Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

2. Dạy bài mới: 28

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả.

a. Hướng dẫn HS chuẩn bị

- GV đọc bài chính tả, HS đọc lại bài.

+ Đêm trăng trên Hồ Tây có gì đẹp?

+ Bài viết có mấy câu?

+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?

- HS tập viết chữ khó vào bảng con. trong vắt, rập rình, lăn tăn, toả sáng.

b. GV đọc cho HS viết

c. Chấm, chữa bài

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài chính tả

 

doc 8 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012
Luyện tiếng việt
Luyện tập từ địa phương. dấu chấm hỏi, chấm than. 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng nhận biết, mở rộng vốn từ ngữ về địa phương. Cách sử dụng dấu chấm hỏi, chấm than trong câu.
 - HS làm cả bài 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc. 28’
Bài 1: trang 71 : Nối từ ngữ 
- Hs nêu yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn mẫu. 
- HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Quả bóng đá
Bao diêm
Lợn
Quả mướp đắng
Củ sắn
 Trái khổ qua Củ mì Heo Trái banh Hộp quẹt
Bài 2. trang 72 . Các từ in đậm dưới đây thường dùng ở các tỉnh miền trung. Em hãy tìm từ cùng nghĩa với các từ đó.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- mạ: mẹ, má, bầm, u, bu
- mô: đâu
- ni: này; - tê: kia
Bài 3. trang 72. Điền dấu câu vào mỗi ô trống ở đoạn đối thoại dưới đây:
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắctrong bài làm.
 - Dặn về nhà luyện đọc thêm.
Thể dục
Cô Vân soạn và dạy
Luyện toán
Luyện tập so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Vận dụng được để giải bài toán về so sánh số bé bằn một phần mấy số lớn.
 - HS trung bình, yếu làm bài 1b, bài 2. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
 GV yêu cầu 3 học sinh đọc thuộc bảng chia8.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài ( Viết vào ô trống theo mẫu)
 - GV hướng dẫn mẫu
- Cho HS làm và chữa bài theo mẫu.
Số lớn
Số bé
Số lớn gấp mấy lần số bé
Số bé bằng một phần mấy số lớn
6
2
6 : 2 = 3
10
2
10 : 2 = 5
12
3
12 : 3 = 4
42
6
42 : 6 = 7
Bài 2: HS đọc và phân tích đề toán. Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? 
- HS nêu cách giải. GV giúp HS nắm cách làm bài.
- HS tự làm rồi nêu kết quả chữa bài
Giải: a. Tuổi bố là: 24 + 8 = 32 (tuổi)
b. Tuổi bố gấp tuổi con số lần là: 32 : 8 = 4 (lần)
Vậy tuổi con bằng tuổi bố.
Bài 3: Số? HSKG.
- HS nêu cách làm.
- HS tự làm rồi nêu kết quả chữa bài
+ Số hình tròn bằng số hình vuông
+ Số hình tam giác bằng số hình vuông
+ Số hình tròn đen bằn số hình vuông
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường sai.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2012
Toán
Bảng nhân 9
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
II. Đồ dùng dạy - học: Các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ:5’.
- Gọi 2 HS đọc thuộc bảng nhân 8.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới : 28’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS lập bảng nhân 9 
- Giới thiệu : 9 x 1 = 9
- Gắn 1 tấm bìa có 9 chấm tròn lên bảng:
 + 9 chấm tròn lấy 1 lần được mấy chấm tròn ?
=> 9 x 1 = 9
- Giới thiệu : 9 x 2 = 18 ( tương tự )
- Từ 9 x 2 = 18 => 9 x 3 = ?
- HS có thể nêu : 9 x 2 = 9 + 9 = 18 => 9 x 3 = 18 + 9 = 27
 => 9 x 3 = 27
- Từ đó HS tiếp tục lập bảng nhân 9.
- Hướng dẫn và tổ chức cho HS học thuộc bảng nhân 9.
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1: HS tự làm, 1HS đọc kết quả bài làm. 
- HS vận dụng bảng nhân 9 để tính nhẩm.
 9 x 4 = 36 9 x 2 = 18 9 x 5 = 45 9 x 10 = 90
 9 x 1 = 9 9 x 7 = 63 9 x 8 = 72 0 x 9 = 0
 9 x 3 = 27 9 x 6 = 54 9 x 9 = 81 9 x 0 = 0
Bài 2: HS nêu cách tính. 
 - HS làm bài vào vở sau đó chữa. 
- Hướng dẫn HS tính từ trái sang phải :
 Ví dụ : 9 x 6 + 17 = 54 + 17 
 = 71
Bài 3: 1 HS đọc đề bài, GV nêu câu hỏi để HS tìm cách giải bài toán. 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Giải:
 Ba tổ có số bạn là:
 3 x 9 = 27 (bạn)
 Đáp số: 27 bạn.
- Củng cố về giải toán ( liên quan đến bảng nhân 9)
Bài 4: Đếm thêm 9, HS tự làm sau đó 1 HS đọc kết quả. 
C. Chấm, chữa bài – Nhận xét. 5’
- GV chấm 1 số bài làm của HS rồi nhận xét, dặn dò.
Chính tả
Nghe - viết: Đêm trăng trên Hồ Tây
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần iu/uyu (BT2); Làm đúng BT(3) a. 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, VBT. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: 5’
- GV đọc cho HS viết : chông gai, trông nom, lười nhác, khát nước. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 28’ 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả. 
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- GV đọc bài chính tả, HS đọc lại bài. 
+ Đêm trăng trên Hồ Tây có gì đẹp?
+ Bài viết có mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? 
- HS tập viết chữ khó vào bảng con. trong vắt, rập rình, lăn tăn, toả sáng.
b. GV đọc cho HS viết 
c. Chấm, chữa bài 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài chính tả
Bài tập 2: - GV nêu YC của bài, HS làm bài vào VBT.
- GV mời 2 HS thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp. Sau đó đọc kết quả; Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại kết quả theo lời giải đúng. ( đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay ).
Bài tập (3): GV chia lớp thành 2 tổ làm bài BT3a, BT3b.
	- 2 HS đọc yêu cầu của bài và các câu đố.
	- HS quan sát tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố, viết lời giải ra giấy nháp. Sau đó, GV gọi một số HS nêu kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	- 3 HS đọc lại kết quả, cả lớp chữa bài vào VBT.
 ( con ruồi, quả dừa, cái giếng )
3. Củng cố, dặn dò . 5’
GV yêu cầu những HS viết bài còn mắc lỗi chính tả về nhà luyện tập; HTL các câu đố.
Luyện viết
Luyện viết : người con cua tây nguyên. cảnh đẹp non sông.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách trình bày hai trang luyện viết dạng bài văn “ Người con của Tây Nguyên”, dạng bài thơ “ Cảnh đẹp non sông”.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, yêu cầu bài viết.
2. Hướng dẫn luyện viết. 28’
a. Bài “Người con của Tây Nguyên”
- GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại
- HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp:
 Bok, bok Pa, càn quét, lũ làng, vây quanh, Công Hoa, công kênh
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài văn. 
- GV đọc , HS luyện viết bài vào vở.
b. Bài “ Cảnh đẹp non sông”.
- GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại
- HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp:
 Đồng Đăng, Kì Lừa, Trấn Vũ, quanh quanh, sừng sững 
- GV hướng dẫn cách trình bày năm câu thơ lục bát, 1 câu thơ thể 7 chữ. Nhắc HS viết hoa các chữ đầu câu và các tên riêng trong bài 
- GV đọc , HS luyện viết bài vào vở.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết.
 - Dặn về nhà luyện viết thêm.
Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2012
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012
Luyện tiếng việt
Luyện tập phân biệt iu/ uyu; it/ uyt
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Rèn kĩ năng phân biệt chính tả iu / uyu; it / uyt thông qua luyện tâp làm các bài tập chính tả trang 70,71 và 73 vở LTTV lớp 3 tập 1
 - HS trung bình, yếu làm bài 1trang 70; bài 2 trang 71, bài 1 trang 73. HS khá giỏi làm cả
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc. 28’
Bài 1: trang70. Điền vào chỗ trống iu hay uyu.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
+ Chưa thấy mẹ đến đón, mặt bé buồn thiu.
+ Vào mùa đông, những cành cây khẳng khiu run rẩy trong gió.
+ Đoạn đường này khúc khuỷu rất khó đi.
Bài 2: trang 71. Hs nêu yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu (Chọn r, d hay gi để điền vào chỗ trống và ghi dấu hỏi hoặc dấu ngã trên các chữ in đậm)
 - HS trao đổi theo cặp trả lời.
 - HS nhận xét, GV nhận xét, chốt ý.
Nhớ vườn cây che bóng nắng sau nhà
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt
Nhãn đầu mùa chim đến bói lao xao.
Bài 1: trang 73. Hs nêu yêu cầu bài tập. 
 - GV giúp HS nắm yêu cầu.( Điền vào chỗ trống iu hay uyu.)
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- tíu tít thút thít tuýt còi lườm nguýt
Bài 2: trang 73. Hs nêu yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu
 - HS trao đổi theo cặp trả lời.
 - HS nhận xét, GV nhận xét, chốt ý.
a. dành dụm, dể dành; giành giật, tranh giành
 rả rích, ra rả; tác giả, giả vờ
b. mẩu đất, mẩu bánh; vật mẫu, người mẫu.
 Kỉ cương, kỉ thuật; củ kĩ, kĩ lưỡng
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài làm.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Luyện toán
Luyện tập 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng thuộc và ghi nhớ bảng nhân 9, kĩ năng thực hiện nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và giải toán.
- Biết cách tính nhanh.
 - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
 GV yêu cầu 3 học sinh nêu các đơn vị đo độ dài đã học.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài tậpTính
HS nêu cách thực hiện tính (a. theo thứ tự từ trái sang phải.)
HS tự làm rồi lên bảng chữa bài.
9 x 3 + 9 + 9 = 27 + 9 + 9 9 x 6 + 9 = 54 + 9 
 = 36 + 9 = 45	= 60
9 x 5 + 9 = 45 + 9 	 9 x 8 + 9 = 72 + 9
	= 54 	 = 81
b. HS tính vào vở LT rồi chữa bài.
Bài 2: Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: Tính nhanh (theo mẫu)
 GV hướng dẫn mẫu.
 HS tự làm rồi chữa bài.
a. 9 x 2 x 4 = 9 x (2 x 4) = 9 x 8 = 72 b. 8 x 2 x 4 = 8 x (2 x 4) = 8 x 8 = 64
c. 8 x 3 x 2 = 8 x (3 x 2) = 8 x 6 = 48 d. 7 x 2 x 4 = 7 x (2 x 4) = 7 x 8 = 56
e. 6 x 4 x 2 = 6 x (4 x 2) = 6 x 8 = 48 g. 9 x 3 x 2 = 9 x (3 x 2) = 9 x 6 = 54
Bài 3: 1 HS đọc đề bài, GV nêu câu hỏi để HS tìm cách giải bài toán. 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Giải: Mảnh vải hoa dài là: 
 9 x 3 = 27(m)
 	Cả hai mảnh vải dài là: 
 9 + 27 = 36 (m)
 Đáp số: 36 m
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - HS nhắc lại cách thực hiện dãy tính.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Hoạt đông tập thể :
Bài 3: Biển báo hiệu giao thông đường bộ.
I. Mục tiêu:
- Cho HS nhận biết hình dáng, màu sắc và hiểu được nội dung 2 nhóm biển báo hiệu giao thông.
- Học sinh giải thích được ý nghĩa của các biển báo hiệu : 204, 210, 211, 423(a,b) 434, 443, 424.
II. Đồ dùng dạy học: - Các biển báo.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: 15’. Tìm hiểu các biển báo hiệu giao thông mới.
 a)Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được đặc điểm, hình dáng ,màu sắc và nội dung của 2 nhóm biển báo hiệu giao thông. Biển báo hiệu nguy hiểm và biển chỉ dẫn.
- Học sinh nhớ nội dung các biển báo đã học.
 b) cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm 2 loại biển cho Hs nhận xét, nêu đặc điểm của loại biển đó về: Hình dáng màu sắc, hình vẽ bên trong..
- Đại diện nhóm lên trình bày. Một trong 2 nhóm biển tam giác trình bày.
- GV viết các ý kiến của HS lên bảng.
- Hình dáng : Hình tam giác.
- Màu sắc: Nền màu vàng, xung quanh viền màu đỏ.
- Hình vẽ: Màu đen thể hiện nội dung.
- GV giảng từ: Đường 2 chiều là đường có 2 làn xe chạy ngược chiều nhau ở 2 bên đường.
- Đường bộ giao nhau với đường sắt là đoạn đường có đường sắt cắt ngang qua đường bộ.
- GV tóm tắt:
Biển báo nguy hiểm có hình tam giác , viền đỏ nền màu vàng, hình vẽ màu đen báo hiệu cho ta biết những nguy hiểm cần tránh khi đi trên đoạn đường đó.
- Một em đại diện nhóm hình vuông lên trình bày.
- Gv ghi bảng ; Hình dáng, hình vuông .Màu. xanh , hình vẽ bên trong màu trắng.
b)Kết luận: 3’-Biển chỉ dẫn có hình vuông hoặc hình chữ nhật nền màu xanh lam, bên trong có kí hiệu hoặc chữ chỉ dẫn có màu trắng(hoặc màu vàng) để chỉ dẫn cho người đi đường biết những điều được làm theo hoặc cần biết.
Hoạt động 2: 10’.- Nhận biết đúng biển báo.
Mục tiêu: Nhận biết đúng biển báo.
- Cách tiến hành; Trò chơi tiếp sức. Điền tên vào biển có sẵn.
- Cho HS chơi GV theo dõi- Nhận xét.
Hoạt động 2: Cũng cố – dặn dò: 5’
- GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_13_buoi_chieu_tran_thi_tuyet.doc