Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Trường Tiểu học Nghĩa Lợi

Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Trường Tiểu học Nghĩa Lợi

TOÁN:

 BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (TIẾP THEO)

I.MỤC TIÊU: Giúp HS:

 -Làm quen với giải bài toán bằng hai phép tính.

 -Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.

II. CHUẨN BỊ : Bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

A.Kiểm tra bài cũ:

B.Bài mới:-Giới thiệu bài.(1) Bài toán giải bằng hai phép tính

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Trường Tiểu học Nghĩa Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 11
Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2011
Toán:
 bài toán giải bằng hai phép tính (tiếp theo) 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
	-Làm quen với giải bài toán bằng hai phép tính.
	-Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.
II. Chuẩn bị : Bảng phụ
III.Các hoạt động cơ bản.
A.Kiểm tra bài cũ:	
B.Bài mới:-Giới thiệu bài.(1’) Bài toán giải bằng hai phép tính
HĐ của thầy.
HĐ1:(12’) HD giải bài toán bằng hai phép tính.
GV giới thiệu bài toán : Ngày thứ bảy bán được 6 xe đạp, ngày chủ nhật bán được gấp đôi số xe đạp trên. Hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu xe đạp?
-Bài toán cho biết gì ? Yêu cầu làm gì?
6 xe
-Kết hợp vẽ sơ đồ
? xe
Thứ bảy:
Chủ nhật:
-Để tìm được số xe của 2 ngày ta làm như thế nào?
-Nhận xét củng cố cho HS cách làm toán giải.
HĐ2 :(21’) HD thực hành
-Quan sát, giúp đỡ HS yếu kém làm bài.
Bài 1: 
-Củng cố về tìm số phần bằng nhau của một số. 
-Củng cố cách tìm kết quả của bài toán 
 -Bài 2: Tóm tắt: 
-Bài 3: Số? 
-Lưu ý HS phân biệt rõ: Gấp, giảm số lần. Thêm, bớt một số đơn vị.
-Chấm, chữa bài, nhận xét.
HĐ của trò.
-2 HS đọc đề bài toán.
-Cho biết ngày thứ bảy bán được 6 xe đạp. Ngày chủ nhật bán được gấp đôi ngày thứ bảy.
Hỏi cả hai ngày bán được? xe đạp.
-1 HS lên làm, lớp làm vào vở nháp, nhận xét.
-Một HS lên bảng làm, HS khác nêu bài làm của mình, nhận xét.
Bài giải
Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài là:
 5 x 4 = 20 (km)
Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài là:
 5 + 20 = 25 (km)
Đáp số: 25 km
-Một HS lên làm, lớp nhận xét.
Bài giải
 Số mật ong đã lấy ra:
 24 : 3 = 8 (l)
 Số mật ong còn lại là:
 24 - 8 = 16 (l)
 Đáp số: 16 lít
-Hai HS lên làm, lớp nhận xét.
6
 gấp 3 lần thêm 3
5
 gấp 2 lần bớt 2 
 C. Củng cố-Dặn dò. (1’)
	- Nhận xét tiết học 
	-Dặn dò: Ôn lại bài. 
-------------------------------------
Tập đọc-Kể chuyện:
đất quý, đất yêu
I.Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc:
+Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc đúng các từ ngữ: Ngày xưa, Ê-ti -ô -pi- a, viên quan, thiêng liêng. 
	- Biết đọc với giọng kể có cảm xúc. Phân biệt lời dẫn chuyện lời nhân vật.
 +Rèn kỹ năng đọc- hiểu :
 	-Hiểu nghĩa các từ ngữ : Ê- ti- ô- pi- a, cung điện, khâm phục. 
	-Đọc thầm tương đối nhanh, nắm được cốt chuyện, phong tục của người Ê- ti-ô pi -a. 
-Hiểu được ý nghĩa của chuyện: Đất đai, Tổ quốc là thứ thiêng cao quý nhất.
B.Kể chuyện.
	-Rèn kỹ năng nói. 
 -Biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong sách giáo khoa theo thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh kể lại được câu chuyện.
	-Rèn kỹ năng nghe.
	+Chăm chú theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn .
II.Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài đọc và kể chuyện sách giáo khoa.
III.Các hoạt động cơ bản. 
Tập đọc
1.Bài cũ (5’) -2 HS đọc bài Thư gửi bà.
 -Qua thư em thấy tình cảm của Đức và bà như thế nào?
 -Nhận xét cho điểm.
2.Dạy bài mới
 Giới thiệu bài (2’) : H quan sát tranh bài tập đọc, GV giới thiệu bài. 
HĐ của thầy.
HĐ1:(17’)HD luyện đọc đúng. 
a.Giáo viên đọc toàn bài . 
-Nhấn giọng: khắp đất nước, mở tiệc chiêu đãi, dừng lại, cởi giày da, cạo sạch đất ở đế giày...
-Hướng dẫn cách đọc toàn bài .
b.HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Sửa lỗi phát âm cho HS . 
-Đọc từng đoạn trước lớp:
-GV chia đoạn 2 bài làm 2 phần
+Phần 1: Lúc hai...như vậy.
+Phần 2: Còn lại.
-GV nhắc nhở HS đọc đúng câu hỏi.
-Giúp HS hiểu từ Ê- ti- ô- pi- a, cung điện, khâm phuc, khách du lịch.
-Đọc từng đoạn trong nhóm :
HĐ2:Hướng dẫn tìm hiểu bài.(12’)
-Hai người khách được vua Ê- ti- ô- pi -a đón tiếp như thế nào?
-Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ sảy ra?
Vì sao người Ê -ti- ô- pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ...?
-Theo em phong tục trên nói lên, tình cảm của người Ê -ti- ô- pi- a với quê hương như thế nào?
HĐ3:Luyện đọc lại(12’)
-GV đọc đoạn 2 
-GV HD HS đọc đúng.
-GV cùng cả lớp nhận xét.
HĐ của trò.
-Đọc thầm theo thầy.
-Đọc nối tiếp theo từng đoạn. 
-Đọc nối tiếp theo 4 đoạn của bài.
-HS tự đọc bài theo nhóm bàn, góp ý cách đọc cho nhau.
-1 HS đọc lời viên quan. 
-4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn
-Đọc thầm đoạn 1. 
-Họ mời vào cung, mở tiệc chiêu đãi tặng nhiều vật quý, tỏ ý chân trọng và mến khách.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm phần đầu đoạn 2. 
-Viên quan bảo vị khách dừng lại, cởi giày để họ cạo sạch đất....
-Đọc phần cuối đoạn 2: 
+ Vì người ta coi đất của quê hươnghọ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
-4 HS đọc nối tiếp cả bài. 
-Rất trân trọng và yêu quý mảnh đất của quê hương...
4 HS thi đọc đoạn 2
-1 HS đọc cả bài, lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay 
Kể chuyện (18’)
GV nêu nhiệm vụ :(1’) GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện.
HĐ4: (20’)HD HS kể lại câu chuyện theo tranh:
-Bài tập 1:tập kể. 
GV chốt lại thứ tự đúng các tranh:3, 1, 4, 2.
Bài tập 2:
GV nhận xét, tuyên dương HS kể hay.
-Lắng nghe.
-HS đọc yêu cầu bài tập.Sắp xếp lại các tranh đúng thứ tự câu chuyện.
-Nêu kết quả xếp tranh, lớp nhận xét. 
-Nêu nội dung từng tranh.
-Từng cặp HS nhìn tranh kể lại câu chuyện. 
- 4 HS tiếp nhau kể cả câu chuyện 
-1HS kể cả câu chuyện.
-Tập đặt tên khác cho câu chuyện.
C.Củng cố dặn dò (4’)
	-Nhận xét tiết học, biểu dương HS đoc, kể tốt. 
	-DD : Kể lại cho người thân nghe.
-------------------------------------
Thứ ba, ngày 25 tháng 10 năm 2011
	 Đạo đức
Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa học kì I
I.Mục tiêu: Giúp HS.
Củng cố kiến thức, kĩ năng, thói quen giữ lời hứa; quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chi em; chia sẻ vui buồn cùng bạn .
HS biết thể hiện điều đó qua các việc làm cụ thể.
Biết giữ lời hứa; quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chi em; chia sẻ và yêu quí bạn bè.
II. Chuẩn bị: 
Phiếu học tập cá nhân, nhóm.
Các bài hát về chủ đề gia đình, nhà trường.
III. Ôn tập:
HĐ1(15'): Thảo luận phân tích tình huống:
Cách tiến hành: 
1. GV yêu cầu HS quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh.
2. GV giới thiệu tình huống:
Đã 2 ngày nay các bạn HS lớp 3B không thấy bạn Ân đến lớp. Đến giờ sinh hoạt của lớp, cô giáo buồn rầu báo tin:
Như các em đã biết, mẹ bạn Ân lớp ta ốm đã lâu, nay bố bạn lại mới bị tai nạn giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn đang rất khó khăn. Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn Ân vượt qua khó khăn này?...
Nếu em là bạn cùng lớp với Ân, em sẽ làm gì để an ủi, giúp đỡ bạn? vì sao?
3. HS thảo luận nhóm nhỏ về các cách ứng xử trong tình huống và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử.
4. GV kết luận: Khi bạn có chuyện buồn, em cần động viên, an ủi bạn hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng ( như giúp bạn chép bài, giảng lại bài cho bạn nếu bạn phải nghỉ học; giúp bạn làm 1 số việc nhà;...) để bạn có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
HĐ2(18'): Vẽ tranh tặng bạn, tặng ông bà cha mẹ, anh em.
	Cách tiến hành:
 1. GV nêu yêu cầu: Các em hãy suy nghĩ và vẽ ra giấy những điều mà các em mong muốn được tặng đến ban bè, người thân.
 2. HS vẽ vào giấy.
 3. Trình bày trước lớp. Tuyên dương những em vẽ đẹp, có ý tưởng hay.
GV kết luận chung:
-Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nổi buồn được vơi đi.
HĐ3: Liên hệ
Nêu những việc đã biết lời hứa, chưa biết giữ lời hứa đã biết làm lấy việc của mình, chưa biết làm lấy việc của mình.
C.Củng cố - dặn dò(2') Dặn HS về hoc bài và thực hiện tốt như bài học.
-------------------------------------
Toán: 
Luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp HS:
	-Rèn luyện kĩ năng giải toán có hai phép tính. 
II. Chuẩn bị : Bảng phụ 
III.Các hoạt động cơ bản.
A.Kiểm tra bài cũ:(5’) Một HS làm bài tập 2 VBT-Nhận xét, ghi điểm
B.Bài mới.
	-Giới thiệu bài.(1’) Luyện tập 
HĐ của thầy.
HĐ1:(16’) Ôn về giải toán bằng hai phép tính. 
Bài 1: Bài toán cho biết gì? hỏi gì? 
-Củng cố lại các bước giải.
HĐ2:(11’) Củng cố cách tìm số phần bằng nhau của một số.
Bài 2: 
 GV củng cố cách làm có liên quan đến tìm số phần bằng nhau của một số.
Bài 3:
Bài 4:Tính (theo mẫu)
-Củng cố cách làm phân biệt gấp, giảm, thêm, bớt.
-Chấm chữa bài .
HĐ của trò.
-Một HS nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.
-Một HS lên làm, HS khác nhận xét, đọc lại bài làm của mình.
Bài giải
Số xe đã rời bến là:
18 + 17 = 35 (xe)
Số xe còn lại là:
45 - 35 = 10 (xe)
Đáp số: 10 xe
1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Số thỏ bác An đã bán là:
48 : 6 = 8 (con)
Số thỏ còn lại là:
48 - 8 = 40 (con)
Đáp số: 40 con
2HS nêu đề bài, 1 H lên bảng làm bài.
Bài giải
Số học sinh khá là:
14 + 8 = 22 (bạn)
Tất cả có số học sinh là:
14 + 22 = 36 (bạn)
Đáp số: 36 bạn
12 x 6 =72 ; 72- 25 = 47
56 : 7 = 8 ; 8 – 5 =3
42 : 6 = 7 ; 7 + 37 = 44
-GV cùng cả lớp nhận xét.
 C. Củng cố-Dặn dò. (1’)
	- Nhận xét tiết học. 
	-Dặn dò :Về nhà ôn lại toán giải bằng hai phép tính.
-------------------------------------
Thủ công: 
 cắt, dán chữ i, chữ t
I.Mục tiêu:H biết được cách kẻ, cắt chữ I, T.
HS kẻ, cắt được chữ I, T đúng quy trình kỹ thuật.
HS thích cắt dán chữ.
II.Chuẩn bị: - GV Mẫu chữ I,T đã cắt dán và mẫu chữ rời cắt từ giấy màu
 -HS: Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo
III.Các hoạt động cơ bản 
A.Kiểm tra bài cũ: ( 2’)Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B .Bài mới.
2 .Giới thiệu bài. ( 1’) 
HĐ của thầy.
HĐ1:(5’)Quan sát nhận xét.
-GV lần lượt đưa mẫu chữ I, T cho HS quan sát, nhận xét.
HS: Chữ rộng mấy ô?
Hai chữ có điểm gì giống nhau
Dùng mẫu chữ gấp đôi theo chiều dọc cho HS quan sát.
HĐ2(25’):GV hướng dẫn mẫu.
Bước1:Kẻ, cắt chữ I, T
-Lật mặt sau kẻ HCN dài 5 ô, rộng 1 ô được chữ I
Kẻ HCN thứ 2 dài 5 ô rộng 3 ô đánh dấu hình chữ T
-Bước 2: Cắt chữ T: Gấp đôi HCN kẻ chữ T, cắt theo đường dấu giữa.
-Bước 3: Dán chữ I, T: Kẻ đường chuẩn, xắp xếp chữ cân đối, bôi hồ vào mặt kẻ ô và dán vào vị trí đã định.
- Đặt tờ giấy nháp lên chữ miết cho phẳng.
- Quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng
HĐ3:(2’) Củng cố dặn dò
.-Nhận xét tinh thần thái độ của HS.
-Về nhà chuẩn bị tiết học sau
HĐ của trò.
HS quan sát.
1 ô.
Có nửa bên trái và nửa bên phài giống nhau. Nếu gấp đôi theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải trùng khít.
HS quan sát.
Quan sát GV làm mẫu.
Tập kẻ, cắt chữ I, T
------------------------------------------
Chính tả
Nghe viết : TIếNG Hò TRÊN SÔNG
I.Mục đích yêu cầu:
	-Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài: Tiếng hò trên sông . 
	-Biết viết hoa đúng các chữ đầu câu, tên riêng (Gái, Thu Bồn).Ghi đú ... 
-Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
-Chấm bài nhận xét.
HĐcủa trò.
-Tự làm bài vào vở bài tập.
-3 học sinh lên làm bài, học sinh khác nêu miệng kết quả và nhận xét 
6x7=42 4x7=28 7x8=56
42:7=6 28:7=4 56:7=8
42:6=7 28:4=7 56:8=7
-4học sinh lên làm, học sinh khác nêu lại cách đặt tính và tính.
-2 HS lên làm,học sinh khác đọc lại bài của mình.
2km=2000 m 4m3dm=43dm 
7dam = 70m 6m5cm = 605cm
7hm2m=702m 3m5mm=3005 mm
-Một học sinh lên làm, học sinh khác đọc lại kết quả của mình.
Bài giải.
Số gạo ngày thứ hai bán là:
	16 x 5 = 80 (kg)
	Đáp số: 8 0kg
-Gấp một số lên nhiều lần. 
-Lấy số đó nhân với số lần.
-Một học sinh lên làm, lớp nhận xét.
Bài giải.
Số thuyền bạn Hải làm được là:
	16 :4= 4 (cái)
	Đáp số: 4 cái thuyền
3.Củng cố, Dặn dò. 
-Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------
Thứ nam, ngày 27 tháng 10 năm 2011
Luyện Toán: 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
	-Rèn luyện kĩ năng giải toán có hai phép tính. 
II. Các hoạt động cơ bản.
A.Kiểm tra bài cũ: Một HS làm bài tập -Nhận xét, ghi điểm
B.Bài mới.-Giới thiệu bài. Luyện tập 
HĐ của thầy.
HĐ1: Ôn về giải toán bằng hai phép tính. 
Bài 1: Bao thứ nhất chứa 42 kg gạo, bao thứ hai chứa ít hơn bao thứ nhất 17 kg. Hỏi cả hai bao chứa bao nhiêu kg gạo?
Bài toán cho hỏi gì? Muốn biết ta tìm gì trước? 
-Củng cố lại các bước giải.
Bài 2:Một cửa hàng, buổi sáng bán được 18 kg gạo, buổi chiều bán được số gạo gấp đôi số gạo buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?
HĐ2: Củng cố cách tìm số phần bằng nhau của một số.
Bài 3:Một thư viên phải chuyển 36 thùng sách, thư viên đã chuyển được số sách
. hỏi thư viện còn phải chuyển bao nhiêu thùng sách
 GV củng cố cách làm có liên quan đến tìm số phần bằng nhau của một số.
Bài 4:
Bài 5:Tính (theo mẫu)
-Củng cố cách làm phân biệt gấp, giảm, thêm, bớt.
-Chấm chữa bài .
Bài 6:đặt đề toán và giải theo tóm tắt sau: 75 m vải
?m
Ngày thứ nhất
Ngày thứ hai 18mvải
Bài 7: Trong rổ có 24 quả trứng. Mẹ đã bán số trứng. Tính số trứng còn lại sau khi bán?
Bài 8*:Trong rổ có 24 quả trứng. Sau khi bán số trứng trong rổ giảm cònsố trứng. Tính số trứng còn lại sau khi bán?
HĐ của trò.
-Một HS nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.
-Một HS lên làm, HS khác nhận xét, đọc lại bài làm của mình.
Bài giải
Bao gạo thứ hai có số kg gạo là:
45 - 17 = 28 (kg)
Cả hai bao có số kg gạo là:
45 +28 = 73 (kg)
Đáp số: 73 kg
1 H lên bảng làm bài.
Bài giải
Buổi chiều bán được số gói kẹo là:
18 x 2 = 36 (gói)
Cả hai buổi bán được số gói kẹo là:
18 + 36 = 54 (gói)
Đáp số: 54 gói 
1 H lên bảng làm bài.
Bài giải
Số sách đã chuyển được là:
36 : 3 = 12 (thùng sách)
Số sách còn phải chuyển là:
36 - 12 = 24 (thùng sách)
Đáp số: 24 thùng sách
2H nêu đề bài, 1 H lên bảng làm bài.
Bài giải
Số gà mái là:
18 x 3 = 54 (con)
Cả hai loại gà có số con là:
18 + 54 = 72 (con)
Đáp số: 24 con
Gấp 24 lên 3 lần rồi thêm 18
24 x 3 = 72
72 +18 = 90
Gấp 15 lên 5 lần rồi bớt 27
Bài giải
Ngày thứ hai bán được số m vải là:
75 - 18 = 57 (m)
Cả hai ngày bán được là:
75 + 57 = 132 (m)
Đáp số: 132 m vải
Bài giải
Số trứng đã bán là:
24: 4 = 6 (quả)
Số trứng còn lại sau khi bán là:
24 - 4 = 20 (quả)
Đáp số: 20 quả
Bài giải
Số trứng còn lại là:
24 : 4 = 6 (quả)
 Đáp số: 6quả
-GV cùng cả lớp nhận xét.
 C. Củng cố-Dặn dò. 
	- Nhận xét tiết học. 
	-Dặn dò :Về nhà ôn lại toán giải bằng hai phép tính.
----------------------------------------------
Luyện từ và câu.
ÔN :SO SáNH .DấU CHáM
I.Mục đích yêu cầu: Giúp HS.
 - Củng cố cách tìm hình ảnh so sánh.
 - Củng cố cách dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn.
 - Giáo dục tính cẩn thận đọc kỹ đầu bài rồi mới làm bài.
II. Các hoạt động cơ bản.
A.Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra bài tập tuần trước. 
B.Giới thiệu bài. Nêu mục đích tiết học. 
HĐ của thầy.
HĐ1: Củng cố cách tìm hình ảnh so sánh 
- Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau và viết lại những hình ảnh so sánh. 
Chân ngựa như sắt thép.
Luôn săn đuổi quân thù
Vó ngựa như có mắt.
Chẳng vấp ngã bao giờ.
-Bài 2: Qua các hình ảnh so sánh em hình dung được vó ngựa như thế nào?
-GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Tìm từ ngữ chỉ âm thanh thích hợp để điền vào chỗ trống:
Từ xa tiếng thác dội về nghe như...
Tiếng chuyện trò của bầy trẻ ríu rít 
như ...
Tiếng sóng biển rì rầm như ...
HĐ2:Ôn về cách dùng dấu chấm.
-Bài 4: Ngắt đoạn văn dới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả.
-GV hướng dẫn HS cách ngắt câu.
Một ngày mới bắt đầu màn đêm mờ ảo đang lắng dần thành phố bồng bềnh nổi giữa một biển hơi song ánh đền từ muôn ngàn ô cửa sổ loang đi rất nhanh mặt trời chầm chậm, lơ lửng như qủa bóng bay mềm mại.
Bài 5*: Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu
Hâu là em họ tôi sống ở thành phố, mỗi lần về quê, Hậu rất thích đuổi
 Bướm, câu cá có khi cả buổi sáng em chạy tha thẩn trên khắp thửa ruộng của bà để đuổi theo mấy con bớm vàng, bớm nâu một lần, em mải miết ngồi câu từ sáng đến chiều mới câu được một con cá to bằng bàn tay.
- Chấm bài, nhận xét.
3.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà tập tìm ví dụ so sánh.
HĐ của trò.
-1 HS đọc bài tập, lớp đọc thầm .
-HS làm bài vào vở.
-1 HS lên làm, lớp nhận xét.
Chân ngựa- sắt thép.
Vó ngựa - mắt.
+ HS đọc thầm yêu cầu bài tập.
-Trao đổi theo cặp, làm vào vở.
- 1 lên điền.
 Vững chắc nhanh nhẹn
 dẻo dai
-1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Từ xa tiếng thác dội về nghe như tiếng hát.
Tiếng chuyện trò của bầy trẻ ríu rít như tiếng chim.
Tiếng sóng biển rì rầm như tiếng trò chuyện.
- HS đọc thầm và nêu yêu cầu bài tập. 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-2 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh ngắt câu.
-1 HS đọc đầu bài, lớp đọc thầm .
-HS làm bài vào vở, nêu miệng.
Một... đầu. Màn ... dần. Thành... hơi 
song. ánh ... nhanh. Mặt ... mại.
 -1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Hâu là em họ tôi. Sống ở thành phố, mỗi lần về quê, Hậu rất thích đuổi bớm, câu cá. Có khi cả buổi sáng em chạy tha thẩn trên khắp thửa ruộng của bà để đuổi theo mấy con bớm vàng, bớm nâu. Một lần, em mải miết ngồi câu từ sáng đến chiều mới câu được một con cáto bằng bàn tay.
---------------------------------------
Thứ sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2011
Luyện Toán :
ôn giải toán bằng 2 phép tính
I.Mục tiêu: Giúp HS:
	Củng cố cách giải bài toán bằng 2 phép tính. 
	Giáo dục lòng say mê học toán.
iiI.Các hoạt động cơ bản:
A.Kiểm tra bài cũ: Chữa bài về nhà.
B.Giới thiệu bài.
HĐcủa thầy.
HĐ1: HD làm bài
-GV giao bài, yêu cầu HS đọc đề và nêu yêu cầu bài.
Yêu cầu HS làm bài.
-Giúp đỡ HS yếu làm bài.
 HĐ2 : Chữa bài
-Bài 1:Ngăn trên có 26 quyển sách, ngăn dới có ít hơn ngăn trên 8 quyển. Hỏi cả hai ngăn có tất cả bao nhiêu quyển sách?
+Muốn tìm cả hai ngăn ta làm nh thế nào?
-GV củng cố dạng toán hợp cộng, trừ.
Bài 2: Buổi sáng bán được 20 gói kẹo, buổi chiều bán đợc nhiều hơn buổi sáng6 gói. Hỏi cả hai buổi bán đợc bao nhiêu gói kẹo?
Đây là dạng toán gì?
Bài 3:Lớp 3A có 16 bạn nữ, số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ 4 bạn. Hỏi lớp 3A có tất cả bao nhiêu bạn?
- GV cho HS làm bài ,chữă bài
26kg
Bài 4: Lập bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó ?
? kg
Bao thứ nhất
6kg
Bao thứ hai
-Chấm chữa bài - nhận xét.
-GV củng cố cách tìm dạng toán nhiều hơn .
Bài 5:Có 9 chuồng thỏ, mỗi chuồng nhốt 8 con thỏ. Người ta đã bán 25 con thỏ. Hỏi còn lại bao nhiêu con thỏ?
HĐcủa trò.
- HS đọc đề và nêu yêu cầu bài.
-HS làm bài.
-1HS lên bảng làm bài
Bài giải
Ngăn dưới có số sách là:
26 - 8 =18 (quyển)
Cả hai ngăn có số sách là:
26 + 18 = 44 (quyển)
Đáp số: 44 quyển
-1HS lên bảng làm bài
Bài giải
Buổi chiều bán được số gói kẹo là:
20 + 6 =26 (gói)
Cả hai buổi bán đợc số gói kẹo là:
20 + 26 = 46 (gói)
Đáp số: 46 gói kẹo
-Một HS chữa bài
Bài giải
Số ban nam là:
16 + 4 =20 (bạn)
 Tất cả có số bạn là:
16 + 20 = 36 (bạn)
Đáp số: 36 bạn
-2 HS nhìn vào tóm tắt nêu nội dung đề toán.
-Một HS chữa bài, học sinh khác nhận xét, đọc bài của mình.
Bài giải
Bao thứ nhất nặng số kg là:
26 + 6 =32 (kg)
Cả hai bao nặng số kg là:
26 + 32 = 58 (kg)
Đáp số: 58 kg
- HS khác nhận xét, 
Một HS nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.
-Một HS lên làm, HS khác nhận xét, đọc lại bài làm của mình.
Bài giải
Tất cả có số thỏ là:
8 x 9 = 72 (con)
Sau khi bán còn lại số thỏ là:
72 - 25 = 47 (con)
Đáp số: 47 con thỏ
3.Củng cố, Dặn dò. 
-Hệ thống KT đã học.
-Nhận xét tiết học
-Về nhà xem lại bài.
-----------------------------------
Tập làm văn
ôn viết thư
I.Mục đích yêu cầu:
 - Cũng cố cách viết thư, viết phong bì thư để gửi theo đờng bưu điện.
-Giáo dục tính mạnh dạn, tự tin.
II .chuẩn bị : Bảng lớp chép đề bài.
II.Các hoạt động cơ bản:
B. Bài mới: 
-Giới thiệu bài:Nêu mục đích yêu cầu
HĐ của thầy
HĐ1:HD cách trình bày thư. 
Bài tập 1: Dựa vào mẫu bài tập đọc “Thư gửi bà”Em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân.
+Em sẽ viết thư gửi ai?
-Dòng đầu thư em viết nh thế nào?
-Em viết lời xưng hô với ông như thế nào để thể hiện sự kính trọng?
-Phần nội dung em hỏi thăm những gì? báo tin gì?
-Phần cuối em chúc ông điều gì? hứa điều gì?
-Kết thúc lá thư em viết gì?
*GV lưu ý: trình bày đúng thể thức, câu từ phù hợp...
Quan sát giúp học sinh yếu kém.
-Chấm bài, nhận xét.
HĐ2:HD cách trình bày phong bì thư.
-Bài 2: Tập ghi trên phong bì thư.
-GV hướng dẫn cách ghi phong bì thư
HĐ3: Thực hành viết thư
Yêu cầu HS viết thư
3.Củng cố dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh về nhà chép lại thư và gắn phong bì, dán tem gửi cho người thân.
HĐ của trò.
-Đọc yêu cầu bài.
-4 học sinh nói mình sẽ viết thư cho ai
(Viết cho ông nội, bố mẹ...)
Thọ Lộc ngày 28 tháng 10 năm 2011
-Ông ngoại (bố, mẹ...) kính yêu...
-Thăm sức khoẻ, báo tin về bản thân, gia đình...
-Chúc ông (bố, mẹ...) vui khoẻ. Hứa sẽ học tốt, sẽ về thăm.
-Lời chào, kí tên.
-HS thực hành viết thư vào giấy.
-Một số HS đọc thư trước lớp .
+ Một HS đọc nội dung bài tập 2, lớp đọc thầm, quan sát phong bì mẫu-HS ghi trên phong bì và trình bày, lớp nhận xét.
HS viết thư.
Một số em trình bày thư, các em khác nhận xét.
-2 HS nhắc lại cách viết một bức thư, cách viết phong bì thư.
 Nghĩa Lợi , ngày 24 tháng 10 năm 2011
 BGH Duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20(3).doc