Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Trường Tiểu học Phục Hoà

Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Trường Tiểu học Phục Hoà

TOÁN

BÀI TOÁN GIẢI BẰNG 2 PHÉP TÍNH (TIẾP)

I –Mục tiêu: Giúp HS:

 - Làm quen với giải bài toán bằng 2 phép tính.

 - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.

 - Có kỹ năng tóm tắt bằng sơ đồ.

 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.

II – Chuẩn bị;

 - GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 3.dòng 2

 - HS: Bảng con, SGK.

III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Trường Tiểu học Phục Hoà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
Toán
Bài toán giải bằng 2 phép tính (tiếp)
I –Mục tiêu: Giúp HS:
 - Làm quen với giải bài toán bằng 2 phép tính.
 - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.
 - Có kỹ năng tóm tắt bằng sơ đồ. 
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học. 
II – Chuẩn bị ;
 - GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 3.dòng 2
 - HS: Bảng con, SGK.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, cho điểm. 
2- Bài mới:* Giới thiệu bài 
a , Bài toán: GV giới thiệu bài toán (SGK).
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì? 
- Nêu các bước giải bài toán?
-Gọi 1 h/s trình bày lời giải
-Nhận xét nhắc lại cách làm
b, Thực hành:
* Bài 1: Gọi HS đọc đề rồi tóm tắt lên bảng.
- Phân tích bài toán.
- Nêu các bước giải.
* Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Nêu các bước giải bài toán. 
- B1 tìm số lít mật ong lấy ra
-B2 tìm số lít mật ong còn lại
-cho h/s giải vở,1 em làm bảng lớp
-Chấm chữa chốt
* Bài 3: H/s làm b/c,2 em chữa,nhận xét chốt
3- Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.về ôn bài
- Dặn dò giờ sau.
- 2 HS lên bảng làm lại bài tập HS làm bài tập 3 trang 50 
- HS nêu lại 
- HS nêu rồi tóm tắt lên bảng. 
+ B1: Tìm số xe bán trong ngày chủ nhật (6 x 2 = 12 xe)
+ B2: Tìm số xe bán cả 2 ngày (6 + 12 =18 xe).
- Trình bày bài giải.
- HS đọc y/c
- Cho h/s giải nháp, 1 em làm bảng lớp
- HS đọc đề, phân tích đề và nêu dạng toán.
HS làm vở
Bài giải
Số lít mật ong lấy ra là
24:3=8(l)
Trong thùng còn lại số lít mật ong là
24-8 =16 (lít)
Đáp số :16 lít
- HS nêu cách làm rồi giải b/c
_________________________________
Tập đọc - Kể chuyện
Đất quý, đất yêu
I – Mục tiêu :
 A. Tập đọc:
 - Đọc đúng: Ê-ti-ô-pi-a, đường xá, chăn nuôi, lời nói, thiêng liêng, mở tiệc.
 - Biết đọc truyện, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện,sản vật, khách du lịch.
 - Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện, phong tuc đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a. 
 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. 
 - Biết cách sắp xếp lại các tranh minh hoạ ở SGK theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh, kể lại được trôi chảy, mạch lạc từng đoạn của câu chuyện.
* Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
II – Chuẩn bị :
 - GV: Tranh minh hoạ (SGK)
 - HS: SGK.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Tập đọc
 1- Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 
- Trong thư Đức kể gì với bà
- GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
 2- Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc
* GV đọc mẫu toàn bài
-Cho h/s đọc nối tiếp câu
-Giáo viên chú ý sửa sai cho h/s
- Đọc từng đoạn: Có thể chia đoạn 2 thành 2 phần:
+ Phần 1: Lúc 2 người...làm như vậy?
+ Phần 2: Còn lại.
-Giáo viên chú ý hướng dẫn h/s đọc đúng một số câu
-Cho h/s đọc trong nhóm
