Giáo án lớp 3 Tuần số 14 - Trường tiểu học Bình Thắng B

Giáo án lớp 3 Tuần số 14 - Trường tiểu học Bình Thắng B

Hiểu các từ ngữ trong bài

 - Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được

 nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

2.Kỹ năng :

 - HS đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng

 những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn

 Rấm, chú bé Đất)

3. Thái độ :

 - Can đảm, dám đối đầu với thử thách.

II.CHUẨN BỊ:

 - Tranh minh hoạ

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 14 - Trường tiểu học Bình Thắng B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH BÌNH THẮNG B
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN: 14 Từ ngày 26 Đến ngày 30 / 11 / 2012
THỨ 
MÔN 
TÊN BÀI
Tích hợp
2
Tập đọc
Chú đất nung
Toán 
Chia một tổng cho một số
Lịch sử
Nhà trần thành lập
Âm nhạc
Ôn tập ba bài hát : trên ngựa ta phi nhanh 
CC
Chào cờ đầu tuần
3
Chính tả
Nghe viết :Chiếc áo búp bê
Toán
Chia cho số có một chữ số
LTVC
Luyện tập về câu hỏi
Đạo đức
Biết ơn thầp giáo cô giáo
Thể dục
Ôn tập bài thể dục phát triển chung
4
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Toán
Luyện tập
Kể chuyện 
Búp bê của ai
Khoa học 
Một số cách làm sạch nước
Mĩ thuật 
Vẽ theo mẩu : mẩu có hai đồ vật
5
Tập đọc 
Chú đất nung ( tiếp theo )
Toán
Chia một số cho một tích
TLV
Thế nào là miêu tả
Khoa học 
Bảo vệ nguồn nước
Kĩ thuật 
Thêu móc xích ( tiết 2 )
6
LTVC
Dùng câu hỏi vào mục đích khác
Toán 
Chia một tích cho một số
TLV
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
TD
SHL
Sinh hoạt lớp
Duyệt của Ban Giám Hiệu Tổ trưởng
Thứ hai ngày:26 /11/2012 /
 Môn: Tập đọc
T27: CHÚ ĐẤT NUNG 
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
 - Hiểu các từ ngữ trong bài
 - Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được
 nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
2.Kỹ năng :
 - HS đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng
 những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn
 Rấm, chú bé Đất) 
3. Thái độ :
 - Can đảm, dám đối đầu với thử thách. 
II.CHUẨN BỊ:
 - Tranh minh hoạ 
 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1Khởi động:1’ 
2Bài cũ: 5’Văn hay chữ tốt 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi 
GV nhận xét & chấm điểm
3Bài mới: 
Giới thiệu bài:1’
Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc:8’
- Gọi 1 em đọc bài 
GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
 GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
 GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Cho hs luyện đọc
Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:8’
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
Cu Chắt có những đồ chơi nào? 
Chúng khác nhau thế nào?
GV nhận xét & chốt ý 
GVyêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
Chú bé Đất đi đâu & gặp chuyện gì?
GV nhận xét & chốt ý 
GVyêu cầu HS đọc thầm đoạn 3
Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
GV nhận xét & chốt ý 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm:8’
Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Ông Hòn Rấm cười  thành Đất Nung)
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
4/Củng cố :3’
 Qua câu chuyện chota biêt được điều gì
Nhận xét bổ sung giáo dục 
Cho học sinh nhắc ghi nhớ
5/Dặn dò: 1’
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Chú Đất Nung (tt) 
- Hát
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm & nêu
HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc 
*1 em khá đọc toàn bài 
+ Đoạn 1: 4 dòng đầu (giới thiệu đồ chơi của Cu Chắt) 
+ Đoạn 2: 6 dòng tiếp (Chú bé Đất & hai người bột làm quen với nhau)
+ Đoạn 3: phần còn lại
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS đọc thầm phần chú giải
Luyện đọc theo cặp,thi đọc trước lớp 
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc thầm đoạn 1
Cu Chắt có đồ chơi là 1 chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, 1 nàng công chúa ngồi trong lầu son, 1 chú bé bằng đất
Chúng khác nhau:
+ Chàng kị sĩ, nàng công chúa là món quà cu Chắt được tặng nhân dịp Tết Trung thu. Các đồ chơi này được nặn từ bột, màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp.
+ Chú bé Đất là đồ chơi cu Chắt tự nặn lấy từ đất sét. Chú chỉ là 1 hòn đất mộc mạc hình người.
HS đọc thầm đoạn 2
Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của 2 người bột. Chàng kị sĩ phàn nàn bị bẩn hết quần áo đẹp. Cu Chắt bỏ riêng 2 người bột vào trong lọ thuỷ tinh.
HS đọc thầm đoạn còn lại
HS có thể trả lời theo 2 hướng:
+ Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát
+ Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích
+ Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.
+ Vượt qua được thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi.
+ Được tôi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng, dũng cảm 
Nhận xét 
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài, phân vai) trước lớp
2hs nêu 
Nhận xét bổ sung 
2hs
Hgi nhận 
.
Môn: Toán
T66: MỘT TỔNG CHIA CHO MỘT SỐ
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
- Hiểu & phát biểu thành lời tính chất một tổng chia cho một số. Thông qua bài tập phát hiện ra 
 tính chất một hiệu chia cho một số.
2.Kỹ năng :
 -Vận dụng vào tính toán.
3. Thái độ :
 - GD hs tính cẩn thận khi làm toán 
II.CHUẨN BỊ: Vở
III.LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1Khởi động: 1’
2Bài cũ:5’ 
- Yêu cầu 1em làm bài tập 
GV nhận xét 
3Bài mới: 
Giới thiệu: 1’ Trực tiếp ghi bảng 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tính chất một tổng chia cho một số.9’
GV viết bảng: (35 + 21) : 7, yêu cầu HS tính.
Yêu cầu HS tính tiếp: 35 : 7 + 21 : 7
Yêu cầu HS so sánh hai kết quả
GV viết bảng (bằng phấn màu):
 (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
Cho cả lớp so sánh thêm một số ví dụ:
 (24 + 12) : 6 với 24 : 6 + 12 : 6
GV gợi ý để HS nêu: 
(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
 1 tổng : 1 số = SH : SC + SH : SC
Từ đó rút ra tính chất: Khi chia một tổng cho một số ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được.
GV lưu ý thêm: Để tính được như ở vế bên phải thì cả hai số hạng đều phải chia hết cho số chia.
Hoạt động 2: Thực hành:9’
Bài tập 1:
Tính theo hai cách.
- Cho HS làm vở , 2 em làm phiếu 
- NX sửa chữa 
Bài tập 2:
GV HD mẫu 
Cho HS làm bài tập vào vở, 2em làm phiếu.
- Khi sửa bài lưu ý cho HS phát hiện ra tính chất chia một hiệu cho một số và phát biểu 
Bài tập 3:
YC đọc đề bài
Cho HS nêu cách giải 
Cho HS giải vào vở , 2 em thi làm trên phiếu
4 / Củng cố : 5’
- Cho HS nêu lại tính chất chia một tổng cho một số 
- GV đưa bảng trắc nghiệm cho HS thi đua phát biểu
5 / dặn dò 
Chuẩn bị bài: Chia cho số có một chữ số.
- Hát
2 HS làm bài
125 x 232 354 x 212
HS nhận xét
Nhắc lại đầu bài 
HS tính trong vở nháp
HS tính trong vở nháp.
HS so sánh & nêu: kết quả hai phép tính bằng nhau.
HS tính & nêu nhận xét như trên.
HS nêu
Vài HS nhắc lại. 
HS học thuộc tính chất này.
a (15+35):5 = 15:5+ 5:5 =
 50 : 5 = 10 3 + 7 = 10
 (80+4) :4 = 80:4+ 4:4 =
 84:4 = 21 20 + 1 = 21
b18:6+24:6 =3+4=7 60:3+9:3=20+3=23
 (18+24):6 =42:6=7 (60+9):3=69:3= 23 
a. (27 – 18) : 3 = 9 : 3 = 3 
 27 : 3 – 18 : 3 = 9 – 6 = 3
- Khi chia một hiêu cho một số ta có thể lấy số bị trừ và số trừ cho số chia rồi trừ kết quả cho nhau 
- 1 em đọc đề bài 
 Giải
Lớp 4a chia được số nhóm là: 
 32 : 4 = 8 (nhóm)
Lớp 4b chia được só nhóm là:
 28 : 4 = 7 (nhóm)
Cả 2 lớp có số nhóm là:
 8 + 7 = 15 (nhóm)
 Đáp số : 15 nhóm
- HS nêu 
Nhận xét ,ghi nhận
.................................................................................................................................................................
Môn: Lịch sử
T14: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
Bối cảnh ra đời của nhà Trần.
Về cơ bản nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước, luật pháp & quân đội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi nhau.
2.Kỹ năng :
HS nêu được cơ cấu tổ chức của nhà Trần & một số chính sách quan trọng.
Thấy được sự ra đời của nhà Trần là phù hợp lịch sử. Các vua Trần làm rạng rỡ non sông, dân tộc. 
3. Thái độ :
Kính trọng và biết ơn các danh nhân của đất nước.
II.CHUẨN BỊ:
Tìm hiểu thêm về cuộc kết hôn giữa Lý Chiêu Hoàng & Trần Cảnh; quá trình nhà Trần thành lập.
Phiếu học tập
III.LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/Khởi động: 1’
2/Bài cũ:5’ Cuộc kháng chiến 
chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077)
Nguyên nhân nào khiến quân Tống xâm lược nước ta?
Hành động giảng hoà của Lý Thường Kiệt có ý nghĩa như thế nào?
GV nhận xét.
3/Bài mới: 
Giới thiệu: 1’
 Nhà Lý suy yếu, triều đình lục đục, nhân dân sống cơ cực, giặc giã phương Nam quấy phá do đó sự ra đời của nhà Trần là một tất yếu lịch sử để củng cố sức mạnh của dân tộc.
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân:8’
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm:8’
Dưới thời nhà Trần, chính sách quân đội đã được quan tâm như thế nào? Vì sao?
Chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời nhà Trần? Vì sao?
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp:8’
Những sự kiện nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua, quan & dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa?
4/Củng cố :3’
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
5/Dặn dò: 1’
- Chuẩn bị bài: Nhà Trần & việc đắp đê.
- Hát
HS trả lời
HS nhận xét
Theo giỏi nhắc lại
HS làm phiếu học tập
Hs sửa chữa thông nhất :c, d, đ,e,
HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên báo cáo.
Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến thỉnh khi có điều gì cầu xin, oan ức. Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua & các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ.
HS trả lời
Hs trã lời 
thứ ba 27/11/2012
 Môn: Chính tả 
T14: CHIẾC ÁO BÚP BÊ (Nghe – Viết)
PHÂN BIỆT s / x, ât / âc
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
 - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Chiếc áo búp bê 
2.Kỹ năng :
 - Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu s/x hoặc vần ât/âc dễ lẫn.
 - Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
3. Thái độ :
 - Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
Bút dạ + phiếu viết nội dung BT2a hoặc 2b
Bảng con để các nhóm HS thi làm BT3
III.LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/Khởi động: 1’
2/Bài cũ: 5’
Yêu cầu HS tự tìm & đọc 6 tiếng có âm đầu l/n hoặc có vần im/iêm
GV nhận xét & chấm điểm
3/Bài mới: 
Giới thiệu bài  ... ầu HS về nhà viết vào vở những câu văn, tình huống em vừa phát biểu ở lớp 
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: trò chơi – đồ chơi 
- Hát
HS thực hiện 
Hs nhắc lại 
Bài tập 1
1 HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với cu Đất trong truyện Chú Đất Nung.
Cả lớp đọc thầm lại, tìm câu hỏi trong đoạn văn & nêu: Sao chú mày nhát thế? Nung ấy ạ? Chứ sao? 
Bài tập 2
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phân tích 2 câu hỏi của ông Hòn Rấm trong đoạn đối thoại (Sao chú mày nhát thế? Chứ sao?)
Trả lời câu hỏi 1:
+ Câu hỏi này không dùng để hỏi về điều chưa biết, vì ông Hòn Rấm đã biết là cu Đất nhát.
+ Để chê cu Đất.
Trả lời câu hỏi 2:
+ Câu hỏi này không dùng để hỏi.
+ Câu hỏi này là câu khẳng định: đất có thể nung trong lửa. 
Bài tập 3
HS đọc yêu cầu của bài
HS trả lời: Câu hỏi không dùng để hỏi mà để yêu cầu: các cháu hãy nói nhỏ hơn.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
4 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, làm bài
4 HS xung phong lên bảng thi làm bài – các em viết mục đích của mỗi câu vào bên cạnh từng câu
Cả lớp nhận xét 
-HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc theo nhóm. Các nhóm bàn bạc, viết nhanh ra giấy 4 câu hỏi hợp với 4 tình huống đã cho. 
Đại diện nhóm trình bày
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ.
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
Cả lớp nhận xét.
-2 hs trả lời 
Nhận xét ,bổ sung ,.
Toán
T69: MỘT SỐ CHIA CHO MỘT TÍCH
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
 Hiểu & biết phát biểu thành lời tính chất một số chia cho một tích.
2.Kỹ năng :
Biết vận dụng vào tính toán.làm đúng các bài tập.
3. Thái độ :
Giáo dục hs tính cẩn thận khi tính toán.
II.CHUẨN BỊ:
VỞ
III.LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1; ổn định 
2; Bài cũ:5’ Luyện tập
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu:1’
Trực tiếp ghi bảng 
Hoạt động1: Phát hiện tính chất.15’
GV ghi bảng: 24 : (3 x 2)
 24 : 3 : 2
 24 : 2 : 3
Yêu cầu HS tính
Gợi ý giúp HS rút ra nhận xét:
+ Khi tính 24 : (3 x 2) ta nhân rồi chia, ta có thể nói đã lấy một số chia cho một tích.
+ Khi tính 24 : 3 : 2 hoặc 24 : 2 : 3 ta lấy số đó chia liên tiếp cho từng thừa số.
Từ đó rút ra nhận xét: Khi chia một số cho một tích, ta có thể chia số đó cho một thừa số rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
Hoạt động 2: Thực hành:15’
Bài tập 1:
Yêu cầu HS tính theo đúng thứ tự thực hiện các phép tính.
- Chia ba đội làm bài, cử ba đại diện làm trên phiếu 
Bài tập 2:
GV gợi ý để 1 HS tính trên bảng:
60 : 30 = 60 : (10 x 3) = 60 : 10 : 3 = 6 : 3 = 2
Chia ba đội thi làm bài 
Bài tập 3:
- Cho HS tự tìm lời giải thông thường.
4; Củng cố 
Gọi hs nhắc lại ghi nhớ 
5; dặn dò :
Học ài ,và làm bài ơ nhà 
Chuẩn bị bài: Một tích chia cho một số.
- trò chơi chuyển tiết.
HS sửa bài3 
HS nhận xét
Hs nhắc lại 
HS tính
24 : (3 x 2) = 
24 : 6	= 4
24 : 3 :2 = 
 8 :2 = 4
24 :2 :3 = 
 12 :3 = 4
HS nêu nhận xét.
Vài HS nhắc lại.
50 :(2 x 5) = 50 : 10 = 5
72 :(8 x 9) = 72 : 72 = 1
28 : (7 x 2) = 28 : 14 = 2
80 : 40 = 80 : (10 x 4 ) = 80 :10 : 4 =8:4=2
150 : 50 = 150 : (10 x 5 ) = 150:10 :5 = 15 :5 = 3
80 : 16 = 80 :(8 x 2) = 80 :8 :2 
 = 10 :2 = 5
- HS làm bài 
- HS thi đua điền vào bảng con 
2 hs nhắc 
.
Tập làm văn
T28: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
* * * * * * *
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
- HS nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài. 
2.Kỹ năng :
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật. 
3. Thái độ :
-giáo dục học sinh ý thức học bài.
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ Cái cối xay trong SGK.
- Phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm bài câu d , 1 tờ giấy viết lời giải câu b, d 
III.LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 ổn dịnh 
2 Bài cũ:5’ Thế nào là miêu tả? 
Yêu cầu 2 HS làm lại BT2 (Phần luyện tập) – nói một vài câu tả một hình ảnh mà em thích trong đoạn thơ Mưa.
GV nhận xét & chấm điểủng
 3Bài mới: 
Giới thiệu bài :1’
Gv trực tiếp ghi bảng .
Hoạt động1: Hình thành khái niệm:12’
Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1
GV giải nghĩa thêm: áo cối (vòng bọc ngoài của thân cối)
GV yêu cầu trả lời các câu hỏi a, b, c; trả lời viết trên phiếu câu d 
Bài văn tả cái gì?
GV bổ sung: Ngày xưa, cách đây ba, bốn chục năm, ở nông thôn chưa có máy xay xát gạo như hiện nay nên người ta vẫn dùng cối xay bằng tre để xay lúa. Hiện nay, ở một số gia đình nông thôn miền Bắc & miền Trung vẫn còn chiếc cối xay bằng tre. 
Các phần mở bài & kết bài trong 
bài “Cái cối tân”. Mỗi phần ấy nói lên điều gì?
C)Các phần mở bài & kết bài đó 
giống với những cách mở bài & kết bài nào đã học?
Phần thân bài tả cái cối theo 
trình tự như thế nào? 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 2
GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS. 
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ .
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập :12’
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
Câu a, b, c:
GV dán tờ phiếu viết đoạn thân bài tả cái trống. 
GV gạch dưới câu văn tả bao quát cái trống / tên các bộ phận của cái trống / những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.
GV treo bảng viết lời giải
Câu d: 
GV lưu ý HS:
+ Có thể mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng.
+ Khi viết, cần chú ý tạo sự liền mạch giữa đoạn mở bài với thân bài, giữa đoạn thân bài với kết bài. 
GV nhận xét:
GV cho HS làm bài tập câu d – viết thêm phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống để đoạn văn trở thành bài văn hoàn chỉnh.
HS làm bài vào VBT
Vài HS làm bài vào giấy trắng
HS tiếp nối nhau đọc phần mở bài. Cả lớp nhận xét, bình chọn bài trên bảng lớp lời mở bài hay.
HS tiếp nối nhau đọc phần kết bài. Cả lớp nhận xét, bình chọn bài trên bảng lớp lời mở bài hay.
4; Củng cố 4’
Một bài văn miêu tả gồm mấy phần ?
Nhận xét,gd.
5; dặn dò 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS viết chưa đạt đoạn mở bài, kết bài về nhà hoàn chỉnh lại bài, viết vào vở. 
Chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả đồ vật. 
- Hát
1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. 
2 HS làm lại BT2 , nói một vài câu tả một hình ảnh mà em thích trong đoạn thơ Mưa.
Nhận xét bổ sung.
Hs nhắc lại đấu bài 
2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn Cái cối tân.
HS quan sát tranh minh hoạ cái cối
HS đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi, trả lời lần lượt các câu hỏi:
Cái cối xay gạo bằng tre.
+ Phần mở bài: Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống. Giới thiệu cái cối (đồ vật được miêu tả).
+ Phần kết bài: Cái cối xay cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi  theo dõi từng bước anh đi  Nêu kết thúc của bài (Tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ). 
+ Các phần mở bài, kết bài đó 
giống các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
+ Phần mở bài: giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân (mở bài trực tiếp).
+ Phần kết bài: bình luận thêm (kết bài mở rộng) 
+ Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. (Cái vành, cái áo; hai cái tai cái lỗ tai; hàm răng cối, dăm cối; cần cối đầu cối, cái chốt , dây thừng buộc cần)
+ Tiếp theo tả công dụng cái cối. (Xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm)
Bài tập 2
Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.
Dựa vào kết quả BT1, HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Khi tả một đồ vật, ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập: HS1 đọc đoạn thân bài tả cái trống trường, HS2 đọc phần câu hỏi. 
HS phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi a, b, c
1 HS đọc lại theo bảng GV đã chuẩn bị sẵn.
Ví dụ:
Mở bài trực tiếp:
Những ngày đầu cắp sách đến trường, có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất, đó là chiếc trống trường. 
Mở bài gián tiếp:
Kỉ niệm của những ngày đầu đi học là kỉ niệm mà mỗi người không bao giờ quên. Kỉ niệm ấy luôn gắn với những đồ vật & con người. Nhớ những ngày đầu đi học, tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường tôi, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó.
Kết bài mở rộng:
Rồi đây, tôi sẽ trở thành một học sinh trung học. Rồi xa mái trường tuổi thơ, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng đặc biệt của chiếc trống trường tôi, những âm thanh thôi thúc, rộn ràng của nó. Kết bài không mở rộng:
Tạm biệt anh trống, đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về. 
2 hs trã lời. 
Nhận xét ,bổ sung .
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 14
CHỦ ĐIỂM THÁNG: DIEM 10 TANG THAY CO
I. MỤC TIU:
Kiến thức: HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
Kỹ năng: Ren tính tự giac, mạnh dạn, tự tin.
Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ:
GV : Cơng tc tuần.
HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
GIO VIN
HỌC SINH 
Ổn định: Hát 
Nội dung:
GV giới thiệu:
Chủ điểm tháng :DIEM 10 TANG THAY CO
Phần lm việc ban can sự lớp:
GV nhận xét chung:
Ưu: 
Thi đua đạt nhiều hoa điểm 10 : tổng số 117 điểm 10.
Thực hiện tốt nề nếp nội qui của trường của lớp
Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kến XD bi.
Có làm và học bài đầy đủ khi đến lớp
*Tồn tại: 
Gv khen thưởng cho tổ hạng nhất, cá nhân xuất sắc, cá nhân tiến bộ.
Công tác tuần tới:
- Không nói chuyện riêng trong giờ học
+ Nâng cao chất lượng học tập
+ Phát động đôi bạn cùng tiến trong học tập
+Tổ chức phong trào thi đua học tập giữa các tổ
+Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
Bi ht kết thc tiết sinh hoạt
Hát tập thể
 - Lớp trưởng điều khiển 
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Kỷ luật
+ Phong trào
+ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ
----- - Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo. Thư ký ghi điểm sau khi cả lớp giơ tay biểu quyết.
Ban cn sự lớp nhận xt
+ Lớp phó học tập
+ Lớp phó lao dộng
Lớp trưởng nhận xét
Lớp bình bầu :
+ C nhn xuất sắc 5 em.
+ c nhn tiến bộ:4 em
Những HS đính tên ln Bảng danh dự:
Thư ký tổng kết bảng điểm thi đua của các tổ.
Tuyên dương tổ đạt điểm cao.
HS chơi trị chơi sinh hoạt, văn nghệ,theo chủ điểm tuần, tháng . 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc