Tiết 2. Toán
$ 56: Luyện tập
I/ Yêu cầu:
Rèn luyện kĩ năng thực hiện tính nhân, giải toán và thực hiện "gấp, giảm" một số lần
II/ Lên lớp:
A/ Kiểm tra: 2 HS lên bảng giải: 218 x 3, 102 x 8
Muốn nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số ta làm thế nào?
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu mục tiêu
Tuần 12 SÁNG: Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2007 Tiết 1. Chào cờ Tập trung toàn trườngT _____________________________________________ Tiết 2. Toán $ 56: Luyện tập I/ Yêu cầu: Rèn luyện kĩ năng thực hiện tính nhân, giải toán và thực hiện "gấp, giảm" một số lần II/ Lên lớp: A/ Kiểm tra: 2 HS lên bảng giải: 218 x 3, 102 x 8 Muốn nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số ta làm thế nào? B/ Bài mới: 1, Giới thiệu: Nêu mục tiêu 2, Luyện tập: Bài 1: - Củng cố cho Hs cách thực hiện phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài - Củng cố về tìm số bị chia chưa biết - Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào? Bài 3: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Củng cố bài toán giải bằng 1 phép tính Bài 4: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Củng cố bài toán giải bằng hai phép tính Bài 5: - Đọc yêu cầu của bài - Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện "gấp, giảm" một số lần (nhân 3 chia 3n) - HS đọc yêu cầu. HS theo dõi sgk - Tính và điền kết quả vào sgk Thừa số 423 210 105 241 170 Thừâ số 2 3 8 4 5 Tích 846 630 840 964 850 - Lớp theo dõi sgk - 2 HS lên thực hiện. Lớp làm nháp a,x : 3 = 212 b,x : 5 = 141 x = 212 x 3 x = 141 x 5 x = 436 x = 705 - HS đọc bài - HS tóm tắt rồi giải Tóm tắt 1 hộp: 120 cái kẹo 4 hộp: ? cái kẹo Giải Bốn hộp có số kẹo là 120 x 4 = 480 (cái kẹo) Đáp số: 480 cái kẹo - 1 HS đọc bài toán. HS đọc thầm sgk - HS tóm tắt, giải bài toán Tóm tắt Có 3 thùng dầu Mỗi thùng: 125 lít dầu Lấy ra: 185 lít dầu Còn lại: ? lít dầu Giải Ba thùng dầu có số lít dầu là 125 x 3 = 375 (l) Số lít dầu còn lại là 375 - 185 = 190 (l) Đáp số: 190 lít dầu - HS thực hiện vào vở 12 x 3 = 36 12 : 3 = 4 24 x 3 = 72 24 : 3 = 8 - GV và HS chữa bài C/ Củng cố – dặn dò: -Nhắc lại nội dung bài. -Chuẩn bị bài sau. ______________________________________ Tiết 3. Tiếng Anh. (GV bộ môn dạy G) _________________________________________ Tiết 4 -5: Tập đọc –Kể chuyện. $34. Nắng phương Nam I/ MĐYC: A/ Tập đọc 1, Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: Nắng phương Nam, Uyên, ríu rít, sững lại, vui lăm, lạnh, reo lên, xoắn xuýt, sửng sốt -Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài: Phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật 2, Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải trong bài: sắp nhỏ, lòng vòng. Đọc thầm khá nhanh và nắm được cốt truyện - Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi Hiểu nội dung của câu chuyện: Kim Đồng là một chiến sĩ liên lạc rất nhanh trí, dũng ảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng hai miền Nam -Bắc qua sáng kiến của bạn nhỏ ở miền Nam gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc. B/Kể chuyện 1, Rèn kĩ năng nói: Dựa vào các gợi ý trong sgk, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết diễn tả đúng lời từng nhân vật (phân biệt lời dẫn chuyện, lời nhân vật) 2, Rèn kĩ năng nghe: II/Đồ dùng: Tranh minh hoạ truyện trong sgk III/ Lên lớp: Tập đọc A/Kiểm tra: 2 HS đọc tiếp nối bài: " Chõ bánh đúc của dì tôi". - Vì sao tác giả không sao quên được mùi vị của chiếc bánh quê hương? B/Bài mới: 1, Giới thiệu bài: 2, Luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu - GV HD HS đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ khó - Đọc từng đoạn trước lớp - Đọc từng đoạn trong nhóm 3, Tìm hiểu bài Câu 1: Truyện có những bạn nào? Câu 2: Uyên và các bạn đi đâu vào dịp nào? Câu 3: Nghe đọc thư Vân các bạn ước mong điều gì? Câu 4: Phương nghĩ ra cách gì? Câu 5: Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân? Câu 6: Em hãy chọn thêm một tên khác cho truyện? 