Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Tôi yêu em tôi. HS cảm nhận được vẻ đáng yêu của cô em gái qua cảm nhận của nhân vật “Tôi” và tình cảm yêu quý nhau của hai em. Hiểu được nội dung bài thơ thể hiện tình cảm anh chị em trong nhà rất cảm động. Tình cảm anh chị em ruột thịt làm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm vui.

+ Hiểu nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ nói về mối quan hệ anh chị em trong nhà; biết kể những việc đã làm cùng anh, chị, em và nêu cảm nghĩ khi làm việc cùng anh, chị, em.

- Biết nghỉ hơi giữa các dòng thơ; giọng đọc thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ đối với em gái của mình.

+ Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói và đề tài được nói tới.

- GD HS yêu quý anh chị em ruột thịt.

 

docx 30 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 139Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 13
( Từ ngày 28/11 đến 02/12/2022)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
28/11
HĐTN
37
SHDC: Tự phục vụ bản thân 
Toán
61
Mi-li-mét
Tiếng Việt
85+86
 Đọc: Tôi yêu em tôi
 Nói và nghe: Tình cảm anh chị em 
Ba 
29/11
Tiếng Việt
87
Nghe-viết: Tôi yêu em tôi
Toán
62
Luyện tập 
GDTC
TNXH
25
Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên (tiết 1)
Tư
30/11
Tiếng Việt
88+89
Đọc: Bạn nhỏ trong nhà
Đọc mở rộng
Tiếng Anh
Toán
63
Gam + Luyện tập
Năm
01/122
Toán
64
Mi-li-lít + Luyện tập 
Tiếng Việt
90
Luyện tập: Mở rộng vốn từ về bạn trong nhà. So sánh 
TNXH
26
Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên (tiết 2)
HĐTN
38
HĐGD theo chủ đề: Tự sắp xếp đồ dùng ngăn nắp
Sáu
02/12
Toán
65
Nhiệt độ. Đơn vị đo nhiệt độ + Luyện tập 
Tiếng Việt
91
Luyện tập: Viết đoạn văn tả đồ vật mà em yêu thích
Đạo đức
13
Ham học hỏi (tiết 3)
HĐTN
39
SHL: SH theo chủ đề: Đôi tay khéo léo 
TUẦN 13 Thứ Hai ngày 28 tháng 11 năm 2022
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 37: Sinh hoạt dưới cờ: Giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ 
tự phục vụ bản thân
I. Yêu cầu cần đạt
- HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. HS nêu được những việc làm để giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ.
- Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. HS biết tự phục vụ bản thân mình.
- GD HS giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video. 
- HS: Sách, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chào cờ 
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- HS tập trung trật tự trên sân.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt dưới cờ
a) Khởi động
- GV cho HS hát bài Lau dọn nhà cửa.
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
b) Khám phá
Hoạt động 1: Xem video Cuộc chạy trốn của đồ dùng
- GV cho HS xem video Cuộc chạy trốn của đồ dùng 
- GV hỏi:
+ Đoạn video bạn nhỏ làm gì?
+ Bạn nhỏ để đồ dùng của mình như thế nào?
+ Sách vở, bút của bạn nhỏ cảm thấy ntn?
+ Các đồ dùng của bạn nhỏ làm gì?
+ Trong giấc mơ cậu nhỏ như thế nào? 
+ Khi tỉnh dậy cậu làm gì?
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV NX, KL: Khi học bài xong cần phải để đồ dùng, sách vở ngăn nắp...
Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi. Chia sẻ với
bạn những công việc tự làm.
+ Khi tự làm những việc đó em cảm thấy ntn?
- GV nhận xét.
- HS hát.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm 4, TLCH:
+ Học bài.
+ Để sách vở dưới đất.
+ Ở dưới đất cảm thấy lạnh lẽo, ...
+ Bỏ trốn.
+ Cậu học bài nhưng không thấy sách vở và bút đâu. Cậu đã khóc.
+ Cậu sắp xếp sách vở và bút ngăn nắp.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Cảm thấy rất vui...
3. Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS lắng nghe để thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Toán
Tiết 61: Mi-li-mét 
I. Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài mi-li-mét. Biết được mối liên hệ hai số đo độ dài mi-li-mét và xăng-ti-mét.
- Biết đọc viết tắt đơn vị đo độ dài mi-li-mét.
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền bóng 
+ 32 gấp 3 lần, 22 thêm 2 đơn vị .
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài.
- HS tham gia trò chơi.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
- GV giới thiệu vạch chia mi - li - mét trên thước thẳng cách đọc và cách viết tắt.
- Cho HS đo vật thật.
- Giới thiệu mối liên hệ mi - li - mét và xăng - ti - mét, giữa mi - li - mét và mét.
- Học sinh theo dõi.
- Đọc viết cá nhân.
- Làm việc nhóm.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại (Cá nhân): 1cm = 10 mm, 1m = 1000 mm
3. Luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS quan sát hình và nêu kết quả.
- GV NX, chốt đáp án đúng.
Bài 2: 
- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- KL: Hai đơn vị đứng liền kề nhau trong bảng đơn vị đo hơn kém nhau 10 lần (Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn sang đơn vị bé hơn liền kề thì thêm 10 lần và ngược lại).
Bài 3:
- Yêu cầu HS quan sát hình và HDHS đổi đơn vị đo và nêu kết quả.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát và nêu miệng kết quả: 2mm, 3mm.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả.
a) 1 cm = 10 mm, 1m = 1000 mm 
b) 10 mm = 1 cm, 1000 mm = 1 m
c) 6cm = 60 mm, 2 cm = 20 mm
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- Quan sát hình, đọc lời nhân vật và nêu kết quả.
4. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh biết đổi đơn vị đo. 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Tiếng Việt
Tiết 85 + 86: Đọc: Tôi yêu em tôi
Nói và nghe: Tình cảm anh chị em 
I. Yêu cầu cần đạt
- HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Tôi yêu em tôi. HS cảm nhận được vẻ đáng yêu của cô em gái qua cảm nhận của nhân vật “Tôi” và tình cảm yêu quý nhau của hai em. Hiểu được nội dung bài thơ thể hiện tình cảm anh chị em trong nhà rất cảm động. Tình cảm anh chị em ruột thịt làm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm vui.
+ Hiểu nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ nói về mối quan hệ anh chị em trong nhà; biết kể những việc đã làm cùng anh, chị, em và nêu cảm nghĩ khi làm việc cùng anh, chị, em.
- Biết nghỉ hơi giữa các dòng thơ; giọng đọc thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ đối với em gái của mình.
+ Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói và đề tài được nói tới.
- GD HS yêu quý anh chị em ruột thịt.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi Truyền bóng: Em yêu nhất điều gì ở anh, chị hoặc em của mình.
- GV cho HS quan sát tranh. 
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi.
- HS nêu nội dung tranh.
- HS ghi vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc mẫu với giọng diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn - mỗi đoạn 2 khổ thơ)
- GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Luyện đọc từ khó: rúc rích, khướu hót 
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
- GV nhận xét các nhóm.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
1. Khổ thơ đầu cho biết bạn nhỏ yêu em gái điều gì? 
2. Trong khổ 2,3 bạn nhỏ tả em gái mình đáng yêu như thế nào?
3. Khổ thơ nào cho thấy bạn nhỏ được em gái của mình yêu quý?
4. Chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất hiểu sở thích, tính cách của em mình?
5. Bài thơ giúp em hiểu điều gì về tình cảm anh chị em trong gia đình?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt.
- Hs lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- HS đọc từ khó.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS thi đọc.
+ Bạn nhỏ yêu em gái vì em cười rúc rích khi bạn nhỏ nói đùa.
+ Bạn nhỏ tả em gái của mình rất xinh đẹp, rất đáng yêu:
Mắt em đen ngòi, trong veo như nước.
Miệng em tươi hồng, nói như khướu hót.
Cách làm điệu của em hoa lan, hoa lí em nhặt cái dầu, hương thơm bay theo em sân trước vườn sau.
+ Tôi đi đâu lâu nó mong nó, nó ước nó nấp sau cây oà ra ôm chặt. 
+ Nó thích vẽ lắm, vẽ thỏ có đôi... Em không muón ai buòn kể cả con vật trong tranh...
+ Bài thơ thể hiện tình cảm anh chị em trong nhà rất cảm động. Tình cảm anh chị em ruột thịt làm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm vui
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại.
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một số HS thi đọc thuộc lòng.
3. Nói và nghe: Tình cảm anh chị em
Hoạt động 1: Cùng bạn trao đổi để hiểu nghĩa của câu tục ngữ, ca dao 
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS trao đổi với các bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Kể những việc em thường làm cùng anh chị em của mình. Nêu cảm nghĩ của em khi có anh, chị hoặc em làm việc cùng
- GV cho HS QS tranh. Gợi ý câu hỏi: Mỗi bức tranh vẽ gì? Mỗi bức tranh muón nói điều gì về mối quan hệ giữa anh chị em trong nhà.
