Tiết 2 + 3: Tập đọc - kể chuyện
ĐẤT QUÝ,ĐẤT YÊU
I- Mục tiêu
A. Tập đọc
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc; phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật: hai vị khách, viên quan
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu
- Hiểu ý nghĩa chuyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. Trả lời được các câu hỏi sgk.
B. Kể chuyện
- HS biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong SGK theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh, kể lại được trôi chảy, mạch lạc từng đoạn câu chuyện Đất quý, đất yêu.
II. Các kĩ năng sống có liên quan
- Kĩ năng phân tích tổng hợp, Kĩ năng đọc thành tiếng.
TUẦN 11: Thứ hai ngày 1tháng 11 năm 2010 Tiết 1 - Chào cờ: Tiết 2 + 3: Tập đọc - kể chuyện ĐẤT QUÝ,ĐẤT YÊU I- Mục tiêu A. Tập đọc 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc; phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật: hai vị khách, viên quan 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu - Hiểu ý nghĩa chuyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. Trả lời được các câu hỏi sgk. B. Kể chuyện - HS biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong SGK theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh, kể lại được trôi chảy, mạch lạc từng đoạn câu chuyện Đất quý, đất yêu. II. Các kĩ năng sống có liên quan - Kĩ năng phân tích tổng hợp, Kĩ năng đọc thành tiếng. III- Đồ dùng dạy- học Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to nếu có). IV.- Các hoạt động dạy- học 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra: HS đọc bài “ Thư gửi bà ”. Trong thư Đức kể với bà những gì? Qua thư em thấy tình cảm của Đức đối với bà thế nào? 3. Bài mới a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài. b, Nội dung *Luyện đọc GV đọc mẫu - HS đọc. - Rèn phát âm. - Đọc nối tiếp từng đoạn, kết hợp cách ngắt nghỉ và giọng đọc của từng nhân vật. - Giúp HS nắm nghĩa các từ mới. - Đọc từng đoạn trong nhóm: Theo dõi, hướng dẫn các nhóm. - Lưu ý HS đọc ĐT với cường độ vừa phải, không đọc quá to. * Tiết 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài HD HS đọc thầm đoạn 1. - Hai người khách được vua Ê- ti- ô- pi- a đón tiếp như thế nào? HS đọc thầm đoạn 2. -Khi khách sắp xuống tàu có điều gì bất ngờ sảy ra? - Vì sao người Ê- ti- ô- pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ? - Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê- ti- ô- pi- a đối với quê hương mình như thế nào? * Luyện đọc lại GV đọc mẫu đoạn 2. - Chia lớp thành nhóm 3. - Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay. * Luyện đọc Đọc nối tiếp câu - phát âm từ khó - Ê-ti-ô-pi-a, thiêng liêng, chiêu đãi, tấm lòng... * Từ ngữ: -Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục. - Đọc theo nhóm. - 4 nhóm đọc đồng thanh 4 đoạn (chia đôi đoạn 2). - Đọc thầm đoạn 1. TLCH - Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý... - Viên quan bảo khách dừng lại cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách về. - Vì họ coi đất của quê hương họ là thứ thiêng liêng cao quý nhất. - Họ rất yêu quý và trân trọng mảnh đất của quê hương. - Theo dõi hs đọc. Đại diện nhóm đọc - Phân vai, luyện đọc. - Nhận xét các bạn đọc hay nhất, thể hiện được tình cảm của các nhân vật. * Kể chuyện GV nêu nhiệm vụ: Như SGV - 206 Hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh. - Bài tập 1: Hướng dẫn HS quan sát và sắp xếp tranh theo đúng trình tự. - Bài tập 2: Gợi ý để HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. Nhận xét nhanh sau mỗi lần kể : SGV - 206. - Quan sát tranh SGK - 86. - Xếp lại theo đúng thứ tự: 3-1- 4- 2 - 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn theo tranh. - Theo dõi bạn kể. - HS giỏi kể lại toàn bộ truyện. - HS phát biểu ý kiến cá nhân. 4.Củng cố - dặn dò - Nêu câu hỏi: Đặt tên khác cho câu chuyện. - Hs rút ra ý nghĩa chuyện - Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng cao quý nhất. Vài học sinh đọc - Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Nhận xét tiết học. Tiết 4: Toán BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH(tiếp - T 51) I- Mục tiêu Giúp Hs - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính. Làm bài 1; 2; 3 ( dòng 2 ). II- Đồ dùng dạy học Các tranh vẽ tương tự như trong sách Toán 3. III- Các hoạt động dạy học 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra: HS lên bảng giải bài tập 3 Bài giải Bao ngô cân nặng là: 27 + 5 = 32 (kg) Cả hai bao cân nặng là: 27 + 35 = 62 (kg) Đáp số: 62kg ngô 3. Bài mới a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài. b, Nội dung *Giới thiệu bài toán Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? GV kết hợp tóm tắt. HS nhìn tóm tắt đọc lại đề toán. Để biết số xe đạp bán trong hai ngày ta cần biết gì? Muốn tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật ta làm thế nào? Bài toán trên được giải theo mấy bước? *Luyện tập - thực hành HS đọc bài 1. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? GV vẽ sơ đồ lên bảng. Hướng dẫn HS giải. 1HS lên bảng làm bài. HS trong dưới lớp giải ra nháp. ( Tương tự bài 1) HS đọc đề bài, phân tích nhận dạng bài toán, quan sát sơ đồ tóm tắt rồi trình bày bài giải. 1HS lên bảng làm bài. HS tự làm và đổi vở chữa bài Hoạt động theo cặp. HS nối tiếp đọc kết quả. Nhận xét - Nêu dạng toán. *Bài toán HS đọc. Bài giải Số xe đạp bán trong ngày chủ nhật là 6 x 2 = 12 (xe) Cả hai ngày bán được là: 6 + 12 = 18 (xe) Đáp số: 18 xe đạp - Hai bước: +Bước1: Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật. +Bước 2: Tìm số xe đạp bán cả hai ngày. Bài 1(51) Bài giải Quãng đường từ chợ đến bưu điện tỉnh là: 5 x 3 = 15 (km) Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh là: 5 + 15 = 20 (km) Đáp số :20 km đường. *Bài 2(51) Bài giải Số lít mật ong lấy ra là: 24 : 3 = 8 (lít) Số lít mật ong còn lại là: 24 - 8 = 16 (lít) Đáp số: 16 lít mật ong. *Bài 3(51): Điền số. (Bảng phụ) 3.Củng cố - Dặn dò - Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về giải toán bằng hai phép tính - Nhận xét tiết học ___________________________________________________________________ Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010 Tiết 1: Chính tả (Nghe -viết) TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG I- Mục tiêu - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài “Tiếng hò trên sông”. Biết viết hoa đúng các chữ đầu câu và tên riêng trong bài. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần khó (ong/oong); thi tìm nhanh, viết đúng một số từ có chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn: s/x II. Các kĩ năng sống có liên quan - Kĩ năng khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu, III- Đồ dùng dạy - học - Bảng lớp viết (2 lần) từ ngữ của BT2. - 5,6 tờ giấy khổ to để HS các nhóm thi tìm nhanh, viết đúng BT3. IV- Các hoạt động dạy - học 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra: HS thi giải câu đố đã học của bài trước. 1HS xung phong lên bảng đọc thuộc một câu đố. Cả lớp viết lời giải câu đố vào bảng con rồi giơ bảng. 3. Bài mới a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài. b, Nội dung * Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc thong thả, rõ ràng bài viết 1 lần. - Giúp HS nắm nội dung và cách trình bày bài. + Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những gì? + Bài chính tả có mấy câu? + Nêu các tên riêng có trong bài? - HS tập viết tiếng khó: * Viết chính tả: - GV đọc thong thả mỗi cụm từ đọc 2 đến 3 lần. - GV theo dõi, uốn nắn. * Chấm, chữa bài: - GV đọc lại cả bài. - Chấm một số vở, nhận xét. * Hướng dẫn làm bài tập: - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - HD HS làm bài. - Cả lớp làm vở BT. - 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh, đúng. - Chốt lại lời giải đúng. 1 HS nêu yêu cầu của bài - Phát giấy cho các nhóm làm bài - Nhận xét kết luận nhóm thắng cuộc Các nhóm thi làm bài, dán lên bảng, đọc kết quả. - Cả lớp làm vở BT. - 2HS đọc lại bài văn. Cả lớp theo dõi SGK. - Tác giả nghĩ đến quê hương với hình ảnh cơn gió chiều thổi nhẹ. - chèo thuyền, trên sông, gió chiều, lơ lửng, Thu Bồn.... - HS viết bài vào vở. - HS tự soát lỗi. - Tự chữa lỗi, ghi số lỗi ra lề vở. *Bài tập 2(87) Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: - Chuông xe đạp kêu kính coong Vẽ đường cong - Làm xong việc; cái xoong *Bài tập 2: Thi tìm nhanh, viết nhanh. VD: sông, suối, củ sắn, sen, sim, sung, quả sấu... Xô đẩy, xiên, xọc, xộc xệch.... HS luyện tập thêm để khắc phục những lỗi chính tả còn mắc. 4. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết bài chính tả và làm bài tập. Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP ( 52 ) I- Mục tiêu Giúp HS - Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính. - Rèn kỹ năng giải bài toán giải có hai phép tính. Làm bài 1; 3; 4 ( a, b ). II- Đồ dùng dạy học - Nội dung. - Vở bài tập. III- Các hoạt động dạy - học 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra: HS đọc bài giải trong vở bài tập. Nhận xét. 3. Bài mới a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài. b, Nội dung HS đọc. HS suy nghĩ tự giải. Khuyến khích HS giải bài toán theo một trong hai cách. Cách 1: +Trước hết tìm số ô tô rời bến cả hai đợt. +Sau đó tìm số ô tô còn lại trong bến. Cách 2: +Trước hết tìm số ô tô còn lại sau khi rời bến lần đầu. +Sau đó tìm số ô tô còn lại trong bến khi rời lần 2. Cho HS thảo luận xem cách giải nào hay hơn Chốt đề bài đúng. HS tự trình bày bài giải ra giấy nháp. HS nêu yêu cầu của bài. HS quan sát mẫu rồi tự làm và đổi vở chữa bài. Nhận xét - chốt cách làm đúng. *Bài 1(52) Bài giải Cách 1: Số ô tô đã rời bến là: 18 + 17 = 35 (ô tô) Số ô tô còn lại trong bến là: 45 - 35 = 10 (ô tô) Đáp số: 10 ô tô Cách 2: HS tự lập phép tính: 45 - 18 = 27 (ô tô) HS tự lập phép tính: 27 - 17 = 10 (ô tô) HS chọn một trong 2 cách trình bày bài giải. 2HS lên bảng làm bài. *Bài 3(52): Lập bài toán theo tóm tắt rồi giải bài toán đó. - 1HS nêu yêu cầu, HS đọc sơ đồ tóm tắt và phân tích bài toán để lập đề bài. - 1, 2HS đọc đề bài vừa lập được. - 1HS lên bảng làm bài. Bài giải Trong lớp có số HS khá là: 14 + 18 = 32 (bạn) Số HS giỏi và khá của lớp là: 14 + 32 = 46 (bạn) Đáp số: 46 bạn *Bài 4(52): Tính (theo mẫu) Gấp 15 lên 3 lần rồi cộng với 47: 15 x 3 = 45 ; 45 + 47 = 92 a, 12 x 6 = 72 ; 72 - 25 = 47 b, 56 : 7 = 8 ; 8 - 5 = 3 c, 42 : 6 = 7 ; 7 + 37 = 44 4.Củng cố -Dặn dò - GV chốt lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học. ____________________________________________________ Tiết 3 - Thể dục: Gv chuyên dạy Tiết 4 - Tự nhiên xã hội: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HÊ HỌ HÀNG I. Mục tiêu: - Biết mối quan hệ họ hàng, biết xưng hô đúng với những người trong họ hàng. - Phân tích mối quan hệ họ hàng của bạn Hương và Quang. - Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc. - Quyền được chăm sóc bởi cha mẹ và gia đình. - Quyền bình đẳng giới. - Bổn phận chăm sóc, tôn trọng, kính yêu và vâng lời ông bà, cha mẹ. II. Các kĩ năng sống có liên quan. - Kĩ năng diễn đạt cảm xúc, kĩ năng hợp tác nhóm. III. Đồ dùng: - Các hình sgk - Hs mang ảnh họ nội, ngoại gđ mình đến lớp IV. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra Hs kể về họ nội, ngoại của mình 2. Bài mới * khởi động: Chơi trò chơi: Đi chợ Gv hd hs chơi * Hoạt động 1: Làm việc với phiế ... ng dạy học 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra 3 HS viết bảng con: Ghềnh Ráng, Ghé. 3. Bài mới a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài. b, Nội dung * Hướng dẫn viết bảng con. + Luyện viết chữ hoa: - Gọi HS tìm các chữ hoa có trong bài. - GV viết mẫu từng chữ, kết hợp nhắc lại cách viết. + Viết từ ứng dụng: - Tên riêng: Hàm Nghi. - GV giới thiệu từ ứng dụng: Vua Hàm Nghi ( 1872- 1943 ) ông làm vua lúc 12 tuổi có tinh thần yêu nước chống thực dân Pháp, ông bị bắt và đưa đi đày ở An- giê- ri rồi mất ở đó. - Hướng dẫn HS viết bảng con. + Viết câu ứng dụng: - Giải nghĩa câu ứng dụng: Câu ca dao tả cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ đẹp ở miền Trung nước ta. - Hướng dẫn HS viết chữ: Hải Vân, Hòn Rồng. * Hướng dẫn viết vở TV - GV nêu yêu cầu, HS xem vở mẫu. - GV quan sát HS viết, uốn nắn, nhắc nhở. * Chấm, chữa bài: - Chấm 5 – 7 bài. - Nhận xét. - Các chữ H, N, V. - HS quan sát và nhận xét. - HS viết bảng con: H, N, V. - HS đọc: Hàm Nghi. - HS nghe. - HS viết bảng con: Hàm Nghi. - HS đọc câu ứng dụng. - HS nghe. Viết bảng con - HS nghe, quan sát. - HS viết vở: - HS nghe, rút kinh nghiệm. - HS nghe, rút kinh nghiệm. 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. - Viết bài tập về nhà ______________________________________________ Tiết 2: Thể dục GV chuyên dạy ______________________________________________ Tiets 3: Mĩ thuật GV chuyên dạy _______________________________________________ Tiết 4: Toán BẢNG CHIA 8 ( 59 ) I- Mục tiêu Giúp Hs - Bước đầu học thuộc bảng chia 8, vận dụng vào giải toán có lời văn. Làm bài 1 ( cột 1,2,3 ); 2 ( cột 1,2,3 ); 3, 4. II- Đồ dùng dạy học - Các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn. - Bảng phụ III- Các hoạt động dạy học 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra 3 HS đọc bảng nhân 8 và đọc phép tính bất kì trong bảng nhân 8. 3. Bài mới a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài. b, Nội dung * Hướng dẫn lập bảng chia 8 theo nguyên tắc là dựa vào bảng nhân 8. - Hướng dẫn HS dùng các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn vậy 8 được lấy mấy lần? Viết phép tính tương ứng? Trên tất cả các tấm bìa có 8 chấm tròn, hỏi có bao nhiêu tấm bìa? Nêu phép tính để tìm số tấm bìa? Lập phép tính 16 : 8 và 24 : 8 tương tự. Các phép tính còn lại HS tự lập dựa vào bảng nhân 8. -Tổ chức cho HS HTL bảng chia 8 theo nhiều hình thức. Nhận xét số bị chia và kết quả của phép chia trong bảng chia 8? * Luyện tập - thực hành Nêu yêu cầu? HS tự làm bài và chữa miệng. HS tự làm bài và đổi chéo vở chữa bài. HS quan sát và nhận xét các phép tính trong mỗi cột. chốt mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Đó là cơ sở để lập bảng chia 8 - GV tổ chức cho HS đọc thuộc bảng chia 8. - HS cùng GV sử dụng các tấm bìa xây dựng 4 phép tính của bảng chia 8, 8 được lấy 1 lần. 8 x 1 = 8 Có một tấm bìa 8 : 8 = 1 8 x 2 = 16 16 : 8 = 2 HS lập nốt các phép tính còn lại của bảng chia 8 và viết kết quả vào SGK - 59. - HS HTL bảng chia 8 (nhóm, cá nhân - trò chơi) *Bài 1 (59): Tính nhẩm ( Bảng phụ ) 24 : 8 = 3 16 : 8 = 2 40 : 8 = 5 48 : 8 = 6 32 : 8 = 4 8 : 8 = 1 *Bài 2 (59): Tính nhẩm HS đọc 2 đề bài 8 x 5 = 40 8 x 4 = 32 40 : 8 = 5 32 : 8 = 4 40 : 5 = 8 32 : 4 = 8 *Bài 3: HS đọc 2 đề bài, phân tích bài toán rồi so sánh xem 2 bài toán đó có gì giống và khác nhau . HS tự giải và 2HS lên bảng làm bài 3,4. Bài giải Mỗi mảnh vải dài số mét là: 32 : 8 = 4 ( m ) Đáp số: 4 m vải. *Bài 4: Bài giải Số mảnh vải cắt được là: 32 : 8 = 4 ( mảnh ) Đáp số : 4 mảnh vải. Đọc thuộc lòng bảng chia 8. Xung phong trả lời nhanh kết quả một số phép tính của bảng chia 8. 4.Củng cố - Dặn dò - Gọi HS nhận xét bảng chia 8. - Dặn HS về nhà HTL bảng chia 8. _________________________________________________ Tiết 5: Chính tả (Nghe - viết) CẢNH ĐẸP NON SÔNG I- Mục tiêu Rèn kỹ năng viết chính tả - Nghe - viết chính xác 4 câu ca dao cuối trong bài “Cảnh đẹp non sông” (từ Đường vô xứ Nghệ... đến hết). Trình bày đúng các câu thơ thể lục bát, thể song thất. - Luyện viết đúng một số tiếng chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn (tr / ch hoặc at / ac). II. Các kĩ năng sống có liên quan - Kĩ năng khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu. III- Đồ dùng dạy học - Bảng lớp viết nội dung của BT2. IV- Các hoạt động dạy học 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra HS viết 3 từ có tiếng chứa vần ooc và 2 tiếng bắt đầu bằng tr / ch. 3. Bài mới a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài. b, Nội dung * Hướng dẫn viết chính tả - GV đọc 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông 1 lần. - Giúp HS nhận xét chính tả và cách trình bày bài: +Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? +Cách trình bày thơ lục bát, thể thơ 7 chữ. - HS viết bảng con. * Viết chính tả : - GV đọc thong thả mỗi dòng đọc 2 đến 3 lần. - GV theo dõi, uốn nắn. * Chấm, chữa bài: - GV đọc lại cả bài. - Chấm một số vở, nhận xét. * Hướng dẫn làm bài tập - HS đọc lại nội dung bài, làm bài vào bảng con. - Cả lớp làm bài vào vở BT. - 6 HS đọc kết quả. - Chốt lại lời giải đúng. - HS đọc lại. - Nghệ, Hải Vân, Hòn Hồng, Hàn, ....... - dòng trên lui vào 1 ô, dòng dưới lùi ra - HS tập viết tiếng khó: quanh quanh, non xanh, nghìn trùng, sừng sững, lóng lánh - HS viết bài vào vở. - HS tự soát lỗi. - Tự chữa lỗi, ghi số lỗi ra lề vở. Bài tập 2(101): Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/ tr. - Loại cây có quả kết thành nải thành buồng: chuối. - Làm cho người khỏi bệnh: chữa bệnh. - Cùng nghĩa với nhìn: trông. HS luyện tập thêm để khắc phục những lỗi chính tả còn mắc. 4. Củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu những HS viết bài còn mắc lỗi về nhà luyện tập thêm. ______________________________________________________________________ Thứ sáu ngày tháng 11 năm 2010 Tiết 1: Tập làm văn NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC I- Mục tiêu 1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta, HS nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó (theo gợi ý trong sgk). Lời kể rõ ý, có cảm xúc, thái độ mạnh dạn, tự nhiên. 2. Rèn kỹ năng viết: HS viết được những điều vừa nói thành một đoạn văn (khoảng 5 câu). Dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh (ảnh). II. Các kĩ năng sống có liên quan - Kĩ năng khắc phục khó khăn III- Đồ dùng dạy học - Ảnh biển Phan Thiết trong SGK (ảnh phóng to - nếu có). Tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước (GV và HS sưu tầm). - Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý ở bài tập 1. IV- Các hoạt động dạy học 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra 2 HS nói về quê hương hoặc nơi em đang ở. . 3. Bài mới a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài. b, Nội dung Nêu yêu cầu? - GV hướng dẫn HS cả lớp nói về cảnh đẹp trong tấm ảnh biển Phan Thiết. Tranh chụp cảnh gì? Ở đâu? Màu sắc của tranh như thế nào? Cảnh trong tranh có gì đẹp? Cảnh trong tranh gợi cho em những suy nghĩ gì? - GV khen ngợi những HS nói về tranh ảnh của mình đủ ý. - GV nêu yêu cầu của BT2. - GV theo dõi HS làm bài, uốn nắn sai sót cho các em. - GV nhận xét, rút kinh nghiệm. GVchấm điểm một số bài viết hay. *Bài tập 1(102): Nói những điều em biết về cảnh đẹp. Đây là bãi biển Phan Thiết, một cảnh đẹp nổi tiếng của nước ta. Đến Phan Thiết bạn sẽ gặp một không gian xanh rộng lớn, mênh mông. Biển xanh, trời xanh, núi xanh, rừng dừa xanh. Nổi bật lên giữa điệp trùng xanh ấy là bãi biển với dải cát vàng nhạt. Xa xa là những ngôi nhà cao thấp....Em mong một lần được đến đây để ngắm nhìn cảnh biển Phan Thiết. HS nói về cảnh đẹp của những bức tranh mang tới lớp. *Bài tập2: Viết những điều nói trên thành đoạn văn. - HS viết bài vào VBT. - 4, 5 HS đọc bài viết. 3. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. __________________________________________________ Tiết 2: Âm nhạc GV chuyên dạy ___________________________________________________ Tiết 3: Toán LUYỆN TẬP ( 60 ) I- Mục tiêu Giúp HS : học thuộc bảng chia 8 và vận dụng trong giải toán ( có một phép chia 8 ). Làm bài 1( cột 1,2,3); 2( cột 1,2,3); 3; 4. II- Đồ dùng dạy học - Hình vẽ bài 4. - Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra HS đọc bảng chia 8. . 3. Bài mới a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài. b, Nội dung Nêu yêu cầu? HS tự làm và đổi chéo vở chữa bài. Khi chữa HS nhận ra mối quan hệ từng cặp phép tính trong mỗi cột. Bài yêu cầu làm gì? HS tự làm bài và chữa miệng. Trong bài có phép tính nào không có trong bảng chia 8? HS đọc đề bài, phân tích bài toán rồi tự giải bài toán theo hai bước. + Số con thỏ còn lại. + Số con thỏ trong mỗi chuồng. 1HS lên bảng làm, cả lớp giải vở nh Nhận xét chữa bài. GV chốt lại lời giải đúng. Nêu yêu cầu? HS tự đếm số ô vuông, chia nhẩm rồi tô màu và đổi chéo vở chữa bài. *Bài 1(60) : Tính nhẩm a/ 8 x 6 = 48 8 x 7 = 56 8 x 8 = 64 48 : 8 = 6 56 : 8 = 7 64 : 8 = 8 b/ 16 : 8 = 2 24 : 8 = 3 32 : 8 = 4 16 : 2 = 8 24 : 3 = 8 32 : 4 = 8 Bài 2: Tính nhẩm 32 : 8 = 4 24 : 8 = 3 40 : 5 = 8 42 : 7 = 6 36 : 6 = 6 48 : 8 = 6 *Bài 3: Bài giải Số thỏ còn lại là: 42 - 10 = 32 (con) Số thỏ trong mỗi chuồng là: 32 : 8 = 4 (con) Đáp số: 4 con thỏ Bài 4: Tìm số ô vuông. ( Bảng phụ ) 4.Củng cố - Dặn dò - Dặn HS về nhà HTL bảng chia 8. ___________________________________________________ Tiết 4: Thủ công GV chuyên dạy ____________________________________________________ Tiết 5: Giáo dục tập thể SINH HOẠT TUẦN 12 I- Mục tiêu - Nhận xét các mặt ưu, nhược điểm để phát huy và khắc phục. - Đề ra phương hướng tuần tới. Giáo dục HS có tính phê và tự phê. II- Nội dung sinh hoạt 1. Đạo đức Nhìn chung các em ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè, không có hiện tượng nói tục vi phạm đạo đức của người học sinh. 2. Học tập Nhìn chung các em đã ổn định được nề nếp đi học đều, đúng giờ. Có ý thức học bài ở nhà, trong lớp có ý kiến xây dựng bài trong các tiết thao giảng đạt hiệu quả. Tồn tại: - Tính toán chậm. Hs còn lười học. 3. Các hoạt động khác - Các em có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ - Duy trì tốt mọi hoạt động chung. III- Kế hoạch tuần 13: - Có kế hoạch phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi - Tích cực tham gia tốt hoạt động tập thể để chào mừng ngày 20 - 11 - Có ý thức vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
Tài liệu đính kèm: