Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Toán Luyện tập

I – Mục tiêu

- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số

- Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên , giảm đi một số lần .

II – Đồ dùng dạy học

- G/v : bảng phụ

- H/s : vở bài tập

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2010
I – Mục tiêu
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số 
- Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên , giảm đi một số lần .
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : bảng phụ 
- H/s : vở bài tập 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hướng dẫn luyện tập.
 Bài 1
- G/v kẻ nội dung bài 1 lên bảng.
? Bài y/c làm gì ?
- Y/c h/s làm bài.
- Chữa bài ghi điểm.
Bài 2
? Nêu thành phần chưa biết trong phép tính ?
? Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
- Y/c H/s làm bài.
- Chữa bài, ghi điểm.
Bài 3
- Y/c H/s tự làm bài.
Tóm tắt.
1 hộp: 120 cái kẹo.
4 hộp: ? cái kẹo.
- G/v nhận xét ghi điểm.
Bài 4
? Bài toán hỏi gì ?
? Muốn biết sau khi lấy 185 l dầu từ 3 thùng thì còn lại bao nhiêu lít dầu, ta phải biết điều gì trước ?
- Yêu cầu H/s tự làm bài tiếp.
- G/v theo dõi kèm H/s yếu.
- G/v nhận xét ghi điểm.
Bài 5
- Yêu cầu H/s tự làm 
- Nhận xét bài
- Y/c tính tích của 2 thừa số đã cho.
- H/s làm vào vở, H/s nối tiếp đọc chữa bài.
Thừa số
423
105
241
Thừa số
 2
 8
 4
 Tích 
846
840
964
- H/s nhận xét.
- 1 H/s đọc đề bài, lớp đọc thầm.
- X là số bị chia.
- H/s làm vào vở, 2 h/s lên bảng làm bài.
X : 3 = 213 X : 5 = 141
 X = 213 x 3 X = 141 x 5
 X = 639 X = 705
- Đổi vở kiểm tra chéo nhau, nhận xét bài trên bảng.
- 2 H/s đọc yêu cầu.
- H/s làm bài vào vở, 1 H/s lên bảng tóm tắt, 1 H/s giải.
Bài giải.
Cả 4 hộp có số kẹo là.
120 x 4 = 480 (cái kẹo)
Đáp số: 480 cái kẹo.
- H/s nhận xét.
- 2 H/s đọc đề bài.
- Tính số dầu còn lại sau khi lấy 185 l 
- Ta phải biết lúc đầu có bao nhiêu lít dầu
- H/s làm vào vở, 1 H/s lên bảng giải
Bài giải
Số lít dầu có trong 3 thùng là:
125 x 3 = 375 (l )
Số lít dầu còn lại là:
375 – 185 = 190 ( l )
Đáp số: 190 l dầu
- 2H/s làm bảng
Số đã cho
12
24
Gấp 3 lần 
 36 
 72
Giảm 3 lần 
 4
 8
3 - Củng cố, dặn dò.
- Y/c H/s về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
---------------------------------------------@&?------------------------------------------
I – Mục tiêu
Tập đọc
- Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn truyện với lời các nhân vật . 
- Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc 
Kể chuyện
- Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt .
II – Đồ dùng dạy học 
- Tranh ảnh sgk
 III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Tập đọc
Luyện đọc.
- G/v đọc toàn bài.
- G/v hướng dẫn H/s luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu.
- Hướng dẫn đọc từ khó
Đọc từng đoạn.
- G/v nhắc nhở các em đọc đúng câu hỏi, câu kể.
+ Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp Tết.Trời cuối đông lanh buốt.
- G/v dùng tranh hoặc vật thật nói thêm về hoa mai và hoa đào.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
? Truyện có những bạn nhỏ nào ?
? Uyên và các bạn đi đâu ?
? Nghe đọc thư Vân, các bạn ước mong điều gì ?
? Phương nghĩ ra sáng kiến gì ?
? Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân ?
Luyện đọc lại.
Kể chuyện
- G/v nêu nhiệm vụ.
- Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện.
- G/v mở bảng phụ đã viết các ý tóm tắt mỗi đoạn, mời 1 H/s kể mẫu đoạn 1.
+ Ý 1: Truyện xảy ra vào lúc nào?
+ Ý 2: Uyên và các bạn đi đâu?
+ Ý 3: Vì sao mọi người sững lại?
- Khen ngợi những H/s kể tốt
- Lắng nghe
- H/s tiếp nối nhau đọc từng câu
- Đọc từ khó
- H/s tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
+ Nè, / sắp nhỏ kia, / đi đâu vậy?
+ Vui / nhưng mà / lạnh dễ sợ luôn.
- H/s tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong SGK.
- 3 H/s tiếp nối nhau.
- 1H/s đọc cả bài.
- H/s đọc thầm cả bài.
+ Uyên, Huê, Phương cùng 1 số bạn ở thành phố Hồ Chí Minh.
- H/s đọc đoạn 1 trả lời.
+ Uyên cùng các bạn đi chợ hoa vào ngày 28 Tết.
- H/s đọc đoạn 2.
+ Gửi cho Vân ít nắng phương Nam.
- H/s đọc đoạn 3.
+ Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai.
+ Cành mai chở nắng phương Nam đến cho Vân.
- H/s chia nhóm tự phân các vai.
- Một H/s đọc lại yêu cầu của bài.
- Một H/s kể mẫu đoạn 1.
+ Truyện xảy ra đúng vào ngày 28 Tết, ở thành phố Hồ Chí Minh.
+ Uyên và các bạn đang đi giữa chợ hoa.
+ Cả bọn đang ríu rít trò chuyện.
3 – Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
---------------------------------------------@&?------------------------------------------
Thứ ba ngày 02 tháng 11 năm 2010
I – Mục tiêu 
- Nghe – viết đúng bài chính tả : Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oc / ooc ( BT2 )
- Làm đúng BT3 a / b 
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : bảng phụ 
- H/s : vở bài tập 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hướng dẫn nghe viết
 Hướng dẫn chuẩn bị 
- G/v đọc bài một lượt. 
- Yêu cầu 2H/s đọc lại bài . 
? Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương ?
? Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó. 
- G/v đọc bài
- Đọc lại để H/s dò bài , tự bắt lỗi .
* Chấm, chữa bài.
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 : Nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập .
- Gọi 2 em đại diện cho hai dãy lên bảng làm. 
- Yêu cầu lớp nhận xét bài bạn đổi chéo vở để KT.
- G/v nhận xét bài làm H/s 
Bài 3 : Gọi H/s nêu yêu cầu của bài tập 3a.
- Yêu cầu các nhóm đọc nhiều lần bài tập.
- Yêu cầu các nhóm làm vào vở. 
- Yêu cầu H/s chữa bài trong vở. 
- Gọi 2 H/s đọc lại lời giải đúng .
- G/v nhận xét bài làm H/s 
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 2H/s đọc lại bài. 
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài. 
+ Khói thả nghi ngút cả 1 vùng tre trúc trên mặt nước, tiếng lanh canh của thuyền chài...
- Viết hoa chữ cái đầu đoạn, đầu câu và tên riêng. 
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con .
+ nghi ngút, tre trúc , yên tĩnh, khúc quanh , thuyền chài  
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở. 
- H/s nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm .
- Một em nêu yêu cầu bài tập 2.
- H/s làm vào VBT.
- 2H/s lên bảng làm bài . Cả lớp theo dõi bạn và nhận xét bổ sung:
Con Sóc , mặc quần soóc, cần cẩu móc hàng , kéo xe rơ moóc 
- 2H/s nêu yêu cầu bài tập .
- Lớp thực hiện làm vào VBT theo nhóm.
- 1 em làm bài trên bảng lớp.
- Cả lớp nhận xét chữa bài. 
3 – Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Dặn H/s về nhà chuẩn bị bài sau
---------------------------------------------@&?------------------------------------------
I – Mục tiêu
- Biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : bảng phụ 
- H/s : vở bài tập
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hình thành kiến thức mới
- G/v nêu bài toán .
- Hướng dẫn phân tích bài toán và vẽ sơ đồ minh họa. 
A 6cm B
 C 2cm D
? Muốn biết đoạn thẳng AB (6cm) gấp mấy lần đoạn thẳng CD (2cm ) ta làm như thế nào ? 
- G/v kết luận và yêu cầu H/s nêu cách tìm số lần của số lớn so với số bé.
Thực hành
Bài 1: Nêu yêu cầu trong Sgk
? Muốn biết số chấm tròn màu xanh gấp mấy lần chấm tròn màu trắng ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu H/s làm bài vào vở.
- Mời một học sinh lên bảng giải .
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra .
- G/v nhận xét đánh giá.
Bài 2 : Yêu cầu đọc bài tập 2 
- Hướng dẫn làm bài tập vào vở .
- Mời một H/s lên bảng giải bài.
- Gọi H/s khác nhận xét.
- Nhận xét bài làm của H/s 
Bài 3: Gọi một em nêu bài tập 3.
- Gợi ý H/s nhìn sơ đồ tóm tắt để đặt đề toán rồi giải bài .
- Yêu cầu 2 em nêu bài toán từ sơ đồ tóm tắt . Mời một H/s lên bảng giải .
- Gọi H/s khác nhận xét bài bạn.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để KT.
- Theo dõi nắm yêu cầu bài toán .
- Phân tích và vẽ sơ đồ minh họa theo gợi ý của G/v .
- H/s đo bằng cách lấy đoạn thẳng ngắn CD đặt lên đoạn dài AB lần lượt từ trái sang phải .
- Đoạn thẳng dài AB gấp 3 lần đoạn CD
- Suy nghĩ và nêu : Ta thực hiện phép chia 6 : 2 = 3 ( lần )
* Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé .
- H/s nêu yêu cầu bài tập 
- Trả lời
- Một em sửa bài trên bảng .
- Cả lớp làm vào vở rồi chữa bài .
- Đếm số chấm tròn màu xanh và số chấm tròn màu trắng .
- Lấy số chấm tròn màu xanh chia cho số chấm tròn màu trắng 
6 : 2 = 3 ( lần ) ; 6 : 3 = 2 ( lần )
 16 : 4 = 4 (lần )
- Một H/s nêu đề bài .
- Cả lớp thực hiện vào vở .
- Một H/s lên bảng làm. 
 Bài giải
 Số cây cam gấp số cây cau số lần là: 20 : 5 = 4 (lần )
 Đ/ S: 4 lần 
- H/s đọc yêu cầu bài tập 3.
- Lớp thực hiện làm bài vào vở. 
- Một H/s giải bài trên bảng 
 Bài giải
Con lợn nặng gấp con ngỗng số lần là: 42 : 6 = 7 (lần )
 Đ/ S: 7 lần
3 - Củng cố, dặn dò 
- Dặn H/s về nhà làm lại các bài tập 
- Nhận xét tiết học
I – Mục tiêu
 - Biết đọc ngắt nghỉ đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài.
 - Bước đầu cảm nhận được vẽ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước ( TL: được các câu hởi trong SGK thuộc 2-3 câu cac dao trong bài)
II – Đồ dùng dạy học 
- Tranh, ảnh Sgk
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Luyện đọc
- Đọc mẫu bài.
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
Đọc từng dòng thơ. 
- G/v theo dõi sửa sai.
Đọc từng đoạn trước lớp . 
- Nhắc nhớ H/s ngắt nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ, khổ thơ .
- Giúp H/s hiểu nghĩa từng từ ngữ mới và địa danh trong bài (Tô Thị, Tam Thanh, Trấn Vũ )
Đọc từng câu ca dao trong nhóm .
Đọc đồng thanh cả bài. 
Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm toàn bài, TLCH: 
? Kể tên những vùng trong mỗi câu ca dao ?
? Mỗi vùng của đất nước ta có cảnh đẹp gì?
? Theo em, ai đã tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?
- G/v kết luận .
Học thuộc lòng các câu ca dao
- Hướng dẫn đọc diễn cảm 6 câu ca dao.
- Hướng dẫn H/s học thuộc lòng các câu ca dao.
- Tổ chức cho H/s thi đọc thuộc lòng 6 câu ca dao.
+ Mời 2 tốp, mỗi tốp 6 em nối tiếp nhau thi đọc thuộc 6 câu ca dao.
+ Mời 3H/s thi đọc thuộc cả 6 câu ca dao. 
- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất. 
- Lắng nghe G/v đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng , luyện đọc các từ khó
- Nối tiếp nhau đọc 6 câu ca dao. 
- Tìm hiểu nghĩa củ ... n sát hình 1 và hình 2 trang 44 và 45 để hỏi và trả lời với nhau: 
? Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì ?
? Chỉ ra những vật dễ cháy có trong hình 1 ?
? Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hỏa hoặc đống củi khô bị bắt lửa ?
? Theo bạn bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy ? Vì sao ?
 Bước 2 : 
- Yêu cầu một số học sinh trình bày kết quả. 
- Yêu cầu cặp khác bổ sung ý kiến. 
- Kết luận: Bếp ở hình 2 an toàn hơn vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp, các chất đễ bắt lửa được để xa bếp.
 Bước 3: Yêu cầu H/s kể ra vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà em được chúng kiến hay biết được qua các thông tin đại chúng.
- G/v kể, phân tích nguyên nhân và hậu quả do cháy gây ra.
Hoạt động 2 : Thảo luận và đóng vai.
 Bước 1: Động não .
- G/v đặt vấn đề với cả lớp: 
? Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn ?
Bước2 : Thảo luận nhóm và đóng vai .
+ Nhóm 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hoặc bật lửa vứt lung tung trong nhà mình.
+ Nhóm 2: Theo em những thứ dễ bắt lửa như xăng, đầu hỏa nên được cất giữ ở đâu trong nhà?
+ Nhóm 3: Trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy?
Bước 3: Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
- Yêu cầu nhóm khác nhận xét và bổ sung .
Hoạt động 3 :- Trò chơi gọi cứu hỏa 
- G/v hướng dẫn cách chơi .
- Nêu tình huống cháy cụ thể 
- Thực hành báo động cháy .
- Nhận xét và hướng dẫn một số cách thoát hiểm khi có cháy . 
- Tiến hành chia ra từng cặp để thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập thông qua quan sát tranh.
- Lần lượt một số em đại diện các nhóm lên báo cáo trước lớp .
- Lớp theo dõi và nhận xét bổ sung. 
- H/s kể những câu chuyện do cháy gây ra, nêu nguyên nhân gây cháy, tác hại của việc gây cháy và cách đề phòng.
- Lần lượt từng em nêu lên các vật có thể bất ngờ gây cháy ở gia đình mình .
- Các nhóm thảo luận theo từng câu hỏi gợi ý mà giáo viên ghi trong phiếu .
- Lần lượt từng nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm trả lời hay nhất .
- Thực hiện chơi trò chơi : Gọi người cứu hỏa 
3 – Củng cố , dặn dò 
Thứ sáu ngày 06 tháng 12 năm 2010
I – Mục tiêu 
- Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : bảng phụ 
- H/s : vở bài tập 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Luyện tập
Bài 1: Gọi H/s nêu bài tập 1.
- Yêu cầu tự làm bài vào vở.
- Gọi H/s nêu kết quả tính nhẩm.
- Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài.
- G/v nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 2 : Gọi H/s nêu yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện tính vào vở. 
- Gọi 4 em lên bảng làm bài, mỗi em 1 cột .
- Nhận xét bài làm của H/s. 
- Yêu cầu H/s đổi vở để KT bài nhau.
Bài 3 : Gọi H/s đọc bài toán. 
- Yêu cầu H/s nêu dự kiện và yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một H/s lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
Bài 4 : Gọi H/s đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu H/s quan sát hình vẽ, tính nhẩm.
- Gọi H/s trả lời miệng.
- G/v nhận xét chữa bài.
- Một em nêu yêu cầu: Tính nhẩm.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 3H/s nêu miệng kết quả, cả lớp bổ sung. 
 8 x 6 = 48 16 : 8 = 2 
 48 : 8 = 6 16 : 2 = 8 
- 1H/s nêu yêu cầu bài 2: Tính nhẩm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 4H/s lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- Từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau. 
- 2H/s đọc bài toán.
- H/s phân tích bài toán.
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một H/s lên bảng trình bày bài giải, lớp theo dõi bổ sung.
Bài giải
Số thỏ còn lại là :
42 – 10 = 32 ( con )
Số thỏ trong mỗi chuồng là:
32 : 8 = 4 (con)
Đ/S: 4 con thỏ
- Một H/s nêu đề bài: Tìm 1/ 8 số ô trong hình mỗi hình.
- Tự làm nhẩm dựa vào hình vẽ.
- 3H/s nêu miệng kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
 Hình a: 16 : 8 = 2(ô vuông)
 Hình b: 24 : 8 = 3 (ô vuông)
3 – Củng cố , dặn dò 
- Yêu cầu H/s đọc bảng chia 8.
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập
---------------------------------------------@&?------------------------------------------
I – Mục tiêu 
- Nói được những điều em biết về một cảnh đẹp ở nước ta dựa vào một bức tranh(hoặc một tấm ảnh) theo gợi ý BT1 	
- Viết được những điều nói ở bài tập 1 thành một đợan văn ngắn nói về cảnh đẹp đất nước.
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : bảng 
- H/s : vở bài tập 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hướng dẫn kể
Kiểm tra các bức tranh ảnh của H/s
Treo bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý và yêu cầu H/s quan sát bức ảnh chụp bãi biển Phan Thiết
 Bài tập 1 : Gọi H/s đọc bài tập.
- Nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng.
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh Biển Phan Thiết .
- Hướng dẫn nói về cảnh đẹp trong bức tranh .
- Mời một H/s giỏi lên nói mẫu về cảnh đẹp trong bức tranh .
- Yêu cầu H/s tập nói theo căp .
- Mời 1 vài em nối tiếp nhau thi nói .
- G/ lắng nghe và nhận xét.
Bài tập 2 : Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- Nhắc H/s có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý trên bảng và những điều đã nói để viết thành đoạn văn ngắn từ (5 - 7 câu ).
- Yêu cầu học sinh viết đoạn văn vào vở .
- G/v theo dõi uốn nắn cho H/s .
- Mời 4 -5 em đọc lại đoạn văn vừa viết. 
- Chấm điểm 1 vài em viết hay.
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý.
-Đọc thầm và kết hợp quan sát tranh minh họa 
- Lắng nghe G/v hướng dẫn để tập nói về một cảnh đẹp của đất nước (đó là tranh chụp biển Phan Thiết )
- Một H/s giỏi làm mẫu.
- Cả lớp nhìn tranh tập nói theo cặp.
- 2 - 3 H/s lên nối tiếp nhau thi tập nói 
- Cả lớp nhận xét, biểu dương những bạn nói hay
- Một H/s đọc đề bài tập 2: Viết những điều đã nói thành đoạn văn từ 5 - 7 câu.
- Cả lớp làm bài.
- Học sinh đọc lại đoạn văn của mình trước lớp từ 5 - 6 em.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất .
- 2H/s nhắc lại nội dung bài học. 
3 – Củng cố , dặn dò 
- Yêu cầu nhắc lại nội dung bài học. 
- G/v nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau.
---------------------------------------------@&?------------------------------------------
I – Mục tiêu 
 - Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như học tập, vui chơi , văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa.
 - Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó. 
 - Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức 
II – Đồ dùng dạy học 
- Tranh , ảnh Sgk 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hoạt động 1: Quan sát theo cặp 
 Bước 1 : Tổ chức H/s quan sát hình thảo luận theo gợi ý .
? Kể tên một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học ?
? Trong từng hoạt động đó học sinh làm gì? G/v làm gì?
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 46 để trả lời. 
 Bước 2 : Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp .
- G/v kết luận: SGV.
Bước 3 : Yêu cầu các nhóm thảo luận một số câu hỏi nhằm giúp H/s liên hệ thực tế bản thân.
? Em thường làm gì trong giờ học?
? Em thường học nhóm trong giờ học nào?
? Em thường làm gì khi học nhóm? 
? Em có thích đánh giá bài làm của bạn không? ... 
- Sau khi thảo luận xong yêu cầu các nhóm báo cáo trước lớp .
- Theo dõi và khẳng định nhóm đúng để thay cho kết luận .
Hoạt động 2: : Làm việc theo tổ học tập..
Bước 1 : Hướng dẫn.
- Làm việc theo nhóm .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý .
- Nêu các câu hỏi như sách G/v .
- Yêu cầu H/s lần lượt trả lời các câu hỏi
- Yêu cầu các tổ nhận xét câu trả lời của bạn .
- G/v nhận xét kết luận .
Bước2: Mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Lắng nghe nhận xét và bổ sung 
- Liên hệ thực tế.
- Tiến hành chia ra từng nhóm để thảo luận theo hướng dẫn của G/v
- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu .
- Lần lượt từng cặp học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp .
- Lớp theo dõi và nhận xét .
- Tiến hành thảo luận các câu hỏi gợi ý của giáo viên 
- Lần lượt từng nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp .
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung .
- Lớp tiếp tục làm việc theo nhóm 
- Các nhóm trao đổi thảo luận để trả lời các câu hỏi gợi ý của G/v
- Các nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp .
- Cả lớp theo dõi nhận xét rồi thảo luận đi đến kết luận 
- Các nhóm trình bày tên các môn học mình đạt điểm cao và nói cho nhau nghe về sở thích từng môn học của mình .
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm trả lời hay nhất .
3 – Củng cố ,dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
---------------------------------------------@&?------------------------------------------
I – Mục tiêu 
- Giống tiết 1 
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : mẫu chữ , tranh quy trình 
- H/s : giấy , kéo , hồ dán thủ công 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hoạt động 1: H/s thực hành cắt, dán chữ I, T.
- G/v yêu cầu H/s nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ I, T.
- G/v nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I , T theo quy trình.
- G/v quan sát, uốn nắn, giúp đỡ H/s còn lúng túng.
- G/v nhắc H/s dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng.
- G/v đánh giá sản phẩm của H/s.
- H/s nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán các chữ I, T theo quy trình 3 bước.
- H/s thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- H/s trưng bày sản phẩm.
3 – Củng cố , dặn dò 
- G/v nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của H/s.
- Dặn dò H/s giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, kéo thủ công để học bài “Cắt, dán chữ H, U”.
---------------------------------------------@&?------------------------------------------
1 – Nhận xét hoạt động tuần 12 và phương hướng tuần 13
- H/s nêu các ưu điểm đã đạt được và nhược điểm còn mắc ở tuần học 12. 
- H/s nêu hướng phấn đấu của tuần học 13.
- G/v nhận xét chung các ưu và nhược điểm của H/s trong tuần học 12.
- G/v bổ sung cho phương hướng tuần 13
- Tuyên dương một số H/s chăm ngoan, hăng hái trong học tập. 
2 – Hoạt động tập thể
 - Tổ chức cho h/s múa hát và vui chơi các trò chơi dân gian. 
- G/v theo dõi nhắc nhở các em tham gia múa hát-vui chơi tích cực.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12L3.doc