- GV cho HS làm việc nhóm 2: 
+ Kể những việc em thường làm cùng với anh chị em của em. Nêu cảm nghĩ của em khi có anh, chị hoặc em làm việc cùng.
+ Hoặc: Với các em chưa có anh, chị hoặc em có thể mình muốn có người anh chị hoặc người em như thế nào?
- GV chốt: Khi làm việc cùng người thân cần biết nhường nhịn, hỗ trợ nhau. Qua công việc và trò chuyện trong lúc làm cùng, sẽ hiểu tình cảm của người thân, tình cảm càng thêm gắn bó.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS trao đổi trong nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày. 
+ Các câu tục ngữ, ca dao cho ta biết: Anh chị em trong nhà phải ... gắn (khoảng 4-5 câu) diễn đạt rõ ràng, đủ ý.
- GD HS quý trọng những đồ vật trong nhà.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi, một số đồ vật để quan sát viết đoạn văn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS nghe bài hát: Đồng hồ báo thức.
+ Bài hát nói về điều gì?
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS nghe bài hát.
- HS trả lời.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Bài 1:
- GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 2.
- GV mời các nhóm trình bày kết quả.
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương và chốt đáp án.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời từng ý
- GV yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV cho HS viết vở.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
Bài 3: 
- Gv giao nhiệm vụ: Chia sẻ đoạn văn trong nhóm, bình chọn đoạn văn hay nhất.
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày:
a) - Tả bộ phận của đồng hồ: Vỏ bằng nhựa màu trắng. Cái kim của nó cứ sáng loé lên như đom đóm.
- Tả âm thanh của cái đồng hồ: Tiếng chuông reo vang nhà. Tiếng kim tí tách tí tách.
b. Câu văn có hình ảnh so sánh: Đặc biệt tối không có đèn.... Cái kim của nó sáng loé lên sá như đom đóm. Suốt tháng ngày, đồng hồ tí tách..... giờ ăn, giờ học..
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS nhận xét trình bày của bạn.
- HS viết vở. 
- 3-4 HS đọc bài của mình. 
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi trong nhóm 4.
- 2-3 nhóm trình bày.
3. Củng cố, tổng kết 
- GV cho Hs nêu một số âm thanh của một số đồ vật, con vật được tác giả dùng so sánh
- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong câu em đã nêu.
- GV giao nhiệm vụ về nhà tìm đọc những bài
văn, bài thơ,...viết về những hoạt động yêu thích của em trong đó có hình ảnh so sánh.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS đọc xung phong nêu.
- HS trả lời theo ý thích của mình.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Đạo đức
Tiết 13: Ham học hỏi (tiết 3) 
I. Yêu cầu cần đạt
- HS biết bày tỏ thái độ đồng tình, không đồng tình với những hành vi đúng, hành vi sai của ham học hỏi.
- Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.
- GD HS tích cực học hỏi những điều em chưa biết. 
II. Ðồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS nghe bài hát Mẹ ơi tại sao? của nhạc sĩ Nguyễn Đình Nguyên.
+ Bạn nhỏ trong bài đã hỏi mẹ về những điều gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS hát.
- Bạn nhỏ trong bài hát đã hỏi mẹ về:
+ Tại sao con bướm bay cao, con ong làm mật, con kiến tha mồi.
+ Tại sao trời nhiều mây thế, tại sao trời mưa hay nắng...
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Hoạt động 1: Chia sẻ với các bạn những điều thú vị mà em đã học được từ 1 người bạn, 1 cuốn sách hoặc 1 chương trình truyền hình 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để chia sẻ với các bạn những điều thú vị mà em đã học được từ một người bạn, một cuốn sách hoặc một chương trình truyền hình.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Kể về một tấm gương ham học hỏi mà em biết
- GV yêu cầu HS kể về một tấm gương ham học hỏi mà em biết.
- GV nhận xét, khen ngợi.
- GV cho HS xem video và giới thiệu thêm về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí: Thầy Nguyễn Ngọc Kí là 1 tấm gương hiếu học sáng rỡ cho các thế hệ học sinh noi theo. Sau cơn bạo bệnh vào năm 4 tuổi, thầy đã bị liệt cả hai tay. Tuy nhiên, điều đó chẳng chút nào mai một tinh thần học tập của thầy. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã dùng đôi chân của mình để tập viết. Dần dần, vượt qua bao đau đớn, khó khăn, thầy Kí đã viết được và đến trường học như bao bạn khác. Không những thế, thầy còn học rất giỏi và đạt được những thành tích cao, trở thành một nhà giáo tuyệt vời. Thầy Nguyễn Ngọc Kí thực sự là tấm gương sáng cho toàn thể các học sinh noi theo.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
VD: Em đã học hỏi được từ bạn Nam lớp trưởng lớp em. Em học hỏi được từ bạn ấy cách sắp xếp thời gian biểu, cách học tập của bạn ấy.
- HS lần lượt kể.
3. Củng cố, tổng kết
+ Hãy nêu 3 điều em học được qua bài học.
+ Hãy nêu 3 điều em thích ở bài học.
+ Hãy nêu 3 việc em cần làm sau bài học.
- GV NX, KL: Hãy luôn là người ham học hỏi. Ham học hỏi sẽ giúp các con thêm hiểu biết, có thêm đam mê và niềm vui về những điều mà con yêu thích.
- GV gọi HS đọc thông điệp trong SGK: 
Muốn biết phải hỏi
Muốn giỏi phải học.
- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà sưu tầm những tấm gương ham học hỏi và chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày ý kiến. 
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc to thông điệp.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 39: Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt theo chủ đề: Đôi tay khéo léo
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết chia sẻ với bạn niềm vui khi cùng gia đình tham gia dọn dẹp nhà cửa. 
- HS thực hiện phân loại và để đồ vật trong gia đình, ở lớp đúng chỗ đã quy định. Biết tự hào về những nét khác biệt của mình.
- Có ý thức sắp xếp đồ đạc gọn gàng ngăn nắp đúng chỗ.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho Hs xem video clip “Căn phòng gọn gàng của chúng mình” để khởi động bài học.
+ Gấu bố ra điều kiện gì cho các con?
+ Các đồ dùng đã được để đúng chỗ chưa?
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS xem. 
+ Dọn dẹp phòng gọn gàng mới được đi chơi công viên. 
+ Các đò dùng đã được sắp xếp đúng chỗ.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Tổng kết tuần
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen,
 thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV NX chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, 
bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 3: Chia sẻ sau trải nghiệm 
- GV nêu yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:
- HS chia sẻ với bạn trong nhóm hoặc bạn cùng bàn việc mình đã làm:
+ Em đã sắp xếp góc nào của gia đình? Em tự hào nhất về công việc nào?
- HS tự đánh giá xem mình có khéo tay không khi sắp xếp đồ đạc: treo quần áo lên mắc (móc) áo có thẳng, cân đối không? Xếp bát đũa có đẹp không? Gấp quần áo có khéo không hay lộn xộn...
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV chốt ý: Sắp xếp đồ dùng cũng cần kiên nhẫn,
làm thường xuyên thì tay sẽ khéo.
Hoạt động 4: Dán nhãn, xác định vị trí để đồ dùng của tổ em 
- GV mời HS làm việc theo tổ QS bạn mình phân loại và sử dụng nhãn đánh dấu vị trí để đồ dùng đúng quy định.
- Mỗi tổ phụ trách một việc dán nhãn đánh dấu vị trí để đồ dùng trong lớp 
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV cùng cả lớp đồng thanh thể hiện quyết tâm để đó dùng vào đúng vị trí của mình sau khi sử dụng xong: “Dùng xong để đúng chỗ – Luôn ngăn nắp, gọn gàng!”.
- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát tinh tế của các nhóm.
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS các tổ, cùng quan sát bạn mình phân loại và sử dụng nhãn đánh dấu vị trí để đồ dùng đúng quy định: 
+ Tổ 1: Dán nhân các ngăn tủ đồ của lớp, vị trí để sách, vở bài tập,...
+ Tổ 2: Đánh dấu nơi đế cốc uống nước.
+ Tổ 3: Chỗ để giày dép của các tổ.
+ Tổ 4: Vị trí treo, áo mưa, mũ của các tổ,...
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố, tổng kết
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: Thống nhất làm nhãn và dán nhãn phân loại lên các hộp, giỏ, ngăn kéo,... trong nhà mình: chỗ để thuốc ngăn để khăn lau bát; ngăn để quần áo của các thành viên trong gia đình;...
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_13_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phon.docx