Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Loan

Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Loan

A/ KTBC: Luyện tập

Gọi hs lên bảng sử bài 4/70

- Gọi một số hs đọc bài viết của mình

Nhận xét, cho điểm

B/ Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài: Gọi hs lên bảng thực hiện:

 27 x 11

- Ngoài 2 cách thực hiện trên, các em còn có thể thực hiện 27 x11 bằng cách khác nhanh hơn, tiện hơn. Tiết toán hôm nay, cô sẽ hd các em biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11

2) Giới thiệu cách nhân nhẩm:

a) Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10

 * Ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau:

. 2 cộng 7 bằng 9;

. viết 9 vào giữa hai số của 27 được 297

. Vậy 27 x 11 = 297

- Gọi hs nhân nhẩm 41 x 11

- Em có nhận xét gì về tổng của hai chữ số 27, 41?

- Trường hợp tổng của hai chữ số nhân với 11 lớn hơn 10 thì ta làm sao? Các em cùng theo dõi tiếp

b) Trường hợp tổng của hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10.

- Ghi bảng 48 x 11 = ?

Ta nhẩm như sau:

 . 4 cộng 8 bằng 12;

 . Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 , được 428

 . Thêm 1 vào 4 của 428, được 528

- Y/c hs nêu lại cách nhân nhẩm 48 x 11

- Ghi bảng 75 x 11, gọi hs nêu cách nhẩm

3) Luyện tập, thực hành:

Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs nêu miệng

Bài 3: Y/c hs tự làm bài trong nhóm đôi (phát phiếu cho 2 nhóm)

- Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày

 

doc 40 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1065Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 
Thứ hai, ngày 9 tháng 11 năm 2009
Toán
Tiết 61 Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
I/ Mục tiêu: Giúp hs biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
*Bài 1; bài 3
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Luyện tập
Gọi hs lên bảng sử bài 4/70
- Gọi một số hs đọc bài viết của mình 
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Gọi hs lên bảng thực hiện:
 27 x 11 
- Ngoài 2 cách thực hiện trên, các em còn có thể thực hiện 27 x11 bằng cách khác nhanh hơn, tiện hơn. Tiết toán hôm nay, cô sẽ hd các em biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 
2) Giới thiệu cách nhân nhẩm:
a) Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10
 * Ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: 
. 2 cộng 7 bằng 9;
. viết 9 vào giữa hai số của 27 được 297 
. Vậy 27 x 11 = 297 
- Gọi hs nhân nhẩm 41 x 11 
- Em có nhận xét gì về tổng của hai chữ số 27, 41?
- Trường hợp tổng của hai chữ số nhân với 11 lớn hơn 10 thì ta làm sao? Các em cùng theo dõi tiếp
b) Trường hợp tổng của hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10. 
- Ghi bảng 48 x 11 = ?
Ta nhẩm như sau:
 . 4 cộng 8 bằng 12; 
 . Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 , được 428 
 . Thêm 1 vào 4 của 428, được 528 
- Y/c hs nêu lại cách nhân nhẩm 48 x 11
- Ghi bảng 75 x 11, gọi hs nêu cách nhẩm 
3) Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs nêu miệng 
Bài 3: Y/c hs tự làm bài trong nhóm đôi (phát phiếu cho 2 nhóm)
- Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày 
Nhận xét, sửa sai 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Ghi bảng 35 x 11, 76 x 11 gọi 2 hs lên thi đua. 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Nhân với số có 3 chữ số
Nhận xét tiết học 
- 1 hs lên bảng thực hiện
- Một số hs đọc bài làm của mình 
Số tiền bán 13 kg đường loại 5200 đồng một kilogam là:
 5200 x 13 = 67600 (đ)
Số tiền bán 18 kg đường loại 5500 đồng một kilôgam là:
 5500 x 18 = 99000 (đ)
Số tiền cửa hàng thu được tất cả là:
 67600 + 99000 = 166600 (đ)
 Đáp số: 166600 đồng 
- 1 hs lên bảng thực hiện
27 x 11 = 27 x (10 + 1) = 27 x 10 + 27 x 1
 = 270 + 27 = 297
- 1 hs thực hiện theo cách: 
 27 
 11 
 27
 27	
 297 
- Theo dõi
- 1 hs nhẩm:
. 4 cộng 1 bằng 5;
. Viết 5 vào giữa hai chữ số của 41 được 451
. Vậy 41 x 11 = 451 
- Tổng của hai chữ số 27, 41 đều nhỏ hơn 10.
- Lắng nghe, theo dõi 
- 2 hs nêu lại 
- 1 hs nêu:
 . 7 cộng 5 bằng 12;
 . Viết 2 vào giữa hai chữ số của 75, được 725
 . Thêm 1 vào 7 của 725, được 825
 . Vậy 75 x 11 = 825 
a) 34 x 11 = 374 b) 11 x 95 = 1045
c) 82 x 11 = 902 
- HS tự làm bài trong nhóm đôi
- 2 hs lên thực hiện: 1 em làm tóm tắt, 1 em giải bài toán 
 Số hs của khối lớp Bốn là:
 11 x 17 = 187 (học sinh)
 Số hs của khối lớp Năm là:
 11 x 15 = 165 (học sinh)
 Số hs của hai khối lớp là:
 187 + 165 = 352 (học sinh)
 Đáp số: 352 học sinh 
- 35 x 11 = 385 , 76 x 11 = 836 
Tập đọc
Tiết 25 Người tìm đường lên các vì sao
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy.
 Đọc đúng tên riêng nước ngòai Xi-ôn-cốp-xki;Biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.(trả lời được các CH trong SGK )
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KTBC: Vẽ trứng
Gọi hs lên bảng đọc và TLCH 
1) Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi cảm thấy chán ngán? 
2) Lê-ô-nác -đô đa-Vin-xi thành đạt như thế nào?
3) Theo em, nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa-Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng?
4) Nêu nội dung bài .
- Nhận xét, chấm điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Cho hs quan sát tranh minh họa chân dung Xi-ôn-cốp-xki trong SGK
- Một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ là nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki-người Nga (1857-1935). Xi-ôn-cốp-xki đã gian khổ, vất vả như thế nào để tìm được đường lên các vì sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều này.
2) Luyện đọc và tìm hiểu bài
a) luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài
+ HD phát âm những từ khó trong bài và đọc đúng những câu hỏi. 
- Gọi hs đọc 4 đoạn lượt 2 + Giảng từ mới trong bài 
 Đoạn 3 : khí cầu, Sa hoàng, thiết kế, 
 Đoạn 4: tâm niệm, tôn thờ
- Y/c hs luyện đọc trong nhóm 4
- Gọi 1 hs đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục. Nhấn giọng những từ ngữ nói về ý chí, nghị lực, khao khát hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki.
b) Tìm hiểu bài:
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 TLCH
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2,3 để TLCH:
+ Để tìm hiểu điều bó mật đó, ông đã làm gì?
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào? 
+ Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì? 
* Giới thiệu: Khi còn là sinh viên, ông được mọi người gọi là nhà tu khổ hạnh vì ông ăn uống rất đạm bạc. Bước ngoặt của đời ông xảy ra khi ông tìm thấy cuốn sách về lí thuyết bay trong một hiệu sách cũ. Ông đã vét đồng rúp cuối cùng trong túi để mua quyển sách này, ngày đêm miệt mài đọc, vẽ, làm thí nghiệm này đến thí nghiệm khác. Có hôm bạn bè đến phòng ông thấy ông đang ngủ thiếp đi trên bàn, chung quanh ngổn ngang các dụng cụ thí nghiệm và sách vở. Sau khi CM tháng Mười Nga thành công, tài năng của ông mới được phát huy.
- Em hãy đặt tên khác cho truyện? 
c) HD đọc diễn cảm
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc lại 4 đoạn của bài.
- Y/c hs lắng nghe và tìm ra giọng đọc, cách nhấn giọng thích hợp.
- HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn của bài
+ Gv đọc mẫu
+ Gọi hs đọc
+ Y/c hs đọc trong nhóm đôi
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm
+ Nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 hs đọc lại toàn bài
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Em học được điều gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki? 
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần.
- Bài sau: Văn hay chữ tốt
Nhận xét tiết học 
3 hs lên bảng đọc và trả lời
1) Vì suốt mười mấy ngày, cậu phải vẽ rấtnhiều trứng.
2) Trở thành danh họa kiệt xuất, tác phẩm của ông được bày trân trọng ở nhiều bảo tàng lớn, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Ông đồng thời còn là nhà điệu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư, nhà bác học lớn của thời đại phục hưng
3) Do Lê-ô-nác-đô khổ luyện nhiều năm 
4) Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài 
- Quan sát tranh
- Lắng nghe
- 4 hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài
+ Đoạn 1: Từ đầu...đến vẫn bay được
+ Đoạn 2: Tiếp theo...tiết kiệm thôi
+ Đoạn 3: Tiếp theo...các vì sao
+ Đoạn 4: Phần còn lại 
- HS đọc phát âm: Xi-ôn-cốp-xki, Sa hoàng, tâm niệm, 
- 4 hs đọc nối tiếp lượt 2 
- HS luyện đọc trong nhóm 4
- 1 hs đọc toàn bài
- Lắng nghe 
- HS đọc thầm đoạn 1
+Xi-ôn-cốp-xki mơ ước được bay lên bầu trời(HS yếu )
- HS đọc thầm đoạn 2
+ Ông đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần(HSTB )
+ Ông sống rất kham khổ. Ông chỉ ăn bánh mì suông để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh bằng khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không ản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháo thăng thiên.(Hsgiỏi ) 
+ Vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước.(Hskhá ) 
- Lắng nghe 
- HS nối tiếp nhau trả lời
+ Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki.
+ Người chinh phục các vì sao.
+ Ông tổ của ngành du hành vũ trụ 
+ Quyết tâm chinh phục bầu trời .
+ Từ mơ ước bay lên bầu trời. 
- 4 hs nối tiếp nhau đọc trước lớp
- Lắng nghe, tìm ra giọng đọc, cách nhấn giọng (mục 2a)
- Theo dõi
+ Lắng nghe
+ 1 hs đọc đoạn cô vừa hướng dẫn
+ HS luyện đọc trong nhóm đôi
+ 3 hs thi đọc diễn cảm
- HS nhận xét 
- 1 hs đọc to trước lớp
+ Câu chuyện nói lên từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời
+ Nhờ kiên trì, nhẫn nại Xi-ôn-cốp-xki đã thành công trong việc nghiên cứu thực hiện mơ ước của mình
+ Xi-ôn-cốp-xki là nhà khoa học vĩ đại đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại, thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.
- Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại.
Đoạn văn đọc diễn cảm
 Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ/để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng/rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?"
 Để tìm điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần. 
______________________________________________________________
Thứ ba, ngày 10 tháng 11 năm 2009
Đạo đức
 Tiết 13 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này, hs có khả năng
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao o ... ế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế?
- Của Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình
- Của 1 người bạn hỏi Xi-ôn-cốp-xki.
- Các câu này đều có dấu chấm hỏi và từ để hỏi Vì sao? Như thế nào?
- Để hỏi người khác hay hỏi chính mình. 
- 1 hs đọc lại 
- Lắng nghe
- 3 hs đọc to trước lớp 
- 1 hs đọc y/c
- Đọc thầm và tự làm bài vào VBT 
- HS lần lượt nêu các câu hỏi mà mình tìm được. 
- Theo dõi bài làm trên phiếu, nhận xét
- HS nối tiếp nhau đọc (mỗi em đọc 1 câu) 
- 1 hs đọc
- 2 hs lên thực hiện
+ Về nhà, bà cụ kể lại câu chuyện xảy ra cho Cao Bá Quát nghe.
+ Bà cụ kể lại chuyện bị quan cho lính đuổi bà ra khỏi huyện đường.
+ Cao Bá Quát ân hận vì mình viết chữ xấu mà bà cụ bị đuổi khỏi cửa quan, không giải được nổi oan ức. 
- HS thực hành trao đổi theo cặp
- Lần lượt từng cặp hs thi hỏi-đáp
- Nhận xét 
1) Cao Bá Quát dốc sức làm gì?
2) Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ để làm gì?
3) Từ khi nào, Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ viết?
+ Ai nổi danh khắp nước là người văn hay, chữ tốt?
+ Cao Bá Quát nổi danh là người thế nào?
+ Vì sao Cao Bá Quát nổi danh là người văn hay chữ tốt? 
- 1 hs đọc y/c
- Lắng nghe, thực hiện
- Tự làm bài
- HS lần lượt đọc câu mình đặt
- Nhận xét 
+ Mình để bút ở đâu nhỉ?
+ Hình như bộ phim hoạt hình này mình đã xem rồi?
+ Bài này cô dạy mình rồi mà?
+ Mình để quyển sách Đô-rê-mon ở đâu rồi nhỉ? 
- 1 hs đọc lại 
- lắng nghe, thực hiện 
Bài tập 2,3 (phần nhận xét) 
Câu hỏi
của ai
hỏi ai
dấu hiệu
1) Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? 
Xi-ôn-cốp-xki 
Tự hỏi mình 
- Từ Vì sao
- Dấu "?"
2) Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế 
Một người bạn 
- Xi-ôn-cốp-xki 
- Từ thế nào
- Dấu "?"
Bài tập 1 (phần luyện tập)
TT
Câu hỏi
Câu hỏi của ai?
Để hỏi ai?
Từ nghi vấn
1
Bài Thưa chuyện với mẹ 
Con vừa bảo gì 
Ai xui con thế 
Câu hỏi của mẹ 
Câu hỏi của mẹ 
Để hỏi Cương
Để hỏi Cương 
gì
thế 
2
Bài Hai bàn tay 
Anh có yêu nước không?
Anh có thể giữ bí mật không?
Anh có muốn đi với tôi không?
Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền?
Anh sẽ đi với tôi chứ? 
Của Bác Hồ 
Của Bác Hồ 
Của Bác Hồ 
Của bác Lê
Của Bác Hồ 
Hỏi bác Lê 
Hỏi bác Lê 
Hỏi bác Lê 
Hỏi Bác Hồ 
Hỏi bác Lê 
có...không 
có...không
có...không
đâu 
chứ 
Lịch sử
Tiết 13 Cuộc kháng chiến chống
 quân Tống xâm lược lần thứ hai 
(1075-1077)
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS :
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt ):
+Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.
+Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
*HS khá, giỏi:
+nắm được nội dung cuộc chiến đấucủa quân Đại Việt trên đất Tống.
+ Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt..
II/ Đồ dùng học tập:
- Phiếu học tập
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
A/ KTBC: Chùa thời Lý
- Gọi hs lên bảng trả lời:
1) Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây dựng? 
2) Vì sao nhân dân ta nhiều người theo đạo phật? 
- Nhận xét, chấm điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tiến công xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 981, nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông từ trần, vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7 tuổi. Nhà Tống coi đó là một cơ hội tốt , liền chuẩn bị xâm lược nước ta. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, ai sẽ là người lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến? Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2) Vào bài:
* Hoạt động 1: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống 
- Gọi hs đọc SGK/34 đoạn: "Cuối năm 1072...rồi rút về".
- Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì? 
- Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào? 
- Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau: 
 + Để xâm lược nước Tống.
 + Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. 
 Các em hãy thảo luận nhóm đôi để tìm ý kiến đúng. Vì sao? 
- Gọi đại diện nhóm trả lời 
Kết luận: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công nước Tống không phải là để xâm lược nước Tống mà để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống . 
* Hoạt động 2: Trận chiến trên sông như nguyệt.
- Treo lược đồ diễn biến của cuộc kháng chiến và trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến. 
- Hỏi một số câu hỏi để các em nhớ lại diễn biến của cuộc kháng chiến
+ Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
+ Quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta vào thời gian nào? 
+ Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?
+ Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này? 
+ Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt? 
- 2 em ngồi cùng bàn hãy kể cho nhau nghe diễn biến của cuộc kháng chiến và trao đổi để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến. 
- Gọi lần lượt các nhóm kể lại diễn biến của cuộc kháng chiến và nêu nguyên nhân thắng lợi. 
Kết luận: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai của quân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi. Có được thắng lợi ấy là vì dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt. 
* Hoạt động 3: Kết quả của cuộc kháng chiến. 
- Gọi hs đọc SGK/36 đoạn "Sau hơn...giữ vững" 
- Hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai? 
Kết luận: Dưới sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt , với sự tấn công ồ ạt của quân và dân ta đã làm cho quân giặc thất bại thảm hại, số quân chết gần quá nửa, quách Quỳ đã hạ lệnh cho quân rút về nước. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc bài thơ trong SGK
- Bài thơ chính là tiếng của núi sông nước Việt vang lên cỗ vũ tinh thần đấu tranh của người Việt trước kẻ thù để nhấn chìm quân cướp nước giữ vẹn bờ cõi nước Nam. 
- Về nhà kể lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa, trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
- Bài sau: Nhà Trần thành lập
Nhận xét tiết học 
- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời
1) Vì dưới thời lý mọi người theo đạo phật rất nhiều, cho nên triều đình đã bỏ tiền ra xây dựng chùa, nhân dân cũng góp tiền của xây dựng chùa. 
2) Vì giáo lý của đạo phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta. Khuyên con người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau,... Vì thế nhân dân ta nhiều người theo đạo phật.
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp.
- Ông chủ trương "ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc" 
- Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chai quân thành 2 cánh, bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu, rồi rút về nước.
- Thảo luận nhóm đôi
- ý kiến thứ hai đúng, bởi vì : Trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược; Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân Lương của giặc rồi kéo về nước. 
- Lắng nghe 
- Quan sát, lắng nghe theo dõi
+ Ông xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (ngày nay là sông Cầu)
+ Vào cuối năm 1076
+ Chúng kéo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ ồ ạt tiến vào nước ta. 
+ Trận quyết chiến diễn ra trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân giặc ở phía Bắc của sông, quân ta ở phía Nam. 
+ Khi đã đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, Quách quỳ nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào phối hợp vượt sông nhưng quân Thủy của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển. Quách Quỳ cho quân đóng bè tổ chức tiến công ta. Hai bên giao chiến ác liệt, phòng tuyến sông Như Nguyệt tưởng như sắp vỡ. Lý Thường Kiệt tự mình thúc quân xông tới tiêu diệt kẻ thù. Quân giặc bị quân ta phản công bất ngờ không kịp chống đỡ vội tìm đường tháo chạy. Trận Như Nguyệt ta đại thắng. 
- Hoạt động nhóm đôi.
- 2 em trong nhóm nối tiếp nhau kể và nêu nguyên nhân thắng lợi: 
+ Do quân ta rất dũng cảm 
+ Do Lý Thường Kiệt là một tướng tài chỉ huy giỏi. Ông đã chủ động tấn công sang đất Tống; lập phòng tuyến sông Như Nguyệt. 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp
- Quân Tống chết quá nửa và phải rút về nước, nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững 
- lắng nghe
- 1 hs đọc diễn cảm bài thơ
- Lắng nghe
- Lắng nghe, thực hiện 

Tài liệu đính kèm:

  • docGa 3(1).doc