Tiết 1+2-Tập đọc - Kể chuyện : NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu :
* Tập đọc
- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp (TLCH sgk).
* Kể chuyện :
- Kể lại được một đoạn câu chuyện.
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh họa trong bài .
TUẦN 13 Thứ hai. Ngày soạn :13/11/2010 Ngày dạy : 15/11/2010 Tiết 1+2-Tập đọc - Kể chuyện : NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN I. Mục tiêu : * Tập đọc - Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp (TLCH sgk). * Kể chuyện : - Kể lại được một đoạn câu chuyện. II. Chuẩn bị : - Tranh minh họa trong bài . III. Lên lớp : Tiết 1 : 1. Bài cũ : - 2HS đọc và TLCH bài Cảnh đẹp non sông. - GV nhận xét ghi điểm . 2. Bài mới : a. Giới thiệu : b. Luyện đọc : - GV đọc mẫu toàn bài với giọng kể chậm rãi . - Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ . + Đọc từng câu . + Đọc từng đoạn ( 2 lượt ) : + Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp . + HS đọc chú giải để hiểu nghĩa từ khó . + 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp . + HS luyện đọc theo nhóm . + Thi đua đọc giữa các nhóm . + HS đọc đồng thanh từng đoạn . - GV gọi 1 HS đọc cả bài trước lớp . c. Hướng dẫn tìm hiểu bài : * Đoạn 1 : 1 HS đọc , lớp đọc thầm . + Anh Núp được tỉnh cử đi đâu ? * Đoạn 2 : 1 HS đọc , lớp đọc thầm . + Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì ? + Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông hoa ? + Những chi tiết nào cho thấy dân làng Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành tích của mình ? * Đoạn 3 : 2HS nối tiếp đọc , lớp đọc thầm . + Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì ? + Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao ? Tiết 2 : d. Luyện đọc lại bài : - GV đọc diễn cảm đoạn 3 của bài . Hướng dẫn HS đọc đúng giọng trang trọng, cảm động . - HS luyện đọc theo nhóm . - Một vài HS thi đọc đoạn 3 . - 3HS thi đọc diễn cảm 3 đoạn của bài . - GV tuyên dương HS đọc tốt . e. Kể chuyện : * GV giao nhiệm vụ : Chọn kể lại một đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên theo lời một nhân vật trong truyện . * GV hướng dẫn kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật . - HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu . - HS đọc thầm lại đoạn văn để hiểu đúng yêu cầu của bài . - GV hỏi : Trong đoạn văn mẫu trong SGK, người kể nhập vai nhân vật nào để kể đoạn 1 ? - HS chọn vai, suy nghĩ về lời kể . Từng cặp HS tập kể chuyện . - Từng cặp HS thi kể chuyện . - Lớp bình chọn bạn kể hay nhất . 3. Củng cố dặn dò : - Một hoặc hai HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện . - Nhận xét tiết học . IV. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 3-Toán : SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN . I. Mục tiêu : - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. II. Chuẩn bị : - Tranh minh hoạ ở bài học . - Phiếu lớn để HS làm BT3,4 . III. Lên lớp : 1. Bài cũ : - 2 HS làm bài tập 3, 4 VBT . - GV kiểm tra vở BTVN của HS cả lớp . 