Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường Tiểu Học Tiên Cảnh I

Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường Tiểu Học Tiên Cảnh I

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:

NẮNG PHƯƠNG NAM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

A. Tập đọc:

 - Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

 - Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

B. Kể chuyện:

 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo ý tóm tắt.

 - HS khá, giỏi nêu được lý do chọn một tên truyện ở câu hỏi SGK.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh họa bài tập đọc

 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường Tiểu Học Tiên Cảnh I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
 Thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2010
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:
NẮNG PHƯƠNG NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
A. Tập đọc:
 - Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật 
 - Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B. Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo ý tóm tắt.
 - HS khá, giỏi nêu được lý do chọn một tên truyện ở câu hỏi SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh họa bài tập đọc
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gv gọi 2 hs đọc bài "Vẽ quê hương".&TLCH
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới :
2.1 Giới thiệu chủ điểm và bài mới
- Y/C hs mở SGK/ 75 và đọc tên chủ điểm mới.
- YC hs quan sát tranh minh họa chủ điểm.
-	Giáo viên tóm ý và giới thiệu chủ điểm.Bài tập đọc đầu tiên chúng ta học trong chủ điểm Bắc -Trung - Nam là bài Nắng phương Nam. Qua bài tập đọc này chúng ta sẽ thấy được tình bạn thân thiết, giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc..
2.2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu:
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- HD đọc từng câu và luyện phát âm từ khó dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- YC hs đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- Giáo viên giảng thêm về hoa đào (hoa Tết của miền Bắc), hoa mai (Tết của miền Nam). 
-	Luyện đọc câu dài.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- 	Đọc đồng thanh đoạn 2
2.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giáo viên gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 1
+ Uyên và các bạn đang đi đâu ? Vào dịp nào?
-	Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2, 3
+ Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày Tết để làm gì?
+ Vân là ai ? Ở đâu ?
- Ba bạn nhỏ trong Nam tìm quà để gửi cho bạn mình ở ngoài Bắc, điều đó cho thấy các bạn rất quý mến nhau.
- Vậy, các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân?
- Vì sao các bạn lại chọn gửi cho Vân một cành mai?
* GV giảng: Hoa mai là loài hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày Tết. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, tươi sáng như ánh nắng phương Nam mỗi độ xuân về... Cành mai chở nắng giúp cho Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn miền Nam của mình và tình bạn của các bạn càng thêm thắm thiết.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, thảo luận, đặt tên khác cho câu chuyện : Câu chuyện cuối năm, Tình bạn, Cành mai Tết...
	KỂ CHUYỆN
1. Xác định yêu cầu :
Gọi học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 95/SGK.
2. Kể mẫu:
- GV chọn 3 học sinh khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
3. Kể theo nhóm 
4. Kể trước lớp
- Tuyên dương học sinh kể tốt.
5. Củng cố - dặn dò:
- Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn:Về đọc và kể lại chuyện này cho người thân. 
- Chuẩn bị bài sau: Cảnh đẹp non sông.
- 2 học sinh đọc.
- Đọc Bắc - Trung - Nam
- Học sinh quan sát tranh
-	Học sinh lắng nghe.
-	Học sinh lắng nghe.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài (2 lần)
- HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. 
- Nè,/ sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy ?//
- Tụi mình đi lòng vòng/ tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.//
- Những dòng suối hoa/ trôi dưới bầu trời sám đục/ và làn mưa bụi trắng xóa.//
- Một cành mai ? - //Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên - /Đúng !/ Một cành mai chở Nắng Phương Nam.//
- Học sinh luyện đọc nhóm 3.
-	Học sinh đọc đồng thanh.
-	1 học sinh đọc
-	Học sinh đọc thầm đoạn 1.
- Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào ngày 28 Tết.
-	1 học sinh đọc đoạn 2, 3.
- Để chọn quà gửi cho Vân
- Vân là bạn của Phương, Uyên, Huệ, ở tận ngoài Bắc.
- Các bạn quyết định gửi cho Vân một cành mai.
- HS tự do phát biểu ý kiến.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi, sau đó phát biểu ý kiến, giải thích vì sao em lại chọn tên đó.
- 1 hs đọc yêu cầu, 3 học sinh khác lần lượt đọc gợi ý của 3 câu chuyện.
- HS 1 : Kể đoạn 1
- HS 2 : Kể đoạn 2
- HS 3 : Kể đoạn 3
* Cả lớp theo dõi và nhận xét
- Mỗi nhóm 3 hs. Lần lượt từng hs kể 1 đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và sửa lỗi cho nhau.
- 2 nhóm học sinh kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
- Học sinh tự do phát biểu ý kiến. 
TOÁN: 
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
 - Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
 - Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 	Giáo viên 	Phấn màu, bảng phụ
- 	Học sinh 	Bảng con, vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
THẦY
TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng làm bài 2/52 về nhà của tiết 55.
-	Nhận xét cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới :
2.1 Giới thiệu bài: Tiết luyện tập hôm nay giúp các em nắm vững hơn nữa cách nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
2.2 Hướng dẫn luyện tập:
* Bài 1:
- Kẻ bảng nội dung bài tập 1 lên bảng
* Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn tính tích chúng ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh làm bài 
- Chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 2
- Bài yêu cầu chúng ta tìm gì ?
- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ?
* Nhận xét chữa bài cho điểm học sinh
* Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc lại đề bài
- Hỏi: Bài tập cho biết gì ? Bài toán yêu cầu tìm gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
* Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 4:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì ?
-	Bài toán yêu cầu gì ?
- Muốn biết sau khi lấy ra 345 lít dầu từ 5 thùng thì còn lại bao nhiêu lít dầu, ta phải biết được điều gì trước ?
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài
Bài 5: Viết ( theo mẫu )
- Bài này yêu cầu gấp một số lên 8 lần và giảm một số đi 8 lần
- 24 gấp 8 lần ta làm thế nào?
- 24 giảm 8 lần ta làm thế nào?
- Gọi HS làm 3 cột còn lại
- GV chấm vở, nhận xét
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về bài toán có liên quan đến nhân số có ba chữ số với cố có một chữ số.
-	Nhận xét tiết học:
-	Bài sau: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé. 
- 4 học sinh lên bảng 
- Cả lớp làm bảng con.
- Nghe giới thiệu
YC thực hiện 3 cột
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính tích.
- Muốn tính tích chúng ta thực hiện phép nhân giữa các thừa số với nhau.
- 3 HS lên bảng làm -Cả lớp làm bài VBT
- Tìm số bị chia
-	Học sinh trả lời
- 3 em lên bảng làm - Cả lớp làm VBT 
a. X :8 = 101 b. X : 5 = 117
 X = 101x8 X = 117x 5 
 X = 808 X = 585
c. X : 3 = 282
 X= 282 x 3
 X = 846
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh tóm tắt và giải: 
- Gọi 1hs tóm tắt -1em giải	
Bài giải
Số cây ba đội trồng được là:
205 x 3 = 615 (cây)
 Đáp số: 615 cây
- Học sinh đọc đề.
-	Học sinh trả lời.
- Bài toán yêu cầu tính số dầu còn lại sau khi lấy ra 345 lít dầu.
- Ta phải biết lúc đầu có tất cả bao nhiêu lít dầu.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số lít dầu có trong 5 thùng dầu là :
 150 x 5 = 750 (lít)
 Số lít dầu còn lại là:
 750 - 345 = 405 (lít)
 ĐS: 405 lít dầu
-HS đọc yêu cầu
- 24 x 8 = 192
- 24 : 8 = 3
- 3 em làm bảng, lớp làm vào vở
TẬP ĐỌC: 
CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài.
 - Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK); thuộc 2- 3 câu ca dao trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - 	Tranh ảnh minh họa các địa danh được nhắc đến trong bài
 - 	Bản đồ Việt Nam.
 - 	Bảng phụ ghi sẵn các câu ca dao trong bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
THẦY
TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gv gọi 2 hs đọc bài "Nắng phương Nam"
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
- Yêu cầu học sinh kể tên một số cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh của đất nước ta mà em biết. Giáo viên tóm ý, giới thiệu bài.
2.2 Luyện đọc :
a. Giáo viên đọc mẫu
b. Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ.
- Gv Y/c hs tiếp nối nhau đọc từng câu ca dao trong bài.
-Theo dõi hs đọc bài để chỉnh lỗi phát âm.
-	Luyện đọc từng đoạn :
	+ Học sinh đọc chú giải
 + Hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp thơ.
- Lần lượt hướng dẫn luyện đọc các câu tiếp theo tương tự với câu đầu.
- Yêu cầu hs luyện đọc bài theo nhóm đôi.
- Tổ chức cho một số nhóm đọc bài trước lớp
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc
2.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gv gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp.
- Mỗi câu ca dao nói đến cảnh đẹp một vùng. Đó là vùng nào ? 
- Các câu ca dao trên đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của ba miền Bắc- Trung - Nam trên đất nước ta. Mỗi vùng có cảnh gì đẹp ?
- Giảng về các cảnh đẹp được nhắc đến trong câu ca dao. (Giáo viên xem phần phụ lục)
- Theo em, ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn ?
2.4. Học thuộc lòng
- 	Giáo viên đọc lại bài.
-	Tổ chức học thuộc lòng tương tự tiết trước.
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh đã thuộc lòng bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Học sinh thuộc lòng bài tập đọc, sưu tầm các câu ca dao nói về cảnh đẹp quê hương mình.
- Chuẩn bị bài sau: Người con của Tây Nguyên
- 2 học sinh đọc.
- 2 học sinh trả lời theo hiểu biết của mỗi em.
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu
-	Học sinh tiếp nối nhau đọc bài, mỗi học sinh đọc 2 dòng (2 lần).
-	Đọc chú giải (SGK)
- Học sinh đọc: 
	Đồng Đăng/ có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị,/ có chùa Tam Thanh
	Đường vô xứ Nghệ / quanh quanh/
	Non xanh nước biếc / như tranh họa đồ.//
	Hải Vân / bát ngát nghìn trùng/
	HònHồng sừng sững / đứng trong vịnh Hàn.//
	Đồng Tháp Mười / cò bay thẳng cánh//
Nước Tháp Mười / lóng lánh cá tôm.//
- Các nhóm đọc bài, sửa cho nhau.
- 2- 3 nhóm đọc bài theo hình thức tiếp nối.
- 1hs đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Câu 1 nói về Lạng Sơn; câu 2 nói về Hà Nội; câu 3 nói về Nghệ An; câu 4 nói về Huế, Đà Nẵng; câu 5 nói về Thành Phố Hồ Chí Minh; câu 6 nói về Đồng Tháp Mười.
- Học sinh nói về cảnh đẹp trong từng câu ca dao theo ý hiểu của mình.
- HS thảo luận nhóm đôi để trả lời : Cha ông ta muôn đời nay dã dày công bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo cho non sông ta, đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.
- Học sinh học thuộc lòng
- Mỗi HS chọn đọc thuộc lòng một câu ca dao em thích nhất trong bài.
-	Học sinh học thuộc cả bài.
 Thứ ... THẦY
TRÒ
1. Ổn định
2. Kiểm tra : 
	- Nêu những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu.
	- Phản ứng khi gặp trường hợp cháy ?
3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu ghi đề lên bảng.
* Hoạt động 1 : Quan sát theo cặp
- HS lên trả bài cũ.
- HS lắng nghe.
+ Mục tiêu : 
-	Biết một số hoạt động diễn ra trong các giờ học.
-	Biết mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập.
+ Cách tiến hành :
-	Bước 1 : Cho học sinh quan sát và trả lời.
-	HS quan sát hình, trả lời
-	Kể một số hoạt động diễn ra trong giờ học.
-	Trong từng hoạt động đó, HS làm gì ? GV làm gì ?
-	Bước 2 : Học sinh lên trình bày
-	3 cặp hỏi đáp
-	Bước 3 : Liên hệ thực tế bản thân
-	Học sinh thảo luận
	+ Em thường làm gì trong giờ học ?
-	Học sinh trả lời theo ý của từng nhóm
	+ Em có thích học nhóm không ?
-	Học sinh trả lời
	+ Em thường học nhóm trong giờ học nào ?
	+ Em thường làm gì khi học nhóm ?
	+ Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không ? Vì sao ?
® Rút kết luận.
* Hoạt động 2 : 
+ Mục tiêu : 
-	Biết kể tên những môn học học sinh được học ở trường.
-	Biết nhận xét thái độ và kết quả học tập của bản thân và của một số bạn.
-	Biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với bạn.
+ Cách tiến hành :
-	Bước 1 : Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4
-	HS thảo luận theo gợi ý :
	+ Ở trường, công việc chính của học sinh là làm gì ?
	+ Kể tên các môn học bạn được học ở trường.
-	Mời HS lên vẽ theo sơ đồ môn học mình thích.
-	Từng học sinh vẽ và trả lời.
-	Nói tên những môn học mình được điểm tốt hoặc điểm kém. Lý do ?
-	Nói tên môn học mình thích nhất ? Vì sao ?
-	Kể tên việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập.
-	Đưa biện pháp giúp bạn học kém
-	Tổ nhận xét.
- Bước 2 : Mời đại diện nhóm trình bày
-	Đại diện các tổ báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
-	Giáo viên nhận xét và bổ sung.
* Kết thúc bài : Liên hệ tình hình học tập của học sinh trong lớp, khen học sinh chăm, học giỏi, nhắc nhở động viên những học sinh còn kém, chưa chăm.
4. Tổng kết:
 - Nhận xét tiết học – Dặn dò
 - Chuẩn bị bài sau: Một số hoạt động ở trường
TẬP VIẾT:
ÔN CHỮ HOA H
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- 	Viết đúng chữ hoa H (1 dòng), N, V (1 dòng)
- 	Viết tên riêng Hàm Nghi bằng cỡ chữ nhỏ.(1 dòng)
-	Viết câu ứng dụng :	Hải Vân bát ngát nghìn trùng
	Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn. (1lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu các chữ viết hoa H, N, V.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ : 
-	Giáo viên kiểm tra học sinh viết bài ở nhà.
-	1 học sinh nhắc từ, câu ứng dụng bài trước.
	B. Dạy bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Ghi đề lên bảng
	2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con :
a. Luyện chữ viết hoa :
-	2 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con : Ghềnh Ráng, Ghé.
-	Trong bài chữ nào viết hoa ?
	H, 	N, 	V
-	Treo mấu chữ viết hoa H, N, V
-	Học sinh nhắc lại quá trình viết.
-	Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
-	2 học sinh lên bảng viết.
-	Học sinh dưới lớp viết ở bảng con.
-	Giáo viên uốn nắn, nhận xét.
b. Luyện viết từ ứng dụng :
-	Gọi1 hs đọc từ : Hàm Nghi
-	Học sinh đọc từ ứng dụng.
- Giáo viên giới thiệu : Vua Hàm Nghi.
-	Học sinh lắng nghe.
-	Giáo viên viết mẫu từ ứng dụng :
-	Học sinh viết trên bảng con.
-	Hai học sinh viết ở bảng lớn.
-	Nhận xét.
c. Luyện viết câu ứng dụng :
-	Gọi 1 học sinh đọc câu ứng dụng.
-	Học sinh đọc câu ứng dụng.
-	Giáo viên giúp HS hiểu câu ứng dụng.
- HS viết bảng con : Hải Vân, Hòn Hồng.
3. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết
-	GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ chữ nhỏ. 
-	Học sinh viết vào vở :
+ 1 dòng chữ H 1, V, N cỡ nhỏ.
+ 1 dòng Hàm Nghi cỡ nhỏ.
+ 1 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ.
-	Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
4. Chấm chữa bài :
-	Giáo viên chấm 5-7 vở.
- 5,7 hs nộp vở
-	Nhận xét, rút kinh nghiệm.
5. Củng cố dặn dò :
- Biểu dương học sinh viết đẹp.
-	Học thuộc câu ứng dụng. 
-	Luyện viết thêm vở bài tập.
-	Giáo viên nhận xét tiết học.-Dặn dò
THỦ CÔNG:
CẮT, DÁN CHỮ I, T (tt)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- 	 Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T
- 	Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng
Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán chữ I, T các nét thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG :
-	GV: 	+ Mẫu chữ I, T đã dán và chưa dán
	+ Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T
-	HS:	+ Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
THẦY
TRÒ
a. Kiểm tra đồ dùng học sinh 
b. Hướng dẫn thực hành 
* Hoạt động 3: Học sinh thực hành cắt dán chữ I, T
- Gọi học sinh nhắc lại các bước kẻ, gấp, cắt chữ I, T
* Giáo viên nhận xét nhắc lại quy trình theo tranh quy trình.
* Giáo viên lưu ý cho học sinh
	+ Khi cắt: nên cắt 1 đường dài, không nên nhắp kéo đường cắt sẽ xấu.
	+ Khi dán: Bôi hồ cẩn thận không bôi nhiều quá dán sẽ xấu khi dán phải miết cho phẳng và chữ phải cân đối.
* Cho hs thực hành cắt trên giấy nháp.
- GV kiểm tra học sinh thực hành: Chỉnh sửa cho hs để hs thực hành tốt
* Cho học sinh thực hành trên giấy màu
- Giáo viên quan sát, uốn nắn những học sinh còn lúng túng.
* Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Em nào xong trước mang lên bảng dán 5 em.
* Cho cả lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét sản phẩm, tuyên dương những em có SP đẹp, sáng tạo.
c. Củng cố - dặn dò:
- Gọi học sinh nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh mang đồ dùng để giáo viên kiểm tra.
- 1 số em nhắc lại các bước kẻ, gấp cắt dán chữ I, T
* Bước 1: Kẻ chữ I, T vào mặt trái của giấy màu có chiều cao 5 ô, chiều rộng 1 ô, chữ T thanh ngang 3 ô.
* Bước 2: Cắt chữ I, T dùng kéo cắt theo đường đã kẻ sẵn hoặc cắt theo kiểu gấp đôi theo chiều dọc của chữ.
* Bước 3: Dán chữ I, T dựa vào đường kẻ trong vở để dán chữ cho thẳng.
- Học sinh nghe nhắc nhở
- Học sinh thực hành cắt dán trên giấy nháp.
- Học sinh thực hành trên giấy màu
- 5 em xong trước mang lên bảng dán.
- Cả lớp nhận xét bình chọn bài đẹp nhất.
- Học sinh nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 
TUẦN 12 :
HỌP LỚP
Hát tập thể
Đánh giá kết quả các hoạt động đã thực hiện trong tuần qua :
Học tập :.....................................................................................................................................
 .......................................................................................................................................
Lao động vệ sinh khu vực: ........................................................................................................
 .................................................................................................................................
 .................................................................................................................................
Trực nhật : ................................................................................................................................
 .................................................................................................................................
 .................................................................................................................................
Thể dục giữa giờ :......................................................................................................................
 ...............................................................................................................................
 ...............................................................................................................................
Tham gia phong trào của Liên đội : ..........................................................................................
 ...............................................................................................................................
 ...............................................................................................................................
Triển khai công tác tuần đến :
Của lớp : ...................................................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
Của liên đội, trường : ................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
Sinh hoạt chủ điểm :
 Cho các em biết ý nghĩa ngày chủ điểm :.................................................................................
Nhắc lại nội dung chính đã triển khai :
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
 6. Kết thúc buổi sinh hoạt : Hát một bài. 
a. Huyền đồng ý đi chơi với bạn.
b. Huyền từ chối không đi chơi với bạn để mặc bạn đi chơi một mình
c. Huyền dọa mách cô giáo.
d. Huyền khuyên ngăn thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi.
a. Tranh 1: Cả lớp đang làm việc tổ chức kỉ niệm ngày 20/11 thì Nam bỏ ra ngoài chơi bắt chuồn chuồn.
b. Tranh 2 : Cả lớp đang làm vệ sinh sân trường, hai bạn Nam và Long ra chơi đá cầu.
c. Tranh 3: Nhân ngày 8/3 Hùng rủ các bạn chuẩn bị món quà nhỏ chúc mừng cô giáo và các bạn gái trong lớp.
d. Tranh 4: Hà xung phong nhận giúp một bạn yếu trong lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 3 ky 1(8).doc