Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc

Tiết 11 Bài: ÔN TẬP BÀI HÁT: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT

I – MỤC TIÊU

- Thể hiện tốt bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.

- Tập biểu diễn các bài hát.

- Kết hợp các hoạt động.

- Rèn kĩ năng ca hát.

- Giáo dục tình đoàn kết, thương yêu bạn bè.

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1019Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 26 / 10 / 2009
 Ngày dạy: Thứ tư, 28 / 10 / 2009
TUẦN 11
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết. 
2
Luyện từ và câu
Từ ngữ về quê hương– Ôn tập câu: Ai làm gì? 
3
Tập viết
Ôn chữ hoa G ( Tiếp).
4
Toán
Bảng nhân 8.
5
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: Vẽ cành lá.
Môn: Âm nhạc
Tiết 11 Bài: ÔN TẬP BÀI HÁT: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
TUẦN 11
I – MỤC TIÊU
Thể hiện tốt bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
Tập biểu diễn các bài hát.
Kết hợp các hoạt động.
Rèn kĩ năng ca hát.
Giáo dục tình đoàn kết, thương yêu bạn bè.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe.
Tập lại bài hát Hoa lá mùa xuân.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định: Hát + điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên hát bài Lớp chúng ta đoàn kết + gõ đệm theo nhịp.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Lớp chúng ta đoàn kết
Giáo viên mở băng nhạc
Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ nhịp theo phách.
Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Hoạt động 2: Học sinh ôn lại bài hát Hoa lá mùa xuân (lớp 2)
Đố vui: Giáo viên gõ tiết tấu.
Hoạt động 3: Tập biểu diễn bài hát.
Học sinh nghe băng bài hát.
Cả lớp hát lại bài.
Học sinh ôn theo nhóm, tổ.
Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách.
  .. 
 Lớp chúng mình rất rất vui anh em 
 x x x x
................................................................................................................................................................ ta chan hoà tình thân
 x x x
Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Lớp chúng mình rất rất vui anh em ta chan 
 x x x x x x x x x x
hoà tình thân
 x x x
Học sinh nghe tiết tấu và nhận định bài hát
 Lớp chúng mình rất rất vui anh em ta
 Tôi là lá tôi là hoa tôi là hoa 
..............................................................................................................................................................
 chan hoà tình thân.
 lá hoa mùa xuân.
Từng nhóm lên biểu diễn ttrước lớp
Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp 2/4 
4. Củng cố: 1 học sinh lên hát và vỗ tay theo phách.
5. Dặn dò: Về tập hát thêm và gõ đệm theo phách, tiết tấu
Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
----------------------------0---------------------------
Môn: Luyện từ và câu.
Tiết 11 Bài: TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG
- ÔN TẬP CÂU: AI LÀM GÌ?
TUẦN 11
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về quê hương.
Củng cố mẫu câu Ai làm gì ?
Hiểu và xếp đúng vào hai nhóm một số từ ngữ về quê hương ( BT1).
Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn (BT2).
Nhận biết được các câu theo mẫu Ai làm gì? Và tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? Hoặc Làm gì? (BT3)
Đặt dược hai ba câu theo mẫu Ai làm gì ? với 2-3 từ ngữ cho trước ( BT4).
Rèn cho học sinh kỹ năng tìm từ và đặt câu.
HS vận dụng được vốn từ để làm bài tập 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
3 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng của bài tập 1. cho học sinh thi xếp từ ngữ theo nhóm.
Bảng lớp kẻ bài tập 3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ:
3 học sinh mỗi em tiếp nối nhau làm miệng bài tập 2, mỗi em làm một ý.
Ngắt đoạn văn sau đây cho đúng chính tả.
a) Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi.
c) Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
Giáo viên nhận xét .
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1:
Giáo viên dán 3 tờ phiếu lên bảng, mời 3 học sinh lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
Yêu cầu học sinh tự làm bài, đọc bài làm.
- Giáo viên nhận xét chốt lại từ ngữ đúng.
Bài tập 3:
Giáo viên giúp học sinh nắm kĩ yêu cầu của bài. tìm các câu được viết theo mẫu Ai làm gì?
Chỉ rõ các bộ phận trả lời câu hỏi Ai làm gì?
Bài tập 4: 
Yêu cầu học sinh đặt câu với 2 trong 4 cụm từ các từ ngữ đã cho.
Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài tập 1: 
Học sinh đọc bài tập. Nhắc lại yêu cầu củabài.
3 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. Nhận xét bài làm củabạn.
Lời giải: 
1.Chỉ sự vật ở quê hương
Cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường.
2.Chỉ tình cảm đối với quê hương
Gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào
Bài tập 2: 
Học sinh đọc đề bài - Nêu yêu cầu.
Học sinh làm bài vào vở-Nêu kết quả.
Lớp nhận xét.
Lời giải: Các từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế từ quê hương là: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
Bài tập 3: 
Học sinh đọc nội dung bài tập và mẫu câu nhắc lại yêu cầu của bài.
2 học sinh lên bảng làm bài.
Lớp làm vcào vở.
Lời giải:
Ai
Làm gì 
Cha
Làm cho tôi chiếc chổiquét sân.
Mẹ
Đựng hạt giốnggieo cấy mùa sau.
Chị tôi
Đan nón lá cọlàn cọ xuất khẩu.
Bài tập 4: 
Học sinh đặt câu với 2 trong 4 cụm từ các từ ngữ đã cho.
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
-Học sinh làm bài vào vở. Học sinh đọc bài làm của mình.
Giải:
Bác nông dân đang cày ruộng./Bác nông dân đang cấy lúa
Em trai tôi chơi bóng đá ngoài sân./ Em trai tôi đang câu cá ngoài ao
3. Củng cố: Chấm bài - Nhận xét. Học sinh nhắc lại nội dung bài.
4. Dặn dò: Về xem lại các bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
------------------------------0----------------------------
Môn: Tập viết
Tiết 11 Bài: ÔN CHỮ HOA G (Tiếp )
TUẦN 11
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Củng cố cách viêùt chữ viết hoa G (Gh) qua các bài tập ứng dụng.
Viết đúng chữ hoa G (1 dòng chữ Gh), R, Đ( 1 dòng) , viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng ( 1 dòng) và câu ứng dụng Ai về đến huyện Đông Anh/ Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương. ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
Ở tất cả các bài tập viết học sinh khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp ) trong trang vở tập viết 3.
Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Mẫu các chữ viết hoa G, R, Đ.
Tên riêng và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên viết bảng lớp, lớp viết bảng con các chữ Gi,ÔngGióng. 
Giáo viên nhận xét .
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh luyện viết trên bảng con.
Luyện viết chữ hoa.
+ Trong bài có những chữ viết hoa nào?
Luyện viết chữ hoa G, R, Đ.
Giáo viên viết mẫu và nhắc lại cách viết.
Luyện viết từ ứng dụng, tên riêng.
Trong bài có tên riêng nào?
Giáo viên giới thiệu từ ứng dụng: Ghềnh Ráng.
Cho học sinh đọc từ ứng dụng.
- Em hiểu gì về từ ứng dụng ? 
Giáo viên viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ (lưu ý cách viết từ nét khuyết xuôi ở chữ G nối với nét khuyết ngược ở chữ h trong chữ Ghềnh )
Cho học sinh viết bảng con Ghềnh Ráng.
Giáo viên nhận xét, sửa sai, 
GV giới thiệu câu ứng dụng, kết hợp giảng 
- Câu ca dao nói lên điều gì ?
- Trong câu ứng dụng , chữ nào được viết hoa?
Cho học sinh nhận xét về độ cao, khoảng cách của các chữ cái, cách đặt dấu thanh và nét nối. 
Cho học sinh viết bảng:.
GV nhận xét.
Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
Viết chữ Gh: 1 dòng.
Viết chữ R, Đ: 1 dòng.
Viết tên riêng Ghềnh Ráng: 1 dòng.
Viết câu ca dao: 1 lần.
Học sinh khá giỏi :
Viết câu ca dao: 2 lần.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn cho các em.
Chấm - chữa bài.
Chữ viết hoa G, R, A, Đ, L, T, V.
Học sinh luyện viết trên bảng con. G, R, Đ, 
Ghềnh Ráng.
Học sinh đọc từ ứng dụng. Ghềnh Ráng.
Ghềnh Ráng ( còn gọi là Mộng Cầm) là một thắng cảnh ở Bình Định ( cách Quy Nhơn 5 km) có bãi tắm rất đẹp.
Học sinh viết bảng con. - Ghềnh Ráng.
Học sinh đọc câu ứng dụng. 
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh LoaThành Thục Vương.
Câu ca dao bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành ( thành Cổ Loa, nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội ) được xây theo hình vòng xoắn như trôn ốc, thời An Dương Vương, tức Thục Phán ( Thục Vương), cách đây hàng nghìn năm.
Học sinh tìm chữ viết hoa trong câu Ai , Ghé, Anh, Đông, Loa Thành, Thục Vương.
Học sinh viết bảng con 3 tên riêng trên.
Học sinh viết bài vào vở.
3. Củng cố: Học sinh nhắc lại cách viết hoa G.
4. Dặn dò: Về nhà viết thêm.Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
------------------------------0---------------------------
Môn : Toán
Tiết 53 Bài : BẢNG NHÂN 8
TUẦN 11
I – MỤC TIÊU
Giúp học sinh: Tự lập được và học thuộc bảng nhân 8.
Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng phép tính nhân.
Bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân 8 trong giải toán
Rèn cho học sinh kỹ năng nhân và giải toán.
Học sinh cẩn thận khi làm tính, giải toán. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các tấm bìa mỗi tấm có 8 chấm tròn. 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 học sinh lên chữa bài tập 1.
Tóm tắt Giải.
Bến xe có 45 ô tô Cả hai lần s ...  DẠY HỌC
Bảng phụ chép sẵn phần gợi ý ở bài tập 1
Một bức thư và phong bì thư đã viết sẵn.
Giấy rời và phong bì thư.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh: đọc bài Thư gửi bà. Nêu nhận xét về cách trình bày bức thư.
Dòng đầu bức thư ghi những gì? Viết địa điểm và ngày gửi thư.
Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với ai? (Với người nhận thư-Bà)
Nội dung thư (Thăm hỏi sức khoẻ của bà; kể chuyện về mình và gia đình, nhớ kỉ niệm những ngày ở quê, lời chúc và hứa hẹn)
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1:
Yêu cầu học sinh đọc thầm gợi ý trên bảng
Em sẽ viết thư cho ai?
Dòng đầu thư sẽ viết thế nào?
Em viết lời xưng hô với người nhận như thế nào để thể hiện sự kính trọng?
Trong phần hỏi thăm tình hình người nhận em sẽ viết những gì?
Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân?
Em muốn chúc người thân của mình những gì?
Em có hứa với người thân điều gì không? 
Yêu cầu cả lớp viết thư. GV nhắc HS chú ý trước khi viết thư:
+ Trình bày thư đúng thể thức.
+ Dùng từ, đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp với đối tượng nhận thư.
Giáo viên theo dõi giúp đỡ em yếu
Gọi 1 số HS đọc thư của mình trước lớp. GV nhận xét chấm điểm một số lá thư hay và rút kinh nghiệm chung
Bài tập 2:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
Yêu cầu HS đọc phong bì được minh hoạ trong SGK.
Góc bên trái, phía trên của phong bì ghi những gì?
Cần ghi địa chỉ của người nhận như thế nào để thư đến tay người nhận?
Chúng ta dán tem ở đâu?
Yêu cầu HS viết bì thư sau đó kiểm tra bì thư của một số em.
Giáo viên nhận xét.
Bài tập 1: 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
1 HS đọc gợi ý trên bảng phụ.
4 học sinh nói mình viết thư cho ai ? - HS trả lời tuỳ theo sự lựa chọn: Em gửi thư cho ông, bà, bố mẹ
Em sẽ viết thư gửi ông nội
Lộc Phát ngày 16 tháng 11 năm 2007
3-5 em trả lời, VD: Ông nội kính mến !; Ông nội kính yêu !,
2-3 em trả lời, VD: Dạo này ông thế nào, ông có khoẻ không ạ? Ông có thường xuyên đi tập dưỡng sinh vào các buổi sáng không? Cây bưởi ông cháu mình trồng hồi năm ngoái chắc bây giờ lớn lắm rồi phải không ông?
2 HS trả lời. VD: Cả nhà cháu vẫn khoẻ. Bố mẹ cháu vẫn đi làm đều. Năm nay cháu đã lên lớp 3, em Lan cũng bắt đầu vào lớp 1 rồi ông ạ. Bố giao cho cháu phải giúp em học bài nhưng em nghịch và mải chơi lắm. Giá mà có ông ở đây, ông sẽ dạy em giống như ngày xưa ông dạy cho cháu, ông nhỉ
2 HS trả lời, VD: Cháu kính chúc ông mạnh khoẻ, sống lâu.
Cháu sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời bố mẹ để ông vui lòng.
- 1 số HS đọc bài trước lớp.
Bài tập 2: Học sinh quan sát phong bì viết mẫu trong SGK. Trao đổi về cách trình bày mặt trước của phong bì.
Đọc yêu cầu bài 2.
2 HS đọc.
Ghi họ tên địa chỉ người gửi.
Phải ghi đầy đủ họ tên, số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố(tỉnh) hoặc xóm(đội), thôn (làng, ấp), xã, huyện, tỉnh.
Dán tem ở góc bên phải phía trên.
3. Củng cố: 2 học sinh nhắc lại cách viết thư (bài tập 1), cách viết trên phong bì thư (bài tập 2)
4. Dặn dò: Về nhà viết lại cho sạch đẹp hơn và gửi cho người nhận.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
---------------------------------0------------------------------------
Môn: Luyện tập toán
Tiết 11. Bài: KIỂM TRA.
TUẦN 11
I – MỤC TIÊU: 
 Tập trung vào việc đánh giá : 
Biết cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - Chia số có 2 chữ số với số có 1 chữ số và giảm một số đi một số lần 
Rèn cho học sinh kỹ năng đặt tính và tính nhân, chia số có 2 chữ số với số có 1 chữ số. 
Biết vận dụng bảng nhân 8 vào giải toán.
Rèn giải toán nhanh, chính xác.	
Giáo dục tính cẩn thận, trình bày bài rõ ràng , sạch đẹp. 
II - CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: Đề kiểm tra.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1.Kiểm tra: Không kiểm tra vì đây là tiết kiểm tra.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên đọc tên đề. Ghi tên đề bài lên bảng. Phát đề. Đọc cho học sinh soát lại đề. 
Nhắc nhở học sinh trước khi làm bài.
Làm bài cẩn thận, sạch sẽ, tính toán chính xác. Tự giác làm bài , không nhìn bài của bạn.
Cho học sinh làm bài.
Giáo viên theo dõi, nhắc nhở.
Biểu điểm đánh giá :
Bài 1: 4 điểm ( mỗi phép tính đúng được 1 điểm).
Bài 2: 2 điểm (mỗi phép tính đúng được 1 điểm).
Bài 3: 2 điểm 
Lời giải 1 điểm.
Phép tính 0,5 điểm, đáp số đúng 0,5 điểm.
 ( Lời giải sai phép tính đúng hoặc ngược lại không có điểm.
Bài 4: 2 điểm 
 (mỗi đoạn thẳng đúng được 1 điểm).
Học sinh lắng nghe theo dõi.
Học sinh đọc đề bài và làm bài vào giấy kiểm tra.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 432 x 2 315 x 3
 63 : 3 48 : 8
432 
 2
x
864
 315
 3
x
 945
 63 3 48 8
 6 21 48 6
 03 0
 3
 0
Bài 2: 
 Tìm x
 a) x : 8 = 101 b) x : 7 = 107
 x = 101 x 8 x = 107 x 7
 x = 808 x = 749
Bài 3: 
Từ 1 cuộn dây điện dài 125 m, người ta cắt lấy 9 đoạn, mỗi đoạn dài 8 m. Hỏi cuộn dây điện đó còn lại bao nhiêu mét ?
Tóm tắt
 125 m 
 8 m	 ? m
Giải
Đã cắt đi số mét là:
8 x 9 =72 (m)
Còn lại số mét là:
125 – 72 = 53 (m).
Đáp số: 53 mét.
Nhận xét, chữa bài.
Bài 4 :
Bài 4 :
a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 15 cm.
b) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng 
 độ dài đoạn thẳng AB.
 15 cm
A 
 C D
 3. Củng cố: - Thu bàivề nhà chấm.
4. Dặn dò: Về xem lại bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
 ---------------------------0----------------
Môn: Hoạt động tập thể
Tiết 11 Bài: TỔNG KẾT CHỦ ĐIỂM - SƠ KẾT TUẦN 11
TUẦN 11
I – MỤC TIÊU : 
Tổng kết chủ điểm: Học sinh học tốt
Từng cá nhân nhận xét học tập với tổ mình.
Tổ nhận xét với lớp.
Lớp trưởng nhận xét trước lớp.
Sơ kết tuần 11:
Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ :
Tổng hợp số học sinh giỏi, tiên tiến qua đợt thi chất lượng giữa học kì I.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1.Bài cũ: - Khi đường gặp tàu hoả chạy cắt ngang đường bộ thì em cần phải tránh như thế nào? - Nếu có rào chắn, cần đứng cách xa rào chắn 1m. nếu không có rào chắn phải đứng cách đường ray ngoài cùng ít nhất 5m.
- Khi tàu chạy qua, nếu đùa nghịch, ném đất đá lên tàu sẽ như thế nào? - Gây tai nạn cho người đi trên tàu. Không nên đùa nghịch, ném đất đá lên tàu.
Giáo viên nhận xét. 
 2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. TỔNG KẾT CHỦ ĐIỂM : HỌC SINH HỌC TỐT
1. Học sinh tự đánh giá
a. Em thu hoạch được gì qua các hoạt động cụ thể:
 Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới. Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
 Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp,..?
b. Em tự xếp loại kết quả hoạt động của bản thân ở mức độ nào?
	Tốt Khá TB Yếu
2. Tổ học sinh đánh giá
	Tốt Khá TB Yếu
3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá lớp
	Tốt Khá TB Yếu
B. SƠ KẾT LỚP TUẦN 11:
Giáo viên cho: Từng tổ nhận xét về tổ mình.
Lớp trưởng nhận xét chung.
Giáo viên nhận xét chốt lại về 2 mặt giáo dục: Hạnh kiểm – Học tập.
Nề nếp: Học sinh duy trì tốt nề nếp, đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
 Bên cạnh đó vẫn còn một số em thực hiện chưa nghiêm túc .
Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Làm bài thi giữa học kì I kết quả đạt chất lượng cao, cô mong các em cố gắng giữ vững và phát huy chất lượng thi học sinh khá, giỏi nhiều, về học sinh trung bình và yếu kém cần cố gắng hơn trong các đợt thi và cuối năm học. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chuẩn bị sách vở chưa tốt, lười học bài, viết bài, làm bài chưa nắn nót , cẩn thận: Vinh, Chương. Cô mong các em cố gắng hơn nữa trong học tập để cuối năm được lên lớp không phải thi lại.
Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
 C. GIÁO VIÊN PHỔ BIẾN NỘI DUNG CÔNG VIỆC TUẦN TỚI :
Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp. 
Thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10 chào mừng ngày 20/ 11.
Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
Tham gia tốt các hoạt động của trường.
Tham gia các khoản đóng góp.
Cho học sinh sinh hoạt văn nghệ:
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Học sinh thực hiện.
Từng tổ nhận xét về tổ mình.
Lớp trưởng nhận xét chung.
Ý kiến cá nhân.
 Học sinh lắng nghe. Tổng kết thi đua đợt 1 
Tổ 3: Xếp thứ nhất.
Tổ 2: Xếp thứ nhì.
Tổ 1 : Xếp thứ ba.
Tuyên dương:
Cá nhân : Nhi, Trâm, Lộc Linh, Cường.
(Tân, Khoa, Nghĩa, về mặt học tập, hạnh kiểm chưa đạt ). 
Phê bình: Vinh, Quyền Linh, Tín, Khoa.
 Học sinh lắng nghe.
Học sinh lắng nghe.
3. Củng cố : - Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
Giáo viên nhận xét.
4. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.
---------------------------------0------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11, thu 4,5,6.doc