửi
Ghi rõ tên – địa chỉ người nhận
- Dán tem thư của bưu điện
-Vài H nhắc lại các phần .
-Cả lớp làm bài.
-Cá nhân đọc
Lớp nghe – nhận xét
-Lắng nghe
 .
SINH HOẠT LỚP
 I/ Mục tiêu:
 HS nhận ra ưu, khuyết điểm của mình.
 Giáo dục HS ý thức học tập tốt
 Nhắc nhở HS thực hiện theo kế hoạch đề ra.
 II/ Nội dung
 Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. 
Các tổ trưởng nhận xét về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
Tổ 1; Tổ 2
Giáo viên nhận xét chung lớp. 
Về nề nếp: Một số em chưa có ý thức học tập còn làm việc riêng trong giờ học: 
Về học tập: Một số em về nhà chưa học bài khi đến lớp như : Duyên 
Hay quên sách vở , đồ dùng học tập: P Hạnh 
Về vệ sinh: Tổ trực nhật tốt 
 II/ Biện pháp khắc phục: 
Giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể.
Các tổ trưởng truy bài đầu giờ các bạn trong tổ. 
Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh học chưa tốt hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời. 
 Tổ trưởng tổ trực nhật có nhiệm vụ phân công và nhắc nhở các bạn trong tổ mình thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
Nhận xét trong đợt thi KTGKI
 III/. Kế hoạch tuần tới
 - Duy trì nề nếp tác phong
 - Duy trì việc đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Đoàn kết giúp nhau trong học tập.
 - Làm tốt khâu vệ sinh trường,lớp.
 - Đi học đem theo nước uống 
 - Duy trì việc chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp học
 - Thường xuyên rèn chữ viết 
 - Giữ vệ sinh chung
 - Nhắc nhở HS nộp các khoản tiền năm học
 - Đi học đem theo áo mưa.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
ĐẬP BÓNG GIẢI THÍCH TỪ
I.Mục đích:
-Rèn luyện kỹ năng vận động ,phản xạ nhanh ,kỹ năng diễn đạt và vận dụng tri thức cho HS.
-Nâng cao nhận thức cho HS về môi trường ,vấn đề môi trường ,vấn đề bảo vệ môi trường ,thân thiện với môi trường thông qua các cụm từ liên quan.
II.Thời gian:30 phút
III.Địa điểm :Sân trường
IV.Chuẩn bị:
-Sáu quả bóng nhựa :một quả loại to và 5 quả bóng nhỏ
-Dây nilon để buộc và treo bóng
-giấy trắng ,bút bi ,bàn nhỏ	
-Đồng hồ bấm giờ.
-Sân chơi.
V.Hệ thống việc làm 
HOẠT ĐÔNG GV
HOẠT ĐÔNG HS
* Hoạt động 1:Chuẩn bị sân chơi và từ giải thích
Giáo viên chuẩn bị sân và các từ ,cụm từ liên quan đến môi trường ,ô nhiễm môi trường ,bảo vệ môi trường  
Hoạt động 2:Tập trung lớp ngoài sân chơi
GV phổ biến luật chơi
*Sau khi GV hô bắt đàu ,lần lượt từng bạn trong đội sẽ nhảy bật ếch từ vạch xuất phát ,hai tay giữ bóng nhựa nhảy đến vạch ném bóng ,tung bóng sao cho trúng vào quả bóng treo.Sau đó lấy một mảnh giấy bất kì ghi từ cần giải thích và diễn đạt cho các bạn trong đội đoán .
GV:-Khi di chuyển bị rơi bóng hoặc không tung trúng bóng thì bị loại ,phải nhanh chóng trở về vạch xuất phát ,nhường chỗ cho bạn kế tiếp
-Khi giải thích không được sử dụng những từ ,chữ có trong từ cho trước
-Sau khi bạn giải thích ,cả đội hội ý và đoán từ.Nếu đoán đúng được 2 điểm
-Nếu đội đoán sai ,đội kia được quyền đoán và đoán đúng được 1 điểm.
*GV hướng dẫn một HS làm nháp cho tất cả HS quan sát.
Hoạt động 3:Thi đập bóng và giải thích từ
-GV cho hai đội bốc thăm và lần lượt cho từng đội thi (bấm thời gian cụ thể)
GV:Sau khi kết thúc ,tổng kết số điểm mỗi đội ghi được và công bố đội thắng.
Hoạt đông 4:Tổng kết
GV:Tập trung lớp thành vòng tròn ,yêu cầu HS nhắc lại những từ,cụm từ mình đã giải thích ,xem những từ nào nói về môi trường trong lành ,môi trường bẩn ,hành động thân thiện hay không thân thiện với môi trường
Củng cố ,dặn dò:
-Tuyên dương những em tham gia tốt trò chơi
 Nhận xét tiết học
HS tập trung thành hai đội (mỗi đội mười em )trước vạch xuất phát
-Học sinh quan sát và trực tiếp làm mẫu
-Học sinh tham gia chơi :nhảy ếch ,tung đập bóng ,giải thích từ ,hội ý và đoán từ
-Học sinh phát biểu và giải thích .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc