Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành

Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành

HS biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn.

Ø Nêu được vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn .

Ø Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.

Ø Đối với HS khá, giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.

* Kĩ năng sống:

-Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.

-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn.

* Phương pháp:

-Đóng vai

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
BÀI : CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
Ø HS biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn.
Ø Nêu được vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn .
Ø Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
Ø Đối với HS khá, giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
* Kĩ năng sống:
-Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.
-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn.
* Phương pháp:
-Đóng vai
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Tranh ảnh sgk.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG 
1. Ổn định.
2.Chia sẻ bài ứng dụng cùng bạn
- Khi bạn có chuyện vui thì em cần làm gì?
- Khi bạn gặp chuyện buồn, khó khăn em cần làm gì?
3.Hoạt động cơ bản
ó Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm bài tập.
- Nội dung bài: Em hãy viết vào ô ¨ chữ Đ trước các việc làm đúng và chữ S trước các việc làm sai đối với bạn.
¨ a) Hỏi thăm an ủi khi bạn có chuyện buồn.
¨ b) Độngviên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém.
¨ c) Chúc mừng khi bạn được điểm 10.
¨ d) Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém.
¨ đ) Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp
¨ g) Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo.
¨ h) Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình.
- Thảo luận cả lớp. HS trình bày, nhận xét.
- GV kết luận:
+ Các việc a, b, c, d, đ, g là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui, buồn; thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được hỗ trợ, giúp đỡ của trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật.
+ Các việc e, h là việc làm sai vì đã không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.
ó Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm
- GV giao nhiệm vụ cho HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm theo các nội dung:
+ Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
+ Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui, buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy như thế nào?
- Một số HS liên hệ trước lớp. HS nhận xét.
- GV kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
ó Hoạt động 3:Củng cố bài
- Cho HS chơi trò chơi phóng viên: Đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học
- Kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
GV nhận xét tiết học.
4.Hoạt động ứng dụng
- Về nhà đóng vai phóng viên phỏng vấn mọi người trong gia đình : cần làm gì khi bạn bè có chuyện vui buồn.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2012
THỂ DỤC
BÀI 21: ĐỘNG TÁC BỤNG CỦA BÀI TD PTC
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết cách thực hiện động tácvươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bụng của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi: “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau” Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường 
- Phương tiện: 
	+ Giáo viên: Còi, cờ, giáo án
	+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện. 
C. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
I. Phần mở đầu.
- Ổn định: Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- G.viên phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ tiết học. 
- Khởi động xoay các khớp
- Ôn luyện 4 động tác bài TD PTC
1.*Ôn 4 động tác vươn thở,tay, chân, lườn của bài TD phát triển chung.
2.Học động tác bụng:
- Nhịp 1. Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, hai tay đưa thẳng ra trước và vỗ tay vào nhau cao ngang ngực.
- Nhịp 2. Gập thân về trước và xuống thấp, đồng thời hai tay vung sang hai bên vỗ vào nhau phía dưới, hai chân thẳng, mắt nhìn theo tay.
- Nhịp 3. Đứng thẳng thân người, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa, mắt nhìn thẳng.
- Nhịp 4. Về TTCB. 
- Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4 nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang.
+ Lần 1 - 2: GV làm mẫu phân tích kĩ thuật động tác.
+ Lần 3 - 4: GV hô cho hs tập 
+ Lần 5: Từng tổ thực hiện
- Nhận xét, sửa sai 
3.Trò chơi: “Chạy đổi chỗ, vỗ tay vào nhau
Đội hình trò chơi
- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi
- Nhận xét – Tuyên dương
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Kể cho những người thân trong gia đình em về sự thú vị của trò chơi “ chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2012
THỂ DỤC
Bài 22: ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN CỦA BÀI TDPTC
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết cách thực hiện động tácvươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
	- Bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi: “Nhóm ba nhóm bảy” Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường 
- Phương tiện: 
	+ Giáo viên: Còi, giáo án
	+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện. 
C.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1Khởi động.
- Ổn định: Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- G.viên phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.
- Khởi động xoay các khớp
- Ôn luyện 5 động tác bài TD PTC
- Kiểm tra bài cũ: 5 động tác của bài TD PTC
II. Phần cơ bản.
1. Ôn 5 động tác đã học của bài TD phát triển chung.
2. Học động tác toàn thân.
- Nhịp 1. Bước chân trái ra trước một bước, trọng tâm dồn vào chân trước, chân sau thẳng, kiễng gót, hai tay đưa ra trước-lên cao thẳng hướng, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay.
-Nhịp 2.Đưa chân trái về, gập thân trên về trước xuống thấp, chân và tay thẳng, mắt nhìn theo tay.
- Nhịp 3. Khuỵu gối, lưng thẳng, hai tay dang ngang.
- Nhịp 4 về TTCB. Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4 nhưng ở nhịp 5 bước chân phải ra trước.
- Cán sự lớp điều khiển cả lớp tập 2 lần. Gv quan sát chỉnh sửa động tác sai.
+ Lần 1 - 2: GV làm mẫu phân tích kĩ thuật động tác.
+ Lần 3 - 4: GV hô cho hs tập 
+ Lần 5: Từng tổ thực hiện
- Nhận xét, sửa sai 
3.Trò chơi: “Nhóm ba nhóm bảy”
- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi
- Lần 1: Hs chơi thử
- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua
- Nhận xét – Tuyên dương.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Kể cho những người thân trong gia đình em về sự thú vị của trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
THỦ CÔNG: 
 BÀI 7 : CẮT, DÁN CHỮ I,T ( TIẾT 1 )
I.MỤC TIÊU: 
HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ I,T.
Kẻ, cắt, dán được chữ I,T.Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
HS thích cắt, dán chữ.
II.CHUẨN BỊ:
Mẫu chữ I,T đã dán và mẫu chữ I,T cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán.
Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I,T.
Giấy thủ công, thước kẻ, kéo thủ công, bút chì, hồ dán.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động cơ bản: 
 *Khởi động: Tổ chức trò chơi trong 2 phút.
Gv giới thiệu và nêu mục tiêu của bài học.
GV giới thiệu mẫu chữ I,T được cắt, dán từ giấy thủ công.
* Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
 + HS quan sát và tìm hiểu hình dáng, đặc điểm của hình mẫu.
a.HS ngồi theo nhóm quan sát mẫu do GV chuẩn bị.
b.Gv đặt câu hỏi để HS quan sát, tìm hiểu, rút ra nhận xét :
Nét chữ rộng mấy ô?
Chữ I,T có nửa bên trái và nửa bên phải như thế nào? 
+ Cùng nhau kiểm tra lại kết quả HĐ1
c.Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm về chữ I,T.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
d.Nhận xét
Trong thực tế, có rất nhiều kiểu chữ khác nhau . Nhưng bài học của chúng ta chỉ kẻ, cắt, dán chữ cái đơn giản.
* Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
Đọc tài liệu và làm thử
a.Mở vở thủ công, xem hướng dẫn kẻ, cắt , dán chữ I,T.
b.Làm thử: Dựa vào HD, hãy làm thử ( Có thể trao đổi với bạn bên cạnh)
c.GV gọi một HS lên bảng làm thử, cả lớp quan sát.
 * Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
Gv hướng dẫn mẫu theo quy trình.
GV gọi 1 hoặc 2 HS lên bảng thao tác lại các bước kẻ, cắt chữ I,T. Trong quá trình HS thao tác, Gv và cả lớp quan sát. GV sửa chữa, uốn nắn những thao tác HS chưa thực hiện đúng.
2.Hoạt động thực hành
GV gọi một HS lên bảng thao tác lại cách kẻ, cắt chữ I,T theo các bước đã HD. Sau khi nhận xét, HS quan sát và ghi nhớ quy trình kẻ, cắt chữ I,T .Sau đó Gv yêu cầu 1 HS nhắc lại các bước:
Bước 1: Kẻ chữ I,T.
Bước 2: Cắt chữ T.
Bước 3: Dán chữ I,T.
- GV tổ chức cho HS thực hành. Trong quá trình HS thực hành, GV đến các bàn quan sát, uốn nắn cho những em kẻ, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
3.Hoạt động ứng dụng
Về nhà, em giới thiệu sản phẩm chữ I,T của em cho cả nhà xem.
---------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11.doc