Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp 2 cột)

I. MỤC TIÊU

-Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài,phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

-Hiểu được tình cảm đẹp đẽ ,thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc.TLCH SGK .

-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt.

Học sinh khá giỏi nêu được lí do chọn một tên chuyện ở CH 5

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

· Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể).

· Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút )

- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Chõ bánh khúc của dì tôi.

- Nhận xét và cho điểm HS.

 

doc 61 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
1
Tập đọc
Nắng Phương Nam
2
Kể chuyện
Nắng Phương Nam
3
Âm nhạc
Học hát bài: Con chim non
4
Toán
Luyện tập
5
Sinh hoạt
Chào cờ
Ba
1
Chính tả
Chiều trên sông Hương
2
Tập đọc
Cảnh đẹp non sông
3
Toán
So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
4
AV
5
TNXH
Phòng cháy khi ở nhà
Tư
1
LT&C
Ôn về từ chỉ hoạt động trạng thái.So sánh
2
Toán
Luyện tập
3
Mĩ thuật
VTĐT : Ngày Nhà giáo Việt Nam
4
Đạo đức
Tích cực tham gia việc trường,việc lớp (T1)
5
Tập viết
Ôn chữ hoa H
Năm
1
Chính tả
Cảnh đẹp non sông
2
Thủ công
Cắt dán,chữ I,T (t2)
3
Toán
Bảng chia 8
4
AV
5
Thể dục
ĐT tay,chan,lườn,bụng,toàn thân,.
Sáu
1
Tập làm văn
Nói,viết về cảnh đẹp đất nước
2
TNXH
Một số hoạt động ở trường
3
Toán
Luyện tập
4
Thể dục
ĐT tay,chan,lườn,bụng,toàn thân,.
5
SH
Tuần 12
Thứ hai ngày tháng năm 2009
Tập đọc - Kể chuyện
NẮNG PHƯƠNG NAM
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
-Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài,phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu được tình cảm đẹp đẽ ,thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc.TLCH SGK .
-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt.
Học sinh khá giỏi nêu được lí do chọn một tên chuyện ở CH 5
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút )
- GV gọïi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Chõ bánh khúc của dì tôi.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài ( 1 phút )
* Hoạt động 1: Luyện đọc ( 30 phút)
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. 
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt).
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- GV giảng thêm về hoa đào (hoa Tết của miền Bắc), hoa mai (hoa Tết của miền Nam). Nếu có tranh thì cho HS quan sát tranh vẽ hai loại hoa này.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (7 phút )
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
- Uyên và các bạn đang đi đâu ? Vào dịp nào ?
- Uyên và các bạn cùng đi chợ hoa để làm gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 của bài.
- Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày Tết để làm gì ? 
- Vân là ai ? Ở đâu ?
- Ba bạn nhỏ trong Nam, tìm quà để gửi cho bạn mình ở ngoài Bắc, điều đó cho thấy các bạn rất quý mến nhau.
- Vậy, các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân ?
- Vì sao các bạn lại gửi cho Vân một cành mai ?
- Hoa mai là một loài hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày Tết. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, tươi sáng như ánh nắng phương Nam mỗi độ xuân về. Các bạn Uyên, Phương, Huê gửi cho Vân một cành mai với mong ước cành mai sẽ chở nắng từ phương Nam ra và sưởi ấm cái lạnh của miền Bắc. Cành mai chở nắng sẽ giúp Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn miền Nam của mình và tình bạn của các bạn càng thắm thiết.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận với bạn bên cạnh để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi : Câu chuyện cuối năm, Tình bạn, Cành mai Tết.
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài ( 6 phút )
 Mục tiêu 
Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật.
 Cách tiến hành
- GV hoặc HS khá chọn đọc mẫu một đoạn trong bài.
- Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
- Gọi 2 nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Nè, / sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy ?//
- Tụi mình đi lòng vòng / tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.//
- Những dòng suối hoa / trôi dưới bầu trời xám đục / và làn mưa bụi trắng xoá.//
- Một cành mai ? -// Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên -/ Đúng !/ Một cành mai chở nắng phương Nam.//
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào ngày 28 Tết.
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Để chọn quà gửi cho Vân.
- Vân là bạn của Phương, Uyên, Huê, ở tận ngoài Bắc.
- Các bạn quyết định gửi cho Vân một cành mai.
- HS tự do phát biểu ý kiến : Vì theo các bạn, cành mai chở được nắng phương Nam ra Bắc, ngoài ấy đang có mùa đông lạnh và thiếu nắng ấm./ Vì mai là loài hoa đặc trưng cho Tết của miền Nam, giống như hoa đào đặc trưng cho Tết ở miền Bắc.
- HS thảo luận cặp đôi, sau đó phát biểu ý kiến, khi phát biểu ý kiến phải giải thích rõ vì sao em lại chọn tên gọi đó.
+ Chọn Câu chuyện cuối năm vì câu chuyện xảy ra vào cuối năm.
+ Chọn Tình bạn vì câu chuyện ca ngợi tình bạn gắn bó, thân thiết giữa các bạn thiếu nhi miền Nam với các bạn thiếu nhi miền Bắc.
+ Chọn Cành mai Tết vì các bạn Phương, Uyên, Huê quyết định gửi ra Bắc cho Vân một cành mai, đặc trưng của cái Tết phương Nam.
- Mỗi nhóm 4 HS luyện đọc bài theo vai : người dẫn chuyện, Uyên, Phương, Huê.
- 2 nhóm lần lượt đọc bài, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc tốt.
Kể chuyện
* Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu ( 1 phút )
 Mục tiêu 
Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 Cách tiến hành
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh minh hoạ.
- GV gọi 2 HS khá kể mẫu nội dung tranh 3, 1 trước lớp.
* Hoạt động 5 : Kể theo nhóm ( 9 phút ) 
 Mục tiêu 
Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 Cách tiến hành
- Yêu cầu HS kể theo nhóm
* Hoạt động 6 : Kể trước lớp ( 9 phút ) 
 Mục tiêu 
Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 Cách tiến hành
- Tuyên dương HS kể tốt.
- 2 HS đọc yêu cầu 1, 2 trang 86, SGK.
- HS phát biểu ý kiến về cách sắp xếp, cả lớp thống nhất sắp xếp theo thứ tự : 3 - 1 - 4- 2.
- Theo dõi và nhận xét phần kể của bạn.
- Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể về 1 bức tranh trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất
Củng cố, dặn dò ( 4 phút )
- Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS tự do phát biểu ý kiến : 
Xúc động vì tình bạn thân thiết giữa ba bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc./ Xúc động vì các bạn nhỏ miền Nam thương miền Bắc đang chịu giá lạnh, muốn gửi ra Bắc một chút nắng ấm.
Âm nhạc
Bài: con chim non
(Gv chuyên)
Toán
LUYỆN TẬP
Tiết : 56
I.Mục tiêu:
-biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
-Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên ,giảm đi một số lần.
BT 1(cột 1,3,4);2;3;4;5.
II.Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài1
III.Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
- Gọi hs lên bảng làm bài
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành ( 25 phút )
Mục tiêu:
 Giúp hs : rèn luyện kĩ năng thực hiện tính nhân, giải toán và thực hiện “gấp” “giảm” một số lần
Cách tiếùn hành:
* Bài 1
- Gv treo bảng phụ
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Muốn tính tích chúng ta làm như thế nào ?
- Y/c hs làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 2
- 1hs nêu y/c của bài
- Y/c hs cả lớp làm bài
- Vì sao khi tìm x trong phần a) con lại tính tích 212 x 3 ?
- Hỏi tương tự với phần b)
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
*Bài 3
- Gọi 1hs đọc đề bài
- Y/c hs tự làm bài
*Bài 4
- Gọi 1 hs đọc đề bài 
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết sau khi lấy ra 185l dầu từ 3 thùng thì còn lại bao nhiêu l dầu, ta phải biết được điều gì trước ?
- Y/c hs tự làm bài 
*Bài 5
- Y/c hs cả lớp đọc bài mẫu và cho biết cách làm của bài toán 
- Y/c hs tự làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
 Kết luận: 
- Muốn gấp một số lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân với số lần.
- Muốn giảm một số đi nhiều lần, ta lấy số đó chia cho số lần số lần.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò ( 5 phút )
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Về nhà làm bài 2, 3, 4/64 (VBT) 
- Tính tích
- Thực hiện phép nhân giữa các thừa số với nhau
- Hs cả lớp làm vào vở, 2 hs lên bảng làm bài
- Hs cả lớp làm vào vở, 2 hs lên bảng làm bài
a) x : 3 ... g ta làm gì ?
- Y/c hs đọc các số của dòng đầu tiên, các số của cột đầu tiên, dấu phép tính ghi ở góc
- 6 nhân 1 bằng mấy?
- Vậy ta viết 6 vào cùng dòng với 6 và thẳng cột với 1
- 6 nhân 2 bằng mấy ?
- Hướng dẫn hs làm một vài phép tính nữa, sau đó y/c các em tự làm tiếp bài, 
- Chữa bài và cho điểm hs
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò ( 5 phút )
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Về nhà làm bài 1,2,3/72vbt
- Nhận xét tiết học
- Tính nhẩm
- hs cả lớp làm phần a) vào vở, sau đó 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- Hs cả lớp làm vào vở, 4hs lên bảng làm bài
- Các thừa số giống nhau nhưng thứ tự khác nhau
- Hs cả lớp làm vào vở, 1 hs lên bảng làm bài
- Hs làm vào vở,1 hs lên bảng làm bài
 Giải
Số xe ôtô của 3 đội còn lại là: 
 9 x 3 = 27 (ôtô)
Số ô tô của công ti đó đi là: 
 10 + 27 = 37 (ôtô)
 Đáp số: 37 ôtô 
- Viết kết quả phép nhân thích hợp vào chỗ trống
- Bằng 6
- Bằng 12
- hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
Anh văn
(Gv chuyên)
Thể dục
Bài: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG ,.
(Gv chuyên)
Thứ sáu ngày tháng năm 2009
Tập làm văn
VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU
-Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn nội dung gợi ý của bài lên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút)
- Gọi 2 đến 3 HS lên bảng đọc đoạn văn viết về một cảnh đẹp đất nước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài ( 1 phút )
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết thư ( 25 phút )
- Gọi HS đọc yêu cầu của giờ Tập làm văn.
- Hỏi: Em sẽ viết thư cho ai ?
- Hỏi: Em viết thư để làm gì ?
- Nhắc lại cách trình bày một lá thư.
- GV bổ sung cho đủ các nội dung chính thường có trong một bức thư, sau đó hướng dẫn HS viết từng phần.
- Hỏi: Em định viết thư cho ai ? Hãy nêu tên và địa chỉ của người đó?
- Hướng dẫn : Vì là thư làm quen nên đầu thư, các em cần nêu lí do vì sao em biết được địa chỉ và muốn làm quen với bạn, sau đó tự giới thiệu mình với bạn. Em có thể nói với bạn rằng con được biết bạn qua đài, báo, truyền hình,... và thấy quý mến, cảm phục bạn,... nên viết thư xin được làm quen.
- Hướng dẫn : Sau khi đã nêu lí do viết thư và tự giới thiệu mình, em có thể hỏi thăm về tình hình sức khoẻ, học tập của bạn, sau đó hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
- Cuối thư, em nên thể hiện tình cảm chân thành của mình với bạn, và nhớ ghi rõ tên, địa chỉ của mình để bạn viết thư trả lời.
- Yêu cầu HS tự viết thư.
- Gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp, sau đó nhận xét, bổ sung và cho điểm HS.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn do ( 5 phút )
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà hoàn thành bức thư và gửi cho bạn, chuẩn bị bài sau. 
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 2 HS đọc.
- Em sẽ viết thư cho một bạn ở miền Nam (Trung hoặc Bắc).
- Em viết thư để làm quen và để hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
- HS đọc thầm lại bài tập đọc Thư gửi bà và nêu cách trình bày một bức thư.
- 3 đến 5 HS trả lời.
- HS nghe giảng, sau đó 1 HS nói phần mở đầu thư trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe hướng dẫn, sau đó 1 HS nói nội dung này trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc cá nhân.
- 4 đến 5 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
TNXH
KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
I. MỤC TIÊU:
-Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đámh quay,ném nhau,chạy đuổi nhau
-Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn.
Biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn :Bào cho người lớn biết hoặc thầy cô giáo ,đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình SGK/50;51.
Sưu tầm hình của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: Một số hoạt động ở trường (tiếp theo).
Hãy giới thiệu một số hoạt động ở trường mà bạn đã tham gia?
Thu vở BT TN-XH chấm.
Nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1. Quan sát theo cặp. 
- Bước 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh.
+ Bạn cho biết tranh vẽ gì?
+ Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh vẽ?
+ Điều gì có thể xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó?
+ Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào?
- Bước 2.
+ Giáo viên và học sinh bổ sung, hoàn thiện phần trả lời của bạn.
Kết luận: Sau những giờ học mệt mỏi, các em cần đi lại vận động giải trí bằng cách chơi một số trò chơi, song không nên chơi quá sức để ảnh hưởng đến giờ học và cũng không nên chơi những trò chơi dễ gây nguy hiểm như bắn súng cao su, đánh quay, ném nhau 
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Bước 1.Yêu cầu các nhóm thảo luận 
- Bước 2.
+ Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
+ Giáo viên phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi.
- Chơi bắn súng cao su thì dễ bắn vào đầu, vào mắt người khác.
- Đá bóng trong giờ ra chơi dễ gây mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, quần áo bẩn sẽ ảnh hưởng đến việc học tập trong các tiết sau.
- Leo trèo có thể ngã, gãy chân tay 
SGK/50;51.
+ Học sinh quan sát hình SGK/50;51.
+ Hỏi và trả lời câu hỏi với bạn.
+ học sinh trong giờ ra chơi.
+ đánh quay, rượt đuổi, đá bóng 
+ xảy ra tai nạn.
+ Một số cặp học sinh lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
HS Thảo luận nhóm
+ Học sinh trong nhóm lần lượt kể những trò chơi mình thường chơi ra chơi và thời gian nghỉ trưa.
+ Nhóm nhận xét trong số trò chơi đó, những trò chơi nào có ích và những trò chơi nào nguy hiểm.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Giáo viên nhận xét việc sử dụng thời gian ra chơi và thời gian nghỉ giữa giờ của học sinh lớp mình, nhắc nhở học sinh không nên chơi trò chơi nguy hiểm.
+ Nhận xét tiết học.
+ CBB: Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống.
Toán
GAM
TIẾT : 65
I.MỤC TIÊU:
-Biết Gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giaữ Gam và Kilôgam.
-Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩavà cân đồng hồ.
-Biết tính cộng trừ nhân chia với số đo khối lượng là Gam.
BT 1;2;3;4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Cân đĩa và cân đồng hồ ,1 gói hàng nhỏ để cân
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
- Gọi hs đọc thuộc lòng bảng nhân 9
- Gọi hs lên bảng làm bài 1,2,3/72 VBT
- Nhận xét và cho điểm hs
2.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Giới thiệu mối quan hệ giữa gam và kilôgam ( 12 phút )
- Y/c hs nêu đơn vị đo khối lượng đã học 
- Đưa ra chiếc cân đĩa,1 quả cân 1 kg, 1 túi đường có khối lượng nhẹ hơn 1 kg
- Thực hành cân gói đường và y/c hs quan sát 
- Gói đường như thế nào so với 1 kg ?
- Chúng ta đã biết chính xác cân nặng của gói đường chưa ?
- Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn 1 kg,hay cân nặng không chẵn số lần của kg, người ta dùng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn kg là gam. Gam víêt tắt là g , đọc là gam 
- Giới thiệu quả cân 1 g, 2g,5g,10g, 20g 
- Giới thiệu 1kg=1000 g
- Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho hs đọc cân nặng của gói đường 
- Giới thiệu chiếc cân đồng hồ và giới thiệu các số đo có đơn vị là gam trên cân
Kết luận : 
Gam là một đơn vị đo khối lượng nhỏhơn kg . Gam víêt tắt là g , đọc là gam 
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành ( 13 phút )
*Bài 1
- Gv chuẩn bị 1số vật nhẹ hơn 1kg và thực hành cân các vật này trước lớp để hs đọc số cân
*Bài 2
- Gv dùng cân đồng hồ thực hành cân trước lớp hs đọc số cân của quả đu đủ, bắp cải?
*Bài 3
- Viết lên bảng 22g + 47g và y/c hs tính
- Con đã tính như thế nào để tìm ra 69 g?
- Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm như thế nào?
- Y/c hs tự làm các phần còn lại
*Bài 4
- Gọi 1hs đọc đề bài
- Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu g?
- Cân nặng của cả hộp sữa chính là cân nặng của vỏ hộp cộng với cân nặng của sữa bên trong hộp
- Muốn tính số cân nặng của sữa bên trong hộp ta làm như thế nào?
- Y/c hs tự làm bài
Kết luận : Ghi tên đơn vị vào kết quả tính 
* Hoạt động cuối : Củng cố , dặn dò ( 5 phút )
- Cô vừa dạy bài gì-?
- Về nhà làm bài 5/66
- Nhận xét tiết học
- Kg
- Nhẹ hơn 1kg
- Chưa biết
- Đọc số cân
- Đọc số cân
- 22g + 47g = 69g
- Lấy 22 + 47 = 69, ghi tên đơn vị đo là g vào sau số 69
- Thực hiện phép tính bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính 
- Hs làm vào vở, 3hs lên bảng làm bài, sau đó 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- 455g
- Lấy cân nặng của cả hộp sữa trừ đi cân nặng của vỏ hộp 
- Hs cả lớp làm vào vở,1hs lên bảng làm bài
 Giải:
Số g sữa trong hộp có là:
 455 – 58 = 397(g)
 Đáp số: 397 g
Thể dục
Bài: BÀI THỂ DỤC PHAT TRIỂN CHUNG,.
(Gv chuyên)
SINH HOẠT TẬP THỂ
 A.Mục tiêu : 
 -Đánh giá các hoạt đôïng trong tuần qua .
 -Đưa ra phương hướng tuần tới.
 B. Nội dung đánh giá:
 1.GV đánh giá tuần qua 
 -Thực hiện nội qui 
 -Học tập
 2.Gv đưa ra kế hoạch tuần tới :
 - Đi học đều đúng giờ
 - Giúp đỡ học sịnh yếu tiến bộ 
 - Giữ vệ sinh chung 
 - Lễ phép với thầy cô giáo .
 - Chuẩn bị các phong trào cho 20/11
 Duyệt của Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3(163).doc