Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Trần Thị Tuyết

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

NẮNG PHƯƠNG NAM

I. Yêu cầu cần đạt:

A.Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; HS khá, giỏi nêu được lí do chọn một tên truyện ở CH5)

B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt.

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Ảnh hoa mai, hoa đào.

Bảng phụ ghi các ý tóm tắt từng đoạn ở SGK để HS kể chuyện.

 

doc 16 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
Tập đọc - kể chuyện
Nắng phương Nam
I. Yêu cầu cần đạt:
A.Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	- Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; HS khá, giỏi nêu được lí do chọn một tên truyện ở CH5)
B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. ảnh hoa mai, hoa đào.
Bảng phụ ghi các ý tóm tắt từng đoạn ở SGK để HS kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tập đọc
1. Bài cũ: 5’
 Kiểm tra 3 - 4 HS đọc TL bài thơ Vẽ quê hương và trả lời câu hỏi: Vì sao bức tranh quê hương của bạn nhỏ vẽ rất đẹp?
2. Dạy bài mới:25’
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc
HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm. GV giới thiệu về chủ điểm, bài học.
Hoạt động 2: Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài. GV đọc xong, yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp: GV hướng dẫn HS cách đọc 1 số câu trong bài. Giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giải sau bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm (N3).
- + Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
 + Một HS đọc cả bài.
Tiết 2:
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. 10’
- HS đọc thầm cả bài, TLCH: Truyện có những bạn nhỏ nào?
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời: Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào?
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời: Nghe đọc thư Vân, các bạn ước mong điều gì?
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời: Phương nghĩ ra sáng kiến gì?
- HS trao đổi nhóm 2 rồi TLCH: Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân?
- Một HS KG đọc câu hỏi 5 trong SGK (Chọn thêm 1 tên khác cho truyện...). Khi HS chọn tên cần nêu lí do vì sao.
Hoạt động 4: Luyện đọc lại. 5’
- HS chia nhóm (mỗi nhóm 4 em), tự phân các vai và luyện đọc. 
- 3 nhóm HS thi đọc toàn truyện theo vai. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện: 18’
Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ
Dựa theo các ý tóm tắt, kể lại từng đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện.
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mở bảng phụ đã viết các ý tóm tắt mỗi đoạn, mời 1 HS (Nhìn gợi ý, nhớ nội dung) kể mẫu đoạn 1 (Đi chợ Tết).
+ Truyện xảy ra vào lúc nào?
+ Uyên và các bạn đi đâu? Vì sao mọi người sững lại?
- Từng cặp HS tập kể .
- Ba HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện. Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 5’
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện (Ca ngợi tình bạn thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi các miền trên đất nước ta).
- GV nhận xét, động viên, khen ngợi HS đọc bài tốt, kể chuyện hay; khuyến khích HS về kể lại câu chuyện.
toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần.
- Các bài tập cần làm: Bài 1( cột 1,3,4).Bài 2,3,4,5.
- Bài 1 ( cột 2,5)dành cho HS khá, giỏi.
ii. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ. 5’
- 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào nháp: 
 223 x 3 ; 453 x 2.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Luyện tập. 28’
Bài 1 (cột 1, 3, 4): HS tự làm bài vào vở: Thực hiện phép nhân, điền kết quả vào ô trống. Sau đó gọi 1 số em nêu miệng kết quả.
 Thừa số
 423
 210 
 105
 241
 170
 Thừa số
 2 
 3 
 8 
 4 
 5
 Tích
Bài 2 (Tìm x): HS nêu thành phần cần tìm (Số bị chia). 
- Gọi 1 số HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài trên bảng.
 a) x : 3 = 212 b) x : 5 = 141
 x = 212 x 3 x = 141 x 5
 x = 636 x = 705
Bài 3: HS đọc đề toán - Tìm hiểu đề bài (Đây là bài toán giải bằng 1 phép tính). HS nêu cách giải và trình bày bài giải vào vở. Chữa bài.
 Giải.
 Bốn hộp có số kẹo là.
 120 x 4 = 480 (cái kẹo)
 Đáp số: 480 cái kẹo. 
Bài 4 (Đây là bài toán giải bằng 2 phép tính):
- HS đọc đề toán và tìm hiểu đề bài. 
- GV gợi ý cách giải:
+ Muốn tìm số lít dầu còn lại thì trước hết phải biết có tất cả bao nhiêu lít dầu? (HS trả lời và thực hiện phép tính: 125 x 3 =375 (l)).
+ Có 375l dầu, lấy ra 185l dầu thì còn lại bao nhiêu lít dầu? (HS trả lời và thực hiện phép tính: 375 – 185 = 190 (l)).
- HS trình bày bài giải vào vở, 1 em làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Bài 5: Rèn luyện KN thực hiện “Gấp, giảm” đi 1 số lần.
- HS thực hiện: mỗi số đã cho (12; 24) nhân với 3, chia cho 3. 
- GV giải thích mẫu.
 Số đã cho
 6
 12
 24
 Gấp 3 lần
 6 x 3 = 18
 Giảm 3 lần
 6 : 3 = 2
- HS lên bảng điền kết quả: 
- GV cùng cả lớp nhận xét. 
3. Chấm, chữa bài – Nhận xét. 5’
GV chấm 1 số bài làm của HS rồi nhận xét, dặn dò.
đạo đức
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường (HS KG biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của HS).
- Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công (HSKG biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường).
*KNS: - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp.
II. Tài liệu và phương tiện: Tranh minh hoạ HĐ1 (VBT); Các bài hát về chủ đề nhà trường.
III. Các hoạt động dạy - học:
Khởi động: HS hát tập thể bài hát Em yêu trường em (Hoàng Vân).3’
Hoạt động 1: Phân tích tình huống.10’
	- Yêu cầu HS quan sát tranh ở BT1 và cho biết nội dung tranh.
	- GV giới thiệu tình huống. 
- HS nêu các cách giải quyết, GV tóm tắt thành các cách giải quyết chính:
	a. Huyền đồng ý đi chơi với bạn.
	b. Huyền từ chối không đi và để mặc bạn đi chơi 1 mình.
	c. Huyền doạ sẽ mách cô giáo.
	d. Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi.
	- GV hỏi: Nếu là bạn Huyền, ai sẽ chọn cách giải quyết a, b, c, d?
	- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thảo luận vì sao chọn cách đó.
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai 1 cách ứng xử. Sau đó đại diện từng nhóm lên trình bày, cả lớp thảo luận phân tích.
 - GV kết luận. Lớp và trường là tập thể sinh hoạt, học tập nên các em cần phải tích cực tham gia việc trường, việc lớp.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.8’ 
	- HS nêu yêu cầu BT2. Sau đó tự làm vào VBT
	- Gọi HS trình bày kết quả bài làm của mình. 
 - GV nhận xét, kết luận: Tình huống c, d là đúng; tình huống a, b là sai.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. 10’
	- GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành bằng cách giơ các tấm thẻ màu; nêu lý do vì sao tỏ thái độ đó.
	- GV kết luận: Các ý kiến a, b, d ( Đ ); ý kiến c ( S ).
Hướng dẫn thực hành:5’ 
 - Tìm hiểu các gương tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường. Tham gia làm và làm tốt 1 số việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng. 
Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012
Âm nhạc
toán
So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3.
- Bài 4 dành cho HS khá, giỏi.
ii. Đồ dùng dạy - học: Tranh vẽ minh hoạ ở bài học.
iii. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’.2 HS lên bảng thực hiện:
 243 x 2 126 x 3 208 x 4 412 x 2
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới : 28’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán.
	- Phân tích bài toán. 
 6 cm
- Vẽ sơ đồ minh hoạ: A | 	 | B
 2 cm
 C | | D 
- Có thể đặt đoạn thẳng CD lên đoạn thẳng AB lần lượt từ trái sang phải. 
- HS nhận xét: Đoạn thẳng AB dài gấp 3 lần đoạn thẳng CD.
- Muốn biết độ dài đoạn thẳng AB (dài 6cm) gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng CD (dài 2cm) ta thực hiện phép chia: 6 : 2 = 3 (lần).
- Trình bày bài giải như SGK.
Kết luận: Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé, ta lấy số lớn chia cho số bé.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Hướng dẫn HS hoạt động theo 2 bước:
- Bước 1: Đếm số hình tròn màu xanh, đếm số hình tròn màu trắng.
- Bước 2: So sánh “Số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng” bằng cách thực hiện phép chia.
6 : 2 = 3 (lần) ; 6 : 3 = 2 (lần) ; 16 : 4 = 4 (lần).
Bài 2: GV hỏi: Muốn so sánh số 20 gấp mấy lần số 5 ta thực hiện phép tính nào? (HS trả lời: 20 : 5 = 4 (lần)).
- HS tự trình bày bài giải vào vở, sau đó gọi 1 HS lên bảng chữa bài. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Hướng dẫn HS làm bài tương tự bài tập 2.
Bài 4 (dành cho HS khá, giỏi): a, Tính tổng độ dài các cạnh hình vuông MNPQ:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm); (Hoặc: 3 x 4 = 12 (cm)).
b, Tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác ABCD:
3 + 4 + 5 + 6 = 18 ( cm ).
C. Chấm, chữa bài – Nhận xét. 5’
GV chấm 1 số bài làm của HS rồi nhận xét, dặn dò. 
Luyện từ và câu
Cô Mĩ Hoa dạy
Tự nhiên và Xã hội
Phòng cháy khi ở nhà
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
	- Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.
	- HSKG: Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra.
* KNS: - Kĩ năng tự bảo vệ: ứng phó nếu có tình huống hoả hoạn (cháy): tìm kiếm sự giúp đỡ ,ứng xử đúng cách.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK (Trang 44, 45). 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra. 10’
- HS làm việc theo N2: Quan sát hình 1, 2 trang 44, 45 SGK để hỏi và trả lời nhau theo gợi ý:
+ Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?
+ Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hoả hoặc đống củi khô bị bắt lửa?
	+ Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?
	- GV tới các nhóm giúp đỡ và khuyến khích HS tự đặt ra các câu hỏi.
	- Gọi 1 số HS trình bày kết quả thảo luận. Mỗi HS chỉ trả lời 1 trong các câu hỏi, các HS khác bổ sung. GV giúp HS rút ra kết luận.
	- GV và HS kể 1 vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính GV hay các em đã chứng kiến hoặc biết được qua các thông tin đại chúng.
	- GV cho HS thảo luận để tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân gây ra những vụ hỏa hoạn đã kể ở trên.
Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai. 10’
	- Bước 1: Động não. 
	+ GV đặt vấn  ...  bảng lớp (cả lớp viết vào vở nháp) 3 từ có tiếng chứa vần ooc. GV và cả lớp nhận xét, chữa bài. 
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông. 1 HS đọc thuộc lòng lại, cả lớp đọc thầm ở SGK. Chú ý cách trình bày, những tên riêng trong bài, những chữ các em dễ viết sai chính tả .
- Hướng dẫn HS nhận xét bài chính tả và cách trình bày: 
+ Bài chính tả có những tên riêng nào?
+ Ba câu ca dao thể lục bát trình bày thế nào?
+ Câu ca dao viết theo thể 7 chữ được trình bày thế nào?
- HS viết ra giấy nháp những chữ các em dễ viết sai chính tả: quanh quanh, nghìn trùng, sừng sững, lóng lánh... 
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2 (Lựa chọn)
- GV chia lớp thành 2 nhóm, làm 2 bài tập 2a, 2b.
- Cả lớp đọc lại nội dung bài, làm bài vào bảng con, bí mật lời giải .
- HS giơ bảng, GV mời 1 số HS có lời giải đúng đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Một số HS đọc lại bài theo lời giải đúng. Sau đó chữa bài vào VBT.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét bài làm của HS. Nhắc những HS viết bài còn mắc lỗi về nhà luyện tập thêm. Dặn HS chuẩn bị nội dung cho tiết TLV .
Tập làm văn
Nói, viết về cảnh đẹp đất nước
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nói được những điều em biết về một cảnh đẹp ở nước ta dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh), theo gợi ý (BT1).
	- Viết được những điều nói ở BT1 thành 1 đoạn văn (khoảng 5 câu).
II. Đồ dùng dạy - học: ảnh biển Phan Thiết trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước. Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý ở BT1.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 1 HS kể lại chuyện vui đã học ở tuần 11 (Tôi có đọc đâu!); 2 HS làm lại BT2 (Nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở).
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý ở SGK.
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị tranh, ảnh cho tiết học. Yêu cầu mỗi em đặt trước mặt 1 bức tranh (hoặc tấm ảnh) đã chuẩn bị. Nhắc HS chú ý: 
+ Các em có thể nói về bức ảnh biển Phan Thiết trong SGK.
+ Có thể nói theo cách trả lời các câu hỏi gợi ý hoặc nói tự do, không phụ thuộc hoàn toàn vào các gợi ý.
	- GV mở bảng phụ đã viết các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS nói về cảnh đẹp trong tấm ảnh biển Phan Thiết, nói lần lượt theo từng câu hỏi. 
- 1 HS giỏi làm mẫu: nói đầy đủ về cảnh đẹp của biển Phan Thiết.
- Từng cặp HS tập nói cho nhau nghe.
- Một số HS tiếp nối nhau thi nói trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu của BT (Viết những điều nói trên thành đoạn văn 5 - 7 câu).
- HS viết bài vào VBT. GV nhắc HS chú ý về nội dung, cách diễn đạt.
- GV theo dõi HS làm bài, uốn nắn sai sót cho các em; phát hiện những HS viết bài tốt.
- Một vài HS đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét, rút kinh nghiệm. GV chấm điểm 1 số bài viết hay. 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét và biểu dương những HS học tốt. Yêu cầu những HS chưa làm xong BT2 về nhà hoàn chỉnh bài viết.
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Tự nhiên và xã hội
Một số hoạt động ở trường
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, TDTT, lao động vệ sinh, tham gia ngoại khoá.
- Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
- HSKG: Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt.
ii. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 46, 47.
iii. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình và trả lời bạn theo gợi ý:
+ Kể 1 số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học.
+ Trong từng hoạt động đó, HS làm gì? GV làm gì?
- Một số cặp HS lên hỏi và trả lời trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, hoàn thiện phần hỏi và trả lời của bạn.
- GV và HS thảo luận 1 số câu hỏi, giúp HS liên hệ thực tế:
+ Em thường làm gì trong giờ học?
+ Em có thích học theo nhóm không?
+ Em thường học nhóm trong giờ học nào?
+ Em thường làm gì khi học nhóm?
+ Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao?
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Làm việc theo tổ học tập.
- HS thảo luận theo gợi ý:
+ ở trường công việc chính của HS là làm gì?
+ Kể tên các môn học bạn được học ở trường?
- Đại diện các tổ báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét và bổ sung.
- Kết thúc bài học, GV liên hệ ngắn gọn đến tình hình học tập của HS trong lớp, khen ngơi những em học chăm, học giỏi, biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở, động viên những em học còn kém, chưa chăm...
thủ công
Cắt, dán chữ I , T (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
ii. gv chuẩn bị: Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu.
Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T; Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
iii. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: HS thực hành cắt, dán chữ I, T. 
- GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ I, T. GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T theo quy trình:
+ Bước 1: Kẻ chữ I, T.
+ Bước 2: Cắt chữ T.
+ Bước 3: Dán chữ I, T.
- HS thực hành kẻ, cắt, dán các chữ I, T. Trong khi HS thực hành GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. GV nhắc HS dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng.
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm..
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, khen ngợi những HS có sản phẩm đẹp để khích lệ khả năng sáng tạo của HS.
- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò.
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau: Cắt, dán chữ H, V. 
toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8).
ii. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra 1 số HS đọc thuộc bảng chia 8. GV hỏi thêm 1 số phép tính bất kỳ trong bảng chia.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: (cột 1, 2, 3): GV gọi từng HS đọc kết quả các phép tính.
Nêu mối liên hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 2: (cột 1, 2, 3): HS tự làm bài vào vở.
Cho HS nêu miệng kết quả bài làm của mình.
Bài 3: Một HS đọc bài toán – Tìm hiểu đề bài.
GV gợi ý HS giải bài toán theo 2 bước:
+ Bước 1: Tìm số thỏ còn lại (42 – 10 = 32 (con)).
+ Bước 2: Tìm số thỏ trong mỗi chuồng (32 : 8 = 4 (con thỏ)).
- HS tự trình bày bài giải vào vở, 1 em làm trên bảng phụ. Chữa bài.
Bài 4: (Tìm1/8 số ô vuông trong mỗi hình):
GV gợi ý cách giải: Đếm số ô vuông có trong mỗi hình rồi chia nhẩm, tìm số ô vuông . 
Hoạt động 3: Chấm, chữa bài – Nhận xét.
- GV chấm 1 số bài làm của HS rồi nhận xét.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò. 
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm cuối tuần
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong đợt thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
- Bình xét thi đua.
- Nêu kế hoạch thời gian tới.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong đợt thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
a. Cán sự lớp nhận xét: Về vệ sinh cá nhân; Về nề nếp học tập.
b. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm của HS trong tuần: khen ngợi những cá nhân dành được nhiều bông hoa điểm 10, nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: không thuộc bài khi đến lớp, hay quên sách vở, hay nói chuyện riêng,...
	GV tổng kết về các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
c. Bình xét thi đua: Đề nghị khen thưởng các cá nhân:
- Hồ sơ đẹp: Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Bùi Bích Thảo.
- Bông hoa điểm 10: Nguyễn Văn Đức, Mai Trọng Hiếu.
Hoạt động 2: Kế hoạch thời gian tới
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
	- Tiếp tục phát động thi đua từ 20/11 đến 22/12.
- Chọn những em có Năng khiếu về TDTT luyện tập để tham dự HKPĐ cấp trường.
- Tăng cường công tác kèm cặp phụ đạo HS yếu; bồi dưỡng HS giỏi.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.
Luyện từ và câu
Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái . So sánh
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1).
- Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động (BT2).
- Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3).
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: KT 2 HS làm lại các BT2, 4 (tiết LTVC tuần 11); GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: - 2 HS đọc yêu cầu của bài trong SGK (Đọc khổ thơ dưới đây và TLCH).
- HS làm bài vào VBT (Gạch bằng bút chì). Sau đó 1 HS lên bảng làm bài: gạch dưới các từ chỉ hoạt động (chạy, lăn), rồi đọc lại câu thơ có hình ảnh so sánh.
- GV nhấn mạnh: Hoạt động “chạy” so sánh với hoạt động “lăn tròn”. Đây là 1 cách so sánh mới: so sánh hoạt động với hoạt động. 
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu của bài tập (Trong đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau?). 
- Cả lớp đọc thầm lần lượt từng đoạn trích (a, b, c), suy nghĩ, làm bài cá nhân để tìm những hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi đoạn.
- HS phát biểu, trao đổi, thảo luận. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng; nhắc lại (ngắn gọn) từng hình ảnh so sánh để thấy cách so sánh đó làm rõ thêm hoạt động của con vật, sự vật. 
Bài tập 3: - GV nêu yêu cầu bài tập (Chọn từ ngữ thích hợp ở 2 cột A và B để ghép thành câu)
- HS làm nhẩm (Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh).
- Mời 3 HS lên bảng thi nối đúng, nhanh; sau đó từng em đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 3 - 4 HS đọc lại lời giải đúng. Cả lớp làm bài vào VBT. 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học, cho điểm và biểu dương những HS học tốt ; yêu cầu HS đọc lại các BT đã làm ở lớp. Khuyến khích HS học thuộc các đoạn thơ, văn có những hình ảnh so sánh đẹp ở BT2.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_12_tran_thi_tuyet.doc