Tiết 2: TOÁN
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I. Mục tiêu:
- Biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- So sánh linh hoạt số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II. Đồ dùng: Bảng nhóm
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS trả lời miệng : 6 gấp mấy lần 3; 48 gấp mấy lần 8?
HĐ2: Hướng dẫn HS giải bài toán ví dụ 1:
Tuần 13 Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009 Tiết 1: chào cờ Tiết 2: toán So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn I. Mục tiêu: - Biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - So sánh linh hoạt số bé bằng một phần mấy số lớn. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II. Đồ dùng: Bảng nhóm II. Các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS trả lời miệng : 6 gấp mấy lần 3; 48 gấp mấy lần 8? HĐ2: Hướng dẫn HS giải bài toán ví dụ 1: - Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài 6 cm. Hỏi độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB? - Độ dài đoạn thẳng CD gấp? lần độ dài đoạn thẳng AB? - Hay độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng CD? - Muốn tìm độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng AB làm như thế nào? HĐ3: Giới thiệu bài toán (SGK). Giáo viên nêu bài toán. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ làm như thế nào? - Yêu cầu học sinh làm bài vào giấy nháp. HĐ4: Luyện tập. Bài 1: Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu học sinh nhìn vào sách giáo khoa đặt đề toán theo hàng ngang? - Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài. Bài 2: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán => làm bài. - GV chấm 5 bài, nhận xét, chốt dạng toán. Bài 3: - Nêu yêu cầu của bài? - GV chốt kiến thức - Học sinh thực hiện phép chia: 6 : 2 = 3 (lần). 6 : 2 = 3 (lần). => AB = CD. - Phải biết tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con. - 1 học sinh lên bảng làm. - Số lớn là 8. Số bé là 2. Số lớn gấp mấy lần số bé? Số bé = số lớn? - Học sinh lên bảng làm bài, giải thích cách làm - Lớp nhận xét, bổ sung - Học sinh đọc đề toán, phân tích bài toán và nêu dạng toán. - HS làm vào vở - HS thảo luận và trả lời miệng, giải thích cách làm. HĐ5: Củng cố - dặn dò: - Muốn biết số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm thế nào? - GV chốt kiến thức. - Nhận xét giờ học. Tiết 3 + 4 : tập đọc - kể chuyện Người con của Tây Nguyên I. Mục tiêu: A. Tập đọc: - Đọc đúng các từ, tiếng khó đọc: bok pa, lũ làng, mọc lên, lòng suối, làm rẫy,...Hiểu nghĩa 1 số từ khó, từ địa phương: bok, sao Rua,...nắm được cốt chuyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp. - Đọc lưu loát, thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại. - Thấy được lòng dũng cảm của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Kể chuyện. - Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện. - Rèn kĩ năng nói và nghe của học sinh. - Cảm nhận được tình yêu nước của người dân Việt Nam. II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học: Tập đọc A. Kiểm tra bài cũ. - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài: Luôn nghĩ đến Miền Nam. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn luyện đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn. + Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài. + Giải nghĩa một số từ khó: kêu, coi, Bok,... - Yêu cầu 3 học sinh đọc nối tiếp đoạn. 3. Tìm hiểu bài. - Anh Núp được tỉnh cử đi đâu? - ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì? - Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa? - Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì? - Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao? 4. Luyện đọc lại. - Giáo viên hướng dẫn luyện đọc hay đoạn 3. - Cả lớp đọc thầm. - Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh nối tiếp đọc đoạn. - Học sinh đọc cả bài. - ...đi dự đại hội thi đua. -...đất nước mình bây giờ rất mạnh cả nước... -...nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà. -...một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy,... - Mọi người.........nửa đêm. - Học sinh luyện đọc hay. - Các nhóm thi đọc đoạn Kể chuyện - Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn mẫu. - Đoạn này kể nội dung của đoạn nào trong truyện? Được kể bằng lời của ai? - Ngoài anh hùng Núp, còn có thể kể lại truyện bằng lời của những nhân vật nào? - Khi kể cần xưng hô như thế nào? - Yêu cầu học sinh kể theo cặp. - Yêu cầu học sinh thi kể trước lớp. - Tập kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật. - Học sinh đọc mẫu. -...nội dung đoạn 1, kể bằng lời của anh hùng Núp. -...người cán bộ, một người trong làng Kông Hoa. - Tôi, mình. - Học sinh kể theo nhóm đôi => kể trước lớp. 3. Củng cố - dặn dò. - Em biết được điều gì qua câu chuyện trên? - Nhận xét giờ học. Chiều: GV chuyên + ĐC Thức dạy Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2009 Sáng: GV chuyên + ĐC Thức dạy Chiều: Tiết 1: bồi dưỡng năng khiếu GV chuyên dạy Tiết 2: Tiếng việt (Tăng thêm) Luyện đọc I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu 2 bài tập đọc: Người con của Tây Nguyên và bài Vàm Cỏ Đông. - HS hiểu từ mới và nội dung 2 bài trên - Giáo dục ý thức biết ơn những người đã lập nhiều thành tích trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. - Cảm nhận được niềm tự hào và tình cảm yêu thương của tác giả đối với dòng sông quê hương. II. Đồ dùng: Bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức- nêu yêu cầu tiết học 2. Hướng dẫn luyện đọc. Bài : Vàm Cỏ Đông - GV đọc mẫu - Nhận xét, sửa phát âm, sửa ngắt nhịp thơ, nhấn giọng... - GV nêu câu hỏi cuối bài - GV chốt nội dung bài: Bài thơ ca ngợi dòng sông Vàm Cỏ Đông, nói lên niềm tự hào và tình cảm yêu thương của tác giả đối với dòng sông quê hương. - Hướng dẫn HS luyện đọc thuộc lòng bài thơ Bài : Người con của Tây Nguyên - Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3. - Để đọc hay đoạn 3 cần đọc với giọng như thế nào? - Yêu cầu học sinh nêu những từ cần nhấn giọng ở đoạn 3. - Yêu cầu một số học sinh đọc đoạn 3. - Thi đọc hay đoạn 3. - Yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật. - HS đọc nối tiếp từng dòng thơ - HS đọc nối tiếp từng khổ thơ - HS trả lời, rút ra nội dung bài - HS thi đọc thuộc bài thơ - HS trả lời - HS nêu các từ cần nhấn giọng ở đoạn 3 - Đại diện 3 dãy thi đọc hay đoạn 3. - Học sinh kể từng đoạn. - Kể toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật "Núp" 3. Củng cố - dặn dò. - Nêu nội dung 2 bài trên - Nhận xét giờ học. Tiết 3: toán (Tăng thêm) Ôn: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn I. Mục tiêu: - Củng cố về dạng toán "So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn" - Rèn kĩ năng làm tính và giải toán có lời văn thuộc dạng toán "So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn" - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II. Đồ dùng: Bảng phụ viết các bài tập. III. Các hoạt động dạy học: HĐ1: ổn định tổ chức- nêu mục đích yêu cầu tiết học HĐ2: Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Viết vào ô trống. Số lớn Số bé Số lớn gấp mấy lần số bé Số bé bằng một phần mấy số lớn - Tìm hiểu yêu cầu của bài toán. - Đặt đề toán tướng ứng với mỗi hàng. - Làm bài vào vở nháp - HS lên bảng chữa bài - HS nêu cách so sánh 2 số 15 3 32 8 49 7 35 5 64 8 24 4 Bài 2: a. giờ bằng bao nhiêu phút. b. 10 phút bằng một phần mấy giờ. c. 30 phút bằng một phần mấy của giờ? - 1 giờ bằng bao nhiêu phút? Bài 3: Trong vườn có 5 cây dừa, số cây cam nhiều hơn cây dừa là 10 cây. Hỏi số cây dừa bằng một phần mấy số cây cam? - GV chấm 5 bài, nhận xét, chốt dạng toán. Bài 4: Có 8 con trâu, số bò nhiều hơn số trâu là 24 con. Hỏi số trâu bằng một phần mấy số bò? - GV chấm 5 bài, nhận xét, chốt dạng toán giải bằng 2 phép tính có liên quan đến so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - Tìm hiểu yêu cầu của bài toán. - Học sinh làm bài => nêu kết quả bài làm. - Đọc đề toán. - Phân tích đề toán. - Làm bài vào vở. - Đọc đề toán, xác định dạng toán, phân tích bài toán. - Làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm. HĐ3: Củng cố - dặn dò: - GV chốt các dạng toán đã ôn trong tiết học. - Nhận xét giờ học. Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2009 Tiết 1: tập viết Ôn chữ hoa I I. Mục tiêu: - Củng cố cách viết chữ hoa I thông qua bài tập ứng dụng. - Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ trong tên riêng Ông ích Khiêm và câu ứng dụng ít chắt chiu hơn nhiều phung phí. - Giáo dục HS tính cẩn thận, sạch sẽ, có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II. Đồ dùng: - Mẫu chữ viết hoa: Ô, I, K, tên riêng và bảng phụ viết câu ứng dụng. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết bảng con: Hàm Nghi, Hải Vân, Hòn Hồng. B. Bài mới. 1.Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn viết bảng con. a. Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV cho HS quan sát chữ mẫu - Giáo viên viết mẫu và nêu lại quy trình viết từng chữ. - Yêu cầu học sinh viết các chữ hoa vào bảng con: O, I, K. b. Hướng dẫn viết từ ứng dụng. - GV giới thiệu về Ông ích Khiêm. - Hướng dẫn HS cách viết từ c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Giáo viên giới thiệu và giải thích câu ứng dụng: ít chắt chiu hơn nhiều phung phí. - Yêu cầu học sinh nhận xét độ cao các chữ, cách viết dấu, khoảng cách giữa các chữ 3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết. - GV nêu yêu cầu, nhắc nhở nề nếp viết. - Giáo viên chấm 5 bài, nhận xét - HS nêu các chữ viết hoa trong bài - Học sinh quan sát, nêu quy trình viết từng chữ: O, I, K. - Học sinh luyện viết bảng con. - HS đọc từ, nêu nghĩa từ - HS viết bảng con - Học sinh nhận xét - luyện viết vào bảng con chữ ít - Học sinh viết bài vào vở Tập viết. 4. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét giờ học. Tiết 2: đạo đức Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2) I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường. - Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức. II. Đồ dùng: Vở bài tập Đạo đức. III. Họat động dạy học: Khởi động: Lớp hát bài Em yêu trường em Hoạt động 1: Xử lý tình huống. - Mục tiêu: HS biết thể hiện tính tích cực tham gia việc trường, việc lớp trong các tình huống cụ thể. - Tiến hành: - GV phân nhóm (theo bàn), giao mỗi bàn xử lý 1 tình huống trong BT4. - HS thảo luận, đóng vai theo nhóm - Các nhóm trình bày trước lớp - GV kết luận, chốt ý kiến hay Hoạt động 2: Đăng ký tham gia làm việc trường, việc lớp. - Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện sự tích cực tham gia làm việc trường, việc lớp. - Tiến hành: HS ghi vào g ... c nhau giữa 2 bài. - Học sinh làm bài. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. tự nhiên xã hội Tỉnh (thành phố) nới bạn đang sống (tiết 1) I - Mục tiêu. - Biết kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố). - Kể tên chính xác các cơ quan hành chính của thành phố nơi mình đang sống. - Có ý thức gắn bó, yêu quê hương. II - Đồ dùng. - Tranh, ảnh trong sách giáo khoa. III - Các hoạt động dạy và học. 1- Hoạt động dạy và học 1: Làm việc với sách giáo khoa. - Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh. - Yêu cầu học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa 52-53 và nói về những gì các em quan sát được. - Yêu cầu các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan. Kết luận: ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan: hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,...để điều hành công việc phục vụ đời sống, vất chất tinh thân của nhân dân. - Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm đôi về những gì quan sát được. - Học sinh lên trình bày trước lớp. 2- Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò - nhiệm vụ của các cơ quan. - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm (3 nhóm tương ứng với 3 dãy), thảo luận để hoàn thành phiếu sau. phiếu học tập 1) Trụ sở UBND a) Truyền phát thông tin rộng rãi đến nhân dân. 2) Bệnh viện b) Nơi vui chơi giải trí. 3) Bưu điện c) Trưng bày, cất giữ tư liệu lịch sử. 4) Công viên d) Trao đổi thông tin liên lạc. 5) Trường học e) Sản xuất các sản phẩm phục vụ con người. 6) Đài phát thanh g) Nơi học tập của học sinh. 7) Viện bảo tàng h) Khám chữa bệnh cho nhân dân. 8) Xí nghiệp i) Đảm bảo, duy trì trật tự, an ninh. 9) Trụ sở công an k) Điều kiển hoạt động của tỉnh, thành phố. 10) Chợ l) Trao đổi buôn bán, hàng hoá. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc. - Kết luận: ở tỉnh, thành phố nào cũng có UBND, các cơ quan hành chính điều khiển hoạt động chung trong toàn tỉnh, thành phố. 3 - Củng cố - Dặn dò: - Về nhà đi thăm quan các cơ quan hành chính của thành phố. - Nhận xét giờ học. Chiều: Tiếng việt + Ôn từ địa phương. Dấu chấm hỏi, dấu chấm than I - Mục tiêu. - Làm quen với một số từ ngữ địa phương hai miền Nam, Bắc và luyện tập về các dấu câu: dấu chấm hỏi, dấu chấm than. - Rèn kỹ năng dùng từ chính xác và cách sở dụng dấu câu hợp lý. - Mở rộng vốn từ. Trau dồi vốn Tiếng Việt. II - Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Chọn và xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại: cây viết/cây bút; ghe/thuyền; tô/bát; sửa/thế; kia/tê; mô/đâu; nỏ, hổng/không; lợn/heo; bao diêm/hộp quẹt. - Đọc yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở. - Trình bày miệng bài làm. Từ địa phương Từ toàn dân Bài 2: Nối các từ ngữ (ở bên trái) với địa phương thường sử dụng những từ ngữ này (ở bên phải). anh hai, ba, má, cây viết, heo, vịt xiêm - miền Trung. mô, tê, răng, rứa, tui, ngái - miền Nam. Bài 3: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp: Tôi yêu cọ như làng chài yêu thuyền. Những năm xa quê về thành phố hoặc đi chiến đấu thật xa nỗi nhớ quê đầu tiên là những tán cọ rì rào ở đầu thềm. Những trận mưa trên cọ râm ran ồn ào. Những trận gió những cơn bão từ đâu thổi đến khiến cho rừng cọ nghiêng ngả vật lộn,... - Học sinh làm bài => nêu miệng kết quả bài làm. - Học sinh làm bài vào vở => nêu bài làm. - Đọc lại đoạn văn (lưu ý nghỉ hơi hợp lý sau các dấu phẩy). 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. toán + Ôn bảng chia 9 I- Mục tiêu. - Củng cố về bảng chia 9 đã học. - Biết áp dụng bảng chia 9 để làm tính và giải toán. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. - Đọc thuộc bảng chia 9. Bài 1: Tính. 9 x 4 + 424 9 x 7 + 613 81 : 9 + 186 99 : 9 + 349 Bài 2: Đặt đề toán theo tóm tắt rồi giải? 72 quyển vở Ngăn trên Ngăn dưới ? quyển vở. Bài 3: Dũng có 72 viên bi. Dũng có số bi gấp 9 lần số bi của Bình. Hỏi Bình kém Dũng bao nhiêu viên bi? ? + Số bi của Dũng so với Bình như thế nào? + Muốn tìm số bi của Bình làm như thế nào? Bài 4: Tính nhanh. a) 99 + 47 + 55 + 22 b) 9 + 9 + 9 + ... + 9 - 199 32 số 9 - 1 số học sinh học thuộc lòng (xuôi, ngược). - Học sinh làm lần lượt vào bảng con. - Nêu cách tính. - Đặt đề toán. - Làm bài vào vở. - Đọc đề toán. - Phân tích đề toán. -...gấp 9 lần số bi của Bình. -...Lấy số bi của Dũng chia cho 9. - Học sinh làm bài vào vở. - Học sinh làm bài vào vở. - Chữa bài. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. Sinh hoạt tập thể Tìm hiểu những người con anh hùng của quê hương, đất nước I- Mục tiêu. - Có những hiểu biết về những người con anh hùng của quên hương, đất nước. - Nói được những điều em biết về những người anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống mỹ cứu nước. - Giáo dục ý thức biết ơn những anh hùng đã xả thân vì nền Độc lập Tự do của Tổ quốc. II- Đồ dùng. - Tranh ảnh, tài liệu về những người anh hùng mà em biết. III- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Tìm hiểu về những người anh hùng của quê hương đất nước. - Đất nước ta đã trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Biết bao nhiêu người con anh hùng đã ngã xuống để giữ mảnh đất này. ? - Hãy kể tên những người anh hùng trong 2 cuộc kháng chiến mà em biết? - Hãy nói những điều em biết về một trong những người anh hùng mà các em đã kể tên. -...Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu, Phạm Tuân, Lê Mã Lương, Mạc Thị Bưởi, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện,... - Học sinh nói. Ví dụ: Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Sinh ngày 01-02-1940 tại làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Đầu năm 1964 anh tham gia vào đội biệt động nội thành Sài Gòn. Tháng 5/1964 chính phủ Hoa Kỳ cử một đoàn quân sự cao cấp đến miền Nam. Anh Trỗi đã chỉ huy đội biệt động gài mìn tiêu diệt phái đoàn. Do bị lộ anh đã bị bắt anh đã bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 9 tháng 5 năm 1964. Mặc dù bị cám dỗ và cực hình nhưng anh vẫn không khai báo nên bị kết án tử hình. Trước khi ngã xuống anh đã hô lớn: Đả đảo Nguyễn Khánh - Việt Nam muôn năm. Anh hy sinh lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964. Anh đã được Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam truy tặng Huân chương Thành Đồng hạng nhất. ? + Để ghi nhớ công ơn của những anh hùng đã xả thân vì nước thế hệ trẻ chúng ta cần làm gì? 3 - Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. thể dục + Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung I- Mục tiêu. - Tiếp tục hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. Chơi trò chơi "Đua Ngựa". - Yêu cầu học thuộc bài thể dục và thực hiện các động tác tương đối chính xác. - Giáo dục ý thức tập TDTT thường xuyên. II- Địa điểm, phương tiện: Sân trường sạch sẽ, còi. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Phần mở đầu. - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Tổ chức cho học sinh chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập. - Tổ chức trò chơi "kéo cưa lừa xẻ" 2- Phần cơ bản. - Ôn bài thể dục phát triển chung. * Giáo viên nhận xét và đánh giá, tổ nào tập đều, đúng, đẹp => tuyên dương. - Tổ chức trò chơi "Đua Ngựa" 3- Phần kết thúc. - Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ thả lỏng, sau đó vỗ tay và hát. - Giáo viên hệ thống bài và nhận xét giờ học. - Học sinh chạy trong 2 phút. - Cả lớp chơi trong 2 phút. - Cả lớp tập liên hoàn 8 động tác, mỗi động tác 4 x 8 nhịp. - Chia tổ tập luyện theo khu vực dưới sự điều khiển của tổ trưởng. - Biểu diễn thi đua bài thể dục phát triển chung giữa các tổ. - Học sinh chơi trong 7 phút. - Học sinh vỗ tay, hát trong 1 phút. sinh hoạt lớp Tuần 14 I- Kiểm điểm công tác tuần 14. a- Lớp trưởng lên nhận xét các vấn đề chung diễn biến trong tuần. b- Lớp phó học tập lên nhận xét về vấn đề học tập của lớp trong tuần. c- Ba tổ trưởng nhận xét về tổ mình phụ trách. d- Giáo viên: + Thực hiện tốt qui định của nhà trường về vấn đề mặc đồng phục tất cả các buổi trong tuần. + ý thức truy bài đầu giờ thời gian gần đây kém. Nhiều học sinh còn tự do nói chuyện điển hình là: Tuyền, ánh, Việt Đức,... + Xếp hàng múa hát tập thể buổi sáng còn rất chậm chạp. Đôi khi vừa múa hát vừa nói chuyện, ngịch ngợm. + Phê bình trước lớp học sinh Việt Đức luôn đi học muộn vào buổi sáng làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp. + Tuyên dương học sinh Hằng Nga nhặt được của rơi đã trả người mất. II- Phương hướng phấn đấu. + Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được. + Tích cực học tập giành nhiều điểm cao trong tháng để kỷ niệm ngày 22 tháng 12-ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. + Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những học sinh chăm ngoan, học tập có tiến bộ. III- Chương trình văn nghệ. - Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp. tập đọc Ba điều ước I - Mục tiêu. - Đọc đúng các từ ngữ: thợ rèn, tập nập, rình rập...Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Con người chỉ thực sự sung sướng khi làm điều có ích, được mọi người quý trọng. - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ gợi cảm, gợi tả. - Thấy được con người phải sống có ích, sống giữa sự quí trọng của mọi người đó là điều đáng mơ ước. II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III - Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc và tìm hiểu bài " Về quê ngoại:". 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn luyện đọc từng câu => luyện đọc 1 số từ, tiếng dễ phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc đoạn (4 đoạn) * Hướng dẫn cách đọc ngắt nghỉ câu dài. * Giải nghĩa một số từ khó: đe, cung cấm,... c- Tìm hiểu bài. ? + Nêu 3 điều ước của chàng thợ rèn? + Vì sao 3 điều ước thực hiện vẫn không mang lại hạnh phúc cho Rít? + Cuối cùng Rít hiểu điều gì mới đáng mơ ước? + Nếu có 3 điều ước, em sẽ ước những gì? d- Luyện đọc lại. - Giáo viên hướng dẫn luyện đọc hay toàn bộ câu chuyện. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu => luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh đọc từng đoạn trong bài. - làm vua. -...ước - nhiều tiền. - bay đi khắp mọi nơi. - ...vì cả 3 điều ước đều không làm anh ta hạnh phúc. -...làm việc có ích, sống giữa sự quý trọng của dân làng => đáng mơ ước. ............... - Học sinh luyện đọc diễn cảm truyện. + Đọc theo nhóm. + Đọc cá nhân. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
Tài liệu đính kèm: