Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng

TIẾT TKB 2: THỂ DỤC

TIẾT CT 19: HỌC ĐỘNG TÁC BỤNG CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - TRÒ CHƠI: CHẠY ĐỔI CHỖ VỖ TAY NHAU

I/MỤC TIÊU:

- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay,chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.

- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bụng của bài thể dục phát triển chung.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.

II/ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN :

-Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an tòan tập luyện, chuẩn bị kẻ sân chơi trò chơi.

III/NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 11
 Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
TIẾT TKB 2: THỂ DỤC
TIẾT CT 19: HỌC ĐỘNG TÁC BỤNG CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - TRÒ CHƠI: CHẠY ĐỔI CHỖ VỖ TAY NHAU
I/MỤC TIÊU: 
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay,chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bụng của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN :
-Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an tòan tập luyện, chuẩn bị kẻ sân chơi trò chơi.
III/NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
 Nội dung và phương pháp
Định lượng
Đội hình tập luyện
1, Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát. 
- Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong sân khởi động các khớp và chơi - Trò chơi “ biệt mắt bắt dê”.
2, Phần cơ bản:
- Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
- Lần đầu GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp. Những lần sau cán sự làm mẫu, GV hô nhịp. HS tập một số lần, GV nhận xét rồi cho tập tiếp, nhịp hô hơi chậm, gọn. Tập theo đội hình 2 – 4 hàng ngang.
- Chia nhóm tập luyện 4 động tác đã học. GV đi đến từng tổ quan sát và kết hợp sửa chữa động tác sai.
* Các tổ thi đua với nhau dưới sự điều khiển của GV.
- Học động tác bụng :
- GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác và cho HS tập theo. Lần đầu thực hiện chậm theo từng nhịp một để HS nắm được phương hướng và biên độ của động tác rồi mới tập theo nhịp hô của GV sau 1 số lần tập 2 x 8 nhịp, giáo viên nhận xét, uốn nắn động tác chưa đúng rồi cho thực hiện lại.
- Trong quá trình tập luyện, GV có thể cho 2-3 em thực hiện tốt làm mẫu, rồi cả lớp nhận xét biểu dương những em thực hiện tốt.Trước khi tập GV có thể cho HS tập riêng lẻ từng động tác sau đó mới tập phối hợp toàn bộ động tác.
- GV cần nhắc HS : ở nhịp 1 và 5 phải 
Hai tay duỗi thẳng và vỗ vào nhau, cánh tay ngang vai, ở nhịp 2 và nhịp 6, khi gập thân xuống cần gập sâu, hai chân thẳng.
*Chơi trị chơi “ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”
Trò chơi được học ở lớp 2. GV chú ý nhắc HS tham gia tích cực, phòng chấn thương. Khi gặp nhau các em vỗ tay nhau và có thể hô “chào bạn !”. Chơi thi đua giữa các tổ với nhau. GV làm trọng tài và chọn tổ vô địch. Tổ nào thua sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng xung quanh sân tập.
3, Phần kết thúc: 
- Đi thường theo nhịp và hát. 
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- GV nhận xét giờ học. 
- Về nhà ôn 5 động tác thể dục phát triển chung đã học.
1 phút
1 phút
2 phút
2 phút
6 phút
6 phút
6 phút
8 phút
2 phút
2 phút
2 phút
- Tập hợp đội hình 4 hàng ngang.
-Đội hình 4 hàng ngang. 
* * * * * * 
* * * * * * 
* * * * * * 
* * * * * * 
-Đội hình 4 hàng ngang. 
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
 Đội hình 4 hàng ngang
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
 ___________________________________________________
TIẾT TKB 3: TOÁN
TIẾT CT 51: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG HAI PHÉP TÍNH ( TT)
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài giải bài toán bằng hai phép tính.
III.Hoạt động lên lớp:
1.Khởi động :(1phút) Hát bài hát .
3.Bài mới : 34 phút
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
A. Giới thiệu bài:
- Hôm nay, chúng ta tìm hiểu thêm bài toán có lời văn giải bằng hai phép tính dạng gấp và giảm một số đi nhiều lần.
Bài toán 1:
- Mời 1 học sinh đọc đề toán.
+ Ngày thứ bảy bán bao nhiêu chiếc xe đạp ? 
+ Số xe đạp bán được ngày chủ nhật như thế nào so với ngày thứ bảy?
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn tìm số xe đạp bán đựơc trong cả hai ngày ta phải biết những gì?
+ Đã biết số xe đạp của ngày nào? Chưa biết số xe đạp của ngày nào?
? xe
6 xe
Thứ bảy:
Chủ nhật:
+ Vậy ta phải tìm số xe của ngày chủ nhật 
Bài 1 :
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
Hỏi: Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Vậy muốn tính quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh ta phải làm như thế nào?
- Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh đã biết chưa?
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài tập.
Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh tự vẽ sơ đồ và giải bài toán
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện gấp một số lên nhiều lần, sau đó làm mẫu một phần rồi yêu cầu học sinh tự làm bài. 
4.Củng cố - Dặn dò: 5phút
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Về nhà luyện tập thêm về giải bài toán bằng hai phép tính.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập. 
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- 1 học sinh đọc lài đề bài toán.
- Ngày thứ bảy bán được 6 chiếc xe đạp.
- Ngày chủ nhật bán được số xe đạp gấp đôi ngày thứ bảy.
- Bài yêu cầu tính số xe đạp của cửa hàng bán được trong hai ngày.
- Phải biết được số xe đạp bán mỗi ngày.
- Biết được số xe của ngày thứ bảy, chưa biết số xe của ngày chủ nhật.
- 2 học sinh lên bảng làm bài. Học sinh cả lớp làm bài vào vở.
 Giải:
Số xe đạp bán trong ngày chủ nhật là:
 6 x 2 = 12 (xe)
Số xe đạp bán trong hai ngày là:
 6 + 12 = 18( xe đạp)
 Đáp số: 18 xe đạp
Bài 1:
- Học sinh đọc đề bài.
- Tìm quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh.
- Ta phải lấy quãng đường từ nhà đến chợ huyện cộng với quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh.
- Chưa biết và phải tính.
- 2 học sinh lên bảng làm bài. Học sinh cả lớp làm bài vào vở.
Giải:
Quảng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài là:
 5 x 3 = 15 ( km)
Quảng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài là:
 5 + 15 = 20 (km)
 Đáp số: 20 km
Bài 2:
- Học sinh đọc đề bài.
 Tóm tắt:
Lấy ra
? l
24 l
 Bài giải
 Số lít một ong lấy ra là: 
 24 : 3 = 8 (lít)
 Số lít mật ong còn lài là:
 24 – 6 = 18 (lít)
 Đáp số: 18 lít mật ong.
Bài 3:
- 3 học sinh lên bảng làm bài. Học sinh cả lớp làm bài vào vở, 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
 ___________________________________________
TIẾT TKB 4: ĐẠO ĐỨC
TIẾTCT 11: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học ở những bài học trước.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 1 phút
- Cho học sinh hát.
2. Bài mới: 34 phút
a. Giới thiệu:
- Để củng cố lại kiến thức các em đã học, hôm nay, thầy cùng các em ôn tập lại và thực hành nội dung đã học. 
Câu hỏi 1:
- Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
Câu 2:
- Vì sao phải giữ lời hứa?
Câu 3:
- Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
Câu 4:
- Vì sao cần quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình?
Câu 5:
- Em đã biết chia sẻ vui, buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ thế nào?
Câu 6:
- Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể về trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ em cảm thấy thế nào?
3. Củng cố - Dặn dò: 5 phút
- Về nhà ôn lạinhững nội dung đã học.
- Chuẩn bị bài: Tích cực tham gia việc trường, việc lớp.
- Lớp hát bài : “Em yêu trường em ”.
- Nghe giáo viên giới thiệu.
Câu 1:
- Thiếu nhi cần phải chăm ngoan, học giỏi đẻ tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
Bài 2:
- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
Câu 3:
- Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của mình mà không dựa dẫm vào người khác.
Câu 4:
- Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người là những người thân yêu nhất của em. Vì vậy em phải luôn quan tâm, yêu thương, chăm sóc để cuộc sống gia đình thêm hòa thuận, đầm ấm, hạnh phúc.
Câu 5:
- Học sinh tự liên hệ và kể. 
- Học sinh tự liên hệ và kể. 
 ________________________________________________
TIẾT TKB 5: THỦ CÔNG 
TIẾT CT 11: CẮT DÁN CHỮ I, T (TIẾT1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên :
- Mẫu chữ I, T đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán.
- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T.
2. Học sinh : 
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠU – HỌC:
1. Ổn định: 1 phút
- Cho học sinh hát .
2. Kiểm tra bài cũ : (3 phút) Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh.
3. Bài mới: 30 phút:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay, các em sẽ thực hiện cắt, dán chữ I, T.
b. Quan sát và nhận xét:
+ Giáo viên giới thiệu mẫu các chữ I, T và hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra được nhận xét:
- Nét chữ rộng 1 ô:
- Chữ I, T có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ I,T trùng khít nhau. Vì vậy, muốn cắt được chữ I, T chỉ cần kẻ chữ I, T rồi gấp giấy theo chiều dọc và cắt theo đường kẻ.
+ Tuy nhiên, do chữ I đơn giản, nên không cần gấp để cắt mà có thể cắt luôn chữ I theo đường kẻ ô và kích thước quy định.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Kẻ chữ I, T.
- Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt hai hình chữ nhật. Hình chữ nhật thứ nhất có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô, được chữ I. Hình chữ nhật thứ hai có chiều dài 5 ô, rộng 3ô.
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ T vào hình chữ nhật thứ hai. Sau đó, kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu như hình 2b.
 + Bước 2: Cắt chữ T.
- Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ T theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ T, bỏ phần gạch chéo. Mở ra, được chữ T như chữ mẫu.
Bước 3: Dán chữ I, T.
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
- Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định.
- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt chữ I, T.
- Giáo viên quan sát và hướng dẫn những em làm chưa đúng. 
4.Củng cố - Dặn dò: 4 phút
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Về nhà tập kẻ và cắt dán chữ I , T cho thành thạo. 
- Chuẩn bị bài: Kẻ, cắt, dán chữ I, T (Tiết 2).
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh quan sát và nhận xét.
- Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu trên bảng
- Học sinh quan sát giáo viên dán mẫu chữ.
- Học sinh tập kẻ và cắt chữ I , T.
 THỨ BA NGÀY 3 THÁNG 11 NĂM 2009
TIẾT TKB 1 + 3: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT CT 31 +32: ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
 ( THMT gián tiếp)
MỤC TIÊU: 
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý n ... dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
4. Củng cố - Dặn dò: 5 phút
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh.
- về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng 
- Chuẩn bị bài: Ôn chữ hoa H.
 Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2009
TIẾT TKB 1: TẬP LÀM VĂN 
TIẾT CT 11: NGHE - KỂ: TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU - NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG 
 ( THMT trực tiếp) 
I. MỤC TIÊU:
- Nghe – kể lại được câu chuyện: Tôi có đọc đâu( BT1).
- Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý (BT2). 
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1. Ổn định: 1 phút
 - Kiểm tra sĩ số, cho hócinh hát.
 2.Kiểm tra bài cũ: 4 phút
 - Trả lời và nhận xét về bài văn Viết thư cho người thân. Đọc 1 đến
 2 lá thư viết tốt trước lớp. 
3.Bài mới: 30 phút
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay, các em sẽ nghe, kể: Tôi có đọc đâu và nói về quê hương của mình.
b. Hướng dẫn học sinh thực hành kể chuyện:
Bài tập 1:
- Học sinh đọc yêu cầu của câu chuyện
- Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh họa.
- Giáo viên kể câu chuyện 2 lần, sau đó lần lượt yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý 
+ Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì?
+ Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
+ Người bên cạnh kêu lên thế nào?
+ Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe, sau đó gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
c. Nói về quê hương em: 
Bài tập 2:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên giúp học sinh hiểu đúng yêu cầu của bài.
- Giáo viên gọi 1 số học sinh dựa vào gợi ý để nói trước lớp, nhắc học sinh nói phải thành câu.
- Nhận xét và cho điểm học sinh kể tốt, động viên những học sinh chưa kể tốt cố gắng hơn.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh đọc yêu cầu câu chuyện.
- Học sinh quan sát tranh minh họa.
- Học sinh theo dõi giáo viên kể chuyện, sau đó trả lời câu hỏi:
- Người viết thư thấy người bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình.
- Người viết thư viết thêm: Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện giờ có người đang đọc trộm thư.
- Người bên cạnh kêu lên: Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!
- Câu chuyện đáng cười là người bên cạnh đọc trộm thư, bị người viết thư phát hiện liền nói điều đó cho bạn của mình. Người đọc trộm vội thanh minh là mình không đọc lại càng chứng tỏ anh ta đọc trộm vì chỉ có đọc trộm anh ta mới biết được người viết thư đang viết gì về anh ta.
- Học sinh nghe các bạn kể và nhận xét bài kể chuyện của bạn. 
Bài tập 2:
- 1 học sinh đọc yêu cầu, 2 học sinh đọc gợi ý.
- Quê hương là nơi em đã sinh ra, lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ sinh sống 
- Một số học sinh kể về quê hương trước lớp. Các học sinh khác nghe, nhận xét phần kể của bạn.
 4.Củng cố - Dặn dò: 4 phút
 - Giáo viên nhận xét tiết học. 
 - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân, tập kể về quê hương mình. 
 - Chuẩn bị bài : Nói, viết về cảnh đẹp đất nước. 
 _________________________________________
 TIẾT TKB2: CHÍNH TẢ
 TIẾT CT 11: VẼ QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU: 
- Nghe – viết chính xác và trình bày đúng quy định bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài thơ bốn chữ.
- Làm đúng (BT2b).
 II. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Chép sẵn các bài tập chính tả trên bảng.
 2.Học sinh : Bảng con, phấn, vở luyện tập.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: ( 1 phút)Tổ chức cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút)Gọi 4 học sinh lên bảng. Học sinh dưới lớp viết vào bảng con. 
 3.Bài mới: 30 phút
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài:
- Tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nhớ lại và viết đoạn đầu trong bài thơ: Vẽ quê hương, sau đó làm bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x hoặc vần ươn/ương.
b. Trao đổi về nội dung đoạn thơ:
- Giáo viên đọc thuộc lòng khổ thơ 1 lần.
- Hỏi: Bạn nhỏ vẽ gì?
- Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp?
c. Hướng dẫn cách trình bày:
- Yêu cầu học sinh mở SGK.
- Đoạn thơ trên có mấy khổ thơ? Cuối mỗi khổ thơ có dấu câu gì?
- Giữa các khổ thơ ta viết như thế nào?
- Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
d. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu học sinh nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được.
- Học sinh nhớ viết chính tả.
- Giáo viên theo dõi học sinh viết. (Yêu cầu học sinh gấp SGK).
- Giáo viên đọc lại đoạn thơ cho học sinh soát lỗi chính tả.
e. Giáo viên chấm bài và nhận xét:
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Nhận xét, và chốt lại lời giải đúng.
g. Làm phần b.)
-Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Theo dõi giáo viên đọc, 4 học sinh đọc thuộc lòng lại.
- Bạn nhỏ vẽ: làng xóm, tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, trường học.
- Vì bạn nhỏ rất yêu quê hương của mình.
- Học sinh mở SGK trang 88.
- Đoạn thơ có 2 khổ thơ và 4 dòng thơ của khổ thứ 3. Cuối khổ thơ 1 có dấu chấm, cuối khổ thơ 2 có dấu ba chấm.
- Giữa các khổ thơ ta để cách 1 dòng.
- Các chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 3 ô cho đẹp.
- lượn quanh, vẽ, bát ngát, xanh ngắt.
- 3 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- Học sinh tự nhớ lại và viết bài vào vở chính tả.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 học sinh lên bảng làm, học sinh dưới lớp vào vở nháp.
Bài 2:
- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở : sàn nhà - đơn sơ - suối chảy - sáng lưng đồi.
Bài 3b. Lời giải:
cá ươn - trăm đường 
4.Củng cố - Dặn dò: 4 phút
- Giáo viên nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh. 
- Về nhà học thuộc các câu thơ trong bài tập 3.
- Học sinh nào viết xấu, sai 3 lỗi trở nên phải viết lại bài.
- Chuẩn bị bài : Chiều trên sông Hương. 
 ___________________________________________
 TIẾT TKB 4: TOÁN 
TIẾT CT 55: NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐVỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định: 1 phút
- Học sinh hát:
2. Kiểm tra bài cũ : 4 phút
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 8. Hỏi học sinh về kết quả của một phép nhân bất kỳ trong bảng. 
3. Bài mới : 30 phút
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
a. Giới thiệu bài:
- Tiết học toán này, các em sẽ học về phép nhân số có ba chữ số với số có 1 chữ số, không nhớ.
b. Giáo viên giới thiệu phép nhân 123 x 2
- Viết lên bảng phép nhân 123 x 2 = ?
- Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc.
- Hỏi: Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu?
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính trên, nếu trong lớp có học sinh làm đúng thì giáo viên yêu cầu học sinh đó nêu cách tính của mình. Sau đó giáo viên nhắc lại cho học sinh cả lớp ghi nhớ. 
c. Phép nhân 326 x 3: Tiến hành tương tự như phép nhân 123 x 2 = 246. lưu ý phép nhân 326 x 3 = 978 là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục.
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm làm.
- Yêu cầu lần lược từng học sinh đã lên bảng trình bày. 
Bài 2:
- Tiến hành tương tự như với bài tập 1.
Bài 3: 
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài toán.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
Bài 4:
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu câu học sinh cả lớp tự làm bài.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh đọc phép nhân.
- 1 học sinh lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
x
a. 123
 2
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục. 
x
 1 2 3 * 2 nhân 3 bằng 6, viết 6.
 2 
 2 4 6 * 2 nhân 2 bằng 4 viết 4.
 * 2 nhân 1 bằng 2 viết 2 
 * Vậy 123 nhân 2 bằng 246 
b. 326 x 3 = ?
x
x
 326
 3
 978
326 x 3 = 978
- Phép nhân 326 x 3 = 978 là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục.
X 
Bài 1:
X
X
X
X
 341 213 212 110 203
 2 3 4 5 3
 682 639 848 550 609
_Học sinh lên bảng làm bài (mỗi học sinh thực hiện hai con tính), học sinh cả lớp làm bài vào vở 
-Học sinh trình bày các phép tínhx
 _Các học sinh còn lại trình bày tương tự như trên
_ Học sinh đọc bài toán
 _1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vơ
a) x : 7 = 101 b) x : 6 = 107
 x = 101 x 7 x = 107 x 6
 x= 707 x = 642
4.Củng cố - Dặn dò: 4 phút
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
 _________________________________________________
TIẾT TKB 4: TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
TIẾT CT 22: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG
 ( Tiết 2)
 I. MỤC TIÊU:
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.
II.CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 
- Giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh một tờ giấy khổ to hồ dán và bút màu. 
2.Học sinh: 
- Mang ảnh họ hàng nội ngoại đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định: 1 phút 
- Học sinh hát.
2. Bài mới: 34 phút 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay, các em tiếp tục phân tích và vẽ sơ đồ về mối quan hệ họ hàng.
Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng 
Bước 1: 
- Hướng dẫn học sinh vẽ.
- Giáo viên vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình. 
Bước 2 : 
- Làm việc cá nhân. 
- Từng học sinh vẽ và điền tên những người trong gia đình của mình vào sơ đồ. 
Bước 3:
- Gọi một số học sinh giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ. 
Hoạt động 2 : Chơi trò chơi xếp hình 
Cách 1 : 
- Nếu có ảnh từng người trong gia đình ở các thế hệ khác nhau thì giáo viên chia nhóm, hướng dẫn học sinh trình bày trên giấy khổ Ao theo cách của mỗi nhóm và trang trí đẹp. Sau đó từng nhóm giới thiệu vẽ sơ đồ của nhóm mình trước lớp.
Cách 2 :
- Dùng bìa các màu làm mẫu một bộ, căn cứ vào sơ đồ xếp thành hình các thế hệ. Sau đó, hướng dẫn các nhóm tự làm và xếp hình. Thi đua giữa các nhóm xem nhóm nào xếp đẹp đúng. 
-Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. 
- Học sinh quan sát giáo viên vẽ mẫu.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Học sinh giới thiệu mối quan hệ họ hàng trên sơ đồ vẽ.
- Học sinh tham gia chơi trò xếp hình.
4.Củng cố - Dặn dò: 4 phút
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà tập phân tích mối quan hệ họ hàng.
- Chuẩn bị bài : Phòng cháy khi ở nhà.
 ______________________________________________________
TIẾT TKB 5: SINH HOẠT LỚP
TIẾT CT 22:NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TUẦN 11 – KẾ HOẠCH TUẦN 12
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc