Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Đạo đức

Tiết 12 Bài : TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC TRƯỜNG, VIỆC LỚP (Tiết 1)

I – MỤC TIÊU

Biết:

Học sinh phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường.

Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.

Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của học sinh.

Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.

1. Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.

2. Học sinh tích cực tham gia các công việc cuả lớp, của trường.

3. Học sinh biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1053Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 31 / 10/ 2009
 Ngày dạy: Thứ hai: 2 / 11 / 2009
TUẦN 12
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Đạo đức
Tích cực tham gia việc trường, việc lớp.
( Tiết 1)
2
Tập đọc + Kể chuyện
Nắng phương Nam
3
Tập đọc + Kể chuyện
Nắng phương Nam
4
Toán
Luyện tập
5
Hoạt động tập thể 
Môn: Đạo đức
Tiết 12 Bài : TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC TRƯỜNG, VIỆC LỚP (Tiết 1)
TUẦN 12
I – MỤC TIÊU
Biết:
Học sinh phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường.
Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của học sinh.
Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
1. Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường. 
2. Học sinh tích cực tham gia các công việc cuả lớp, của trường.
3. Học sinh biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.
II - TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN.
Tranh tình huống của hoạt động 1.
Các bài hát về chủ đề nhà trường.
Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh, màu trắng.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định: Hát + điểm danh.
2. Bài cũ: 1 học sinh: Niềm vui sẽ được tăng lên, nỗi buồn sẽ được vơi đi khi nào?
1 học sinh: Là bạn bè tốt cần phải biết làm gì cho nhau?
Giáo viên nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Khởi động: Học sinh hát bài Em yêu trường em-Nhạc và lời: Hoàng Vân
Hoạt động 1: Phân tích tình huống
Mục tiêu: Học sinh biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên treo tranh
Bức tranh vẽ cảnh các bạn học sinh đang làm gì? Vì sao em biết điều đó?
Khi các bạn đang làm việc như vậy mà bạn Thu lại rủ Huyền đi nhảy dây. Theo em bạn Huyền có thể làm gì? Vì sao?
Nếu là Huyền em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào? Vì sao?
Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm chuẩn bị đóng vai.
Giáo viên nhận xét kết luận: cách giải quyết (d) là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ bạn cùng làm.
Học sinh quan sát tranh.
Các bạn đang tổng vệ sinh sân trường.
Vì em thấy bạn thì cuốc, bạn thì trồng hoa.
a) Huyền đồng ý đi chơi với bạn.
b) Huyền từ chối không đi để mặc bạn đi chơi một mình.
c) Huyền doạ sẽ mách cô giáo.
d) Huyền khuyên Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi.
Học sinh thảo luận nhóm và đóng vai theo cách ứng xử của nhóm mình
Đại diện từng nhóm lên trình bày.
 Cả lớp thảo luận, phân tích cách ứng xử của nhóm bạn.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai trong những tình huống có liên quan đến việc lớp, việc trường.
Giáo viên nêu yêu cầu học sinh làm bài tập 2 trong vở bài tập vào bảng con. 
 Em hãy ghi vào ô chữ Đ trước cách ứng xử đúng và chữ S trước cách ứng xử sai.
Giáo viên nhận xét kết luận.:
Việc làm của các bạn trong tình huống c, d là đúng.
Việc làm của các bạn trong tình huống a, b là sai.
Học sinh làm bài vào bảng con.
 a) Trong khi cả lớp đang làm việc tổ chức kỉ niệm ngày 20 tháng 11 thì Nam bỏ ra ngoài chơi.
 b) Minh và Tuấn lảng ra một góc chơi đá cầu trong khi cả lớp đang làm vệ sinh sân trường.
 c) Nhân ngày 8 tháng 3, Hùng và các bạn trai rủ nhau chuẩn bị những món quà nhỏ để chúc mừng cô giáo và các bạn gái trong lớp.
 c) Nhân dịp liên đội trường phát động phong trào “Điểm 10 tặng thầy cô” nhân ngày 20 tháng 11”, Hà đã xung phong nhận giúp một bạn học sinh yếu trong lớp.
Học sinh làm bài
 Cả lớp cùng sửa bài tập.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học.
Giáo viên đọc từng ý kiến.
Yêu cầu học sinh thảo luận về lí do mình tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự đối với từng ý kiến.
Giáo viên nhận xét, kết luận:
Các ý kiến a, b, d là đúng.
Ý kiến c là sai.
Học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng.
a) Trẻ em có quyền được tham gia làm những công việc của trường, lớp mình.
b) Tham gia việc lớp, việc trường mang lại niềm vui cho em.
c) Chỉ nên làm những việc lớp, việc trường đã được phân công, còn những việc khác không cần biết.
d) Tích cực tham gia việc lớp, việc trường là tự giác làm và làm tốt các công tác của lớp, của trường phù hợp với khả năng.
4. Củng cố: Thế nào là tích cực tham gia việc trường,việc lớp? Tích cực tham gia việc lớp, việc trường là tự giác làm và làm tốt các công tác của lớp, của trường phù hợp với khả năng.
5. Dặn dò: Các em cần tham gia làm tốt một số việc lớp, việc trường phù hợp với khả
năng. Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở
--------------------------0-------------------
Môn: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 34 + 35 Bài : NẮNG PHƯƠNG NAM.
TUẦN 12
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
A. TẬP ĐỌC 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai: nắng phương Nam, Uyên, ríu rít sững lại, lạnh, vui lắm, reo lên, xoắn xuýt, sửng sốt.
Đọc đúng các câu hỏi, câu kể.
 Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.
Hiểu nghĩa các từ khó và từ địa phương đuợc chú giải trong bài: sắp nhỏ, lòng vòng. Đọc thầm khá nhanh và nắm được cốt truyện.
Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho các bạn nhỏ miền Bắc. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B. KỂ CHUYỆN
1. Rèn kĩ năng nói: dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
Bước đầu biết diễn tả đúng lời từng nhân vật: phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật. 
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt.
2. Rèn kĩ năng nghe.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
Tranh minh hoạ bài đọc: 1 cành hoa mai.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh đọc bài Vẽ quê hương và trả lời câu hỏi + Nêu nội dung bài.
- Gv nhận xet – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
	A. TẬP ĐỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn.
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Truyện có những bạn nhỏ nào?
Uyên và các bạn đi đâu, vàp dịp nào?
Nghe đọc thư Vân các bạn ước mong điều gì?
Phương nghĩ ra sáng kiến gì?
Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân?
Chọn thêm một tên khác cho truyện.
Luyện đọc lại.
Giáo viên nhận xét.
Học sinh theo dõi, đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
Luyện đọc từ khó.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
Đọc từ chú giải cuối bài.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.
1 học sinh đọc cả bài.
Uyên, Huê, Phương cùng một số bạn ở thành phố Hồ Chí Minh. Cả lớp nói chuyện về Vân ở ngoài Bắc.
Uyên cùng các bạn đi chợ hoa vào ngày 28 tết.
Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam.
Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai.
Cành mai chở nắng phương Nam đến cho Vân trong những ngày đông rét buốt.
Cành mai không có ở ngoài Bắc nên rất quý./ Cành mai tết chỉ có ở miền Nam sẽ gợi cho Vân nhớ tới bè bạn ở miền Nam.
Chuyện cuối năm; b) Tình bạn; c) cành mai tết.
Học sinh chia nhóm (mỗi nhóm 4 em) tự phân vai (người dẫn chuyện, Uyên, Phương, Huê) thi đọc lại chuyện.
Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
KỂ CHUYỆN
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: dựa vào các ý tóm tắt trong SGK, các em nhớ lại và kể từng đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam.
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện
Giáo viên mở bảng phụ đã viết các ý tóm tắt mỗi đoạn.
Truyện xảy ra vào lúc nào?
Uyên và các bạn đi đâu?
Vì sao mọi người sững lại?
Giáo viên nhận xét.
1 học sinh đọc lại yêu cầu của bài.
1 học sinh nhìn gợi ý , nhớ lại nội dung kể mẫu đoạn 1.
Truyện xảy ra đúng vào ngày hai mươi tám tết, ở thành phố Hồ Chí Minh.
Uyên và các bạn đi giữa chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ. Chợ tràn ngập hoa khiến các bạn tưởng như đang đi trong mơ giữa một rừng hoa.
Cả bọn đang ríu rít trò chuyện bỗng sững lại vì tiếng gọi: “ Nè, sắp nhỏ kia đi đâu vậy?”
Học sinh tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện.
Lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay.
3. Củng cố: Nêu ý nghĩa của truyện (ca ngợi tình bạn thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi các miền trên đất nước ta.)	
Nhận xét - khen ngợi những học sinh kể chuyện hấp dẫn.
4. Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở.
Môn: Toán
Tiết 56 Bài: LUYỆN TẬP
TUẦN 12
I – MỤC TIÊU
 Giúp học sinh : 
Củng cố cho học sinh về phép nhân số có 3 chữa số với số có 1 chữ số, về tìm số bị chia, giải toán và thực hiện “gấp”, “giảm” một số lần.
Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữa số với số có 1một chữ số.
 Biết giải bài toán có phép nhân số có 3 chữa số với số có 1 chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần.
Rèn ... ---------------------
Môn: Tập đọc
Tiết 36 Bài: CẢNH ĐẸP NON SÔNG
TUẦN 12
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Đọc đúng các từ: non sông, Kì Lừa, la đà, mịt mù, quanh quanh, hoạ đồ, Đồng Nai, lóng lánh.
Biết ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ lục bát, thơ bảy chữ trong bài.
Giọng đọc biểu lộ niềm tự hào về cảnh đẹp ở các miền đất nước.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.
Biết được các địa danh trong bài qua chú thích.
Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước. Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai, ba câu ca dao trong bài).
3. Giáo dục học sinh yêu quý, tự hào về quê hương đất nước.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết tóm tắt ý 3 đoạn truyện Nắng phương Nam (để kiểm tra bài cũ)
Tranh, ảnh về cảnh đẹp được nói đến trong các câu ca dao.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
3 học sinh lên kể 3 đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam theo gợi ý.
 Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân ? Cành mai chở nắng phương Nam đến cho Vân trong những ngày đông rét buốt.
Cành mai không có ở ngoài Bắc nên rất quý./ Cành mai tết chỉ có ở miền Nam sẽ gợi cho Vân nhớ tới bè bạn ở miền Nam.
Qua câu chuyện em hiểu điều gì ? - Ca ngợi tình bạn thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi các miền trên đất nước ta.
Giáo viên nhận xét . Ghi điểm.	
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Luyện đọc.
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ: nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
Hướng dẫn học sinh đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+Đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn.
Em hiểu gì về Tô Thị?
Em hiểu thế nào về về Tam Thanh?
Em hiểu thế nào về Trấn Vũ?
Thọ Xương?
Yên Thái?
Gia Định:
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Mỗi câu ca dao nói đến một vùng , đó là những vùng nào?
6 câu ca dao nói về cảnh đẹp của ba miền Bắc, Trung, Nam trên đất nước ta là những câu nào? Nói về miền nào?
Mỗi vùng có cảnh đẹp gì?
“Theo em ai đã giữ gìn, tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn? Đó là các em học sinh hay là nhân dân ta, hay thiên nhiên?” (Câu hỏi đầu dùng để dẫn dắt, câu hỏi sau dành cho học sinh trả lời miệng).
Học thuộc lòng các câu ca dao. ( khoảng từ 8 đến 10 dòng thơ trên lớp)
Học sinh mở sách theo dõi.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
Luyện đọc từ khó.
Học sinh tiếp nối nhau đọc 6 câu ca dao.
Đọc từ chú giải cuối bài.
Tên 1 tảng đá trên một ngọn núi ở thành phố Lạng Sơn có hình dáng giống một người mẹ bồng con trông ra phía xa như đang ngóng đợi chồng trở về.
Tên ngôi chùa đặt trong một hang đá nổi tiếng ở Lạng Sơn.
Một đền thờ ở bên hồ Tây.
Tên một huyện cũ ở Hà Nội trước đây.
Tên một làng làm giấy ở bên hồ Tây trước đây.
Tên một tỉnh cũ ở miền Nam, một bộ phận lớn nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Đọc từng câu ca dao trong nhóm.
Lạng Sơn- 2. Hà Nội. -3. Nghệ An, Hà Tĩnh.4. Thừa Thiên, Huế- Đà Nẵng- 5. Thành phố Hồ Chí Minh., Đồng Nai- 6. Lonh An, Tiền Giang, Đồng Tháp.
Câu 1,2 nói về cảnh đẹp của miền Bắc
Câu 3,4 nói về cảnh đẹp ở miền Trung.
Câu 5,6 nói về cảnh dẹp ở miền Nam.
Học sinh nêu cảnh đẹp ở mỗi vùng dựa vào từng câu ca dao.
Nhân dân ta từ bao đời nay đã gây dựng nên đất nước này, giữ gìn tô điểm cho non sông ngày càng tươi đẹp hơn.
Học sinh thi đọc thuộc lòng các câu ca dao.
Học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài.
Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay, thuộc bài.
3. Củng cố: Bài vừa học giúp em hiểu điều gì? - Vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước. 
4. Dặn dò: Về học thuộc lòng 6 câu ca dao.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở.
-------------------------------0---------------------------
Môn: Chính tả.( Nghe viết )
Tiết 23 Bài: CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG.
TUẦN 12
I – MỤC TIÊU
Rèn kĩ năng viết chính tả.
Nghe – viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài Chiều trên sông Hương.
Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oc/ ooc (BT2).
Làm đúng BT(3)a giải đúng câu đố, viết đúng một số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn (trâu, trầu, trấu)
Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ ở bài tập 2.
Một số miếng trầu, hạt thóc, vỏ trấu giúp học sinh hiểu thêm các từ ngữ ở bài tập 3a.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh viết bảng lớp, lớp viết bảng con các từ: trời xanh, dòng suối, ánh sáng, xứ sở.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh viết chính tả.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Giáo viên đọc bài viết.
+ Tác giả đã tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương?
Giảng: Phải thật yên tĩnh người ta mới thấy rõ tiếng lanh canh của thuyền chài.
Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
Cho học sinh viết bảng con một số từ ngữ
Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh .
Nhắc nhở tư thế trước khi viết.
Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
Giáo viên đọc cho học sinh soát lại bài.
Chấm, chữa bài.
Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh, hướng dẫn sửa một số lỗi của học sinh .
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: 
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm bài, sau đó đọc kết quả.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3a: 
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 3a
Cho học sinh làm việc cá nhân. Ghi lời giải vào bảng con.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Giáo viên giới thiệu miếng trầu, vỏ trấu, của thóc để học sinh hiểu thêm từ ngữ vừa tìm được.
2 học sinh đọc lại bài-Lớp theo dõi trong SGK.
Khói thả nghi ngút của một vùng tre trúc trên mặt nước, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá cuối cùng khiến mặt sông nghe như rộng hơn.
Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng.
Học sinh viết bảng con chữ dễ viết sai: lạ lùng, nghi ngút, tre trúc, vắng lặng.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
2 học sinh lên bảng làm bài.
Lớp làm vào vở.
Học sinh nhận xét.
Giải: con sóc, mặc quần soóc, cần cẩu móc hàng, kéo xe rơ - moóc
Bài tập 3a: 	
Học sinh làm việc cá nhân. Ghi lời giải vào bảng con.
Học sinh giơ bảng - 1 học sinh đọc và giải thích lời giải đố của mình.
Lời giải: a) Con trâu là con vật giúp bác nhà nông. Nếu thêm dấu huyền thì chữ trâu sẽ thành trầu.
Trầu làm ấm miệng các cụ già. 
Thêm sắc thì trâu sẽ thành trấu.
Trấu từ hạt thóc lúa mà ra.
3 học sinh nhìn bảng đọc lại lời giải.
3. Củng cố: Nhận xét bài viết chính tả của bài tập.
4. Dặn dò: Về xem lại bài - sửa lỗi.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở
----------------------------0-------------------------
Môn: Thể dục
Tiết 23 Bài: ÔN CÁC ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC
CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
TUẦN 12
I – MỤC TIÊU
Biết cách thực hiện các động tác : vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
Chơi trò chơi “ Kết bạn ”.
Biết cách chơi và và tham gia chơi được các trò chơi. 
Học sinh học nghiêm túc, tự giác, nhanh nhẹn. 
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi “Chạy tiếp sức”.
III - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định: - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát.
Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 tổ lên tập 6 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Ôn 6 động tác vươn thở, tay , chân, lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
Tập luyện theo đội hình 2 – 4 hàng ngang.
Chia tổ ôn luyện 6 động tác đã học .
+ Giáo viên đi đến từng tổ quan sát nhắc nhở kết hợp sửa chữa động tác sai cho học sinh . Các em trong tổ thay nhau hô cho các bạn tập.
Thi đua giữa các tổ. Giáo viên điều khiển . Tổ nào tập đúng, đều nhất được biểu dương trước lớp.
Cho học sinh lên biểu diễn 5 – 6 em tập đúng, đẹp nhất.
Giáo viên nhận xét , biểu dương trước lớp.
Chơi trò chơi “ Kết bạn”
Giáo viên trực tiếp điều khiển trò chơi. Yêu cầu học các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết. Những em bị lẻ 3 lần sẽ phải nắm tay nhau chạy xung quanh lớp 2 vòng , vừa chạy vừa hát.
4. Củng cố: - 
Tập 1 số dộng tác hồi tĩnh ( do giáo viên chọn vỗ tay theo nhịp và hát. Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài
5. Dặn dò: 
Giao bài tập về nhà. Ôn các động tác thể dục phát triển chung đã học. 
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1’
2’
2’
5’
10’
2x8 nhịp
4 lần
10’
2’
2’
1’
*LT
 * * * * * * *
 * TT
* * * * *
 * * * * *
* * * * *
*LT
* * * * * * * * * 
*TT
* * * * * * * * * 
*TT
* * * * * * * * * 
*TT
 * * *
	 * * * * *
 * *
 * * * 
*LT

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12, thu 2,3.doc