Giáo án Lớp 4 - Quyển 3 - Trường TH Hoa Trung

Giáo án Lớp 4 - Quyển 3 - Trường TH Hoa Trung

Tập đọc:

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài

 - Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm và niềm hi vọng của anh chiến sĩ đối với thiếu nhi trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

 2.Kỹ năng:

- Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm yêu mến, sự hi vọng của anh chiến sĩ đối với thiếu nhi

 3.Thái độ:

 -Học tập tốt để xây dựng đất nước

II. Đồ dùng dạy học:

- Thầy: Tranh minh họa SGK

 

doc 102 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Quyển 3 - Trường TH Hoa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7:
 Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2008
Tập đọc:
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm và niềm hi vọng của anh chiến sĩ đối với thiếu nhi trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
 2.Kỹ năng:
- Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm yêu mến, sự hi vọng của anh chiến sĩ đối với thiếu nhi
 3.Thái độ:
 -Học tập tốt để xây dựng đất nước 
II. Đồ dùng dạy học:
- Thầy: Tranh minh họa SGK 
- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc bài: “Chị em tôi”, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Dùng tranh kết hợp lời nói
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài
* Luyện đọc: 
- Cho 1 học sinh giỏi đọc toàn bài
- Yêu cầu học sinh chia đoạn (3 đoạn)
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn (3 lượt)
-Sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ khó, hướng dẫn ngắt nghỉ hơi
- Cho học sinh luyện đọc trong nhóm
- Cho học sinh đọc toàn bài trước lớp, giáo viên và cả lớp nhận xét 
- Đọc diễn cảm toàn bài
* Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài
1. Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên 
- Cho học sinh đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? (Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng sáng vằng vặc chiếu sáng khắp đất nước Việt Nam độc lập)
- Giảng từ: Trăng ngàn (như SGK); vằng vặc: rất sáng.
2. Ước mơ của anh chiến sĩ tương lai
-Cho học sinh đọc đoạn 2, 3 – trả lời câu hỏi:
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? (Thác nước đổ xuống chạy máy phát điện, tàu lớn ở giữa biển, có nhiều ống khói cao thẳm)
+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập? (Vẻ đẹp của đất nước hiện đại, giàu có)
+ Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống và khác với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? (Mơ ước đã trở thành hiện thực và còn vượt xa hơn)
+ Em mơ ước đất nước ta sau này sẽ phát triển như thế nào? (Đất nước ta hiện nay rất giàu đẹp. Đất nước ta sau này sẽ giàu đẹp nhất trên thế giới)
- Cho học sinh nêu ý chính: 
(Ý chính: Tình cảm và niềm hi vọng của anh chiến sĩ đối với thiếu nhi trong đêm trung thu độc lập đầu tiên).
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Cho học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn
-Yêu cầu học sinh nêu giọng đọc
-Cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 2. 
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học,liên hệ giáo dục HS
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp theo dõi
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Chia đoạn
- 3 học sinh nối tiếp đọc đoạn 
- Đọc theo nhóm 3
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Trả lời
- Học sinh nêu
- 3 học sinh đọc
- Một, hai học sinh nêu
- 3 học sinh đọc, bạn khác nhận xét .
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 -Củng cố kiến thức về phép cộng,phép trừ
 2.Kỹ năng:
 -Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ và thử lại phép cộng, phép trừ 
 - Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc trừ.
 3.Thái độ:
 -Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: 
	- Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên bảng
Đặt tính rồi tính: a) 65102 – 13859 
 b) 941302 - 298764
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Thử lại phép cộng
a) Mẫu
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Nêu phép cộng 2416 + 5164
- Gọi 1 học sinh lên bảng đặt tính rồi tính để hình thành mẫu
- Cho cả lớp làm vào nháp 
- Hướng dẫn học sinh cách thử lại
- Gợi ý để học sinh nêu cách thử lại phép cộng
- Kết luận:
+
2416
Thử lại:
-
7580
5164
2416
7580
5164
b) Tính rồi thử lại (theo mẫu)
- Gọi học sinh nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bảng con
Chữa bài:
* 35462 + 27519 
+
35462
Thử lại:
-
62981
27519
27519
62981
35462
* 69108 + 2074
+
69108
Thử lại:
-
71182
 2074
69108
71182
 2074
* 267345 + 31925
+
267345
Thử lại:
-
299270
 31925
267345
299270
 31925
- Củng cố lại cách thử phép cộng
Bài 2: Thử lại phép trừ
Tiến hành như bài 1
a) Mẫu
-
6839
Thử lại:
+
6357
 482
 428
6357
6839
b) Tính rồi thử theo mẫu
-
4025 
Thử lại:
+
3713
 312
 312
3713
4025
-
5901
Thử lại:
+
5263
 638
 638
5263
5901
-
7521
Thử lại:
+
7423
 98
 98
7423
7521
- Củng cố cách thử lại phép trừ
Bài 3: Tìm 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh làm ra nháp
- Cho 2 học sinh làm bảng lớp
- Củng cố bài tập theo từng ý
a)
b)
Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc bài toán, nêu tóm tắt và cách giải 
- Cho học sinh làm bài vào vở
Tóm tắt
Núi Phan – xi – păng: 3134 m
Núi Tây Côn Lĩnh: 2428 m
Núi nào cao hơn? cao hơn ..? m
Bài giải
Ta có 3134 > 2428
Vậy: Núi Phan – xi – păng cao hơn và cao hơn là:
3143 – 2428 = 715 (m)
 Đáp số: 715 m
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò
- Dặn học sinh về nhà ôn kiến thức của bài.
- Cả lớp theo dõi
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Thực hiện yêu cầu 
- Làm bài vào nháp
- Theo dõi
- 2 học sinh nêu
- Theo dõi
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Làm bài vào bảng con
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài ra nháp
- 2 học sinh lên bảng làm bài
- 1 học sinh đọc bài toán,nêu yêu cầu và cách giải
- Làm bài vào vở
Lịch sửj:
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (Năm 938)
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 -Học sinh biết:Nguyên nhân,diễn biến, kết quả,ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng 
 2.Kỹ năng	
 -Nêu được nguyên nhân, diễn biến chính và trình bày ý nghĩa của trận Bạch Đằng.
 3.Thái độ:
 -Tự hào về truyền thống đấu tranh của cha ông
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng (Năm 938)
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: -Nêu diễn biến,ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Cho học sinh đọc thông tin ở SGK để tìm hiểu tiểu sử Ngô Quyền
+ Ngô Quyền quê ở đâu? (Ở Đường Lâm- Hà Tây)
+ Vì sao Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán (Ngô Quyền đánh Kiều Công Tiễn để trả thù cho cha vợ. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán; nhân đó nhà Hán đem quân sang đánh nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán.)
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Cho học sinh đọc đoạn “Sang đánh nước ta  hoàn toàn thất bại”
+ Cửa sông Bạch Đằng ở đâu? (Ở tỉnh Quảng Ninh)
+ Quân Ngô Quyền dựa vào thủy triều để làm gì? (Để cắm cọc xuống dòng sông)
-Yêu cầu HS quan sát lược đồ, nêu diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng
+ Trận đánh diễn ra như thế nào? (Khi thuỷ triều lên Ngô Quyền cho thuyền ra khiêu chiến. Lúc thuỷ triều xuống quân ta mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh. Giặc cố chạy thoát thân.)
- Kết quả trận đánh ra sao? (Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi)
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Giáo viên nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận
+Sau khi đánh tan quân Nam , Ngô Quyền làm gì?
Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- Rút ra kết luận (SGK trang 22)
* Ghi nhó: SGK trang 23
Cho học sinh đọc ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Cả lớp theo dõi
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Trả lời
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
 - Trả lời
-Quan sát,nêu diễn biến
-Nêu kết qủa
- Trao đổi thảo luận
- Vài học sinh trình bày, lớp nhận xét 
-Lắng nghe
-Đọc ghi nhớ
Đạo đức:
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:-Học sinh biết 
 - Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của 
 2.Kỹ năng
 -Tiết kiệm tiền của
 3.Thái độ:
 -Có ý thức tiết kiệm tiền của,sách vở, đồ dùng
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: 
	- Trò: Mỗi học sinh 3 tấm bìa xanh, đỏ, trắng
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ghi nhớ ở bài “Biết bày tỏ ý kiến”
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Cho học sinh đọc thông tin ở SGK 
- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi ở SGK 
-Kết luận: Tiết kiệm là thói quen, là biểu hiện của người văn minh
-Gv rút ra ghi nhớ
*Hoạt động 2:Làm BT1
- Lần lượt nêu ra từng ý kiến trong bài tập. Yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ
- Yêu cầu học sinh giải thích lí do lựa chọn của mình
- Kết luận:
Đáp án: Các ý kiến: c, d là đúng
 Các ý kiến: a, b là sai
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Nêu yêu cầu bài tập 2 SGK 
- Cho học sinh làm việc cá nhân
- Gọi học sinh trình bày miệng
- Nhận xét, kết luận
- Cho học sinh liên hệ thực tế
* Ghi nhớ (SGK)
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:	
- Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp theo dõi
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
 - Thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp trao đổi ,nhận xét
-Lắng nghe 
-Lắng nghe
-HS đọc lại ghi nhớ
- Lắng nghe
-Giải thích
-Lắng nghe
- Lắng nghe
-Làm bài
-Trình bày
-Lắng nghe
- Liên hệ bản thân
- 2 học sinh đọc ghi nhớ
 Thứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2008
Toán:
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ 
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:	
 - Học sinh nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ
 2.Kỹ năng:
 -Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ 
 3.Thái độ:
 -Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: Bảng phụ chép sẵn ví dụ(như SGK) và kẻ sẵn bảng theo mẫu của SGK
 -Trò:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh: Tính rồi thử lại: 
 6725 + 612; 8701 - 638
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ số:
- Cho 1 học sinh nêu ví dụ, giáo viên giải thích mỗi chỗ ...chỉ số con cá do anh (hoặc em,hoặc cả hai anh em) câu được
- Nêu mẫu kết hợp viết vào bảng phụ
Số cá câu được có thể là:
Số cá của anh
Số cá của em
Số cá của hai anh em
3
2
3 + 2
+ Cho học sinh trả lời: Hai anh em câu được bao nhiêu con cá?(5 con cá)
-Tương tự như vậy hướng dẫn học sinh tự nêu và viết vào các dòng tiếp theo  ... nêu yêu cầu bài tập 
- Cho học sinh làm bài vào bảng con, gọi học sinh lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét, giáo viên chốt kết quả đúng:
a) 341231 Í 2
 214325 Í 4
Í
341231
Í
214325
 2
 4
682462
857300
b) 102426 Í 5
 410536 Í 3
Í
102426
Í
 410536
 5
 3
512130
1231608
Bài tập 3: Tính
- Cho 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Gọi 1 học sinh nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức
- Yêu cầu học sinh làm bài vào nháp
- Chữa bài, chốt kết quả đúng
a) 321475 + 423507 Í 2
b) 609 Í 9 - 4845
 = 321475 + 847014
 = 5481 – 4845
 = 1168489
 = 636
Bài tập 4: 
- Gọi 1 học sinh đọc bài toán
- Nêu yêu cầu, tóm tắt bài toán
- Gợi ý cho học sinh nêu cách giải
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Chấm, chữa bài
Bài giải
Số truyện 8 xã vùng thấp được cấp là:
850 Í 8 = 6800( quyển truyện)
Số truyện 9 xã vùng cao được cấp là:
980 Í 9 = 8820 (quyển truyện)
Số truyện cả huyện được cấp là:
6800 + 8820 = 15620 (quyển truyện)
 Đáp số: 15620 quyển truyện
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về xem lại các bài tập.
-Cả lớp theo dõi
- Theo dõi ví dụ
- Thực hiện phép tính ra nháp
- Nhận xét 
- Theo dõi ví dụ
- Lắng nghe
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Làm bài vào bảng con, 1 số học sinh lên chữa bài trên bảng lớp
- Nhận xét, theo dõi
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- 1 học sinh nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính
- Làm bài ra nháp
- Theo dõi
- 1 học sinh đọc bài toán
- Theo dõi
- Nêu cách giải
- Làm bài vào vở
- Theo dõi
Luyện từ và câu:
KIỂM TRA ĐỌC HIỂU –LUYỆN TỪ VÀ CÂU GIỮA KỲ I
Khoa học:
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. Mục TIÊU
 1.Kiến thức:Biết một số tính chất của nước 
 2.Kỹ năng: Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước 
	- Làm thí nghiệm để biết nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía; thấm qua một số vật; hoà tan một số chất.
 3.Thái độ:Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: Đồ dùng để làm thí nghiệm; 2 cốc thuỷ tinh (1 cốc nước + 1 cốc sữa). Chai lọ đựng nước trong suốt. Khay đựng nước; 1 tấm kính; một miếng vải; bông; 1 túi ni lon; đường, muối, cát, thìa.
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh: Nêu 10 lời khuyên dinh dưỡng
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Phát hiện ra màu, mùi, vị của nước 
- Cho học sinh quan sát cốc đựng nước, đựng sữa
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát trả lời câu hỏi
+ Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa? (cốc nước trong suốt, cốc sữa trắng đục)
+ Làm thế nào để bạn biết? (có thể nếm, ngửi hoặc nhìn)
- Gợi ý cho học sinh nêu kết luận về màu, mùi, vị của nước 
* Kết luận: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
* Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước 
- Giúp học sinh hiểu khái niệm “hình dạng nhất định” bằng cách sử dụng một số chai, lọ đặt ở các vị trí khác nhau.
- Yêu cầu học sinh quan sát các chai lọ, đưa ra nhận xét
- Nhận xét, chốt lại: Chai, lọ, cốc ở bất kỳ vị trí nào thì hình dạng của chúng không thay đổi
- Cho học sinh làm thí nghiệm rót nước vào 1/3 chai đậy nắp, đặt chai ở các vị trí khác nhau rồi nhận xét 
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
KL: Nước không có hình dạng nhất định
* Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
- Cho học sinh làm thí nghiệm: đổ nước lên mặt tấm kính nằm nghiêng trên một khay nằm ngang
- Yêu cầu học sinh đưa ra kết luận: (nước luôn chảy từ trên cao xuống thấp và lan ra mọi phía)
* Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm nước 
- Cho học sinh làm thí nghiệm nhúng vải; giấy; bọt biển  vào nước và đổ nước vào túi ni lon
- Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét (nước thấm qua và không thấm qua một số vật)
* Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất 
- Yêu cầu học sinh cho một ít muối, cát, đường vào 3 cốc nước khác nhau, khoắng đều rồi nêu nhận xét 
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- Kết luận: Nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất 
- Yêu cầu học sinh đọc mục :Bạn cần biết
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Cả lớp theo dõi
- Lớp quan sát 
- Quan sát, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Quan sát các chai lọ, nêu nhận xét 
- Lắng nghe
- Làm thí nghiệm theo hướng dẫn
- Trao đổi, rút ra nhận xét 
- Đại diện các nhóm trình bày
- Làm thí nghiệm theo hướng dẫn
- Thảo luận, đưa ra kết luận
- Làm thí nghiệm
- Thảo luận, rút ra nhận xét 
- Thí nghiệm theo hướng dẫn
- Nêu nhận xét
- Nhóm khác bổ sung
- Lắng nghe
- 2 học sinh đọc
 Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2008
Toán:
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:Học sinh nhận biết tính chất giao của phép nhân 
 2.Kỹ năng:Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân trong tính toán 
 3.Thái độ:Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: Kẻ sẵn bảng trống phần b (SGK)
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh
 Tính: 9698576– 123568 Í 5 =? 	1123 Í 8 + 27573 =?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* So sánh giá trị của 2 biểu thức 
- Viết 2 biểu thức lên bảng
- Yêu cầu học sinh tính và so sánh kết quả của 2 biểu thức: 5 Í 7 và 7 Í 5
Ta có: 5 Í 7 = 35 và 7 Í 5 = 35. Vậy 5 Í 7 = 7 Í 5 
- Từ phép nhân trên, cho học sinh rút ra nhận xét (Các thừa số giống nhau, vị trí các thừa số đổi chỗ cho nhau; kết quả bằng nhau)
* Viết kết quả vào ô trống (sử dụng bảng phụ)
- Yêu cầu học sinh nêu giá trị a, b ở từng dòng, rồi tính giá trị của a Í b và b Í a sau đó so sánh kết quả
- Với dòng 3, yêu cầu học sinh tự cho giá trị, tính rồi so sánh kết quả và rút ra nhận xét (giá trị của a Í b luôn bằng giá trị của b Í a)
- Khái quát bằng biểu thức chữ: 
a Í b = b Í a
- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét (SGK)
c) Luyện tập:
Bài tập 1: Viết số thích hợp vào ô trống
- Cho 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào SGK rồi nêu miệng kết quả
- Ghi lên bảng, củng cố bài tập
a) 4 Í 6 = 6 Í b) 3 Í 5 = 5 Í 
 207 Í 7 = Í 207 2138 Í 9 = Í 2138
Bài tập 2: Tính
- Cho 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập
- Lưu ý cho học sinh áp dụng tính chất giao hoán để đặt tính
- Yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con
- Gọi 1 số học sinh làm trên bảng lớp
- Chốt kết quả đúng
a) 1357Í 5
 7 Í 853
Í
1357
Í
 853
 5
 7
6785
5971
b) 40263 Í 7
 5 Í 1326
Í
 40263
Í
 1326
 7
 5
281841
 6630
Bài tập 3: Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau
- Cho 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn học sinh cách làm
+ Tìm kết quả rồi so sánh
+ Cộng nhẩm rồi áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để so sánh
- Cho học sinh tự làm bài, nêu kết quả kết hợp giải thích
Bài tập 4: Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu lớp làm bài vào SGK
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài
Đáp án:
a) a Í = Í a = a
b) a Í = Í a = 0
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về ôn lại nội dung bài.
- Cả lớp theo dõi
- Theo dõi
- Tính và so sánh kết quả
- Rút ra nhận xét 
- Nêu giá trị a, b rồi tính, so sánh kết quả
- Tự cho giá trị a, b. Tính và so sánh kết quả, rút ra nhận xét 
- Theo dõi, ghi nhớ
- 2 học sinh nêu nhận xét (SGK)
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Làm bài vào SGK, nêu miệng kết quả
- Theo dõi
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Lắng nghe
- Làm bài vào bảng con
- 4 học sinh lần lượt làm bài trên bảng lớp
- Theo dõi, nhận xét, 
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Lắng nghe
- Làm bài, nêu kết quả kết hợp giải thích
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài vào SGK
- 2 học sinh lên bảng chữa bài
Tập làm văn:
KIỂM TRA CHÍNH TẢ,TẬP LÀM VĂN GIỮA HỌC KỲ I
Địa lý:
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:Học sinh biết:
 -Vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam
 -Đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt
 2.Kỹ năng: Dựa vào lược đồ , bản đồ, tranh ảnh để tìm kiến thức
 - Xác lập được mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
 3.Thái độ:Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh 
- Nêu đặc điểm chính của sông ở Tây Nguyên?
- Tại sao phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng ở Tây Nguyên?
	3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu qua bản đồ
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước
- Cho học sinh đọc thông tin, kết hợp quan sát tranh, ảnh (SGK), trả lời câu hỏi:
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? (cao nguyên Lâm Viên)
+ Đà lạt nằm ở độ cao khoảng bao nhiêu? (Khoảng 1500m)
+ Khí hậu ở Đà Lạt như thế nào? (Khí hậu mát mẻ, không khí trong lành)
- Cho học sinh quan sát H1; H2 và chỉ vị trí của hồ Xuân Hương và thác Cam Li trên lược đồ H3.
- Yêu cầu học sinh mô tả vẻ đẹp của Đà Lạt
 * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Đà Lạt thành phố du lịch và nghỉ mát
- Chia nhóm, yêu cầu học sinh quan sát H3, đọc mục 2
- Các nhóm thảo luận câu hỏi: Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát
(Vì Đà Lạt có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành và nhiều cảnh đẹp)
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt 
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 4, đọc thông tin ở SGK thảo luận câu hỏi:
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của rau xanh và hoa quả? (Vì Đà Lạt có nhiều loại rau, hoa quả. Rau và hoa quả ở đây được trồng với diện tích lớn)
+ Tại sao Đà Lạt trồng được nhiều rau, hoa quả sứ lạnh? (Khí hậu quanh năm mát mẻ, phù hợp với nhiều loại rau, hoa quả xứ lạnh như: bắp cải, cà chua, dâu tây, hoa lan, mi-mô-da )
-Yêu cầu HS đọc mục :Bài học
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò
- Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp quan sát
- Đọc thông tin, quan sát trả lời các câu hỏi
- Quan sát, chỉ vị trí trên lược đồ
- 2 học sinh mô tả
- Làm việc theo nhóm, quan sát, đọc SGK , thảo luận trả lời câu hỏi
- Các nhóm quan sát hình, đọc thông tin ở SGK, thảo luận trả lời câu hỏi
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét 
-2 HS đọc
Sinh hoạt: 
CHI ĐỘI

Tài liệu đính kèm:

  • docquyển 3 sửa.doc