-Cho h/s đọc đồng thanh toàn bài
c. Tìm hiểu bài
- Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?
- Cho h/s đọc chú giải:Ê -ti-ô-pi-a,cung điện
- Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra?
- Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi dù chỉ là một hạt cát nhỏ?
- Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào?
-Nêu chú giải từ khâm phục
-Gv chốt .với họ đất đai là quí giá và thiêng liêng nhất 
Tiết2 .
* Luyện đọc lại.
- GV đọc đoạn 2.
-Nhận xét cho điểm
B. Kể chuyện
1. Nêu nhiệm vụ: Quan sát tranh, sắp xếp lại cho đúng thứ tự câu chuyện....
2. Hướng dẫn kể.
+ Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
+ Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
3- Củng cố - dặn dò:
- Hệ thống bài. 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau
-HS đọc thư gửi bà và trả lừi câu hỏi 
-hS chú ý theo dõi
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu đến hết bài. 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
+ Chú ý đọc các câu khó:
Ông sai... cạo sạch đất ở đế giày của khách rồi mới... về nước.
-HS đọc theo nhóm đôi
HS đọc đồng thanh toàn bài
- Mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều sản vật quý... 
-HS nêu
- Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày... 
- Vì họ cọi đất của quê hương họ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. 
HS nêu. 
-Học sinh liên hệ
- HS đọc đoạn 2 theo vai. 
- 1 HS đọc cả bài.
- HS nêu lại.
- HS quan sát tranh và nêu lần lượt nội dung từng tranh rồi sắp xếp tranh theo đúng trình tự truyện.
- Nhận xét rồi chốt: 3 - 1 - 4 - 2.
- HS lần lượt kể lại từng đoạn của truyện.
- 4 HS tiếp nối nhau kể theo 4 tranh.
- Nhận xét, bình chọn.
___________________________________
Tập viết
 Ôn chữ hoa: G (tiếp).
I- Mục tiêu :
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa G (Gh) thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng (Ghềnh Ráng) bằng chữ cỡ nhỏ.1 lần
 + Viết câu ca dao bằng chữ cỡ nhỏ.1 lần
 - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu, đẹp.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận trong giờ tập viết.
II- Đồ dùng dạy – học:
 - GV: mẫu chữ viết hoa G; R; Đ tên riêng và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ li.
 - HS: vở tập viết, bảng con.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra - 2 HS viết bảng 
- GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
 2- Bài mới: a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn viết trên bảng con.
* Luyện viết chữ viết hoa.
- Tìm các chữ viết hoa có trong bài?
- Luyện viết chữ hoa: G, (Gh), R, Đ.
+ GVviết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
* Luyện viết từ ứng dụng.
- GV giới thiệu về Ghềnh Ráng
- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn viết 
* Luyện viết câu ứng dụng.
- GV giải thích câu ca dao.
- Hướng dẫn HS luyện viết các tên riêng có trong ca dao.
 c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết ở vở tập viết.
- HS viết vào vở (lưu ý khoảng cách, độ cao...)
 d. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 – 7 bài.
- GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
3- Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau
lớp viết bảng con: Gi, Ông Gióng.
- G, (Gh), R, A,....
- HS quan sát chữ mẫu.
- HS tập viết ở bảng lớp, bảng con.
- Nhận xét, sửa.
- HS đọc tên riêng và quan sát mẫu, 
- HS nêu cách viết.
- HS quan sát và tập viết ở bảng lớp, bảng con. 
- Nhận xét, sửa.
- HS đọc câu ca dao.
- HS quan sát mẫu.
- HS nêu cách viết.
- HS tập viết ở bảng lớp, bảng con. 
- Nhận xét, sửa.
- HS viết vào vở tập viết.
Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2011
Toán
 Bảng nhân 8 
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Tự lập được và học thuộc bảng nhân 8.
 - Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng 2 phép nhân.
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị: - GVvà h/s bộ đồ dùng toán.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng Nhận xét cho điểm
 2- Bài mới: * Giới thiệu bài
 a, Hướng dẫn lập bảng nhân 8.
- Gắn một tấm bìa có 8 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn?
- 8 hình tròn được lấy mấy lần?
- 8 được lấy 1 lần ta lập được phép nhân :8x1=8.
- Gắn 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 8 hình tròn vậy 8 hình tròn được lấy mấy lần? Hãy lập phép tính tương ứng với 8 được lấy2 lần. Nêu cách tính.
- Gv hướng phép nhân 8x3 tương tự.
- Gv cho HS nêu các cách tìm kết quả của phép nhân trong bảng nhân 8.
--HS đọc thuộc bảng nhân8 
b, Thực hành:
* Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS trả lời miệng bài toán trước lớp.
* Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS nêu cách giải.
Cho h/s giải vở
Chấm chữa chốt
* Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- yêu cầu HS làm nháp
- Nhận xét về dãy số vừa điền?
3- Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc thuộc bảng nhân 8.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
3x8 4x8 5x8 6x8 7x8
- Có 8 hình tròn.
- 8 hình tròn được lấy 1 lần.
- 2 lần.
8x2=8+8=16
8x2=16
8 x3..
- HS nêu miệng kết quả trước lớp. HS cả lớp nhận xét bổ sung.
- 1 HS lên bảng giải bài. HS cả lớp làm bài vào vở.
-Bài giải
6 can như thế có số lít dầu là:
8x6=48(l)
Đ/S: 48 lít dầu.
-1 em làm bảng
- Đây chính là các tích trong bảng nhân 8.
____________________________
Tập đọc
Vẽ quê hương.
I- Mục tiêu :
- Chú ý các từ ngữ: xanh tươi, làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, nắng lên, đỏ chói, bức tranh.
- Biết ngắt nhịp thơ đúng. Bộc lộ được tình cảm vui thích qua giọng đọc. Biết nhấn giọng ở các từ ngữ chỉ màu sắc của bức tranh quê hương.
- Hiểu: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của một bạn nhỏ.
- Giáo dục lòng yêu quê hương từ đó có ý thức giữ gìn quê hương tươi đẹp
II- Chuẩn bj
- Tranh SGK, bảng phụ chép bài thơ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ.
-Nhận xét cho điểm
2- Bài mới a. Giới thiệu bài 
b. Luyện đọc + giải nghĩa từ.
- GV đọc mẫu + hướng dẫn cách đọc.
- Luyện đọc từng dòng thơ.
- Luyện đọc khổ thơ.
- Nhắc nhở cách ngắt, nghỉ hơi đúng.
-Đọc trong nhóm
- Đọc đồng thanh cả bài.
c. Tìm hiểu bài.
- Kể tên các cảnh vật được tả trong bài thơ?
-Giải thích từ sông máng
- Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên các màu sắc ấy?
- Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp?
- Liên hệ: Quê hương em có những cảnh gì đẹp ? Em có yêu quê hương em không ? Em phải làm gì để cho môi trường quê hương em luôn tươi đẹp?
d. Học thuộc lòng bài thơ.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng theo kiểu xoá dần.
- Thi đọc học thuộc lòng.
-Nhận xét cho điểm
3- Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
Kể lại câu chuyện: Đất quý, đất yêu.
- Đọc theo dãy mỗi HS đọc nối tiếp hai dòng thơ cho đến hết bài. 
- 4 HS nối tiếp đọc 4 khổ thơ trước lớp.
- HS đọc khổ thơ trong nhóm.
-HS đọc
- Tre, lúa, sông máng....
- .....xanh, xanh mát, xanh ngắt, đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ chót,...
- HS nêu.
 - Ví dụ: Quê em có cánh đồng lúa, có con sông, có luỹ tre,xóm làng 
-HS đọc nhiều lần theo dãy bàm ,tổ
-Thi đọc thuộc 2 khổ em thích
-1,2 em đọc cả bài
_______________________________
Chính tả
 Nghe - viết:Tiếng hò trên sông
I- Mục tiêu :
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài "Tiếng hò trên sông". Biết viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng dấu câu.
 - Luyện viết phân biệt những tiếng có vần khó (ong/oong), thi tìm nhanh, viết đúng một số từ có tiếng chứa âm đầu dễ lẫn: s/x..
 - Giáo dục HS có ý thức cẩn thận khi viết.Biết bảo vệ môi trường sông nước.
II- Chuẩn bị ...  nông dân đang cày ruộng...
_______________________________
Thể dục 
 Động tác bụng của bài thể dục phát triển chung
I- Mục tiêu:
 - Ôn 4 động tác dã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
 - Học động tác bụng của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
 - Chơi trò chơi: “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
 - Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật.
II- Chuẩn bị : sân trường sạch sẽ, còi, kẻ sẵn vạch, tranh minh hoạ động tác bụng .
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
 A. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu giờ học.
- Khởi động.
B. Phần cơ bản.
* Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
* Học động tác bụng
- GV treo tranh minh hoạ, HS phân tích động tác. GV làm mẫu1 lần rồi hướng dẫn tập. GV hô cho lớp tập 1 lần rồi cán sự hô cho lớp tập, GV theo dõi, sửa sai.
- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.
* Trò chơi: “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, hướng dẫn HS chơi trò chơi. Sau đó cho HS tham gia trò chơi.
C. Phần kết thúc.
 -Hồi tĩnh .
- Hệ thống bài.
- Nhận xét, dặn dò.
Phương pháp tổ chức 
- Tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp
- Chạy chậm quanh sân.
- Khởi động các khớp.
- Cán sự điều khiển, lớp thực hiện.GV chú ý theo dõi, sửa sai cho HS.
- Tập liên hoàn 5 động tác vừa học. Chia lớp thành các tổ để luyện tập. 
- HS chơi trò chơi.
- GV, HS cùng nhận xét, đánh giá
- Tập động tác thả lỏng, hít thở sâu.
_______________________________
Tự nhiên và xã hội: 
thực hành phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng 
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có khả năng: 
-Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể:
-Biết xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại 
II. Chuẩn bị:- Các hình trang 42,43 SGK. Phiếu học tập 
A. Kiểm tra bài cũ:
-Những người thuộc họ nội gồm những ai?
-Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?
B. Bài mới
 Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1:Chơi trò chơi: đi chợ mua gì? cho ai ? 
-Cách chơi: HS ngồi tại chỗ, chọn trưởng trò điều khiển cuộc chơi.
-GV hướng dẫn học sinh tham gia chơi. 
HĐ2:Nhận biết mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ
-Cách tiến hành:
*B1 Làm việc theo nhóm :
-GV phát phiếu học tập có ghi câu hỏi thảo luận:
1. Ai là con trai, con gái của ông bà?
2. Ai là con dâu, con rể của ông bà?
3. Ai là cháu nội, ngoại của ông bà?
4. Những ai thuộc họ nội của Quang?
5. Những ai thuộc họ ngoại của Hương?
-B2:Làm việc cả lớp. 
- GV Nhận xét.
C. Củng cố dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS chuẩn bị tiết sau
-Học sinh ngồi tại chỗ tham gia chơi .
-Trưởng trò hô: Đi chợ, đi chợ.
-Lớp hô: Mua gì? mua gì?
Trưởng trò hô: Mua hai cái áo (Em số 2 đứng dậy chạy quanh lớp) 
-Cả lớp hô: Cho ai? Cho ai?
-Em số 2 vừa chạy vừa hô: Cho mẹ, cho mẹ...
-4 nhóm thảo luận, nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình (Trang 42 SGK) làm vào phiếu học tập.
-Các nhóm đổi chéo để kiểm tra.
-Các nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011
Toán
 Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
 - Có kĩ năng tính nhẩm nhanh.
 - HS yêu thích môn học.
II- Đồ dùng dạy - học: 
 - HS: bảng con, SGK.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ: 
Gọi h/s đọc bảng nhân 8
-Nhận xét cho điểm
2- Bài mới:giới thiệu bài
A. Giáo viên nêu phép tính:123 x3 =?
Gọi h/s đọc và nêu phép tính và lên bảng 
Giải như nhân số có 2chữ số
-Lớp làm bảng con
? Đây là phép nhân như thế nào ?
B. Giáo viên nêu phép nhân326x 3= ?
-Gọi h/s nhân và nêu cách tính
-Giáo viên nhận xét chốt
Nhân có nhớ ở hàng chục
Luyện tập 
Bài 1:tính 
Cho h/s làm bảng con Gọi 3 h/s giải bảng 
-Giáo viên nhận xét chốt
Bài 2:đặt tính rồi tinh,cột a
-Cho h/s làm nháp, Gọi 2 h/s giải bảng lớp
Giáo viên và h/s nhận xét chốt
Bài 3 :Gọi h/s đọc đề bài phân tich nội dung
-cho giải vở 
Chấm chữa bài ,chốt
Bài 4 :trắc nghiệm 
a kết quả của phép tính x :7= 101 là
A :707 B : 770 C760 D:706
b- kết quả của phép tính x :6 =107 là:
A 760 B:706 C:642 D 624
-Nhận xét chốt cách làm
3- Củng cố dặn dò :nhận xét tiết học
2 h/s đọc
HS đọc phép tính 1 em lên bảng giải
 123
 X 3
 3 6 9
-HS nêu phép nhân không có nhớ
-HS nêu phép nhân thứ 2 
1 h/s lên bảng làm ,lớp làm nháp
-HS nêu cách nhân
-HS nêu y/c
-3 em giải bảng lớp,lớp làm b/c
-hs nhận xét nêu cách làm
-2 h/s làm bảng lớp ,lớp làm nháp 
HS giải vở
1 em làm bảng lớp
Bài giải
3 chuyến chở được số người là
116 x3 =348 (người)
đáp số 348 người
____________________________
Tập làm văn
Nghe kể: "Tôi có đọc đâu!".Nói về quê hương.
I- Mục tiêu: 
- Nghe - kể lại đúng nội dung truyện vui "Tôi có đọc đâu!'. Lời kể rõ, vui, tác phong mạnh dạn, tự nhiên.
- Biết nói về quê hương (hoặc nơi mình đang ở) theo gợi ý ở SGK. Bài nói đủ ý; dùng từ, đặt câu đúng. Biết đầu biết dùng một số từ ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm với quê hương.
- Giáo dục tình yêu quê hương. 
II-Chuẩn bị :nội dung.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra: 
Giáo viên nhạn xét cho điểm 
 2- Bài mới: a. Giới thiệu bài 
 b. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
- GV kể chuyện 1 lần.
- Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì?
- Người viết thư thêm vào thư điều gì?
- Người bên cạnh kêu lên như thế nào?
- GV kể lần 2.
- Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
* Bài 2: Nói về quê hương em.
- Hướng dẫn HS dựa theo gợi ý để nói:
+ Quê hương em ở đâu?
+ Em thích nhất cảnh vật gì ở quê hương?
+ Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
+ Tình cảm của em với quê hương như thế nào?
.Giáo viên cùng h/s nhận xét ,sửa chữa
3 - Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
3 - 4 HS đọc lá thư đã viết ở tiết trước.
- Lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh (SGK)
- Ghé mắt đọc trộm thư của mình...
- Xin lỗi. Mình không viết tiếp..... 
- Không đúng! Tôi có đọc trộm thư đâu....
+ 1 HS giỏi kể lại.
+ Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe.
+ 4 - 5 HS thi kể lại truyện nhận xét.
- Phải xem trộm thư mới biết dòng chữ người ta viết thêm vào...
- HS nêu yêu cầu.
- HS nói theo gợi ý.
+ Quê em ở Phúc Hoà
+ Cảnh cánh đồng lúa chín.,đồi vải chín.
- Cứ buổi sáng mùa hè, đứng ở đầu làng mà ngắm nhìn cảnh cánh đồng lúa chín thì thật thích thú biết bao, cả cánh đồng vàng rực trông xa như trải một tấm thảm vàng óng ...
- Em rất yêu quê hương...
-HS tập thể theo cặp.
- HS thi đua nói về quê hương
____________________________
Đạo đức
Ôn tập và thực hành kĩ năng giữ học kì I
I.Mục tiêu : Giúp HS.
- Củng cố kiến thức, kĩ năng, thói quen giữ lời hứa; quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chi em; chia sẻ vui buồn cùng bạn .
- H/S biết thể hiện điều đó qua các việc làm cụ thể.
- Biết giữ lời hứa; quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chi em; chia sẻ và yêu quí bạn bè.
II. Chuẩn bị: 
- Phiếu học tập cá nhân, nhóm.
- Các bài hát về chủ đề gia đình, nhà trường.
III. Ôn tập:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Thảo luận phân tích tình huống:
Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu 
- GV giới thiệu tình huống:
Đã 2 ngày nay các bạn HS lớp 3B không thấy bạn Ân đến lớp. Đến giờ sinh hoạt của lớp, cô giáo buồn rầu báo tin:
Như các em đã biết, mẹ bạn Ân lớp ta ốm đã lâu, nay bố bạn lại mới bị tai nạn giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn đang rất khó khăn. Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn Ân vượt qua khó khăn này?...
Nếu em là bạn cùng lớp với Ân, em sẽ làm gì để an ủi, giúp đỡ bạn? vì sao?
- GV kết luận: Khi bạn có chuyện buồn, em cần động viên, an ủi bạn hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng ( như giúp bạn chép bài, giảng lại bài cho bạn nếu bạn phải nghỉ học; giúp bạn làm 1 số việc nhà;...) để bạn có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
HĐ2: Vẽ tranh tặng bạn, tặng ông bà cha mẹ, anh em.
Cách tiến hành:
1. GV nêu yêu cầu: Các em hãy suy nghĩ và vẽ ra giấy những điều mà các em mong muốn được tặng đến ban bè, người thân.
2. Trình bày trước lớp. Tuyên dương những em vẽ đẹp, có ý tưởng hay.
GV kết luận chung:
-Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nổi buồn được vơi đi.
HĐ3: Liên hệ
Nêu những việc đã biết lời hứa, chưa biết giữ lời hứa đã biết làm lấy việc của mình, chưa biết làm lấy việc của mình.
C. Củng cố - dặn dò Dặn HS về hoc bài và thực hiện tốt như bài học. 
HS quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh.
HS thảo luận nhóm nhỏ về các cách ứng xử trong tình huống và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử.
H/S lắng nghe.
H/S vẽ vào giấy.
______________________________
Thể dục
Động tác toàn thân 
của bài thể dục phát triển chung.
I- Mục tiêu:
 - Ôn 5 động tác đã học: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
 - Học động tác toàn thân. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
 - Chơi trò chơi "Nhóm ba nhóm bảy". Yêu cầu biết cách chơi và chơi một cách tương đối chủ động.
 - Giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật.
II- Chuẩn bị : sân trường, còi, kẻ sẵn vạch cho trò chơi, tranh vẽ động tác toàn thân.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu giờ học.
- Khởi động.
B. Phần cơ bản.
- Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục. 
- Học động tác toàn thân.
- Cho HS quan sát tranh vẽ động tác toàn thân, GV làm mẫu, giải thích rồi hướng dẫn tập. Sau đó GV hô cho lớp tập.
- Chơi trò chơi "Nhóm ba nhóm bảy" 
- GV nêu cách chơi, luật chơi rồi cho HS chơi.
C- Phần kết thúc.
- Hệ thống bài.
- Nhận xét, dặn dò.
Phương pháp tổ chức
- Tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay, hát.
- Chạy chậm quanh sân.
- Khởi động các khớp và chơi trò chơi "Chui qua hầm".
- Cán sự điều khiển lớp tập theo 3 hàng ngang. Sau đó chia tổ để tập.
- HS tập theo lớp.
- Tập theo tổ.
- HS chơi trò chơi.
-Tập các động tác thả lỏng, đi thường tại chỗ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 11 2011.doc