2. Bài mới : a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu . b. Nêu ví dụ : - Đoạn thẳng AB dài 2cm ; Đoạn thẳng CD dài 6cm . Hỏi : Độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB ? - GV phân tích bài toán . Vẽ sơ đồ minh hoạ : A 2cm B C D 6cm - HS thực hiện phép chia : 6 : 2 = 3 ( lần ) - GV nêu : Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB . Ta nói rằng : Độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD. Kết luận : Muốn tìm độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng CD ta làm như sau : + Thực hiện phép chia độ dài của CD cho độ dài của AB : 6 : 2 = 3 ( lần ) + Trả lời : Độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD. c. Nêu bài toán : - Phân tích bài toán . Thực hiện theo hai bước ( như ví dụ 1 ) . + Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ? ( 30 : 6 = 5 ( lần ) ). Vẽ sơ đồ minh họa : 30 tuổi Tuổi mẹ : Tuổi con : 6 tuổi + Trả lời : Tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ ? ( 1/5 ) - Trình bày bài giải như trong SGK . c. Thực hành : Bài 1: - Hướng dẫn HS hoạt động theo mẫu và viêt vào vở : Chẳng hạn : 8 : 2 = 4 . HS trả lời : 8 gấp 2 là 4 lần ; hoặc 8 gấp 4 là 2 lần . HS viết 4 vào ô tương ứng ở cột 3 . HS trả lời : 2 bằng 1/4 của 8 . HS viết 1/4 vào ô tương ứng ở cột 4 . Bài 2 : Thực hiện hai bước như SGK . + Bước 1 : Phải tìm số sách ngăn dưới gấp mấy lần số sách ngăn trên ? HS trả lời và chọn phép tính : 24 : 6 = 4 ( lần ) + Bước 2 : Phải tìm số sách ngăn trên bằng một phần mấy số sách ngăn dưới ? Bài 3 : - Làm tương tự bài 2 . + Có thể thực hiện hai bước theo mẫu đã học . + Có thể thực hiện bằng cách sau, chẳng hạn câu b) : Tính 6 : 2 = 3(lần) viết 1/3 . 3. Củng cố dặn dò : - Nhấn mạnh nội dung . - Nhận xét tiết học . IV. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 4-Đạo đức : TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP VIỆC TRƯỜNG ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu : - Học sinh phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường . - Tự giác tham gia việc lớp việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công. II. Chuẩn bị : - Các bài hát về chủ đề nhà trường . - Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu trắng . III. Lên lớp : 1. Bài cũ : 2. Bài mới : a) Giới thiệu : GV nêu mục tiêu . b) Nội dung : * Hoạt động 1 : Xử lí tình huống . - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ, yêu cầu HS thảo luận xử lí tình huống, mỗi nhóm 1 nhiệm vụ . Tình huống 1: Lớp tuấn chuẩn bị đi cắm trại . Tuấn được phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang . Em sẽ làm gì nếu em là bạn Tuấn ? Tình huống 2: Nếu là một bạn khá của lớp, em sẽ làm gì nếu trong lớp em có một số bạn học yếu ? Tình huống 3 : Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp và dặn cả lớp ngối làm bài tập . Cô vừa đi được một lúc, một số bạn đùa nghịch, làm ồn... Nếu em là một cán bộ lớp, em sẽ làm gì trong tình huống đó ? Tình huống 4 : Khiêm được phân công mang lọ hoa để trang trí cho buổi liên hoan kỉ niệm ngày 8 tháng 3 . Nhưng đúng hôm đó Khiêm bị ốm . Nếu em là Khiêm, em sẽ làm gì trong tình huống đó ? - Các nhóm thảo luận . - Đại diện các nhóm trình bày . - Lớp nhận xét góp ý . * GV kết luận : Nhận xét bổ sung cho các ý kiến của HS . * Hoạt động 2 : Đăng kí tham gia tham gia tốt việc lớp, việc trường . 1) GV nêu yêu cầu : Các em suy nghĩ ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia . 2) HS xác định những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia, ghi ra giấy và bỏ vào một chiếc hộp chung của lớp . 3) GV đề nghị mỗi tổ cử một đại diện đọc to cho các phiếu cho cả lớp cùng nghe . 4) GV sắp xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện theo các nhóm công việc đó . 5) Các nhóm HS câm kết thực hiện tốt những công việc được giao trước lớp . Kết luận chung : Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền vừa là bổn phận của HS . 3. Hướng dẫn thực hành : - Tìm hiểu các gương tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường . - HS tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng . IV. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Thứ ba. Ngày soạn : 13/11/2010 Ngày dạy : 16/11/2010 Tiết 1-Toán : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính). II. Chuẩn bị : Phiếu lớn để HS làm nhóm bài 3 . III. Lên lớp : 1. Bài cũ : - 2 HS lên bảng chữa BT 3, 4 VBT . - GV kiểm tra vở BTVN của HS cả lớp . 2. Bài mới : a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu . b. Luyện tập : Bài 1 : - HS thực hiện hai bước : + Chia 12 : 3 = 4 . Trả lời : 12 gấp 4 lần 3 . Viết 4 vào ô tương ứng ở cột 2 . + Viết 1/4 . Trả lời : 3 bằng 1/4 của 12 . Viết 1/4 vào ô tương ứng ở cột 2 . - HS tự làm bằng cách thực hiện phép chia rồi trả lời . - Đổi chéo vở để chữa bài cho nhau . Bài 2 : - HS thực hiện hai bước . GV gợi ý HS : + Muốn tìm số con trâu bằng một phần mấy số con bò thì phải biết số con trâu và số con bò . Đã biết số con trâu ( 7con ) . Phải tìm số con bò (hơn số con trâu 28 con ) . HS trả lời và nêu phép tính : 7 + 28 = 35 ( con ) . + Có 7 con trâu và 35 con bò . Muốn tìm số con trâu bằng một phần mấy số con bò thì phải biết số con bò gấp mấy lần số con trâu ? HS trả lời và nêu phép tính : 35 : 7 = 5 ( lần ) . Sau đó HS trả lời : Số con trâu bằng 1/5 số con bò . Bài giải : Số con bò là : 7 + 28 = 35 ( con ) . Số con bò gấp số con trâu số lần là : 35 : 7 = 5 ( lần ) Số con trâu bằng 1/5 số con bò . Đáp số : 1/5 . - HS làm bài trên phiếu dán bảng trình bày . - Cả lớp nhận xét bổ sung . Bài 3 : - GV hướng dẫn HS làm theo 2 bước : - Bước 1 : Có 48 con vịt, trong đó 1/8 số đó đang bơi . Tìm số con đang bơi ? HS trả lời và nêu phép tính : 48 : 8 = 6 ( con ) . - Bước 2 : Có 48 con vịt, trong đó có 6 con đang bơi . Hỏi số con vịt đang ở trên bờ ? Bài 4 : GV hướng dẫn HS xếp 4 hình tam giác như sau : 3. Củng cố dặn dò : - Nhấn mạnh nội dung . - Nhận xét tiết học IV. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 2-Tự nhiên xã hội : MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG . ( tiếp theo ) I. Mục tiêu : - Học sinh phải có bổn phận tham gia việc lớp việc trường. - Tự giác tham gia việc lớp việc trường phù hợp khả năng và hoàn thành được những việc được giao. II. Chuẩn bị : - Giấy, bút cho các nhóm . - Bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận . III. Lên lớp : 1.Bài cũ : - Kể tên các môn học ở trường ? - Nêu các hoạt động học tập chính trong các giờ học của môn học ở trường 2. Bài mới: a) Giới thiệu : b) Nội dung : * Hoạt động 1 : Tìm hiểu các hoạt động ngoài giờ lên lớp . Bước 1 : Hoạt động cả lớp . GV hỏi : + Hàng ngày các em đến trường, đến lớp ngoài các hoạt động học tập, các em còn làm gì ? + GV tổng kết ý kiến của các nhóm . GV : Như vậy, ngoài các hoạt động học tập, các em còn được tham gia rất nhiều các hoạt động khác như : Hoạt động vui chơi, Tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, Văn nghệ, Thể dục thể thao ...Để hiểu rõ hơn về các hoạt động đó, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp . Bước 2 : Thảo luận nhóm . - Yêu cầu HS mỗi nhóm quan sát một hình, chỉ và nói rõ các hoạt động do nhà trường tổ chức ở trong hình ảnh, giới thiệu và mô tả lại các hoạt động đó . + HS tiến hành thảo luận nhóm, ghi kết quả ra giấy . + Đại diện các nhóm trình bày . + GV tổng kết ý kiến của các nhóm . GV : Về hoạt động ngoài giờ lên lớp, HS có thể tham gia vào các hoạt động như : vui chơi giải trí, văn nghệ, TDTT, trồng cây, làm vệ sinh, gi ... rò chơi “ Phản ứng nhanh” . GV phổ biến luật chơi : Mỗi dãy lần lượt cử ra một bạn . Bạn dãy 1 sẽ nói to tên 1 trò chơi bất kì . Ngay lập tức, bạn dãy 2 phải nói trò chơi đó là “nên” hay “không nên” chơi . - GV nhận xét giờ chơi . * Hoạt động 3 : Làm gì khi thấy bạn khác chơi trò chơi nguy hiểm . - GV chia nhóm 3 cho HS thảo luận đóng vai . + GV phát cho các nhóm phiếu ghi các tình huống khác nhau . Yêu cầu HS thảo luận tìm ra cách giải quyết tình huống và đóng vai diễn cho cả lớp xem . Nhóm 1 : Em nhìn thấy các bạn đang chơi trò đánh nhau . Nhóm 2 : Em nhìn thấy các bạn nam đang chơi trò đá cầu . Nhóm 3 : Em nhìn thấy các bạn nam đang leo lên tường, chơi trò giả làm ninza . - GV nhận xét đưa ra đáp án đúng . GV tuyên dương những nhóm, những HS đã biết lựa chọn những trò chơi lành mạnh. 3. Củng cố dặn dò : - Thực hành những điều vừa học . - Nhận xét tiết học . IV. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 4 - Chính tả(Nghe - viết): VÀM CỎ ĐÔNG . I. Mục tiêu : - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 7 chữ. - Làm đúng BT điền tiếng có vần it/uyt. - Làm đúng BT 3a/b hoặc BT phương ngữ do GV soạn II. Chuẩn bị : - Phiếu lớn viết hai lần nội dung BT2 . - Bảng lớp chia làm 3, viết 3 lần các từ ngữ trong BT3 . III. Lên lớp : 1. Bài cũ : - 3 HS lên bảng thi viết nhanh, viết đúng các từ bắt đầu bằng iu /uyu hoặc at / ac. - GV nhận xét ghi điểm . 2. Bài mới : a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu . b. Hướng dẫn HS viết chính tả : * Trao đổi về nội dung bài viết : - GV đọc 2 khổ thơ đầu của bài “ Vàm Cỏ Đông”. - 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu của bài “ Vàm Cỏ Đông”. * Hướng dẫn cách trình bày : +Bài chính tả có những tên riêng nào? + Bài thơ 7 chữ trình bày thế nào ? + Câu ca dao thể thơ 7 chữ trình bày thế nào ? * Hướng dẫn viết từ khó : - HS nêu các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả . - HS viết vào giấy nháp các từ vừa tìm được . * GV đọc cho HS viết . * Soát lỗi . * GV chấm chữa bài . c. Bài tập : Bài 2 : - GV nêu yêu cầu bài tập . - Cả lớp làm bài vào bảng con, bí mật lời giải . GV đi đến từng bàn theo dõi HS, phát hiện những lỗi và uốn nắn cho các em . - HS giơ bảng, GV gọi một số em có lời giải đúng và cả một số em có lời giải sai giơ bảng đọc kết quả . - Cả lớp cùng GV nhận xét chốt lại lời giải đúng . - Năm hoặc sáu HS đọc lại kết quả được điền hoàn chỉnh . Bài 3 : - GV nêu yêu cầu bài tập . - GV chia bảng 3 phần, mời 3 nhóm HS chơi trò tiếp sức : Mỗi HS trong nhóm nối tiếp nhau viết nhanh những tiếng có thể ghép với các tiếng đã cho . Sau thời gian quy định, HS viết tiếng cuối cùng thay mặt cả nhóm đọc kết quả . - Cả lớp cùng GV nhận xét chốt lại lời giải đúng . 3. Củng cố dặn dò : - Nhấn mạnh nội dung bài . - Nhận xét tiết học . IV. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Thứ sáu. Ngày soạn : 17/11/2010 Ngày dạy : 19/11/2010 Tiết 1- Tập làm văn : VIẾT THƯ I. Mục tiêu : - Biết viết một bưc thư ngắn theo gợi ý. II. Chuẩn bị : - Viết sẵn đề bài và các gợi ý BT1 trên bảng . III. Lên lớp : 1. Bài cũ : - Một HS đọc đoạn viết về cảnh đẹp đất nước ta . - GV nhận xét ghi điểm . 2. Bài mới : a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu . b. Hướng dẫn HS tập viết thư cho bạn : * GV hướng dẫn HS phân tích đề bài để viết được lá thư đúng yêu cầu : + 1HS đọc nội dung BT1 và gợi ý . - GV yêu cầu HS đọc lại phần gợi ý trên bảng . + Bài tập yêu cầu các em sẽ viết thư cho ai ? - GV : Việc đầu tiên là các em cần xác định rõ : + Em sẽ viết thư cho ai ? Ở tỉnh nào ? Ở miền nào ? + Dòng đầu thư em sẽ viết như thế nào ? + Em sẽ viết lời xưng hô với bạn như thế nào để thể hiện sự thân mật ? + Trong phần nội dung, em sẽ hỏi thăm bạn điều gì, báo tin gì cho bạn? + Ở phần cuối bức thư, em chúc bạn điều gì, hứa hẹn điều gì ? + Kết thúc lá thư, em viết những gì ? * GV nhắc nhở HS chú ý trước khi viết thư : + Trình bày thư đúng thể thức. + Dùng từ đặt câu đúng, phù hợp với đối tượng nhận thư . * HS thực hành viết thư . - HS viết thư vào vở . GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu, phát hiện những HS viết thư hay . - HS viết bài xong, GV mời một số em đọc thư trước lớp . GV nhận xét. 3. Củng cố dặn dò : - HS nêu lại trình tự viết một bức thư. Nhắc HS về nhà hoàn chỉnh bài viết . - Nhận xét tiết học . IV. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 2 – Toán: GAM I. Mục tiêu : - Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam - Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ. - Biết tính cộng, trừ, nhân chia với số đo khối lượng là gam. II. Chuẩn bị : Cân đĩa và cân đồng hồ cùng các quả cân và một số gói hàng để cân . III. Lên lớp : 1. Bài cũ : - 2 HS lên đọc bảng nhân 9 . - GV kiểm tra vở BTVN của HS . 2. Bài mới : a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu . b. Nội dung : * Giới thiệu cho HS về gam : - GV cho HS nêu lại đơn vị đo khối lượng đã học là ki-lô-gam . Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1kg ta còn có các đơn vị đo nhỏ hơn kg . GV nêu : “ Gam là một đơn vị đo khối lượng Gam viết tắt là : g 1000g = 1kg . - GV cho HS nhắc lại vài lần để ghi nhớ đơn vị đo này . - GV giới thiệu các quả cân thường dùng ( cho HS nhìn thấy ) . - GV giới thiệu cái cân đĩa, cân đồng hồ . Cân mẫu ( cho HS quan sát ) gói hàng nhỏ bằng hai loại cân đều ra cùng một kết quả . * Thực hành : Bài 1 : - GV cho HS quan sát tranh vẽ cân hộp đường trong bài học để trả lời ; “ Hộp đường cân nặng 200g ” . - Cho HS quan sát tranh vẽ cân ba quả táo để nêu khối lượng ba quả táo - GV cho HS tự làm bài với hai tranh vẽ tiếp theo rồi chữa bài : gói mì chính cân nặng 210g ; quả lê cân nặng 400g . Bài 2 : - GV cho HS quan sát hình vẽ cân hai quả đu đủ bằng cân đồng hồ . GV lưu ý cho HS chiều quay của kim chỉ khối lượng trùng với chiều quay của kim đồng hồ . HS có thể đếm nhẩm : 200, 400, 600, 800, rồi nêu kết quả : “Quả đu đủ cân nặng 800g” . - GV cho HS tự làm câu còn lại rồi chữa bài . Bài 3 : - GV gợi ý cho HS tự làm bài rồi chữa bài : 100 + 45 – 26 = 119g 96 : 3 = 32g Bài 4 : GV cho HS đọc kĩ đề toán rồi phân tích. Sau đó GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài . Bài giải : Trong hộp có số gam sữa là : 210 x 4 = 840 (g) Đáp số : 840 g . 3. Củng cố dặn dò : - Nhấn mạnh nội dung bài . - Nhận xét tiết học . IV. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiêt 3 - Tập viết : ÔN CHỮ HOA : I . I. Mục tiêu : - Viết đúng chữ hoa I (1 dòng), Ô, K (1 dòng), viết đúng tên riêng Ông Ích Khiêm (1 dòng) và câu ứng dụng: Ít chắt chiu.phung phí (1 lần) bằng chữ cở nhỏ. II. Chuẩn bị : - Mẫu chữ hoa I,Ô, K . - Tên riêng Ông Ích Khiêm và câu ứng dụng viết sẵn trên dòng kẻ ô li . III. Lên lớp : 1. Bài cũ : - HS viết bảng : Hàm Nghi, Hải Vân, Hòn Hồng . 2. Bài mới : a. Giới thiệu : Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa I có trong từ và câu ứng dụng . b. Hướng dẫn viết chữ hoa . + HS quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa trong bài : I, Ô, K . + Treo mẫu các chữ viết hoa : I, Ô, K và gọi HS nhắc lại quy trình viết, tư thế ngồi viết... + GV viết mẫu cho HS quan sát , vừa viết vừa nhắc lại quy trình . + HS tập viết bảng con : I, Ô, K . * Hướng dẫn viết từ ứng dụng: - Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng : Ông Ích Khiêm . + GV : Ông Ích Khiêm ( 1832 – 1884 ) người huyện Hòa Vang ( Đà Nẵng ), làm quan thời nhà Nguyễn, lập nhiều võ công . Con cháu ông sau này có nhiều người là liệt sĩ chống Pháp . * Hướng dẫn viết câu ứng dụng : + HS đọc câu ứng dụng : Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí . + GV giải thích : Câu tục ngữ khuyên mọi người cần phải biết tiết kiệm . - GV hướng dẫn HS viết vào bảng con từ đã nêu : Ít . * Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết . - GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ : + Viết chữ I : 1 dòng . + Viết các chữ Ô và K : 1 dòng . + Viết tên riêng Ông Ích Khiêm : 2 dòng . + Viết câu tục ngữ : 5 lần ( 5 dòng ). * GV chấm chữa bài . 3. Củng cố dặn dò : - Nhấn mạnh nội dung . - Nhận xét tiết học . IV. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 4 - Mĩ thuật : VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ CÁI BÁT I. Mục tiêu : - Biết cách trang trí cái bát. - Trang trí được cái bát theo ý thích. II. Chuẩn bị : - Một số cái bát có trang trí và hình dáng khác nhau . - Hình gợi ý cách vẽ. Bài vẽ của HS lớp trước . III. Lên lớp : 1. Giới thiệu : Nêu mục tiêu . 2. Nội dung : * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét . - GV giới thiệu một số cái bát có trang trí và hình dáng khác nhau và gợi ý: + Hình dáng các loại bát . + Các bộ phận của cái bát ( miệng, thân, đáy bát ) ; + Cách trang trí trên bát ( họa tiết, màu sắc, cách trang trí họa tiết ) ; * Hoạt động 2 : Cách trang trí cái bát . - GV giới thiệu hình gợi ý cách trang tríđể HS nhận ra : + Cách trang trí họa tiết : Sử dụng đường diềm hay trang trí đối xứng, + Tìm và vẽ họa tiết theo ý thích . - Vẽ màu : màu thân bát, màu họa tiết . - GV hướng dẫn thêm cho HS cách vẽ màu : + Tìm màu nền . + Các màu vẽ cạnh nhau cần được lựa chọn hài hoà, tạo nên vẽ đẹp của toàn bộ cái bát . + Vẽ màu cần có đậm nhạt . * Hoạt động 3 : Thực hành . - GV quan sát và gợi ý từng nhóm làm bài, đưa ra những gợi ý cần thiết cho HS . - Khuyến khích HS sử dụng màu theo cách cảm nhận của tuổi thơ để bài vẽ có màu sắc đẹp . * Hoạt động 4 : Nhận xét - đánh giá : - GV gợi ý để HS nhận xét . - HS tìm các bài vẽ mà mình thích . 3. Dặn dò : - Quan sát và nhận xét màu sắc và hình dáng của con vật . - Nhận xét tiết học . IV. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 5 - HĐTT : SINH HOẠT SAO . I. Mục tiêu : - HS nhận ra ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua . - HS nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện . II. Lên lớp : 1. Đánh giá tình hình tuần vừa qua : * Ưu điểm : - HS đi học đầy đủ, đúng giờ . - Học bài và làm bài cũ tương đối đầy đủ, tự giác . - Có ý thức trực nhật, vệ sinh . * Khuyết điểm : - Chưa nghiêm túc trong giờ học : Tiếp; Hồng. 2. Kế hoạch tuần tới : - Thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 / 11 . - Tiếp tục phát huy những mặt mạnh, khắc phục hạn chế tuần qua . - Phụ đạo HS yếu : Thông; Xinh. 3. Sinh hoạt sao : - Cho HS hát, múa các bài trong chương trình và các bài hát của Đội . - Tổ chức cho HS chơi các trò chơi đã học . III. Rót kinh nghiÖm: --- o0o ---
Tài liệu đính kèm: