Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Chiều - Trường TH Hùng Vương

Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Chiều - Trường TH Hùng Vương

Toán

ÔN LUYỆN GIẢI BÀI TOÁN BẰNG HAI PHÉP TÍNH

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh củng cố về:

 - Kỹ năng giải bài toán bằng hai phép tính

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Chiều - Trường TH Hùng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
BUỔI CHIỀU
TUẦN 11
THỨ NGÀY
MÔN 
TÊN BÀI DẠY
Thứ hai
31/10/2011
Toán
Tiếng việt
Tiếng việt
Ôn luyện bài toán giải bằng hai phép tính
Ôn bài Đất quý đất yêu
Ôn bài Đất quý đất yêu
Thứ tư
2/11/2011 
Anh văn
Tiếng việt
Tiếng việt
GV chuyên dạy
Ôn bài vẽ quê hương
Ôn bài vẽ quê hương
Thứ sáu 
4/11/2011
Anh văn
Nhạc
Tin 
GV chuyên dạy
GV chuyên dạy
GV chuyên dạy
 Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
Toán 
ÔN LUYỆN GIẢI BÀI TOÁN BẰNG HAI PHÉP TÍNH
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
	- Kỹ năng giải bài toán bằng hai phép tính
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 51.
* Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài, sau đó yêu cầu học sinh suy nghĩ để tự vẽ sơ đồ và giải bài toán.
Bài 2:
- Tiến hành tương tự như với bài tập 1
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài
Bài 4:
Đọc: Gấp 15 lên 3 lần rồi cộng với 47.
- Yêu cầu học sinh nêu cách gấp 15 lên 3 lần
- Sau khi gấp 15 lên 3 lần, chúng ta cộng với 47 thì được bao nhiêu ?
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp các phần còn lại vào bảng con.
* Chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về bài toán giải bằng hai phép tính.
- Bài nhà: 3/52
* Nhận xét tiết học
- 3 học sinh làm bài trên bảng
- Nghe giới thiệu
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập
? ô tô
18 ô tô
45 ô tô
17 ô tô
Tóm tắt
Bài giải
Số ô tô đã rời bến là:
18 + 17 = 35 (ô tô )
Số ô tô còn lại trong bến là:
45 – 35 = 10 (ô tô )
 ĐS: 10 ô tô
Bán đi
? con thỏ
48 con thỏ
Tóm tắt
Bài giải
Số con thỏ đã bán đi là:
48 : 6 = 8 ( con thỏ )
Số con thỏ còn lại là:
48 – 8 = 40 ( con thỏ )
 ĐS: 40 con thỏ
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập
Bài giải
Số học sinh khá là:
14 + 8 = 22 ( học sinh )
Số học sinh khá và giỏi là:
14 + 22 = 36 ( học sinh )
 ĐS: 36 học sinh
- Học sinh đọc lại yêu cầu 
- Lấy 15 nhân 3 tức là: 15 x 3 = 45
- 45 + 47 = 92
- 3 học sinh lên bảng làm bài
- Lớp làm bảng con
******************************** 
Tiếng việt
ÔN BÀI ĐẤT QUÝ ĐẤT YÊU
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn 
	 Ê – ti – ô – pi – a, đường sá, chăn nuôi, thiêng liêng, mở tiệc, chiêu đãi, sản vật hiếm, hạt cát,
	- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
	- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết phân biệt giọng của các nhân vật khi đọc bài.
2. Đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: Ê – Ti – ô – pi – a, cung điện, khâm phục.
	- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện kể về về phong tục độc đáo của người Ê – Ti – ô – pi –a. Qua đó chúng ta thấy đất đai Tổ quốc là thiêng liêng, cao quý nhất.
B. Kể chuyện:
	- Sắp xếp thứ tự các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện. Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện. 
	- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện 	- Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
	- Bảng đồ hành chính Châu Phi ( hoặc thế giới )
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc “Thư gửi bà.”
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: 
GV: Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Quang cảnh được minh hoạ trong tranh là ở bờ biển của đất nước Ê – pi – ô – pi – a xinh đẹp. Người dân đất nước này có một phong tục rất độc đáo. Chúng ta cùng tìm hiểu để biết là phong tục đặc biệt gì qua bài tập đọc: Đất quí, đất yêu.
TIẾT 1
2.2 Luyện đọc
a. Đọc mẫu: 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Chú ý các câu đối thoại.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn cá nhân, giải nghĩa từ khó
- Hướng dẫn học sinh tách 2 đoạn thành 2 phần nhỏ.
+ Phần thứ nhất từ: Lúc hai người khách đến phải làm như vậy ?
+ Phần thứ hai từ: Viên quan trả lời đến dù chỉ là một hạt cát nhỏ.
- Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn trước lớp (Đọc 2 lượt )
- Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Hướng dẫn học sinh đọc đồng thanh lời của viên quan ở đoạn 2.
2.3 Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 1
- Hai người khách du lịch đến thăm đất nước nào ?
GV: Ê – pi – ô – pi – a là một nước ở phía đông bắc Châu Phi. ( Chỉ vị trí đất nước Ê – pi – ô – pi –a trên bản đồ )
- Hai người khách được vua Ê - pi - ô -pi - a đón tiếp như thế nào ?
- Chuyện gì đã xảy ra khi hai người khách chuẩn bị lên tàu ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2.
- Khi hai người khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra ?
- Vì sao người Ê- pi – ô – pi – a không để khách mang đi dù chỉ là một hạt cát nhỏ ?
- Yêu cầu học sinh đọc phần còn lại của bài và hỏi: Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê – pi – ô – pi – a với quê hương như thế nào ?
TIẾT 2
2.4 Luyện đọc lại bài:
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm lời của viên quan trong đoạn 2.
5. Củng cố - dặn dò:
GV: Không chỉ người Ê – pi – ô – pi – a mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều yêu quí đất nứơc mình, trân trọng đất đai Tổ quốc mình người Việt Nam cũng vậy.
* Nhận xét tiết học và dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Vẽ Quê Hương
- 2 học sinh thực hiện
- Tranh vẽ cảnh chia tay trên bờ biển. Đặc biệt có một người đang cạo đế giày của một người khách chuẩn bị lên tàu.
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu
- Mỗi học sinh đọc 1 câu. tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên
- Dùng bút chì đánh dấu phân cách giữa 2 phần.
- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu phẩy, chấm và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách/ rồi mới để họ xuống tàu trở về nước.//
- Tại sao các ông phải làm như vậy ?//
( Giọng ngạc nhiên )
- Nghe những lời nói chân tình của viên quan,/ hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê - pi - ô -pi- a.//
- Học sinh đọc chú giải
- Mỗi nhóm 4 học sinh, lần lượt từng học sinh đọc một đoạn trong nhóm
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối
- Đọc đồng thanh theo nhóm
- 1 học sinh đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 học sinh đọc trước lớp
- Hai người khách du lịch đến thăm đất nước Ê – pi – ô – pi – a.
- Quan sát vị trí của Ê – pi – ô – pi –a trên bản đồ
- Nhà vua mời họ vào cung điện mở tiệc chiêu đãi, tặng cho họ nhiều vật quí.
- 1 học sinh đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Khi hai người khách chuẩn bị xuống tàu, viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra và sai người cạo sạch đất ở đế giày của họ rồi mới để họ xuống tàu.
- Vì đó là mảnh đất yêu quí của người Ê- pi – ô – pi –a. Người Ê – pi – ô – pi – a sinh ra và chết đi cũng ở đây. Trên mảnh đất ấy họ trồng trọt, chăn nuôi. Đất là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của người Ê- p i- ô – pi –a và là thứ thiêng liêng, cao quí nhất của họ.
- Người Ê – pi – ô – pi – a rất yêu quý, trân trọng mảnh đất quê hương mình. Với họ, đất đai là thứ quí giá và thiêng liêng nhất.
- Học sinh thi đọc trong nhóm, mỗi nhóm cử một đại diện tham gia thi đọc trước lớp.
- 2 học sinh đọc yêu cầu 1,2 trang 86 SGK.
- Học sinh phát biểu ý kiến về cách sắp xếp theo thứ tự: 3 – 1 – 4 – 2.
******************************** 
Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2011
Anh văn
GV CHUYÊN DẠY
******************************** 
Tiếng việt 
ÔN BÀI VẼ QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng: 
	- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: xanh mát, xanh ngắt, ước mơ, quay đầu đỏ, đỏ tươi, Tổ quốc,.
	- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cuối các dòng thơ và giữa các khổ thơ.
	- Bước đầu biết đọc bài với giọng vui tươi, hồn nhiên.
2. Đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Sông máng, cây gạo, chói ngời.
Hiểu được nội dung ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp rực rỡ, tươi thắm của phong cảnh quê hương qua bức vẽ của bạn nhỏ. Từ đó nói lên tình yêu quê hương tha thiết của bạn nhỏ 
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc ( phóng to )
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
	- Bảng phụ viết sẵn bài thơ để hướng dẫn học thuộc lòng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Đất quí, đất yêu.
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
* Hỏi: Nếu vẽ tranh về đề tài quê hương, em sẽ vẽ những gì ?
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những cảnh gì ?
- Giáo viên tóm tắt các ý: Đây là bức tranh vẽ quê hương của một bạn nhỏ. Khi vẽ quê hương mình, bạn nhỏ đã vẽ những gì thân quen nhất như làng xóm, tre, lúa, trường học,..và tô những màu sắc tươi thắm nhất. Vì sao bạn nhỏ lại vẽ đựơc một bức tranh quê hương đẹp đến thế, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thơ: Vẽ quê hương.
- Ghi tên bài lên bảng.
2.2 Luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng vui tươi, hồn nhiên.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn học sinh đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Giải nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi học sinh đọc 1 đoạn.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Tổ chức cho học sinh đọc đồng thanh
2.3 Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp.
- Kể tên các cảnh vật được miêu tả trong bài thơ.
- Trong bức tranh của mình bạn nhỏ đã vẽ rất nhiều cảnh đẹp và gần gũi với quê hương mình, không những vậy bạn còn sử dụng nhiều màu sắc. Em hãy tìm những màu sắc mà bạn nhỏ đã sử dụng để vẽ quê hương.
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi để tìm câu trả lời.
* Kết luận: Cả ba ý trả lời đều đúng, nhưng ý trả lời đúng nhất là ý c. Vì bạn nhỏ yêu quê hương. Chỉ có ngưòi yêu quê hương mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của quê hương và dùng tài năng của mình để vẽ phong cảnh quê hương thành một bức tranh đẹp và sinh động như thế.
2.4 Học thuộc lòng
- Giáo viên treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. Sau đó cho học sinh thời gian để tự học thuộc lòng. Giáo viên xoá dần bài thơ chỉ để lại hai tiếng đầu hoặc hai tiếng cuối.
- Tổ chức cho hai học sinh thi viết lại bài theo hình thức tiếp nối.
- Gọi một số học sinh xung phong học thuộc lòng một đoạn hoặc cả bài thơ.
- Tuyên dương các học sinh học thuộc lòng nhanh, động viên các em chưa thuộc cố gắng hơn.
3. Củng cố - dặn dò:
* Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh chăm chú nghe giảng, tích cực tham gia xây dựng bài.
* Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau: Chõ bánh khúc của dì tôi
- 3 học sinh lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 2 đến 3 học sinh trả lời theo cách nghĩ của từng em.
- Học sinh trao đổi trong nhóm, sau đó mỗi nhóm cử một đại diện trả lời.
- Nghe giáo viên giới thiệu bài
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu
- Mỗi học sinh đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng
- Đọc từng khổ thơ trong bài theo hướng dẫn của giáo viên.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở cuối mỗi dòng thơ, giữa các khổ thơ và các câu thơ:
Xanh tươi,/ đỏ thắm./
Tre xanh,/ lúa xanh./
A,/ nắng lên rồi./
- Học sinh đọc chú giải
- 4 học sinh tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 4 học sinh, lần lượt từng học sinh đọc một đoạn trong nhóm
- 3 nhóm thi đọc đồng thanh bài thơ
- Cả lớp đọc đồng thanh
- 1 học sinh đọc cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Học sinh tiếp nối kể, mỗi học sinh chỉ cần kể một cảnh vật: Tre, lúa, sông máng, trời, mây, mùa thu, nhà, trường học, cây gạo, nắng, mặt trời, lá cờ Tổ quốc.
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến mỗi học sinh chỉ cần nêu một màu: Tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, nhà ngói đỏ tươi, trường học đỏ thắm, mặt trời đỏ chói.
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Đại diện học sinh trả lời, các học sinh khác theo dõi và nhận xét.
- Nghe giáo viên kết luận
- Tự học thuộc lòng bài thơ
( Học sinh tự nhẩm đọc thuộc bài )
- Viết lại các phần thiếu của bài thơ 
( nối tiếp nhau viết từng câu )
- 1 số em đọc thuộc lòng cả bài
 ******************************** 
 Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011
Anh văn
GV CHUYÊN DẠY
******************************** 
Nhạc
GV CHUYÊN DẠY
******************************** 
Tin
GV CHUYÊN DẠY
*********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11 chieu.doc