Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 20 (13)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 20 (13)

 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN (Tiết 58- 59)

Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

A. Tập đọc

Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng: một lượt, ánh lên, trìu mến, yên lặng.

Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau các cụm từ.

Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi.

Hiểu từ ngữ: trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn.

Nội dung: Tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của dân tộc ta.

Tích hợp: Tình yêu quê hương sâu sắc, sẵn sàng hi sinh cho Tổ Quốc

B. Kể chuyện

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 20 (13)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 ĐOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT
Từ 10/ 01 đến 15/ 01
Thứ
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Điều chỉnh
Hai
10/01/10
TĐ - KC
Đạo đức
Toán
Chào cờ
58-59
19-20
95-96
16
Ở lại với chiến khu
Biết ơn thương binh, liệt sĩ (T1)
Số 10 000. Luyện tập. ..
Sinh hoạt đầu tuần
Ba
11/01/10
Toán
Chính tả
TNXH
TNXH
Mĩ thuật
97
39
39
40
20
Điểm ở giữa. Trung sđiểm của .
NV: Ở lại với chiến khu 
Ôn tập: Xã hội
Thực vật
VT: Đề tài ngày tết hoặc Lễ hội
Đôn thay TV
Tư
12/01/10
Thể dục
T. Đọc
Toán
Chính tả
Phụ đạo
39
60
98
40
20
Ôn Đội hình đội ngũ
Chú ở bên Bác Hồ
Luyện tập
NV: Trên đường mòn Hồ Chí Minh
Toán
Sáu
14/01/10
Toán
LTVC
TNXH
Âm nhạc
Thể dục
99
20
41
20
40
Luyện tập
Từ ngữ về Tổ Quốc. Dấu phẩy
Thân cây
Học hát: Em yêu trường em (Lời 2)
Trò chơi: Lò cò tiếp sức
Bảy
15/01/10
TLV
Toán
Thủ công
HĐNG
Sinh hoạt
20
100
19-20
20
20
Báo cáo hoạt động
Phép cộng các số trong p.vi 10 000
Ôn CII: Cắt, dán chữ cái đơn giản 
CĐ: Giữ gìn truyền thống văn hóa DT
Tuần 20
Thứ hai, ngày 10 tháng 01 năm 2011
 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN 	 (Tiết 58- 59)
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
A. Tập đọc
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng: một lượt, ánh lên, trìu mến, yên lặng.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau các cụm từ.
Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi.
Hiểu từ ngữ: trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn. 
Nội dung: Tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của dân tộc ta.
Tích hợp: Tình yêu quê hương sâu sắc, sẵn sàng hi sinh cho Tổ Quốc
B. Kể chuyện
Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại từng đoạn câu chuyện
Nghe, n.xét và kể tiếp lời kể của bạn
II. CHUẨN BỊ
Tranh minh họa SGK/ 13; Bảng phụ “Em xin được .. tụi Việt gian”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng đọc đúng các từ ngữ, các kiểu câu 
Cách tiến hành
GV đọc mẫu toàn bài- HS theo dõi
HS đọc từng câu, GV sửa lỗi phát âm (nếu có)
HS đọc từng đoạn trước lớp+ Giải nghĩa từ SGK/ 14
GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS đọc câu
	Một số HS đọc lại
GV chia 1 bàn/ nhóm; HS luyện đọc trong nhóm
	Đại diện một số nhóm thi đọc- Lớp n.xét, tuyên dương
HS đọc đồng thanh toàn bài
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu. Nắm được ý nghĩa của truyện
Cách tiến hành
HS đọc thầm đoạn 1:
 + Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ? 
1 HS đọc đoạn 2:
 + Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy vì sao ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại ? 
 + Vì sao các bạn không muốn về nhà ? 
 + Lời nói của Mừng có gì cảm động ? 
 + Qua chi tiết trên em thấy tình cảm của các bạn đói với quê hương như thế nào ?
TH: Cần hết lòng yêu quý quê hương đất nước, nên có ý thức bảo vệ và giữ gìn quê hương giàu đẹp; sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho Tổ Quốc
1 HS đọc đoạn 3:
 + Thái độ của trung đoàn trưởng như thế nào khi nghe vời van xin của các bạn ?
 + Trung đoàn trưởng hứa với các bạn điều gì ?
1 HS đọc đoạn 4:
 + Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài ? 
 + Qua câu chuyện, em học được điều gì ở các chiến sĩ nhỏ tuổi ?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm
Cách tiến hành
GV đọc lại đoạn 2 và hướng dẫn HS đọc
4 HS đại diện 4 tổ thi đọc- Lớp n.xét, tuyên dương
1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 4:Kể chuyện
Mục tiêu: Giúp HS kể lại được từng đoạn câu chuyện
Cách tiến hành
GV nêu y/c bài
GV hướng dẫn HS q.sát và nêu nội dung tranh
1 HS khá kể mẫu 1 đoạn- Lớp theo dõi
GV chia 2 HS / nhóm; HS tập kể trong nhóm- GV hỗ trợ
	Đại diện một số HS kể- Lớp n.xét; GV ghi điểm
Lưu ý: GV có thể cho HS khá giỏi kể tóm lược toàn bộ câu chuyện 
CỦNG CỐ DẶN DÒ
GV: + Qua câu chuyện các em thấy các chiến sĩ nhỏ có đức tính gì đáng quý ?
Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:	
 ĐẠO ĐỨC 	(Tiết 19- 20)
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ 
 TOÁN 	(Tiết 95)
SỐ 10 000. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
Nhận biết số 10 000 ( 10 nghìn hoặc 1 vạn)
Củng cố về số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục
Nắm được thứ tự các số có 4 chữ số.
II. CHUẨN BỊ
10 tấm bìa viết số 1 000 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KTBC: Một số HS đọc, viết các số có bốn chữ số
GV n.xét, ghi điểm
B. BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Giới thiệu số 10 000
Mục tiêu: Nhận biết về số 10 000
Cách tiến hành
GV y/c HS lấy 8 thẻ số có ghi số 1 000
 + Ta được mấy nghìn ?
 + Lấy thêm 1 nghìn.Vậy, 8 nghìn thêm 1 nghìn là mấy nghìn ?
 + Lấy thêm 1 nghìn.Vậy, 9 nghìn thêm 1 nghìn là mấy nghìn ?
GV giới thiệu số 10 000 đọc là mười nghìn hay 1 vạn.
 + Số 10 000 hoặc 1 vạn có mấy chữ số ? Đó là những chữ số nào ?
Một số HS đọc lại
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: Nhận biết về số 10 000
Cách tiến hành
Bài 1: HS nêu y/c bài
GV: + Số tròn nghìn từ 1000 đến 10 000 gồm những số nào ?
 + Em có nhận xét gì về các chữ số của các số tròn nghìn ?
 + Thế nào là số tròn nghìn ?
Bài 2: HS nêu y/c bài
HS làm vở- 1 HS bảng. Lớp n.xét, sửa. GV ghi điểm
Một số HS đọc lại dãy số
GV: + Em có nhận xét gì về các chữ số của số tròn trăm ?
 + Số tròn trăm có tận cùng bên phải có mấy chữ số 0 ?
Bài 3: HS nêu y/c 
GV tiến hành tương tự 2 bài tập trên
Bài 4: HS nêu y/c bài
GV hướng dẫn HS làm vở rồi nêu miệng kết quả
KL: Số 10 000 là kết quả của số 9 990 cộng thêm 1
Bài 5: GV nêu y/c bài
GV: + Muốn tìm số liền trước của một số, ta làm thế nào ?
 + Muốn tìm số liền sau của một số, ta làm thế nào ?
KL: Muốn tìm số liền trước của một số, ta lấy số đó trừ đi 1; muốn tìm số liền sau lấy số đó cộng thêm 1.
HS làm vở- 2 HS bảng lớp. HS n.xét, sửa
Bài 6: HS nêu y/c bài 
GV: + Các số biểu diễn trong tia số là những số như thế nào ?
GV hướng dẫn HS vẽ tia số và đọc lại các số từ 9 990 đến 10 000 (xuôi, ngược)
CỦNG CỐ DẶN DÒ
GV: + Số 10 000 còn gọi là gì ?
 + Số 10 000 có mấy chữ số ?
Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:	
-------------------------------------------------
 TOÁN 	(Tiết 96)
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000
Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong dãy số
Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo thời gian đã học
II. CHUẨN BỊ
Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn so sánh các số trong phạm vi 10 000
Mục tiêu: Biết cách so sánh các số trong phạm vi 10 000
Cách tiến hành
1. So sánh hai số có số các chữ số khác nhau
GV viết bảng 999 và 10 00
 + Hãy so sánh hai số trên ? Vì sao em biết ?
GV hướng dẫn lại: Muốn so sánh hai số trước tiên, ta cần đếm số chữ số của hai số đó. Số nào có nhiều số chữ số hơn có nghĩa là số đó lớn hơn
GV lấy một số ví dụ cho HS thực hành: 9888 và 19995; 8768 và 16550
2. So sánh hai số có số chữ số giống nhau
GV đưa số 8000 và 9000
 + Với các số có số chữ số giống nhau, ta phải làm sao ?
GV y/c HS tự so sánh và nêu cách tìm
GV hướng dẫn lại (tương tự như phần 1)
KL: Khi so sánh các số có cùng số chữ số, ta cần so sánh từ hàng cao đến hàng thấp; ở cùng hàng đó, số nào có số chữ số lớn hơn thì số đó lớn hơn
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: HS thực hành so sánh được các sơ trong phạm vi 10 000
	Cách tiến hành
Bài 1: HS nêu y/c bài
GV tổ chức cho HS làm bảng con, bảng lớp (CN- TT)
HS n.xét. GV y/c HS nêu miệng cách thực hiên
Bài 2: GV cho HS làm tương tự bài 1
HS làm vở- 3 HS làm bảng. Lớp n.xet, sửa. GV ghi điểm
Bài 3: GV nêu y/c bài
HS làm SGK- 1 HS làm bảng phụ. Lớp n.xét, sửa
 + Vì sao số 4753 là số lớn nhất trong các số đó ?
 + Vì sao số 6019 lại là sô nhỏ nhất trong dãy số ?
CỦNG CỐ DẶN DÒ
HS nêu lại nội dung bài
GV nhắc HS ôn luyện thêm 
Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:	
-------------------------------------------------
CHÀO CỜ TUẦN 20
****************************************************
Thứ ba, ngày 19 tháng 01 năm 2010
 TOÁN 	(Tiết 96)
ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS rèn kỹ năng
Hiểu thế nào là điểm ở giữa 2 điểm cho trước
Hiểu thế nào là trung điểm của đoạn thẳng
II. CHUẨN BỊ
Bảng phụ; Thước mét
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KTBC: GV: Cho các số sau: 1730, 6200, 8000.
 + Số nào là số tròn nghìn ?
 + Số nào là số tròn trăm ?
 + Số nào là số tròn chục ?
GV n.xét, ghi điểm
B. BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Giới thiệu điểm ở giữa
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là điểm ở giữa 2 điểm cho trước
Cách tiến hành	
1. GV mời 3 HS lên, xếp cho các em đứng thẳng hàng với nhau- HS q.sát
 + Bạn Hiếu đứng như thế nào so với hai bạn còn lại ?
GV giới thiệu: Hiếu đứng giữa hai bạn còn lại. Nếu xem mỗi bạn là 1 điểm thì Hiếu là điểm ở giữa hai điểm còn lại
2. GV vẽ đoạn MN, yêu cầu HS lên tìm điểm I ở giữa MN.
Tương tự GV vẽ 1 điểm C ở ngoài MN 
 + C là điểm ở giữa NM đúng hay sai ? Vì sao ?
 + Thế nào là điểm ở giữa ?
KL: Trên 3 điểm thẳng hàng, điểm ở giữa là điểm nằm ở giữa hai điểm còn lại
Hoạt động 2: Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng 
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là trung điểm của đoạn thẳng 
Cách tiến hành	
GV vẽ đoạn thẳng AB có M là trung điểm.
 + 3 điểm A, B, M là 3 điểm như thế nào với nhau ? M nằm ở đâu so với A, B ?
GV gọi 1 HS lên đo độ dài đoạn AM và MB ?
 + Em có nhận xét gì về độ dài của đoạn AM và MB ?
KL: Ta nói điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB
 + Một điểm được coi là trung điểm của đoạn thẳng đó khi nào ?
 + Hãy so sánh điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng ?
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: HS biết áp dụng những điều vừa học vào làm toán 
Cách tiến hành	
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài. GV vẽ hình
HS làm miệng bài toán. Lớp n.xét
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài
GV chia 2 HS/ nhóm; các nhóm thảo luận tìm câu trả lời bài toán
	Đại diện các nhóm trình bày- Lớp n.xét, bổ sung
Bài 3: GV nêu y/c bài. HS tự làm vở.
5 HS làm bảng- Lớp n.xét, sửa. GV ghi điểm
CỦNG CỐ DẶN DÒ
GV: + Thế nào điểm ở giữa ?
 + Thế nào là trung điểm của đoạn thẳng ?
Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:	
 CHÍNH TẢ	(Tiết 37)
Nghe viết: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. MỤC TIÊU: HS
Nghe viết chính xác đoạn 4 bài “Ở lại với chiến khu”
Phân biệt và tìm được các tiếng có âm vần s/ x; uôt/ uôc
II. CHUẨN BỊ
Phiếu học ... uyện giải toán bằng hai phép tính
Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10 000
****************************************************
Thứ sáu, ngày 14 tháng 01 năm 2011
 TOÁN	(Tiết 99)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10 000
Viết số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại
Củng cố về số tròn trăm, tròn nghìn
Xác định trung điểm của đoạn thẳng
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KTBC: GV tổ chức cho HS đọc, viết một vài số có bốn chữ số
GV n.xét, ghi điểm
B. BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Củng cố, so sánh số
Mục tiêu: So sánh được các số trong phạm vi 10 000
Cách tiến hành
Bài 1: HS nêu y/c bài
HS làm bảng (CN- TT)
HS lớp n.xét. GV ghi điểm
Bài 2: HS nêu y/c bài
GV hướng dẫn- HS làm vở- 2 HS bảng.
 Lớp n.xét, sửa. GV ghi điểm
Bài 3: GV nêu y/c bài
GV chia 1 bàn/ nhóm; HS thảo luận điền vào SGK
HS nêu miệng kết quả
Hoạt động 2: Củng cố cách xác định trung điểm của đoạn thẳng
Mục tiêu: Xác định được trung điểm của đoạn thẳng
Cách tiến hành
Bài 4: GV nêu y/c, hướng dẫn HS xác định trung điểm của đoạn thẳng
 + Muốn xác định trung điểm của một đoạn thảng, trước tiên ta cần biết điều gì ?
 + Đoạn AB được chia làm mấy phần bằng nhau ? Mỗi bên có mấy phần ?
 + Trung điểm tương ứng với số nào ?
HS làm tương tự với phần còn lại
CỦNG CỐ DẶN DÒ
GV: + Tìm số lớn nhất có 1- 2- 3- 4 chữ số ?
 + Tìm số nhỏ nhất có 1- 2- 3- 4 chữ số ?
Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:	
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 	(Tiết 20)
TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC. DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU :HS
Mở rộng từ ngữ về: Tổ Quốc
Luyện tập về dấu phẩy
II. CHUẨN BỊ
Tiểu sử 13 vị anh hùng dân tộc
Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KTBC: GV: + Kể tên các nhân vật được nhân hóa trong bài thơ “Anh Đom Đóm” ?
 + Đặt 1 câu có hình ảnh nhâ hóa ?
GV n.xét, ghi điểm
B. BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Từ ngữ về Tổ Quốc
Mục tiêu: HS có vốn từ về Tổ Quốc
Cách tiến hành
Bài 1: HS đọc 2 khổ thơ trong bài
HS làm vở- 3 HS bảng phụ. 
Lớp n.xét, sửa
KL: a). Từ cùng nghĩa với Tổ Quốc: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn
 b). Từ cùng nghĩa với xây dựng: dựng xây, kiến thiết
 c). Từ cùng nghĩa với bảo vệ: giữ gìn, gìn giữ
Bài 2: HS nêu y/c bài
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu về 1 vị anh hùng dân tộc (tự chọn)
GV hướng dẫn: HS có thể kể về ngày- tháng- năm sinh, những chiến công gắn liền với vị anh hùng đó, tình cảm- suy nghĩ của em về các vị anh hùng
	Đại diện một số HS trình bày- Lớp n.xét, tuyên dương
KL: GV giới thiệu thêm về một số anh hùng dân tộc (theo SGV/ 54- 55)
Hoạt động 2: Dấu phẩy
Mục tiêu: Biết đặt đúng dấu câu trong câu văn
Cách tiến hành
Bài 3: 1 HS nêu y/c bài 
GV giới thiệu: Lê Lai là vị anh hùng người Thanh Hóa. Năm 1416, ông là một trong 17 người tham gia hội thề Lũng Nhai, quyết tâm đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Năm 1419, quân khởi nghĩa bị địch bao vây, Lê Lai đã đóng giả làm chủ tướng Lê Lợi phá vòng vây và bị giặc bắt. Nhờ đó mà Lê Lợi và các tướng sĩ khác được thoát hiểm. Sau này, các con của Lê Lai đều là những vị tướng giỏi và có công lớn đối với đất nước.
HS tự làm bài vào vở- 1 HS bảng phụ. 
Lớp n.xét, sửa. GV ghi điểm
GV chốt lại lời giải đúng- Một số HS đọc lại
CỦNG CỐ DẶN DÒ
GV nhắc HS về ôn luyện thêm
Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:	
-------------------------------------------------
 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI 	 (Tiết 41)
THÂN CÂY
I. MỤC TIÊU: HS có khả năng
Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo
Phân loại một số cây theo cách mọc của thân cây (thân gỗ, thân thảo)
II. CHUẨN BỊ
Tranh ảnh SGK/ 78- 79; Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KTBC: 2 HS: + Rác có tác hại gì đối với sức khoẻ con người ?
 + Hãy nêu những cách xử lý rác mà em biết ?
GV n.xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thân các loại cây
Mục tiêu: Nhận dạng và kể tên được một số thân cây 
Cách tiến hành
GV chia 2 HS/ nhóm; các nhóm quan sát hình SGK/ 78- 79, trả lời câu hỏi theo phiếu:
 + Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình ?
 + Trong đó cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo (mềm) ?
Đại diện một số HS trình bày kết quả. Lớp n.xét, bổ sung
KL: Các cây thường có thân mọc đứng, một số cây có thân leo, thân bò; ..
Hoạt động 2: Trò chơi “Bin go”
Mục tiêu: Phân biệt một số cây theo cách mọc của cây
Cách tiến hành
GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi
Từng nhóm lên gắn tấm phiếu ghi tên cây vào cột phù hợp theo kiểu trò chơi tiếp sức: Người cuối cùng sau khi gắn xong tấm phiếu cuối cùng thì hô to: Bin go
HS thực hành chơi. Lớp n.xét, bổ sung. GV tổng kết trò chơi
CỦNG CỐ DẶN DÒ
GV nhắc HS về q.sát sưu tầm thêm một số cây khác tự xếp loại thân theo cách mọc và cấu tạo
Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:	
 ÂM NHẠC 	(Tiết 20)
Học hát: EM YÊU TRƯỜNG EM (lời 2)
-------------------------------------------------
 THỂ DỤC 	(Tiết 40)
TRÒ CHƠI: “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
****************************************************
Thứ bảy, ngày 15 tháng 01 năm 2011
TẬP LÀM VĂN 	(Tiết 20)
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
Dựa vào bài tập đọc “Báo cáo kết quả tháng thi đua” , báo cáo được về kết quả học tập, lao động của tổ mình trong tháng vừa qua
 Viết đầy đủ, đúng các thông tin còn thiếu vào mẫu báo cáo
II. CHUẨN BỊ
Bảng phụ nội dung báo cáo SGK/ 20
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KTBC: 2 HS kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng”
GV n.xét, ghi điểm
B. BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn báo cáo
Mục tiêu: Biết dựa theo bài tập đọc để báo cáo trước lớp về kết quả học tập, lao động 
	Cách tiến hành	
Bài 1: HS đọc yêu cầu
2 HS đọc lại bản báo cáo bài tập đọc- HS lớp theo dõi
 + Bản báo cáo gồm những nội dung gì ?
 + Lớp tổ chức làm báo cáo để làm gì ?
 + Bài tập 1 y/c điều gì ? Mục đích của y/c đó ?
GV hướng dẫn HS khi báo cáo cần nhận định rõ mục đích y/c, thống nhất nội dung báo cáo giữa các thành viên trong tổ. Cần chuẩn bị chu đáo cho quá trình báo cáo, ..
GV chia 1 tổ/ nhóm; HS các tổ thống nhất báo cáo- GV q.sát, hỗ trợ
	Đại diện từng tổ báo cáo. Lớp n.xét, bổ sung. GV chốt
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết báo cáo
Mục tiêu: Biết điền thông tin thiếu vào bản báo cáo
	Cách tiến hành	
Bài 2: HS đọc yêu cầu
GV hướng dẫn HS q.sát mẫu báo cáo SGK/20; tìm hiểu về từng phần trong bản báo cáo
Quốc hiệu và tiêu ngữ
Địa điểm, ngày, tháng, năm viết báo cáo
Tên báo cáo
Người nhận báo cáo
Nội dung chính của bản báo cáo (kết quả của các tình hình, hoạt động)
Người viết báo cáo (kí và ghi rõ họ tên)
GV tổ chức cho HS làm miệng từng phần, bổ sung các phần thiếu
HS hoàn thành bản báo cáo vào vở-1 HS bảng phụ. Lớp n.xét, sửa. GV ghi điểm
CỦNG CỐ DẶN DÒ
GV y/c HS nêu lại trình tự của bản báo cáo
Nhắc HS chưa viết xong về viết tiếp. Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:	
-------------------------------------------------
 TOÁN 	(Tiết 100)
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
Biết cách thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000
Áp dụng phép cộng các số trong phạm vi 10 000 để giải bài toán có liên quan
Ôn tập về trung điểm của đoạn thẳng
II. CHUẨN BỊ
Bảng phụ bài 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KTBC: Một số HS đọc, viết, so sánh các số có bốn chữ số
GV n.xét, ghi điểm
B. BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hiện phép cộng trong phạm vi 10 000
Mục tiêu: Biết cách cộng các số trong phạm vi 10 00
Cách tiến hành
1. GV đưa phép cộng số 1527 + 3641 = ?
HS thực hiện đặt tính rồi tính
GV: + Khi thực hiện cộng số, ta làm theo thứ tự như thế nào ?
HS làm bảng con- 1 HS bảng lớp. HS n.xét, sửa
Lưu ý: GV y/c HS nêu miệng cách tính 
GV hướng dẫn lại – Một số HS nêu miệng
2. GV lấy thêm một số ví dụ cho HS thực hiện. Lưu ý cho HS nêu miệng cách tính
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: HS cộng được các số trong phạm vi 10 00
Cách tiến hành
Bài 1: HS nêu y/c bài
GV tổ chức cho HS làm bảng con (CN- TT)
HS lớp sửa. Nêu miệng cách thực hiện. GV ghi điểm
Bài 2: HS nêu y/c bài
HS làm tương tự bài 1 vào vở
4 HS bảng lớp. Lớp n.xét, sửa. GV ghi điểm
Bài 3: HS đọc đề toán
 + Bài toán cho biết gì ?
 + Bài toán hỏi gì ?
 + Muốn biết cả hai Đội trồng được bao nhiêu cây, ta làm tính gì ?
HS tự làm vở- 1 HS bảng 
Lớp n.xét, sửa. GV ghi điểm
Đáp số: 7900 cây
Hoạt động 3: Ôn tập về trung điểm của đoạn thẳng
Mục tiêu: HS biết cách tìm trung điểm của đoạn thẳng
Cách tiến hành
Bài 4: HS nêu y/c bài
 + Nêu tên, các cạnh của hình chữ nhật ?
 + Tìm trung điểm các cạnh của hình chữ nhật ?
 + Vì sao M là trung điểm của cạnh AB ?
 + Vì sao N là trung điểm của cạnh BC ?
 + Vì sao P là trung điểm của cạnh CD ?
 + Vì sao Q là trung điểm của cạnh AD ?
CỦNG CỐ DẶN DÒ
GV: + Muốn tìm trung điểm của đoạn thẳng, ta phải làm gì ?
Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:	
-------------------------------------------------
 THỦ CÔNG 	(Tiết 19- 20)
ÔN CHƯƠNG II: CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU: HS
Đánh giá kiến thức qua các kĩ năng thực hành của HS
II. CHUẨN BỊ
Các mẫu chữ cái đã học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Ôn tập
Mục tiêu: HS nêu được quy trình kẻ, cắt các chữ cái đã học
Cách tiến hành
GV đưa lần lượt các chữ cái: I, T, H, E, V, U.
HS q.sát và nêu lại các bước kẻ, cắt chữ
GV tổ chức cho HS thực hành gấp lại một vài chữ cái đã ôn
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: HS cắt dán được một vài chữ cái theo đúng quy trình, kĩ thuật
Cách tiến hành
GV chia lớp thành 4 nhóm; tổ chức cho các nhóm làm 1 sản phẩm tự chọn với các chữ cái đã học
Các nhóm thực hành- GV q.sát, hỗ trợ
Đại diện các nhóm trưng bày sản phẩm cắt, dán
Lớp q.sát, n.xét. GV n.xét, đánh giá chung
CỦNG CỐ DẶN DÒ
GV nhắc nhở HS về xem và chuẩn bị cho bài tiếp theo
Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:	
-------------------------------------------------
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ 	(Tiết 20)
Chủ điểm: Giữ gìn truyền thống văn háo Dân tộc
SINH HOẠT TUẦN 20
I. MỤC TIÊU: 
Nhận xét các hoạt động học tập và rèn luyện trong tuần 20
Đề ra phương hướng phấn đấu và rèn luyện trong tuần 21
II. CÁCH TIẾN HÀNH
Nhận xét chung:	
Phương hướng tuần 20: 
Thực hiện tốt nội quy, quy chế trường lớp
Quyên góp giấy vụn ủng hộ công trình măng non
Sinh hoạt tập thể: Ca hát; Kể chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 2.doc