4/Luyện đọc lại: - Chia nhóm đọc phân vai -Học sinh lắng nghe -Mỗi HS đọc liền hai câu -Đọc nối tiếp từng đoạn trong bài -Đọc nhóm 3 -1 HS đọc toàn bài -Uyên, Huê, Phương cùng 1 số bạn ở thành phố Hồ Chí Minh. Các bạn nói chuyện về Vân ở miền Bắc -Uyên và các bạn đi chợ hoa vào ngày 28 tết -Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam -Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai - Cành mai chở nằng phương Nam đến cho Vân những ngày đông rét buốt - Cành mai không có ở ngoài Bắc nên rất quý - Cành mai có ở miền Nam gợi cho Vân nhớ miền Nam -HS tự chọn + Câu chuyện cuối năm + Tình bạn + Cành mai tết -HS đọc phân vai + Người dẫn chuyện + Uyên, Phương, Huê -2, 3 nhóm thi đọc phân vai -Cả lớp và GV nhận xét Kể chuyện 1/GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các ý tóm tắt trong sgk nhớ và kể lại toàn bộ câu chuyện 2/HD HS kể lại câu chuyện - ý1: Truyện xảy ra vào lúc nào ? - ý 2: Uyên và các bạn đi đâu? - ý 3: Vì sao mọi người sững lại ? - Câu chuyện nói lên điều gì? -Truyện xảy ra đúng vào ngày 28 tết ở thành phố Hồ Chí Minh -Lúc đó, Uyên và các bạn đang đi giữa chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ. Chợ tràn ngập hoa, khiến các bạn tưởng như đang đi trong mơ giữa một rừng hoa -Các bạn đang ríu rít trò chuyện bỗng sững lại vì tiếng gọi ... -HS nêu ý nghĩa của chuyện C/ Củng cố, dặn dò: -Nêu nội dung bài. - Nhận xét giờ học ______________________________________________ Chiều : Tiết 6: Luyện đọc.L I/ Yêu cầu: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: Nắng phương Nam, Uyên, ríu rít, sững lại, vui lắm, lạnh, reo lên, xoắn xuýt, sửng sốt -Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài: Phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật. II/ Lên lớp: 1.Giới thiệu bài. 2.HD đọc: - HD giọng đọc: Đọc bài với giọng sôi nổi; diễn tả sắc thái tình cảm trong lời nói của từng nhân vật, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả trong đoạn thư của Vân gửi các bạn miền Nam. -Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai ở mục I -HD đọc đúng câu hỏi, câu kể: + Nè,/ sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy? (Câu hỏiC, nhấn giọng ở các từ ghi đậm.) +Vui/ nhưng mà / lạnh dễ sợ luôn. + Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp Tết. Trời cuối đông lạnh buốt. Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xoá. (Giọng Uyên đọc lời trong thư cần khác với lời nói của UyênG, của người dẫn chuyện.) 3. Luyện đọc: -HD đọc phân vai. -Luyện đọc trong nhóm. HS tự phân vai luyện đọc theo HD. -Thi đọc giữa các nhóm. GV và cả lớp nhận xét, đánh giá. 4.Củng cố – dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Luyện đọc thêm ở nhà. SÁNG: Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2007 Tiết 1: Đạo đức. § (GVbộ môn dạy G) ______________________________________ Tiết 2: ToánT $ 57: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé. I/ Yêu cầu: Giúp HS -Biết thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé -Áp dụng để giải bài tập có lời văn II/ Lên lớp: A/ Kiểm tra: 2 hs lên bảng làm bài: 234 x 2, 208 x 2 -Muốn nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số ta làm thế nào? B/ Bài mới: 1, 1, Giới thiệu bài toán: - GV ghi bài toán lên bảng - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì - Yêu cầu tóm tắt và giải - Số lớn là số nào? (số 6) - Số bé là số nào? (số 2) -HD hs giải. - Muốn tìm số lớn gấp mấy lấn số bé ta làm thế nào? 2, Luyện tập: Bài 1: -Bài toán cho biết gì? -Bài toán hỏi gì? -Nhận xét, chữa: so sánh số lớn gấp số bé mấy lần. Bài 2: -HD hs tóm tắt và giải -Nhận xét, sửa chữa. - Nhận xét, chữa: Số lớn gấp số bé 4 lần. Bài 3: -Phân tích tóm tắt và giải -Nhận xét, chữa: số lớn gấp 7 lần số bé Bài 4: -Bài toán cho biết gì? -Hd hs giải - Nhận xét, chữa: tính chu vi hình vuông, hình tứ giác. -Muốn tính chu vi các hình ta làm thế nào? -2 HS đọc lại toàn bài -Tóm tắt: 6cm A|--------|----------------| B C |--------| D 2cm Giải Đoạn thẳng AB gấp độ dài đoạn thẳng CD một số lần là 6 : 2 = 3 (lần) Đáp số: 3 lần -Ta thấy số lớn chia hết cho số bé (HS nhắc lại nhiều lần) -HS đọc bài tập, nêu yêu cầu. +B1: HS đếm hình tròn màu xanh, hình tròn màu trắng +B2: So sánh số hình tròn màu xanh gấp mấy lần hình tròn màu trắng bằng cách thực hiện phép chia a, 6 : 2 = 3 (lần) b, 6 : 3 = 2 (lần) c, 16 : 4 = 4 (lần) -HS đọc bài tập, phân tích. -HS tóm tắt và giải. 20 cây Cam: |------|------------------------| 5 cây ? lần Cau : |------| Giải: Cây cam gấp cây cau số lần là: 20:5 = 4 (lần) Đáp số: 4 lần. -HS đọc bài, phân tích. -HS tóm tắt và giải Tóm tắt Con lợn: 42 kg Con ngỗng: 6 kg Con lợn nặng gấp con ngỗng: ? lần Giải Con lợn nặng gấp con ngỗng số lần là: 42 : 6 = 7 (lần) Đáp số: 7 lần -Tính chu vi a, Chu vi hình vuông MNPQ là 3 + 3 + 3 + 3 = 13 (cm) b, Chu vi hình tứ giác ABCD là 3 + 4 + 5 + 6 = 18 (cm) Đáp số: a, 12 cm. b, 18 cm -Tính tổng độ dài các cạnh C/ Củng cố, dặn dò: -Nhắc lại nội dung bài. -Nhận xét giờ học __________________________________________ Tiết 3: Tập viết.T $ 12: Ôn chữ hoa H I/ Yêu cầu: - Củng cố cách viết chữ hoa H thông qua bài tập ứng dụng. Viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. Viết được tên riêng Hàm Nghi bằng cỡ chữ nhỏ -Viết được câu ứng dụng: Hải Vân bát ngát nghìn trùng Hòn Hồng sừng sững đứng trong Vịnh Hàn II/ Đồ dùng dạy học: -Mẫu chữ viết hoa H, N, V -Tên riêng Hàm Nghi và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li. III/Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra: Kiểm tra vở viết ở nhà. 1 số HS nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước B/ Bài mới: 1, Giới thiệu: Nêu MĐYC 2, HD HS viết chữ hoa: a, HD HS viết bảng con: -Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? -GV treo mẫu chữ, nêu quy trình viết -Viết lại mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết b, Viết bảng: -Yêu cầu HS viết các chữ hoa H, N, V 3/HD Hs viết từ ứng dụng: -Giới thiệu từ ứng dụng -Gọi 2 HS đọc từ ứng dụng -Hàm Nghi (1872-1943) làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp, bị thực dân Pháp bắt và đưa đi đày ở An -giê-ri rồi mất ở đó -Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? -Yêu cầu hs viết từ ứng dụng vào bảng con 4, HD viết câu ứng dụng: a, Giới thiệu câu ứng dụng: -Gọi HS đọc câu ứng dụng -Câu ca dao tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở đèo Hải Vân và vịnh Sơn Trà -Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? b, Viết bảng : -HS viết bảng: Hải Vân, Hòn Hồng, Hàn 5, HD HS viết vở tập viết -GV nêu yêu cầu -Thu và chấm từ 5 đến 7 bài, nhận xét chữ viết -Có các chữ hoa: H, N, V -2 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi -------------------------------------------------------- ... he và viết đúng chính tả bài: Trần Bình Trọng Viết hoa đúng các tên riêng Việt Nam, các chữ đầu câu trong bài. Viết đúng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Trình bày bài rõ ràng, sạch sẽ 2, Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống (phân biệt l /n, iêt/iêc) II/ Đồ dùng: Bảng lớp viết sẵn các từ cần điền trong bài tập 2 III/ Các hoạt động dạy học: A/Kiểm tra: 3 Hs lên bảng viết: liên hoan, lên lớp, náo nức, nên người B/ Bài mới 1, Giới thiệu: Nêu MĐYC 2, HD viết chính tả GV đọc mẫu Trần Bình Trọng bị bắt trong hoàn cảnh nào? Giặc đã dụ dỗ ông như thế nào? Khi đó Trần Bình trọng đã trả lời như thế nào? Em hiểu câu nói của Trần Bình Trọng như thế nào? Đoạn văn có mấy câu? Câu nói của Trần Bình Trọng được viết như thế nào? Ngoài những chữ đầu câu trong bài còn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? HD viết từ khó GV đọc cho Hs viết chính tả Gv chấm từ 5 đến 7 bài 3, HD bài tập: 1, 2 HS đọc bài Điền vào chỗ trống l hay n 1, 2 HS đọc lời giải đúng 1, 2 HS đọc lại Cả lớp theo dõi sgk 1 HS đọc chú giải Khi ông đang chỉ huy một cánh quân chống lại quân Nguyên Chúng dụ dỗ ông đầu hàng và hứa sẽ phong tước vương cho ông Ông khẳng khái mà trả lời rằng: Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vường đất Bắc Ông là người yêu nước, có chí khí, thà chết vì đất nước chứ không phản bội Tổ quốc, không làm tay sai cho giặc Đoạn văn có 6 câu Viết sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép Tên riêng phải viết hoa: Trần Bình Trọng, Nguyên, Nam, Bắc Sa vào, tước vương, làm ma nước Nam HS viết bài Đổi vở soát lỗi Lớp quan sát và đọc thầm A, nay là, liên lạc, nhiều lần, luồn sâu, nắm tình hình, có lần, ném lựu đạn 4/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học _____________________________________________________________ Thứ 6 ngày 20 tháng 1 năm 2006 Tiết 1 Âm nhạc $19. Học hát bài: Em yêu trường em (L1) I/ Mục tiêu: HS biết hát bài Em yêu trường em do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác. Nhạc sĩ Hoàng Vân là 1 trong những nhạc sĩ nổi tiếng ở nước ta Hát đúng giai điệu, thể hiện đúng các tiếng có luyến hai âm hoặc 3 âm Giáo dục các em yêu mến trường lớp, thầy giáo cô giáo và bạn bè II / Chuẩn bị: GV: Băng nhạc và nhạc cụ quen dùng Chép lời ca lên bảng III/ Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra: B/ Bài mới: 1, Giới thiệu HĐ 1: Dạy hát bài: Em yêu trường em Giới thiệu bài, tên bài tên tác giả GV hát mẫu Cả lớp đọc lời ca GV dạy hát từng câu Chú ý những tiếng luyến 2 âm Những tiếng luyến 3 âm HĐ 2: Hát kết hợp gõ đệm Đệm theo phách Tập hát nối tiếp: Chia lớp thành 2 đội Tập hát 1, 2 lượt sau đó đổi bên Tập gõ theo tiết tấu GV làm mẫu HS lắng nghe Lớp đọc đồng thanh Lời 1 Cô giáo hiền, cắp sách đếntrường, muôn vàn yêu thương, trong nắng thu vàng, của chúng em Nào sách nào vở, nào phấn nào bảng, yêu sao yêu thế Các nhóm luân phiên luyện tập hát và gõ đệm HS thực hành cả lớp, theo tổ, cá nhân 3/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học ______________________________________ Tiết 2 Tập làm văn (Nghe - kể) $19. Chàng trai làng Phù ủng i/ MĐYC: 1, Rèn kĩ năng nói Nghe kể chuyện Chàng trai làng Phù ủngN, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên 2, Rèn kĩ năng viết Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc cV, đúng nội dung, đúng ngữ pháp (viết thành câu rõ ràng, đủ ý) II/ Đồ dùng: Tranh minh hoạ truyện: Chàng trai làng Phù ủng Bảng lớp viết: Ba câu hỏi gợi ý kể chuyện Tên: Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) III/ Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra: B/ Bài mới: 1, GT bài: Nêu MĐYC của tiết học 2, Hd HS nghe kể: GV kể 1 lần Truyện có những nhân vật nào? GV: Trần Hưng đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, ông được phong là Hưng Đạo Vương nên còn gọi là Trần Hưng Đạo. Ông là 1 tường giỏi đã thống lĩnh quân đội, đánh tan quân xâm lược nước ta vào năm 1258 và 1288 GV kể lần 2 Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì? Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai? Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô? HS chia thành nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 HS. Yêu cầu lần lượt từng HS kể lại câu chuyện trong nhóm Gọi 2, 3 em đại diện kể trước lớp Tuyên dương những Hs kể tốt Bài 2: HS đọc yêu cầu bài Yêu cầu HS chọn 1 trong 2 ý b hoặc c. Sau đó tự viết câu trả lời vào vở của mình Lưu ý: HS viết câu rõ ràng và đủ ý HS lắng nghe Truyện có chàng trai làng Phù ủng, Trần Hưng Đạo và những người lính Chàng ngồi đan sọt Vì chàng mải mê đan sọt, không để ý thấy kiệu của Trần Hưng Đạo đã đến. Quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi nhường đường cho Hưng Đạo Vương Vì Trần Hưng Đạo mên trọng chàng trai là người yêu nước tài giỏi. Chàng mải nghĩ việc nước đến nỗi giáo đam vào đùi chảy máu mà không biết. Khi Trần Hưng Đạo hỏi đến phép dùng binh chàng trả lời rất trôi chảy Tập kể câu chuyện theo nhóm Đại diện HS kể chuyện, HS khác lắng nghe và nhận xét Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c HS làm bài Gọi 1 số HS đọc bài của mình trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét 3/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học ______________________________________ Tiết 3 Toán $95. Số 10000. Luyện tập i/ Mục tiêu: Giúp HS Nhận biết 10000 (mười nghìn hoặc 1 vạn) Củng cố về cách viết số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có 4 chữ số II/ Đồ dùng: 10 tấm bìa viết số 1000 III/Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra: B/ Bài mới: 1, Giới thiệu: Nêu mục đích 2, Giới thiệu số 10000: Cho HS lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như sgk Có 8 tấm bìa, mỗi tấm ghi 1000 vậy 8 tấm ghi mấy nghìn? GV cho HS lấy thếm 1 tấm bìa ghi 1000 rồi vừa xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa Tám nghìn thêm 1 nghìn là mấy nghìn? Chín nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn? Số 10000 hay 1 vạn là số gồm có mấy chữ số? 3, Luyện tập: Bài 1: Viết các số tròn nghìn từ 1000 đến 10000 Em có nhận xét gì về các số tròn nghìn? Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài 1 HS nêu miệng kết quả HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng Bài 3: HS đọc bài HS nêu miệng kết quả GV củng cố cách viết số tròn chục Bài 4: 1 HS đọc bài Lớp làm bài vào vở Bài 5: 1 Hs đọc bài Bài 6: HS điền kết quả vào sgk Viết số thích hợp vào mỗi vạch Tám tấm ghi 8000 đọc là tám nghìn Tám nghìn thêm một nghìn là 9000 đọc là chín ngìn Chín nghìn thêm một nghìn là mười nghìn, viết: 10000 đọc là mười nghìn hay một vạn Là số có 5 chữ số gồm chữ số 1 và 4 chữ số 0 1000, 2000, 3000, 4000, 5000, 6000, 7000, 8000, 9000, 10000 Các số tròn nghìn tận cùng bên phải ba chữ số 0, riêng số 10000 có tận cùng bên phải 4 chữ số 0 Lớp đọc thầm 2, 3 HS nêu Viết số tròn trăm từ 9300 đến 9900 9300, 9400, 9500, 9600, 9700, 9800, 9900 Viết các số tròn chục từ 9940 đến 9990 9940, 9950, 9960, 9970, 9980, 9990 Viết các số từ 9995 đến 10000 9995, 9996, 9997, 9998, 9999, 10000 Lớp đọc thầm Số liền trước: 2664, 2001, 1998, 9998, 6889 Số đã cho: 2665, 2002, 1999, 9999, 6890 Số liền sau: 2666, 2003, 2000, 10000, 6891 4, Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học _____________________________________________ Tiết 4 Tự nhiên & Xã hội $38. Vệ sinh môi trường (T3) I/Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết Nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ Cần có ý thức và hành vi đúng, phòng chống ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải II/Đồ dùng dạy học: Tranh sgk trang 72, 73 III/ Hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra: B/ Bài mới: 1, Giới thiệu: Nêu mục tiêu giờ học Hoạt động 1: Quan sát tranh Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống Cách tiến hành B1: Quan sát hinh 1, 2 trang 73 theo nhóm Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình? Theo bạn hành vi nào đúng hành vi nào sai? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không? B2: Gọi vài nhóm trình bày B3: Thảo luận nhóm các câu hỏi sgk Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ con người? Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy... cần cho chảy ở đâu? B4: Một số nhóm trình bày HS quan sát tranh sgk trả lời các câu hỏi Các bạn HS đang bơi dưới sông Các chị phụ nứ đang rửa rau, vo gạo bằng nước sông. Trên bờ, một bác đang đổ rác xuống sông. Bên cạnh đó ống cống đang xả nước bẩn trực tiếp xuống sông Việc xả nước bẩn trực tiếp xuống sông là sai Việc làm sai: rửa rau dưới sông, tắm rửa dưới sông Các nhóm khác bổ xung Làm ô nhiễm môi trường đất truyền bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của sinh vật và con người Làm cho sinh vật dưới nước không sống được Phải có hệ thống thoát nước chung khi cần thiết GV KL: trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn độc hại, các vi khuẩn sẽ gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao hồ sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiêm. Làm chết cây cối và các sinh vật sống dưới nước Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh Mục tiêu: Giải thích tại sao cần phải xử lí nước thải Cách tiến hành B1: Từng cá nhân cho biết gia đình hoặc địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu? Theo em xử lí như vậy đã hợp lí chưa? Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh? B2: HS quan sát hình 3, 4 và thảo luận theo nhóm Theo em hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tại sao? Theo em nước thải cần được xử lí không ? B3: Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình Nước thải được chảy vào cống Đã hợp lí Nước thải được chảy vào cống xây kín ... HS thảo luận nhóm 2 Hệ thống cống hợp vệ sinh là hình 4 vì cống có nắp đậy HS tự phát biểu HS trình bày kết quả thảo luận việc xử lí nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết HS đọc phần bóng đèn toả sáng 4/ Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học _________________________________________ Tiết 5 Sinh hoạt lớp $19. Sơ kết tuần 1, Ưu điểm: Thực hiện mọi nề nếp tương đối tốt: xếp hàng đầu giờ, giờ truy bài Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài Tham gia các buổi ngoại khoá đầy đủ 2, Nhược điểm: Một số em ý thức chưa tốt: Xếp hàng chưa nhanh nhẹn, còn lười học, quên đồ dùng học tập 3, Biện pháp: Cần khắc phục những nhược điểm trên ____________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: