Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hằng

Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hằng

I . MỤC TIÊU

A. Tâp đọc :

* Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

-Chú ý các từ ngữ :Ê-ti-ô-pi-a .đường sá , thiêng liêng , chiêu đãi , mánh đất.

-Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc ; phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật (hai vị khách , viên quan)

* Rèn kĩ năng đọc – hiểu :

 -Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài (Ê-ti-ô-pi-a , cung điện , khâm phục)

 -Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện, phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a . - -Hiểu ý nghĩa truyện : đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng , cao quý nhất .

B . Kể chuyện :

-Rèn kĩ năng nói :Biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong SGK theo đúng thứ tự câu chuyện . Dựa vào tranh , kể lại trôi chảy , mạch lạc câu chuyện “Đất quý , đất yêu”

-Rèn kĩ năng nghe.

II . LÊN LỚP :

TẬP ĐỌC

A.Kiểm tra bài cũ :3 HS đọc bài Thư gửi bà và trả lời các câu hỏi :

+ Trong thư ,Đức kể những gì ? Qua bức thư, em thấy tình cảm của Đức đối với bà ở quê như thế nào ?

- GV nhận xét - Ghi điểm

 

doc 32 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2009
TIẾT 1+2
TẬP ĐỌC
ĐẤT QUY,Ù ĐẤT YÊU
I . MỤC TIÊU 
A. Tâp đọc : 
* Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
-Chú ý các từ ngữ :Ê-ti-ô-pi-a .đường sá , thiêng liêng , chiêu đãi , mánh đất. 
-Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc ; phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật (hai vị khách , viên quan)
* Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
 -Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài (Ê-ti-ô-pi-a , cung điện , khâm phục)
 -Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện, phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a . - -Hiểu ý nghĩa truyện : đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng , cao quý nhất .
B . Kể chuyện :
-Rèn kĩ năng nói :Biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong SGK theo đúng thứ tự câu chuyện . Dựa vào tranh , kể lại trôi chảy , mạch lạc câu chuyện “Đất quý , đất yêu”
-Rèn kĩ năng nghe.
II . LÊN LỚP :
TẬP ĐỌC
A.Kiểm tra bài cũ :3 HS đọc bài Thư gửi bà và trả lời các câu hỏi :
+ Trong thư ,Đức kể những gì ? Qua bức thư, em thấy tình cảm của Đức đối với bà ở quê như thế nào ? 
- GV nhận xét - Ghi điểm 
B.Bài mới : 
1.Giới thiệu bài : 
2.Luyện đọc
* GV đọc mẫu .
Tóm tắt nội dung bài : Qua bài ta thấy được ý nghĩa câu chuyện đất đai của Tổ quốc là thứ thiêng liêng , cao quý nhất . 
- GV treo tranh giúp các em quan sát : Bên bờ biển ,hai vị khách châu Âu [da trắng mặc áo khoác dài ] vẻ ngạc nhiên nhìn người Ê-ti-ô-pi-a cạo đất ở đế giày của mình ..
*GV hướng dẫn HS luyện đọc,kết hợp giải nghiã từ 
-Đọc từng câu
- HS đọc nối tiếp từng câu đến hết bài.
- GV sửa lỗi phát âm.
- Treo bảng ghi sẵn câu dài.HS luyện đọc từ khó và những câu dài :
 	Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách / rồi mới để họ trở về nước .// 
Tại sao các ông phải làm như vậy ? (cao giọng ở từ dùng để hỏi)
Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha ,/ là mẹ,/ là anh em ruột thịt của chúng tôi .// (Giọng cảm động nhấn giọng ở các từ ngữ in đậm )
-Đọc từng đoạn trước lớp
+HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
+ Kết hợp giải nghĩa các từ cuối bài .
-Đọc từng đoạn trong nhóm
+HS đọc từng đoạn trong nhóm bàn
+HS đại diện nhóm tiếp nối nhau đọc từng đoạn
-1 HS đọc tồn bài
3.Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài 
*1 HS đọc đoạn 1 . Cả lớp đọc thầm .
+Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào ?
  Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi,tặng nhiều vật quý –tỏ ý trân trọng và mến khách . 
*1HS đọc phần đầu đoạn 2 , cả lớp theo dõi đọc thầm.
+ Khi khách sắp xuống tàu có điều gì bất ngờ xảy ra ?
 Viên quan bảo khách dừng lại , cởi giày để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu trở về nước .
*HS đọc phần cuối đoạn 2, tìm ý trả lời câu hỏi:
+Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ ? 
 Vì người Ê-ti-ô-pi-a coi đất quê hương là thứ thiêng liêng , cao quý nhất . 
GV nhấn mạnh:Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật “thiêng liêng, cao quý”, gắn bĩ máu thịt với người dân Ê-ti-ơ-pi-a nên họ khơng rời xa được.
Mỗi người Việt Nam chúng ta cũng cần cĩ tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương.
*HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi:
+Theo em ,phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương thế nào ? 
Người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quý trân trọng mảnh đất quê hương./ Người Ê-ti-ô-pi-a coi đất đai của Tổ quốc là tài sản quý giá thiêng liêng nhất . 
GV nhận xét , tổng kết bài
4.Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm đoạn 2 
-Hướng dẫn HS thi đọc đoạn 2( đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật : lời vị khách ; ngạc nhiên , tò mò ; lời viên quan cảm động ) 
- HS đọc thi đọc đoạn 2 .
- Một HS đọc toàn bài 
- Cả lớp nhận xét bình chọn cá nhân hoặc nhóm đọc hay . 
 B. KỂ CHUYỆN : 1. GV nêu nhiệm vụ : Quan sát tranh , sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện Đất quý , đất yêu .Sau đó dựa vào tranh , kể lại toàn bộ câu chuyện 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh .
a.Bài tập 1 :1 HS đọc yêu cầu của bài 
-GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK , sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện .
- GV nêu yêu cầu HS ghi kết quả vào giấy nháp rồi đọc lên cho cảo lớp nhận xét . 
(Lời giải đúng của tranh là : 3-1-4-2)
-Gọi HS khá giỏi nêu nhanh sự việc được kể trong từng tranh ứng với từng đoạn .
-Tranh 1: (là tranh 3 SGK) Hai vị khách du lịch đi thăm đất nước Ê-ti-ô-pi-a .
-Tranh 2:(Là tranh1SGK)Hai vị khách được vua nước Ê-ti-ô-pi-a mến khách,chiêu đãi và tặng quà .
-Tranh 3: (Là tranh 4 SGK) Hai vị khách ngạc nhiên khi thấy viên quan sai người cạo sạch đất dưới đế giày của họ.
Tranh 4: (Là tranh 2 SGK) Viên quan giải thích cho hai vị khách phong tục của người Ê-ti-ô-pi-a
b.Bài tập 2:HS nêu yêu cầu
- Từng cặp HS dựa vào tranh minh hoạ (đã sắp xếp đúng thứ tự) tập kể chuyện
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn trước lớp.HS giỏi kể được tồn câu chuyện.
Cả lớp,GV nhận xét.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
-Gọi HS đặt tên khác cho câu chuyện 
 + Mảnh đất thiêng liêng 
 + Một phong tục lạ lùng 
 + Tấm lòng yêu quý đất đai 
 + Thiêng liêng nhất là đất đai Tổ quốc 
- GV biểu dương những em đọc bài tốt , kể chuyện hay 
-Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau :Vẽ quê hương 
- GV nhận xét tiết học .
....................................................
TIẾT 3
TOÁN
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHEP TÍNH (Tiếp theo)
I . MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
-Biết giải bài toán có lời văn giải bằng hai phép tính 
-Củng cố về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần;thêm, bớt một số đơn vị.
II .CHUẨN BỊ
 - Các tranh vẽû tương tự như trong SGK .
III. LÊN LỚP
A.Bài cũ:
1 HS làm bảng lớp bài 3 
HS mở vở đối chiếu bài của bạn 
GV nhận xét - Ghi điểm 
B . Bài mới 
1.Giới thiệu bài: GV Giới thiệu bài - ghi đề
2.Hướng dẫn giải bài toán bằng hai phép tính
- Yêu cầu HS đọc bài toán 
-Hướng dẫn phân tích đề:
-HS trao đổi nhóm, viết yêu cầu vào phiếu học tập, nêu trước lớp:
+ Bài toán cho biết gì ? 
 Ngày thứ bảy bán 6 xe đạp , ngày chủ nhật bán gấp đôi ngày thứ bảy . 
+ Bài toán hỏi điều gì ? 
 Hỏi cả hai ngày bán bao nhiêu chiếc xe đạp ?
GV vừa phân tích vừa tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng
Ngaỳ thứ bảy : 6xe
? xe
Ngaỳ chủ nhật:
 ? xe
+ Muốn biết cả hai ngày bán bao nhiêu xe đạp ta phải biết gì?
biết số xe bán ngày thứ bảy và số xe bán ngày chủ nhật.
+Số xe bán được mỗi ngày ta đã biết chưa?
biết được số xe bán ngày thứ bảy. Số xe bán được ngày chủ nhật chưa biết.
+Vậy muốn biết số xe đạp của ngày chủ nhật làm như thế nào ?
  làm phép tính nhân : 6 x 2 = 12 
+Sau khi tìm được số xe bán ngày chủ nhật ta tìm số xe bán cả hai ngày. Ta thực hiện như thế nào?
 lấy 6 + 12 = 18 
-Yêu cầu HS giải vào vở nháp
GV nhận xét , viết bảng bài giải.
Giải 
Số xe bán được ngày chủ nhật là : 
 6 x 2 =12(xe)
Số xe bán được cả hai ngày là : 
 6 + 12 = 18 (xe)
 Đáp số : 18 xe 
3.Thực hành 
Bài 1 : 2 HS đọc đề
+ Bài cho biết gì ?
 quãng đường từ nhà đến chợ huyện dài 5km , quãng đường từ chợ đến bưu điện tỉnh dài gấp 3 lần quãng đường từ nhà đến chợ huyện .
+Bài yêu cầu ta tìm gì ?
 quãng đường từ nhà đến bưu diện tỉnh dài bao nhiêu km ? 
*GV hướng dẫn các bước giải:
-Bước 1:Tìm quãng đường từ chợ đến bưu điện tỉnh.
-Bước 2: Tìm quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh.
- 1 HS làm bảng phụ – Cả lớp làm vở 
Giải
Quãng đường từ chợ đến bưu điện tỉnh là :
5 x 3 = 15(km)
Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh là:
5 + 15 = 20 (km)
 Đáp số : 20 km
-Treo bảng phụ, HS nhận xét bài làm (đổi chéo vở)
Bài 2:
Tương tự bài 1,GV hướng dẫn tĩm tắt 
 24lít
 lấy ra ? lít
 -HS suy nghĩ ,trả lời miệng bài làm
Giải
Số lít mật ong lấy ra từ thùng mật ong là :
24 : 3 = 8 (lít)
Số lít mật ong còn lại trong thùng là :
24 – 8 = 16(lít)
Đáp số : 16 lít 
GV nhận xét sửa chữa 
Bài 3 (Nếu đủ thời gian thì làm cả bài): 
-GV hướng dẫn mẫu
- HS thực hiện theo tổ, thi đua giữa các tổ
-GV nhận xét kết quả từng tổ 
4 . Củng cố - Dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học 
-Dặn HS về nhà làm lại bài 3.
...............................................
TIẾT 4
THỂ DỤC
 ĐỘNG TÁC CHÂN BỤNG CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
(GV BỘ MƠN DẠY)
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2009
NGHỈ- LÀM VIỆC TỔ
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
 Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2009
TIẾT 1
TẬP ĐỌC 
VẼ QUÊ HƯƠNG
I . MỤC TIÊU :
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : 
-Chú ý đọc đúng các từ ngữ :xanh tươi,vẽ quê hương , Tổ quốc . . .
-Biết ngắt nhịp thơ đúng . Bộc lộ được tình cảm vui thích qua giọng đọc . Biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu sắc .
 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu.
 -Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được nội dung bài. Cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ và giàu màu sắc của bức tranh quê hương. 
-Hiểu được ý nghĩa của bài thơ : Ca ngợi vẻ đẹp quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của một bạn nhỏ .
 3.Học thuộc lòng bài thơ.
II . CHUẨN BỊ: 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc, ( thêm ảnh , tranh về cảnh đẹp quê hương ).
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1 .Ổn định 
2 . KT bài cũ:- 3 HS đọc bài Đất quý , đất yêu 
-Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi cuối bài:
-GV lắng nghe nhận xét, ghi điểm.
3 .Bài mới :
Giới thiệu bài
Hoạt động 1:Luy ... nh ảnh cơn gió chiều thổi nhẹ qua đồngvà con sông Thu Bồn ”.
* Hướng dẫn viết từ khó và cách trình bày
-HS nêu từ khó viết, hay sai lỗi.
-Cho Hs viết bảng con theo nhóm.Gọi vài HS nêu từ khĩ vừá viết .
-GV lưu ý HS : Khi gặp danh từ riêng các em phải viết hoa .
*Đọc cho HS viết
-GV đọc mẫu lần 2.Dăn dò cách viết, tư thế.
-Đọc chậm cho học sinh viết .
*Chấm, chữa bài
-Cho HS đổi vở , dùng bút chì dò lỗi chính tả.
- Thu một số vở – chấm , ghi điểm.
3.Luyện tập :
Bài 2:GV: treo bảng phụ . HS nêu yêu cầu.
Cho HS thảo luận nhanh, mỗi dãy cử ra 2 bạn.
Gọi 4 HS được chọn sắp thành 2 hàng, GV nêu thể lệ thi ai nhanh và chính xác hơn: Mỗi em đến bàn GV chọn 1 từ cần điền và đính vào dấu ... .
Cho HS nhận xét – GV tuyên dương. 
Bài 3a: HS nêu yêu cầu.
Cho HS thảo luận theo 4 nhóm :
N1, N2 : tìm từ có vần ươn. N3, N4 : tìm từ có vần ương.
Sau 2 phút hội ý, mỗi nhóm cử 1 bạn lên điền trên bảng các từ vừa tìm .
Cho HS nhận xét chéo giữa các nhóm.
GV nhận xét – tuyên dương.
4. Củng cố - Dăn dò 
-Về nhà xem sửa lại những lỗi chính tả, làm các bài tập luyện tập vào VBT.
 - Nhận xét tiết học .
Thứ năm 
TẬP ĐỌC 
 CHÕ BÁNH KHÚC CỦA DÌ TÔI 
I . MỤC TIÊU :
 1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng cách phát âm địa phương : cỏ non, chõ bánh khúc , dắt tay , phủ , cực mỏng , đầy rổ , nghi ngút , đặt vào , hơ qua lửa , giã nhỏ , cỏ nội , hăng hắc  
Bước đầu biết đọc đúng giọng văn miêu tả ( nhấn giọng ở các từ gợi tả , gợi cảm ). 
 2 . Rèn kĩ năng đọc -hiểu :
Đọc thầm tương đối nhanh. Hiểu được các từ ngữ trong bài ; nắm được nội dung bài tả nét đẹp của cây rau khúc , vẻ hấp dẫn của chiếc bánh khúc mang hương vị đồng quê Việt Nam 
Hiểu được ý nghĩa : Chõ bánh khúc thơm ngon của người dì – sản phẩm từ đồng quê – khiến tác giả thêm gắn bó với quê hương . 
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK . 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 . Ổn định
2 . Kiểm tra bài cũ 
+Vì sao bức tranh quê hương của bạn nhỏ vẽ rất đẹp ? 
- GV nhận xét – Ghi điểm 
B .Bài mới :
Giới thiệu bài:Quê hương ta có những món ăn đơn sơ , giản dị nhưng rất đặc sắc vì đó là sản phẩm mang hương vị của đồng quê Việt Nam , chỉ ở Việt Nam mới có . Một trong những món ăn đó là bánh khúc . Bài tập đọc ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu vì sao tác giả viết bài này – nhà văn Ngô Văn Phú – không bao giờ quên được hương vị của chiếc bánh khúc quê hương .
- Ghi tựa
 Hoạt động 1:Luyện đọc 
*Đọc mẫu
GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng , thong thả , nhẹ nhàng , tình cảm , ngắt nghỉ hơi đúng ; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả , gợi cảm giàu hình ảnh : rất nhỏ , mầm cỏ non mới nhú , mạ bạc , lượt tuyết cực mỏng , long lanh như bóng đèn pha lê , nghi ngút  .
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu :
- Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ :
GV chốt kết luận bài văn có thể chia thành 4 đoạn . (Xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn )
+ GV nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng khi đọc các câu sau :
Những hạt sương sớm đọng trên lá / long lanh như những bóng đèn pha lê .// Những chiếc bánh màu rêu xanh / lấp ló trong áo xôi nếp trắng / md1 đặt vào những miếng lá chuối / hơ qua lữa thật mềm ,/ trong đẹp như những bông hoa .// Bao năm rồi ,/ tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy ,/ hăng hắc / của chiếc bánh khúc quê hương .// 
GV giúp các em hiểu nghĩa các từ được chú giải trong SGK . giải nghĩa thêm : cây rau khúc (thướng có cánh đồng ở miền Bắc , lá giã nhỏ dùng để làm bánh hoặc làm xôi cúc ở miền Nam ) vàng ươm ( vàng đều và tươi , nom đẹp mắt ) ; thơm ngậy ( thơm có vị béo , bùi ) 
-Đọc từng đoạn trong nhóm .
GV theo dõi , hướng dẫn HS đọc cho đúng .
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
*Yêu cầu HS đọc đoạn 1:
+ Tác giả tả cây rau khúc như thế nào ? 
GV : Tác giả đã dùng nhiều hình ảnh so sánh đẹp , tả rất đúng về cây rau khúc . 
*Yêu cầu HS đọc đoạn 2:
+ Tìm những câu văn tả bánh khúc ?
+ Vì sao tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương ? 
GV nhận xét , tổng kết bài, giáo dục tư tưởng.
Hoạt động 3:Luyện đọc lại :
-GV chọn hướng dẫn thi đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm , và thi đọc thật tốt toàn bộ bài. 
- GV và lớp nhận xét .
Củng cố - Dặn dò : 
- GV nêu ý nghĩa bài văn : Chõ bánh khúc thơm ngon của người dì – sản phẩm từ đồng quê – khiến tác giả thêm gắn bó với quê hương , thêm yêu quê hương . 
 - GV nhận xét tiết học .
- 3 HS đọc bài Vẽ quê hương 
- 3 HS nhắc lại 
Lớp lắng nghe 
- HS quan sát,nhận xét .
-HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài 
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài 
HS dựa vào SGK nêu nghĩa
-HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong nhóm 
-Đại diện 4nhóm đọc tiếp nối
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài -1 HS đọc ,cả lớp thầm đoạn 1
 cây rau khúc rất nhỏ , chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú ; lá như mạ bạc ; như được phủ một lớp tuyết cực mỏng ; sương đọng trên lá long lanh như bóng đèn pha lê 
- 1 HS đọc đoạn 2 cả lớp đọc thầm.
 những chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm  hương đồng cỏ nội gói vào trong đó . 
-1HS đọc toàn bài . Cả lớp đọc thầmtrao đổi nhóm
 vì đó là mùi vị độc đáo của đồng quê gắn với những kỉ niệm đẹp đẽ của người dì , về những người thân yêu khác trong những ngày thơ ấu . 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc hết bài .
- 4 HS thi nhau đọc những đoạn miêu tả mình thích nhất .
- 1HS đọc cả bài .
Lớp theo dõi nhận xét
Thứ ba 
THỂ DỤC
 Bài 21
ĐỘNG TÁC CHÂN BỤNG CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
I . MỤC TIÊU :
Ôn 4 động tác vươn thở, tay ,chân và lườn của bài thể dục phát triển chung . Yêu cầu HS thực hiện đúng động tác .
Học động tác bụng , của bài thể dục phát triển xương. Yêu cầu HS thực hiện đúng động tác cơ bản.
Trò chơi : “ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau” . Yêu cầu HS biết cách chơimột cách tương đối chủ động .
II . CHUẨN BỊ: 
Địa điểm : Trên sân trường , vệ sinh sạch sẽ ,bảo đảm an toàn tập luyện .
Phương tiện : Chuẩn bị còi , kẻ sẵn các vạch cho trò chơi “ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau” và khăn bịt mắt ..
III . LÊN LỚP 
Định lượng
Nội dung và phương pháp
Đội hình tập luyện
1-2ph
1ph
2-3ph
4-5ph
6-7ph
7-8ph
6-7ph
2ph
1-2ph
1 . Phần mở đầu 
- GV nhận lớp phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học .
- Giậm chận tại chỗ , vỗ tay theo nhịp và hát .
- Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong sân , khởi động các khớp và chơi trò choi “ Bịt mắt bắt dê” 
2 . Phần cơ bản 
- Ôn 4 động tác vươn thở ,tay , chân , lườn của bài thể dục phát triển chung .
+ GV làm mẫu và hô nhịp 
- GV nhận xét rối cho tập tiếp 
- Các tổ thi đua với nhau dưới sự điều khiển của GV 
* Học động tác bụng 
- GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp chậm , đồng thời cho HS tập bắt chước theo . Sau GV nhận xét rồi cho các em tập tiếp lần 2 
GV theo dõi uốn ắn , sửa sai . 
* Chơi trò chơi “ Chạy đổi chỗ và vỗ tay nhanh “ 
- GV trò chơi này các em đã học ở lớp 2 , nhưng GV vẫn nhắc lại cách chơi cho các em .
3 . Phần kết thúc 
- Hướng dẫn tập một số động tác hồi tĩnh , sau đó vỗ tay theo nhịp và hát .
- GV nhận xét tiết học 
- Về nhà tập 5 động tác thể dục phát triển chung đã học . 
4
* * * * * * *
* * * * * * * 4
* * * * * * *
* * * * * * * 
 * * * * * * *
* * * * * * * 4
* * * * * * *
* * * * * * * 
4
Thứ tư
Thể dục
Bài 16 :ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 
TRÒ CHƠI “NHÓM BA NHÓM BẢY” .
I . MỤC TIÊU 
Thứ sáu
Mĩ thuật
VẼ CÀNH LÁ
I.MỤC TIÊU
-HS biết cấu tạo của càn lá:Hình dạng, màu sắt và vẻ đẹp của nó
-Vẽ được cành lá đơn giản
-Bước đầu làm quen với việc đưa hình hoa, lá vào trang trí ở các dạng bài tập
II.CHUẨN BỊ
-Một số cành lá khác nhau về hình dạng, màu sắc
-Hình gợi ý cách vẽ
-Một vài bài trang trí có họa tiết chiếc lá hay cành lá.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp, ghi tựa
Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét
-GV giới thiệu một số cành lá khác nhau, gợi ý để HS nhận biết
+Cành lá phong phú về hình dáng, màu sắc
+Đặc diểm, cấu tạo của cành lá và hình dáng của chiếc lá
-Cho HS xem vài bài trang trí để HS thấy cành lá đẹp có thể sử dụng làm họa tiết trang trí.
Hoạt động 2:Cách vẽ cành lá
-GV yêu cầu HS quan sát cành lá và gợi ý cách vẽ:
+Vẽ phác hình dạng chung của cành lá vừa phần giấy(hình chữ nhật, hình tam giác,)
+Vẽ phác cành, cuống lá
+Vẽ phác hình của từng chiếc lá
+Vẽ chi tiết cho giống mẫu
-Gợi ý HS cách vẽ màu
+Có thể vẽ màu như màu lá
+Có thể vẽ màu khác
+Vẽ màu có đậm nhạt
Hoạt động 3: THực hành
GV quan sát, gợi ý HS
Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá
-GV hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ
-GV nhận xét , đánh giá
HS nhắc tựa
HS quan sát, nhận xét về màu sắc, hình dạng, cấu tạo
HS quan sát các bài trang trí có họa tiết trang trí là cành lá, nhận xét.
HS quan sát hình gợi ý, cách hướng dẫn của GV
HS thực hành
HS nhận xét, đánh giá bài làm của bạn

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc