Tập đọc - KỂ chuyện
NẮNG PHƯƠNG NAM
I Mục đích, yêu cầu.
A- Tập đọc.
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ sai do ảnh hưởng của địa phương: đông nghịt, bổng sững lại, sắp nhỏ, cuồn cuộn, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở.
- Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ khó và từ địa phương được chú giải trong bài (sắp nhỏ, lòng vòng). Đọc thầm khá nhanh và nắm được cốt truyện.
TUẦN 12 Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2007 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tiết 11: LÀM BÁO TƯỜNG – TRƯNG BÀY SẢN PHẨM HỌC TỐT CHÀO MỪNG NGÀY 20 – 11. (XEM THIẾT KẾ BÀI DẠY CỦA KHỐI) =============================== TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN NẮNG PHƯƠNG NAM I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. A- Tập đọc. 1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng. - Đọc các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ sai do ảnh hưởng của địa phương: đông nghịt, bổng sững lại, sắp nhỏ, cuồn cuộn, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở. - Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật. 2- Rèn kỹ năng đọc hiểu. - Hiểu nghĩa các từ khó và từ địa phương được chú giải trong bài (sắp nhỏ, lòng vòng). Đọc thầm khá nhanh và nắm được cốt truyện. - Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc qua sáng kiến của bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho các bạn nhỏ ở miền Bắc. B- Kể chuyện: 1- Rèn kỹ năng nói. Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời nhân vật; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật. 2- Rèn kỹ năng nghe. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Thêm ảnh hoa mai, hoa đào. - bảng phụ ghi các ý tóm tắt từng đoạn để HS kể chuyện. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. Tập đọc Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh A- Bài cũ. - Kiểm tra bài: Chõ bánh khúc của dì tôi: yêu cầu 2 HS đọc + TLCH về nội dung của bài. B- Bài mới. 1- Gìới thiệu chủ điểm mới và bài học: - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa chủ điểm – giới thiệu. - Giới thiệu bài: Ghi đề bài. 2- Luyện đọc. a. GV đọc mẫu toàn bài: Giọng sôi nổi. b. Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ: * Đọc tiếp nối từng câu: - GV nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS. * Đọc từng đoạn trước lớp. - Hướng dẫn HS đọc đúng các câu: Nè,/ sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy? Vui / nhưng mà/ lạnh dễ sợ luôn. “Hà Nội đang rạo rực Tết. Trời cuối đông lạnh buốt. Những dòng suối hoa xám đục và trắng xóa.” - Giải nghĩa các từ ngữ: đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt. * Đọc từng đoạn trong nhóm. * Yêu cầu HS đọc. 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm cả bài + TLCH: + Truyện có những bạn nhỏ nào? - Đoạn 1: + Uyên và các bạn nhỏ đi đâu? Vào dịp nào? - Đoạn 2: + Nghe đọc thư Vân, các bạn ước mong điều gì? - Đoạn 3: + Phương nghĩ ra sáng kiến gì? - Yêu cầu HS trao đổi nhóm để trả lời. + Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân? - Gọi 1 HS đọc câu hỏi 5 SGK. - Chọn thêm một tên khác cho truyện: a. Câu chuyện cuối năm. b. Tình bạn. c. Cành mai Tết. 4. Luyện đọc lại: - Chia nhóm, yếu cầu HS luyện đọc bài theo vai. - Yêu cầu 2 nhóm đọc trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. - 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc + TLCH 3. - HS quan sát tranh minh họa chủ điểm. - Nghe giới thiệu. - HS theo dõi SGK. - HS theo quan sát tranh trong SGK. - Nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. - HS tiếp nối nhau đọc các đoạn. - HS lắng nghe, dùng - HS đọc chú giải SGK. - Luyện đọc theo nhóm bàn. - 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn của bài. - 1 HS đọc cả bài. + Uyên, Huê, Phương cùng 1 số bạn ở Tp. HCM. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + Uyên cùng các bạn đi chợ hoa tết vào ngày 28 Tết. - Lớp đọc thầm. + Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam. - HS đọc thầm. + Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai. - Thảo luận theo nhóm bàn. + Cành mai chở nắng phương Nam đến cho Vân trong những ngày đông rét buốt. Cành mai không có ở ngoài Bắc nên rất quý. Cành mai Tết chỉ có ở miền Nam sẽ gợi cho Vân nhớ đến bạn bè ở miền Nam. - 1 HS đọc. - Cả 3 tên câu truyện đều đúng, (Khi chọn tên, HS cần nêu lí do vì sao em chọn cho truyện tên a, b hay c.) - Mỗi nhóm cử 4 bạn, tự phân các vai: Người dẫn chuyện, Uyên, Phương, Huê. - Hai nhóm thi đọc truyện theo vai. - HS nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất. KỂ CHUYỆN 1- GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các ý tóm tắt trong SGK, các em nhớ lại và kể lại từng đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam. 2- Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV mở bảng phụ đã viết sẵn các ý tóm tắt mỗi đoạn. Yêu cầu HS kể mẫu đoạn 1. - Yêu cầu HS kể theo nhóm 3. - Yêu cầu HS kể trước lớp. - Nhận xét,tuyên dương bạn kể hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: + Ý nghĩa của câu chuyện là gì? - GV khen ngợi những HS đọc bài tốt, kể chuyện hấp dẫn. Khuyến khích HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - 1 HS kể mẫu đoạn 1 (dựa vào các ý tóm tắt). - HS tập kể theo nhóm 3. - 3 HS tiếp nối thi kể 3 đoạn. - Lớp nhận xét, bình chọn. + Ca ngợi tình bạn thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi các miền trên đất nước ta. ================================ TOÁN Tiết 56: LUYỆN TẬP I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hiện tính nhân, giải toán và thực hiện “Gấp”, “Giảm” 1 số lần. II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh A- Bài cũ. - Yêu cầu HS đặt tính rồi tính: 218x3 ; 105x5 - Nhận xét và cho điểm B- Bài mới. 1- Gìới thiệu bài. - Nêu mục tiêu bài học – ghi tên bài. 2- Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: - Kẻ nội dung bài tập 1 lên bảng. + Bài tập yêu cầu làm gì? + Muốn tính tích,ta làm thế nào? - Cho HS thi tiếp sức: - Nhận xét, chữa bài, tuyên dương đội thắng cuộc. Bài 2: Bảng con: + Bài tập yêu cầu làm gì? + Nêu tên gọi các thành phần trong phép tính? + Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét bảng lớp, bảng con. Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS phân tích đề. + Muốn biết 4 hộp có bao nhiêu cái kẹo ta làm thế nào? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS phân tích đề, tóm tắt và tìm cách giải. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 5: - Yêu cầu HS đọc bài mẫu, cho biết cách làm bài toán. + Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ? + Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS về luyện tập thêm về nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số. - Nhận xét, tiết học. - 2 HS lên bảng làm, lớp bảng con. - Nghe giới thiệu. + Tính tích. + Ta thực hiện phép nhân giữa các thừa số với nhau. - 2 nhóm. Thừa số 423 210 105 241 170 Thừa số 2 3 8 4 5 Tích 846 630 840 964 850 -HS trả lời. -HS nêu. -HS trả lời. - 2 HS lần lượt lên bảng, lớp bảng con. a. x:3 = 212 x:5 = 141 x = 212x3 x = 141x5 x = 636 x = 705 - Nhận xét bạn làm bảng. - 1 HS đọc, lớp nhẩm. + Bài toán cho biết gì? 1 hộp: 120 cái kẹo. + Bài toán hỏi gì? 4 hộp: . . . cái kẹo? + Ta lấy số kẹo 1 hộp nhân với 4. - 1 HS lên bảng, lớp làm vở. - 1 HS đọc, lớp nhẩm. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? Tóm tắt: Có : 3 thùng, mỗi thùng 125 l. Lấy ra: 185 l dầu. Còn : . . . l dầu? - 1HS lên bảng, lớp vở. Số đã cho 6 12 24 Gấp 3 lần 6x3=18 12x3=36 24x3=72 Giảm 3 lần 6:3=2 12:3=4 24:3=8 - 2 HS lên bảng, lớp làm vào SGK. =================================== ĐẠO ĐỨC Tiết 12: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (Tiết 1) I- MỤC TIÊU: 1. HS hiểu: - Thế nào làm tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần tích cực tham gia việc lớp, việc trường. - Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em. 2. HS tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường. 3. HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường. II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Tranh tình huống của hoạt động 1 (T1). - Phiếu học tập cho hoạt động 2 (T1). - Các bài hát về chủ điểm nhà trường. - Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu trắng. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh A- Bài cũ. + Cần làm gì khi bạn có chuyện vui, khi bạn có chuyện buồn? Vì sao cần phải làm như vậy? B- Bài mới. 1. Gìới thiệu bài: - Cho HS hát bài “Em yêu trường em” nhạc và lời của Hoàng Vân. - GV giới thiệu – ghi tên bài. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Phân tích tình huống: * Mục tiêu: HS biết 1 biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường. * Cách tiến hành: - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát tranh cho biết nội dung tranh. - GV giới thiệu tình huống: Trong khi cả lớp đang tổng vệ sinh riêng Thu lại ghé tai rủ Huyền đi chơi + Theo em bạn Huyền có thể làm gì? Vì sao? + Nếu em là bạn Huyền, em sẽ chọn cách giải quyết a, b, c hay d? - Chia HS thành các nhóm yêu cầu HS thảo luận vì sao chọn cách giải quyết đó? - Yêu cầu các nhóm trình bày. GV kết luận: Cách giải quyết (d) là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ bạn khác cùng làm. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi: * Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai trong những tình huống có liên quan đến việc trường, việc lớp. * Cách tiến hành: - GV phát phiếu học tập cho HS, nêu yêu cầu bài tập: Em hãy ghi vào ô ¨ chữ Đ ... oạn 1 + TLCH1,2: + Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì? + Câu nói đó thể hiện tình cảm của người miền Nam đối với Bác như thế nào? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 + thảo luận: + Tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam thể hiện như thế nào? --> GV chốt: Bác Hồ rất yêu quý đồng bào miền Nam, không phút giây nào không nghĩ đến miền Nam. 4. Luyện đọc lại: - GV đọc diễn cảm Đ2. - Hướng dẫn HS đọc đúng: Còn hai mươi mốt năm nữa Bác mới một trăm tuổi cơ.// Bác kêu gọi các cô,// năm năm, / hai mươi năm,/ hai mươi năm/ chứ đâu.// Nếu thắng Mĩ / thì còn 1 năm/ để vào thăm miền Nam. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay nhất. 5. Củng cố, dặn dò: - Nhắc HS về luyện đọc bài văn - 2-3 HS lần lượt lên đọc. - Nghe giới thiệu. - HS theo dõi SGK. - HS tập đọc. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK. - HS tiếp nối nhau đọc. - HS dùng chì gạch vào SGK. - HS đọc chú giải SGK. Bố mẹ em thường nói: con cháu phải hết lòng yêu thương, chăm sóc ông bà để khi ông bà trăm tuổi khỏi ân hận. Dì em nói chuyện rất hóm hỉnh. + Cùng nghĩa với nói nhu7ng biểu hiện thái độ kính trọng hơn. + Cùng nghĩa với qua đời. - HS trong nhóm bàn đọc cho nhau nghe. - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn. - 1 HS đọc cả bài. + Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác trăm tuổi. + Đồng bào miền Nam rất dũng cảm, không sợ đánh Mĩ, không sợ gian khổ, hi sinh, chỉ sợ không được gặp Bác. Đồng bào miền Nam mong Bác sống thật lâu để được gặp Bác. - HS thảo luận theo N3. + Bác đã mệt nặng nhưng cố nói đùa để chị cán bộ yên lòng. + Bác mong được vào thăm đồng bào miền Nam. + Bác mết nặng, sắp qua đời, nhưng những lúc tỉnh, vẫn hỏi tin trong miền Nam. Bác luôn nghĩ đến miền Nam đang chiến đấu và mong tin chiến thắng. - Theo dõi GV đọc. - HS dùng chì gạch vào SGK như hướng dẫn. - 2-3 HS thi đọc lời Bác. - 2-3 HS thi đọc cả bài. - Nhận xét, bình chọn. CHÍNH TẢ Tiết 24: NGHE – VIẾT: CẢNH ĐẸP NON SÔNG I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. Rèn kỹ năng viết chính tả: - Nghe – viết chính xác 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông (từ Đường vô xứ Nghệ đến hết). Trình bày đúng các câu thơ thể lục bát, thể song thất. - Luyện viết đúng một số tiếng chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn (ch/tr hoặc vần at/ac). II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC. - Bảng lớp viết nội dung BT2. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh A- Bài cũ. - Nhận xét bài viết tiết 23. - GV đọc: nghi ngút, vắng lặng, hạt cát, quần soóc, B- Bài mới. 1- Gìới thiệu bài. - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hướng dẫn HS viết chính tả: a) Hướng dẫn HS chuẩn bị. - GV đọc 4 câu ca dao 1 lần. - Gọi HS đọc 4 câu ca dao: + Các câu ca dao đều nói lên điều gì? * Hướng dẫn HS nhận xét chính tả và cách trình bày: + Bài chính tả có những tên riêng nào? + Ba câu ca dao viết thể lục bát trình bày thế nào? + Câu ca dao viết theo thể 7 chữ được trình bày thế nào? * Luyện viết từ khó: - Yêu cầu HS nêu từ khó. - GV đọc cho HS viết từ khó: nước biết, họa đồ, bát ngát, thẳng cánh. b. GV đọc cho HS viết bài: - GV đọc mẫu bài viết (lần 2) - Nhắc nhở HS trước khi viết. - GV đọc từng câu, cụm từ cho HS viết. c. Chấm, chữa bài: - GV đọc lại từng câu – lưu ý những từ khó. - Chấm 5-7 bài. Nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2b: - Gọi HS đọc đề bài.. - Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài, làm bài vào bảng con. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. - Gọi 5-7 HS đọc kết quả theo lời giải đúng. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc những HS viết yếu về luyện viết thêm. - Nhận xét tiết học. - 1 HS lên bảng, lớp bảng con. - Nghe giới thiệu. - Theo dõi. - 1-2 HS đọc-lớp nhẩm. + Ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước ta. + Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười. + Dòng 6 chữ bắt đầu viết cách lề vở 2 ô li. Dòng 8 chữ bắt đầu viết cách lề 1 ô li. + Cả 2 chữ đầu mỗi dòng đều cách lề vở 1 ô li. - HS nêu, mỗi em 1 từ. - 1 HS lên bảng, lớp bảng con. - HS lắng nghe. - HS viết vở. - HS dùng chì gạch dưới lỗi sai, sửa lại ra lề vở. - 1 HS đọc-lớp nhẩm. - HS làm bài bảng con. - HS giơ bảng – 2 HS giải đúng và sai đọc kết quả – lớp nhận xét. - Thực hiện - Cả lớp làm vào VBT. b. Vác – khát – thác. ==================================== TOÁN Tiết 60: LUYỆN TẬP I- MỤC TIÊU: Giúp HS: Học thuộc bảng chia 8 và vận dụng trong tính toán. II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh A- Bài cũ. - Kiểm tra HTL bảng chia 8. - Nhận xét, cho điểm. B- Bài mới. 1. Gìới thiệu: - Nêu mục tiêu giờ học. 2. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: a. GV nêu câu hỏi cho HS làm mẫu 1 bài. VD: 8x6 = ? 48:8 = ? - Cho HS nhận xét. - Yêu cầu HS đọc từng cặp phép tính. b. Cho HS thi trả lời đúng: GV nêu cách chơi, luật chơi. Bài 2: Làm vở. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề. - Yêu cầu HS phân tích đề. - Yêu cầu HS thảo luận tìm cách giải. + Muốn tìm số thỏ trong mỗi chuồng ta làm thế nào? + Tìm số thỏ còn lại ta làm thế nào? - Gọi 1 HS nêu lại các bước giải. - Yêu cầu HS tự giải. - Nhận xét, chữa bài. Bài 4: + Bài tập yêu cầu làm gì? - Hướng dẫn HS đếm số ô vuông trong mỗi hình, rồi lấy số ô vuông đó chia cho 8. 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về phép chia trong bảng chia 8. - Nhận xét tiết học. - 3 HS đọc thuộc bảng chia 8. - Nghe giới thiệu. 8x6 = 48 48:6 = 6 - Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia. - HS chia 2 nhóm thi trả lời. 16:8 = 2 16:2 = 8 - 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK. 32:8 = 4 24:8 = 3 40:5 = 8 16:8 = 2 - 1 HS đọc-lớp nhẩm. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Thảo luận nhóm bàn. + Lấy số thỏ còn lại sau khi bán chia cho 8. + Lấy số thỏ nuôi trừ số thỏ bán. - Thực hiện. - 1 HS lên bảng, lớp làm vở. + Tìm 1/8 số ô vuông trong mỗi hình. - Ha. Có 16 ô vuông, chia nhẩm: 16:8 = 2 (ô vuông), 1/8 số ô vuông là 2 (ô vuông). - HD: Có 24 ô vuông (chia nhẩm 24:8 = 3 (ô vuông)). 1/8 số ô vuông trong Hb là 3 ô vuông. ======================================== TẬP LÀM VĂN Tiết 12: NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC. I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. Rèn luyện kỹ năng nói: Dựa vào 1 bức tranh (hoặc 1 tấm ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta. HS nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó (theo gợi ý trong SGK). Lời kể rõ ý, có cảm xúc, thái độ mạnh dạn, tự nhiên. Rèn luyện kỹ năng viết: HS viết được những điều vừa nói thành 1 đoạn văn (từ 5-7 câu). Dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh (ảnh). II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Aûnh biển Phan Thiết trong SGK. - Tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước. - Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý ở BT1. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh A- Bài cũ. - Gọi 1 HS lên kể chuyện “Tôi có đọc đâu”. - Gọi 2 HS làm bài tập 2. - Nhận xét, cho điểm. B- Bài mới. 1- Gìới thiệu bài. - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài. - GV kiểm tra HS chuẩn bị tranh (ảnh). - GV hướng dẫn HS nói về cảnh đẹp trong tấm ảnh biển Phan Thiết. a. Tranh (ảnh), vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở đâu? b. Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào? c. Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp? d. Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì? - Yêu cầu HS tập nói theo từng cặp. - Gọi vài em tiếp nối theo nói theo tranh (ảnh) mình chuẩn bị. - GV nhận xét, khen ngợi những HS nói về tranh, ảnh của mình đủ ý, biết dùng từ gợi tả, sử dụng hình ảnh so sánh bộc lộ được ý nghĩ, tình cảm của mình với cảnh đẹp đất nước. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2:. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhắc HS chú ý về nội dung, cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu, chính tả, ) - Theo dõi HS làm bài, uốn nắn sai sót. - Gọi HS đọc bài viết. - GV nhận xét, rút kinh nghiệm. 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu những HS chưa xong về hoàn chỉnh. - Về viết thêm những cảnh đẹp khác, - Nhận xét tiết học. - 1 HS lên kể, lớp nhận xét. - 2 HS lên nói về quê hương em. - Nghe giới thiệu. - 1 HS đọc yêu cầu bài và câu hỏi gợi ý. - Trình bày tranh ảnh đã chuẩn bị. * 1 HS giỏi làm mẫu: - Nói lần lượt theo từng câu hỏi. - Tấm ảnh chụp cảnh một bãi biển tuyệt đẹp. Đó là cảnh biển ở Phan Thiết. - Bao trùm lên cả bức ảnh là màu xanh của biển, của cây cối, núi non và bầu trời. Giữa màu xanh ấy nổi bật lên màu trắng tinh của 1 cồn cát, màu vàng ngà của bãi cát ven bờ và màu vôi vàng sậm quét trên những ngôi nhà lô nhô ven biển. - Núi và biển kề nhau thật đẹp. - Cảnh trong tranh làm em ngạc nhiên và tự hào vì đất nước mình có những cảnh đẹp như thế. - HS nói cho nhau nghe. - Vài HS nói trước lớp, lớp nhận xét. - Viết những điều nói trên thành 1 đoạn văn từ 5-7 câu. - HS làm vào vở. - 4-5 HS đọc bài viết của mình, lớp nhận xét. ===================================
Tài liệu đính kèm: