Giáo án lớp 3 Tuần 12 tháng 11 năm 2012

Giáo án lớp 3 Tuần 12 tháng 11 năm 2012

MỤC TIÊU:

- Học sinh biết đặt tính và tính nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số, biết giải toán có liên quan.Biết thực hiệngấp 1 số lên nhiều lần, giảm 1 số đi nhiều lần, tìm số bị chia chưa biết.

- Bài tập cần làm : Bài 1( cột 1,3,4 ), bài 2,3,4,5. KKHS làm cả 5 bài.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ ghi nội dung bài 5.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 12 tháng 11 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Sáng
 Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012
Chào cờ
_______________________________________
Toán
Tiết 56: Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết đặt tính và tính nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số, biết giải toán có liên quan.Biết thực hiệngấp 1 số lên nhiều lần, giảm 1 số đi nhiều lần, tìm số bị chia chưa biết.
- Bài tập cần làm : Bài 1( cột 1,3,4 ), bài 2,3,4,5. KKHS làm cả 5 bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán. 
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi nội dung bài 5.
III. Hoạt động dạy và học :
A. Kiểm tra bài cũ.
- Chữa bài 2, 3.
- Gọi 1 em đọc bảng nhân 8.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
 *Bài 1.
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên nêu từng phép tính.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 Bài 2.- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Nêu tên gọi thành phần, kết quả?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
* Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
+ Muốn tìm số bị chia làm như thế nào?
- Giáo viên nhận xét uốn nắn.
 Bài 3.
- Cho học sinh đọc đề bài.
- Hướng dẫn học sinh phân tích tìm cách giải.
- Giáo viên chấm điểm.
 Bài 4.
- Hướng dẫn học sinh giải từng phần.
 Bài 5: GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS
 - KKHS nêu đề toán tương ứng với mỗi phần 
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Muốn gấp,giảm một số ta làm ntn?
 - Nhận xét tiết học.
- 2 em lên bảng chữa, lớp nhận xét, bổ sung.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- 1 em đọc.HS làm cột 1,3,4
- Học sinh trả lời miệng kết quả phép tính.KKHS làm thêm cột 2.
- 1 em nêu.
- 2 học sinh lên bảng.
- KKHS trả lời:Tìm số bị chia.
- HS trả lời .
- 1 em đọc.
- Học sinh làm vở, 1HS lên bảng chữa. Lớp nhận xét.
- Cho 1 số, gấp số đó 3 lần được? giảm 3 lần => bao nhiêu?
-1 HS lên bảng điền vào ô trống – lớp làm vở- Chữa bài .
Tập đọc- Kể chuyện
Nắng Phương Nam
I. Mục tiêu: A. Tập đọc 
- Đọc đúng: Đông nghịt người, ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn. lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh. Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu từ: đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.
- Nội dung: Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).KKHS nêu được một lí do chọn tên truyện ở CH 5).
- Giáo dục HS ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương miền Nam.
 B. Kể chuyện	
- Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt.
- KKHS: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng- Tranh minh hoạ bài Tập đọc.
III. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài Chõ bánh khúc của dì tôi.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài - ghi bảng
2. Bài giảng 
 A. Tập đọc
+Hướng dẫn luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu
- Cho học sinh đọc từng câu
- Giáo viên sửa sai
- Hướng dẫn đọc từng đoạn
- Luyện đọc theo nhóm
- Luyện đọc đồng thanh
+Hướng dẫn tìm hiểu bài 
 - Gọi 1 học sinh đọc cả bài trước lớp.
- Uyên và các bạn đang đi đâu, vào dịp nào? *Em có nhận xét gì về cảnh chợ hoa miền Nam? Em có yêu quý cảnh đó không?
- Uyên và các bạn đi chợ hoa để làm gì?
- Vân là ai, ở đâu?
- Các bạn định gửi gì cho Vân?
*Vì sao các bạn lại quyết định gửi cho Vân cành mai?
- Yêu cầu thảo luận và chọn cho câu chuyện các tên gọi.
+Luyện đọc lại bài - GV đọc mẫu lần 2.
- Cho học sinh đọc lại.
- 2 em lên bảng đọc, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Nghe
- Đọc nối tiếp câu
- Mỗi em đọc một đoạn và giải nghĩa từ.
- Đọc nối tiếp theo nhóm 4.
- Lớp đọc 1 lần
- 1 em đọc, lớp theo dõi
- HS trả lời:- Đi chợ hoa vào dịp 28 tết.
- KKHS nhận xét
- HS trả lời:- Chọn quà gửi cho Vân. 
- HS khác nhận xét
- .. là bạn, ở tận ngoài Bắc.
- .. cành mai.
- KKHS trả lời: Vì mai vàng là đặc trưng của miền Nam.
- Học sinh thảo luận trả lời.
- Nghe.
- 2 em đọc lại bài.
B. Kể chuyện
+ Xác định yêu cầu.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu phần Kể chuyện.
- Yêu cầu học sinh xác định nội dung từng tranh, sắp xếp theo nội dung câu chuyện.
+ Giáo viên kể mẫu.
- Cho 3 học sinh kể nối tiếp nhau.
- Học sinh kể theo nhóm.
- Học sinh kể trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố.
- Em có nhận xét gì về tình cảm của các bạn thiếu nhi 2 miền?
- Nhận xét tiết học.
Tập viết
Ôn chữ hoa H
I. Mục tiêu:
- Viết đúng, đẹp các chữ hoa H (1dòng), N, V(1dòng). Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Hàm Nghi (1dòng)và các câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ(1lần): 
 “Hải Vân bát ngát nghìn trùng
 Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn "
 - Rèn kĩ năng viết chữ hoa, thường, ý thức rèn chữ.
- Rèn viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ.
- GD HS tính cẩn thận.Yêu mến cảnh đẹp của đất nước.
II. Chuẩn bị:- Mẫu chữ viết hoa (bộ chữ đồ dùng).
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc cho học sinh viết: Ghềnh Ráng, Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
+ Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Cho học sinh quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa:
H, N, V.
- Cho học sinh viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
+Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- 1 em đọc từ ứng dụng.
- Giải nghĩa từ ứng dụng: Hàm Nghi. 
+Giới thiệu: Hàm Nghi (1872 - 1943) làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp, bị thực dân Pháp bắt và đưa đi đầy ở An-giê-ri rồi mất ở đó.
- Phân tích từ ứng dụng.
 - HD viết câu ứng dụng
 Giúp học sinh hiểu nội dung: Tả cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ ở miền Trung nước ta. Đèo Hải Vân là dãy núi cao nằm giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng. Vịnh Hàn là vịnh Đà Nẵng. Còn Hòn Hồng : Có sách chép là Hòn Hành, tức Thông Sơn - một ngọn núi trong dãy núi Hải Vân. 
*Nhận xét cách viết câu ca dao? 
- Cho học sinh viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa, uốn nắn.
+ Hướng dẫn viết vở.
- Quan sát giúp đỡ học sinh viết chậm, chưa đẹp.
- Thu bài chấm.
3. Củng cố. – Nêu cách viết chữ hoa H.?
 - Nhận xét tiết học.
- 2 em lên bảng, lớp viết bảng con
- Mở vở Tập viết.
- Học sinh quan sát, nêu quy trình viết.
- Học sinh viết.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh đọc câu “Hải Vân ”
- HS nhận xét
- Viết bảng con: Hải Vân
- Học sinh viết vở.
- Học sinh viết (chú ý nét, độ cao và k/c)
Tiếng Việt+
Luyện đọc: Luôn nghĩ đến miền Nam
Luyện: từ ngữ về quê hương, câu Ai làm gì ?
I. Mục tiêu: 
+ KN: Đọc đúng: luôn nghĩ đến Miền Nam, trăm năm, hai mươi mốt năm, năm năm, mệt nặng. Đọc trôi chảy toàn bài, thể hiện ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và các cụm từ. .Ôn từ ngữ về quê hương,mẫu câu :Ai làm gì?
+ KT: Hiểu từ: trăm tuổi, hóm hỉnh, ra đi mãi mãi.
- Học sinh nắm được: Bác Hồ rất yêu quý đồng bào Miền Nam. Đồng bào Miền Nam cũng rất yêu quý Bác.
+ TĐ: Giáo dục cho HS hiểu được tình cảm bao la của Bác dành cho đồng bào miền Nam. và tình cảm của đồng bào miền Nam đối với bác. 
-Bồi dưỡng tình yêu quê hương.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài Tập đọc.
III. hoạt động dạy và học :
A. Kiểm tra bài cũ.	
- Đọc bài: Nắng phương Nam.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới.	
HĐ 1 :Luyện đọc bài :Luôn nghĩ đến miền Nam 
+Hướng dẫn luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu.
- Cho học sinh đọc nối tiếp câu.
- Giáo viên sửa phát âm cho học sinh.
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn và giải nghĩa từ khó. Giáo viên nhận xét uốn nắn.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Luyện đọc đồng thanh.
+Hướng dẫn tìm hiểu bài
- 1 em đọc toàn bài.
- Chị cán bộ Miền Nam thưa với Bác điều gì?
- Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác như thế nào?
- Bác nói với chị cán bộ như thế nào?
- Tình cảm của Bác đối với đồng bào Miền Nam thể hiện như thế nào?
+Luyện đọc lại bài.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Hướng dẫn đọc nâng cao.
-2 em đọc và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.
- Học sinh nghe, đọc nhẩm theo.
- Học sinh đọc nối tiếp.
- Học sinh thực hiện.
- Đọc theo nhóm 4.
- Theo dõi.
- Chúng cháu đánh giặc Mĩ ..
- ..lo sợ không được gặp Bác.
- Học sinh đọc câu nói của Bác.
- Bác rất yêu thương đồng bào Miền Nam.
- Đọc lại bài (3 - 5 em).
- Luyện đọc đúng cho HS, KKHS đọc diễn cảm.
 2-HĐ2 Ôn luyện từ và câu 
 + Bài tập cần làm:
 Bài 1: Khoanh vào trước những từ gợi cho em nghĩ về quê hương mình.
 a) con đò c) bến nước e) luỹ tre
 b) rạp hát d) mái đình g) dòng sông
 h) lễ hội i) hội chợ
+ Ngoài những từ trên còn có những từ nào gợi cho em nghĩ về quê hương nữa không?
 Bài 2: Gạch dưới câu có mô hình Ai - làm gì? trong đoạn văn sau.
 Thanh đến bên bể nước múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi. Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh... Căn nhà, thửa vườn của bà như một nơi mát mẻ, hiền lành.
 * Bài tập KKHS làm:
Bài 3: Tìm và viết lại 2 thành ngữ hoặc tục ngữ nói về quê hương.
- Bài tập có mấy yêu cầu.
- Yêu cầu thứ nhất là gì.
- Yêu cầu học học sinh đọc yêu cầu thứ 2 và làm vào vở.
 Bài 4: Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì?
a) Dưới ao, đàn vịt..
b) hăng say làm việc trên cánh đồng vào ngày mùa.
c) đang sải cánh bay.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm miệng bài làm.
-.Hs nêu :giếng nước, cánh đồng, cầu tre,...
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài vào vở và nêu miệng bài làm.
- Xác định bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai? Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi làm gì?
- Đọc bài.
- 2 yêu cầu.
- Tìm 2 thành ngữ hoặc tục ngữ...
- Học sinh nêu miệng.
- Học sinh làm bài.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở => nêu miệng câu văn đặt được.
3. Củng cố.- Nhấn mạnh nội dung bài. GV cho HS liên hệ thực tế bản thân.
 - Nhận xét tiết học.
Tin học
 GV chuyên dạy
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012 
Chính tả (Nghe – viết)
Chiều trên sông Hương
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác đoạn viết, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Biết làm đúng bài tập điền tiếng có vần oc/ ooc(BT2)và làm đúng BT3a.
- Rèn học sinh viết đúng chính tả, khoảng cách các chữ.
- Giáo dục học sinh yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta , từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ chép bài tập 2.
III. Hoạt động dạy và học 
A. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc cho học sinh viết: Trời xanh, dòng suối, ánh sáng, xứ sở.
 ... áo dục học sinh yêu thích môn Toán. 
II. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 em đọc bảng nhân 8.
- Chữa bài tập 3 trang 58.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài, ghi bảng
HĐ2. Bài giảng
+ Hướng dẫn lập bảng chia 8.
- Yêu cầu học sinh đọc bảng nhân 8.
- Yêu cầu học sinh dựa vào bảng nhân 8 để lập bảng chia 8:
Ví dụ: 
8Í1 = 8 vậy 8 : 8 = 1.
8Í2 = 16 vậy 16 : 8 = 2.
- Cho học sinh luyện đọc bảng chia 8.
HĐ3. Luyện tập.
 Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Nêu từng phép tính.
- Giáo viên nhận xét.
 Bài 2: Tính nhẩm:
 8 x 5 = 8 x 4 =
 40 : 8 = 32 : 8 =
 40 : 5 = 32 : 4 =
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ.
- Giáo viên nhận xét, chấm vở cho HS
 Bài 4:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.
3. Củng cố.
- Hãy đọc thuộc bảng chia 8
- Nhận xét tiết học.Nhắc HS thuộc bài
 – chuẩn bị bài sau.
- 2 em đọc, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 em lên bảng chữa. Lớp nhận xét.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- 2 em đọc.
- Học sinh nêu miệng cách lập từng phép tính nhân trong bảng chia 8.
- 1 em đọc.
- HS làm cột 1,2,3. KKHS làm cả bài.
- Thực hiện nối tiếp.
- Học sinh thực hiện làm cột 1,2,3. 
 KKHS làm cả bài..
- Học sinh nhận xét: dựa vào phép nhân có thể nêu ngay kết quả phép chia..
- 1 em đọc.
- Học sinh làm vở, 1 em lên bảng chữa.
- Học sinh làm vở.1 em lên bảng
- Đọc thuộc bảng chia 8.
- 2 HS
Âm nhạc
Giáo viên chuyên dạy
Luyện chữ
Bài 12: Luyện chữ hoa T, Th
I- Mục tiêu:
+ KT: Củng cố lại chữ viết hoa T, Th thông qua bài tập ứng dụng 
+ KN: Viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định theo mẫu chữ nghiêng, đứng 
+TĐ: Có ý thức rèn luyện chữ viết, tính chịu khó
II- Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ viết nghiêng, đứng T, Th
- Vở luyện viết chữ đẹp	
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết bảng R,P
 Hỏi: Tuần trước học từ và câu ứng dụng nào ? 
B- Bài mới
HĐ1- Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu
HĐ2- Hướng dẫn viết chữ
+ Luyện viết chữ hoa
- GV cho HS tìm chữ cái hoa
- GV viết mẫu, nhắc lại cách viết:GV treo chữ mẫuviết nghiêng.
- Yêu cầu HS tập viết
- GV quan sát, uốn nắn
+ Hướng dẫn viết câu:
- GV cho HS đọc
- GV giúp HS hiểu nghĩa
- Hướng dẫn viết nháp
HĐ3- Hướng dẫn viết vở luyện viết:
- GV yêu cầu viết 2 dòng chữ T hoa, 2 dòng chữ Th hoa và các câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ theo mẫu
- GV quan sát, uốn nắn, sửa tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
- 1 HS : T, Th
- HS theo dõi
- HS viết bảng con
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS luyện nháp
Tốt danh hơn lành áo.
Tháng tám nắng rám trái bòng.
Thương người như thể thương thân.
Tỏ trăng mười bốn được tằm
Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm.
- HS viết vở
HĐ4- GV thu chấm, chữa bài:
- Thu chấm bài
- GV nhận xét
HĐ5- Củng cố dặn dò:- GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS về luyện viết cho chữ đẹp.
Chiều:
Đồng chí Hiển dạy
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012
Tập làm văn
Nói, viết về cảnh đẹp đất nước
I. Mục tiêu:
- Dựa vào ảnh hoặc tranh về một cảnh đẹp đất nước, nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó, theo gợi ý (BT1).
- Viết những điều đã nói ở BT1 thành 1 đoạn văn ngắn(khoảng 5 câu), chú ý viết thành câu, dùng từ đúng.
- Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.
- GDKNS: GD tư duy sáng tạo, tìm kiếm và xử lí thông tin. GD ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về cảnh đẹp về quê hương, đất nước. Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý BT 1
III. Hoạt động dạy và học :
A. Kiểm tra bài cũ.
- 1 em lên bảng nói về quê hương mình.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài, ghi bảng
- Học sinh thực hiện.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
HĐ2. HD học sinh làm bài:
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bức tranh mình chuẩn bị hoặc tranhSGK
- Yêu cầu học sinh nói theo cặp
Bài 2: GV yêu cầu hs đọc gợi ý trên bảng
-Viết những điều nói trên thành đoạn văn từ 5 đến 7 câu.KKHS viết nhiều hơn 7 câu
- GV nhắc HS chú ý về nội dung,cách diễn đạt(dùng từ đặt câu,chính tả...)
- GV theo dõi giúp HS chậm
- GV nhận xét – sửa cho HS.
- GV chấm một số bài,khen – nhắc nhở HS.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại cảnh đẹp trong tranh ảnh cho người thân nghe.
- Đọc yêu cầu bài trên bảng
- QS tranh minh nêu nhận biết của mình theo 4 câu hỏi gợi ý trên bảng
- Học sinh lần lượt nêu theo cặp
- Nhận xét, bình chọn
- HS tự làm bài vào vở BT từ 5 – 7 câu. KKHS viết nhiều hơn 7 câu.
- HS đọc bài viết của mình cho các bạn nghe. 
- lớp nghe và nhận xét, rút kinh nghiệm
Toán
 Tiết 60: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Củng cố phép chia trong bảng chia 8.Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán
- Tìm của 1 số.Bài tập cần làm:Bài1,2 (cột 1,2,3), bài3,4.KKHS làm cả 4 bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán. 
II. Hoạt động dạy và học :
A. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc bảng chia 8
- Chữa bài 3.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài, ghi bảng
HĐ2. Luyện tập
+ Bài 1: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên nêu từng phép tính.
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.
+ Bài 2: Tính nhẩm
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 - Bài tập củng cố lại kiến thức gì?
+ Bài 3: Gọi học sinh đọc đề, tóm tắt.
- Hướng dẫn phân tích, tìm cách giải.
- Chấm bài cho học sinh.
+ Bài 4: - Nêu yêu cầu của bài?
+ Muốn tìm số ô vuông cần làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
 *KKHS tìm , số ô vuông 
- 3 em đọc.
- 1 em lên bảng, lớp nhận xét, sửa chữa.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Học sinh tính nhẩm, 
- KKHS nêu nhận xét: lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.
- Học sinh thực hiện làm miệng.
- Số bị chia giống nhau, số chia lớn hơn thì thương lớn.
- 1 em lên bảng, lớp làm vở.
- Học sinh nêu.
- Cần đếm tổng số ô vuông rồi chia cho 8.
- Lớp tự làm vở, 1 em lên bảng chữa.
3 - Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học.
 - Nhắc Hs thuộc bảng nhân 8, chia 8.
Tin học
Giáo viên chuyên dạy
Tự nhiên - Xã hội 
Bài 24: Một số hoạt động ở trường
I. Mục tiêu:- Học sinh kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt độngchủ yếu của HS khi ở trường như học tập , vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa. KKHS biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt.Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
- Biết hợp tác giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp trong trường.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: + Hình vẽ SGK / 46, 47
	 + Vở BT TNXH
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ.
+ Nêu các biện pháp phòng cháy khi ở nhà ?
+ Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn ?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
- 2 em trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
	2.Nội dung.	 
+Hoạt động 1: Quan sát theo cặp
	+Mục tiêu: Biết được một số hoạt động trong các giờ học, biết được mối quan hệ giữa GV và HS , HS và HS trong từng hoạt động học tập.
	+Cách tiến hành: 
- Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình và trả lời theo câu hỏi gợi ý “Kể một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học, trong từng hoạt động đó HS làm gì ? GV làm gì ? ”
- Bước 2: Một số cặp HS nên trả lời câu hỏi . 
- Bước 3: GV và HS thảo luận một số câu hỏi nhằm giúp các em liên hệ thực tế bản thân.
 GVkết luận: Trong các giờ học ở trường... 
+Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm học tập 
+Mục tiêu: -Kể tên các môn học ở trường.
- Biết nhận xét kết quả học tập của mình, của bạn.
	+Cách tiến hành: 
-Bước 1: HS thảo luận theo nhóm theo câu hỏi gợi ý. 
-Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp . GV nhận xét.
	+Kết luận: 
 GV liên hệ ngắn gọn đến tình hình học tập của HS trong lớp , khen ngợi những em học chăm, học giỏi, động viên những em còn chậm 
 3.Củng cố,dặn dò: 	
- Kể tên những môn em được học ở trường ?
- Em thích học môn nào nhất ? Vì sao ?
- Nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi
- Các nhóm lên trả lời,nhóm khác bổ sung
- Các nhóm trả lời,nhóm khác nhận xét,bổ sung
Tiếng Việt +
Luyện: viết Về cảnh đẹp đất nước
I- Mục đích.
- Dựa vào ảnh hoặc tranh,viết thành 1 đoạn văn ngắn về một cảnh đẹp đất nước, chú ý viết thành câu, dùng từ đúng.
- Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.
- GDKNS: GD tư duy sáng tạo, tìm kiếm và xử lí thông tin.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về cảnh đẹp về quê hương, đất nước. Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý BT 1
III. Hoạt động dạy và học :
A. Kiểm tra bài cũ.	
- Gọi 2 học sinh lên bảng nói về quê hương.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới.	
HĐ1. Giới thiệu bài, ghi bảng
HĐ2. Luyện tập 
- Giáo viên giúp học sinh nắm lại nội dung cần nói về một cảnh đẹp đất nước. (Nêu lại hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa).
- Cho học sinh trả lời từng câu hỏi.
- Hướng dẫn học sinh ghép các nội dung vừa nêu để viết thành một bài văn về một cảnh đẹp đất nước. 
- GV nhắc các em chú ý về nội dung, cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu, chính tả..).
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh.
Sau đây là một cách nói về tấm ảnh Phan Thiết:
+ Tấm ảnh chụp cảnh một bãi biển tuyệt đẹp. Đó là cảnh biển ở Phan Thiết.
+ Bao trùm lên cả bức ảnh là mầu xanh của biển, của cây cối, núi non và bầu trời. Giữa màu xanh ấy, nổi bật lên mầu trắng tinh của một cồn cát, màu vàng ngà của bãi cát ven bờ và màu vôi vàng sậm quét trên những ngôi nhà lô nhô ven biển.
+ Núi và biển kề bên nhau thật là đẹp.
+ Cảnh trong tranh làm em ngạc nhiên và tự hào vì đất nước mình có những phong cảnh đẹp như thế.
3. Củng cố
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh thực hiện, lớp nhận xét, đánh giá.
- Ghi vở.
- Đọc lại các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh tập viết bài văn ngắn.
- KK 2 - 3 em nói trước lớp. Các em khác nghe.HS nói về quê hương mình, ngắn gọn, dễ hiểu, cố gắng ít nhất được 5 câu.
- Cả lớp và GV nhận xét: đủ ý, biết dùng các từ ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh so sánh khi tả, bộc lộ được ý nghĩ, tình cảm của mình với cảnh đẹp đất nước.
Sinh hoạt 
Sinh hoạt Đội Tuần 12
Tiếng anh
 GV chuyên dạy
Kí duyệt giáo án
..
 Cẩm Chế, ngày.....tháng 11 năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12(1).doc