Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số trong trường hợp: chia hết

- Tìm được các thành phần chưa biết của một phép tính như số bị chia, thừa số

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học

 2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, Vận dụng ( 1-3p):

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 64 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2022
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SINH HOẠT DƯỚI CỜ
GƯƠNG SÁNG ĐỘI TA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 
2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động. HS biết quý trọng và giúp đỡ bạn.
 3. HS có thái độ chăm học, phấn khởi hứng thú, giúp đỡ chia sẻ với mọi người. Hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực, sống có trách nhiệm với bản thân. 
II. ĐỒ DÙNG
	1. Giáo viên: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video.
 	2. Học sin Sổ theo dõi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Chào cờ (15 - 17’)
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
2. Sinh hoạt dưới cờ: (15 - 16’)
*Khởi động:
- GV yêu cầu HS khởi động hát
*Kết nối
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
*HĐ 1: Xem hoạt cảnh về anh Kim Đồng
- GV chiếu đoạn video.
- GV hỏi:
+ Qua đoạn video, người dân như thế nào?
+ Bị giặc tấn công, áp bức. Về sau, người dân như thế nào?
+ Ai là người đưa tin liên lạc?
+ Anh Kim Đồng mất năm bao nhiêu tuổi?
- GV nhận xét và kết luận: Anh là tấm gương vì cách mạng quên mình hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều nhiều gương cao quý khác trong đội ngũ Đội viên TNTP HCM. 
*HĐ 2: Cảm xúc của em
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm 2 chia sẻ về kế hoạch góp phần xây dựng “Trường học hạnh phúc”
+ Trường học của em như thế nào?
+ Em thường chơi trò chơi nào ở trường?
+ Em có vui khi ở trường không?
+ Em làm gì giúp ngôi trường của em được
sạch?
- Gọi hs trình bày trước lớp.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét.
* GV nhận xét và kết luận: Ngôi trường chứa đựng nhiểu kỉ niệm của tuổi học trò. Mỗi chúng ta đều phải góp phần làm ngôi trường sạch sẽ hơn,...
3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề
- HS tập trung trật tự trên sân
- HS điểu khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
- HS hát
- Lắng nghe
- Quan sát
+ Bị giặc tấn công, áp bức.
+ Vùng lên đấu tranh
+ Anh Kim Đồng
+ Anh mất năm 14 tuổi lúc anh đưa tin.
- HS thảo luận nhóm 2 chia sẻ về kế hoạch góp phần xây dựng “Trường học hạnh phúc”
+ Rất đẹp
+ Nhảy dây, đá cầu,
+ Rất vui
+ Vất rác đúng nơi quy định,
- HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (Nếu có)
TOÁN
Bài 26: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ – Trang 75
Tiết 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Thực hiện được phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số trong trường hợp: chia hết 
- Tìm được các thành phần chưa biết của một phép tính như số bị chia, thừa số
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học
 2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, Vận dụng ( 1-3p):
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Power point. Máy soi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3-5p):
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hàn
- GV tổ chức khởi động bài học.
+ Câu 1: Tính 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
2. Khám phá ( 10-12p)
- Mục tiêu: 
+ Giúp HS biết cách đặt tính chia và tính trong trường hợp chia hết
+ HS áp dụng được phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số để tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
- Cách tiến hàn
- Gv đưa bài toán: Chia đều 48 quả cà chua vào 2 khay. Hỏi mỗi khay có bao nhiêu quả cà chua?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm mỗi khay có bao nhiêu quả cà chua em làm thế nào?
- Em có nhận xét gì về phép tính 48: 2
- GV hướng dẫn HS đặt tính và tính như SGK
- 4 chia 2 được 2, viết 2
2 nhân 2 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0
- Hạ 8; 8 chia 2 được 4, viết 4
4 nhân 2 bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0
- Yêu cầu nêu lại cách chia 
- GV tổng kết 48: 2 = 24
=> Chốt: Khi chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số em thực hiện chia theo thứ tự nào?
- Thực hiện mấy bước chia?
- Tại sao phép tính hôm trước chỉ thực hiện 1 bước chia?
Hoạt động ( 12-15p):
Bài 1: Tính ( NH) (5p)
- Quan sát mẫu, thực hiện phép chia mẫu!
- Tương tự mẫu, thực hiện các phép tính còn lại vào nháp!
- Yêu cầu HS thực hiện các phép chia vào nháp!
- Soi nháp, chữa bài.
- Gọi HS nêu lại cách thực hiện phép tính
- GV nhận xét, tuyên dương.
=> Chốt: Ở bài này, chia só có hai chữ số cho số có 1 chữ số em thực hiện mấy lượt chia?
- Thực hiện chia theo thứ tự nào?
Bài 2: Tính nhẩm ( theo mẫu) ( M) (3p)
- Quan sát mẫu, nêu cách nhẩm!
- Tương tự mẫu, nhẩm, nêu kết quả trong nhóm đôi!
- Yêu cầu HS nêu kết quả bằng trò chơi quay tên ngẫu nhiên.
- GV nhận xét, tuyên dương.
=> Chốt: Khi nhẩm chia số tròn chục cho số có 1 chữ số em nhẩm như thế nào?
Bài 3: Tìm thừa số? (V) (7p- 8p)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Trình bày cách tìm thừa số vào vở
- Soi vở, chữa bài bằng phương pháp chia sẻ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
=> Chốt: Muốn tìm thừa số chưa biết em làm thế nào?
- Vận dụng kiến thức nào để em làm bài tập này?
- HS đọc lại bài toán
- HS trả lời
- Lấy 48: 2
- Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
- HS thực hành chia
- Chia theo thứ tự từ trái qua phải.
- 2 bước chia
- Chữ số hàng chục bé hơn số chia thì ta thực hiện 1 bước chia.
- 1 hs thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS làm bài
- KQ: 86:2=43 ; 48:4= 12 
77: 7 = 11
- HS nêu lại cách thực hiện phép tính
- 2 lượt chia
- Từ trái sang phải
- HS nêu mẫu
- HS thực hiện
- Nhẩm chia hàng chục, được kết quả, ghi thêm chữ số 0 vào bên phải.
- HS nêu
- HS làm vở
- HS thực hiện chai sẻ
- Em lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
3. Vận dụng (1-3p):
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hàn
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh thực hiện được phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số dạng chia hết 
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ HS thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 19: KHI CẢ NHÀ BÉ TÍ (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng và rõ ràng bài thơ “Khi cả nhà bé tí”, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
- Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.
- Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ ngộ nghĩnh của bạn nhỏ về ông bà, bố mẹ khi còn bé.
- Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ với người thân trong gia đình thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
- Kể về những việc em thích làm cùng với người thân.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, Vận dụng ( 1-3p):
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Power point. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3-5p).
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hàn
- GV tổ chức khởi động bài học.
+ Câu 1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố?
+ Câu 2: Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi Vì sao bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: Hai chị em đã viết những điều về bố: “tính rất hiền, nói rất to, ngủ rất nhanh, ghét nói dối, nấu ăn không ngon, yêu mẹ”.
+ Trả lời: Vì hai chị em quên không xóa dòng “Bố nấu ăn không ngon” trong tấm thiệp.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá ( 10-12p).
- Mục tiêu: 
+ Học sinh đọc đúng và rõ ràng bài thơ “Khi cả nhà bé tí”, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
+ Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.
+ Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ ngộ nghĩnh của bạn nhỏ về ông bà, bố mẹ khi còn bé.
+ Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ với người thân trong gia đình thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hàn
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. ( 30-32p).
- GV đọc mẫu
- GV chia đoạn: Bài gồm 5 khổ thơ, mỗi đoạn là 1 khổ thơ.
- Luyện đọc từ khó: dọn dẹp, uống trà buổi sáng,
- Luyện đọc câu dài: 
Khi con/ còn bé tí/
Chẳng đọc sách,/ chơi cờ/
Chẳng dọn dẹp,/ chữa đồ/
Cả ngày / con đùa nghịch.//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- GV nhận xét các nhóm.
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ. Chú ý thể hiện cảm xúc  ... .
+ Tìm các số có 2 chữ số, có hàng đơn vị là 0, giảm chúng đi 10 lần xem kết quả bằng bao nhiêu.
+ Tìm các số có 2 chữ số, có hàng chục là 7, gấp chúng lên 5 lần xem kết quả bằng bao nhiêu.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương một số học sinh tích cực xây dựng bài.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS trả lời
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
LUYỆN VIẾT ĐOẠN (T4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết được đoạn văn tả ngôi nhà của gia đình.
- Cảm nhận được tình cảm gắn bó và sự sẻ chia giữa các thành viên trong gia đình, trong cuộc sống hàng ngày.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, Vận dụng ( 1-3p):
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua quan sát và tìm hiểu các hình ảnh trong bài.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Power point. Máy soi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3-5p).
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hàn
- GV tổ chức cho HS chia sẻ, giới thiệu về ngôi nhà của mình hoặc ngôi nhà em mơ ước.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia.
- HS lắng nghe
2. Khám phá ( 30-32p).
- Mục tiêu:
+ Viết được đoạn văn tả ngôi nhà của gia đình.
+ Cảm nhận được tình cảm gắn bó và sự sẻ chia giữa các thành viên trong gia đình, trong cuộc sống hàng ngày.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hàn
Bài 1: Quan sát tranh, nêu đặc điểm của sự vật trong mỗi tranh. (Nhóm 6)
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1.
- GV hướng dẫn HS suy nghĩ, làm việc theo nhóm:
+ Nói về đặc điểm của sự vật trong tranh (ngôi nhà và cảnh vật xung quanh) theo gợi ý trong SGK trong nhóm 6.
- Gọi đại diện các nhóm nói về tranh/ngôi nhà đã chọn.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương và chốt đáp án.
- Ngôi nhà của em có những đặc điểm gì?
=> Chốt: Mỗi ngôi nhà có đặc điểm riêng, vì vậy các em cần chọn những đặc điểm riêng của ngôi nhà để tả.
Bài 2 Viết đoạn văn tả ngôi nhà của em. (V)
- GV mời HS đọc yêu cầu bài 2.
- Để tả ngôi nhà của bản thân em cho tốt, em hãy đọc phần gợi ý. 
- GV hướng dấn HS dựa vào kết quả của bài tập 1 và gợi ý, suy nghĩ và viết đoạn văn tả ngôi nhà của mình vào vở.
- GV soi vở, yêu cầu HS trình bày kết quả.
- GV mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
Tiêu chí nhận xét:
Bạn viết đúng nội dung chưa?
Cách dùng từ, đặt câu của bạn đã phù hợp chưa?
Đoạn văn bạn viết có gì hay, khiến em thích?
=> Chốt: Mỗi ngôi nhà của các em đều thân thuộc, gần gũi với từng bạn. Em hãy yêu quý, chăm sóc cho ngôi nhà của mình luôn ấm áp nhé!
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS suy nghĩ và thực hiện
- Đại diện các nhóm thực hiện.
- HS nhận xét trình bày của bạn.
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS đọc gợi ý
- HS thực hành viết vào vở.
- HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét bạn trình bày.
3. Vận dụng (1-3p):
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hàn
- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài
- Nhắc HS về nhà viết lại đoạn văn sau khi đã sửa lỗi.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS trả lời theo ý thích của mình.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG EM YÊU
Sinh hoạt cuối tuần: TỰ HÀO VỀ ĐỘI TA.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- HS tiếp tục thực hiện kế hoạch phấn đấu trở thành đội viện Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những truyền thống của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô giáo 
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựng hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức phấn đấu trở thành người đội viên trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Power point. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3-5p):
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Xây dựng kĩ năng phấn đấu trở thành đội viên.
- Cách tiến hàn
- GV mở bài hát “Mái trường mến yêu” để khởi động bài học. 
+ GV nêu câu hỏi: Bài hát nói về điều gì? 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
-HS trả lời: về ngôi trường,về tình bạn. 
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt cuối tuần: ( 12-15p)
- Mục tiêu:Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
- Cách tiến hàn
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề. ( 7-9p)
- Mục tiêu:
+ - Cách tiến hàn
Hoạt động 3. CHIA SẺ THU HOẠCH SAU TRẢI NGHIỆM (Làm việc nhóm 2)
- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:
+ Chia sẻ về việc bước đầu thực hiện kế hoạch phấn đấu trở thành đội viên Bản chất Hoạt động ( 12-15p): HS kể về việc mình bắt đầu thực hiện các việc trong bản kế hoạch phấn đấu trở thành đội viên.
- Em đã lập kế hoạch cá nhân như thế nào? 
- Người thân có góp ý gì cho bản kế hoạch ấy không?
. Em đã bắt đầu thực hiện kế hoạch ấy chưa? 
-Có gặp khó khăn gi không? 
-Em có nghĩ là em sẽ tiếp tục thực hiện và thực hiện được các việc trong kế hoạch?
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV chốt ý : GV chúc mừng HS đã biết cách lên kế hoạch hoạch đã để ra để sẵn sàng gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Thực hành. (3-5p)
- Mục tiêu:
+ HS có thêm thông tin, hiểu biết cụ thể hơn về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, có thêm động lực phấn đấu được kết nạp Đội.
- Cách tiến hàn
Hoạt động 4: Trình bày những điều em tìm hiểu về đội. (Làm việc cả lớp)
- GV yêu cầu học sinh làm việc cả lớp cùng đến phòng truyền thống Đội,tham quan và giao lưu với thầy, cô Tổng phụ trách Đội..
- GV mời HS chia sẻ cảm xúc sau hoạt động và bày tỏ niềm tự hào về truyền thống Đội.
+ HS có thể bày tỏ quyết tâm phấn đấu trở thành đội viên một lần nữa bằng cách viết vào mẩu giấy, bìa một lời cam kết với bản thân: Tôi quyết tâm sẽ...
- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát tinh tế của các nhóm.
- HS nghe thấy cô Tổng phụ trách kể chuyện thông qua các hiện vật ở phòng truyền thống. 
- HS phỏng vấn thầy cô Tổng phụ trách về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- HS chia sẻ cảm xúc sau hoạt động và bày tỏ niềm tự hào về truyền thống Đội.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
5. Vận dụng ( 1-3p):
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hàn
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
+ Tiếp tục thực hiện kế hoạch rèn luyện và phấn đấu trở thành đội viên.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_11_nam_hoc_2022_2023.docx