Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành

Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành

MỤC TIÊU :

 Ø Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường .

 Ø Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.

 Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận HS.

 + Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.

*Kĩ năng sống: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể.

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 12 tháng11 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
 TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (tiết 1)
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường .
	Ø Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
	Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận HS.
	+ Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
*Kĩ năng sống: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể.
* Phương pháp sử dụng: Thảo luận
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Các tình huống sgk
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. Bài mới: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
ó Hoạt động 1: Biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
Phân tích tình huống.
- GV treo tranh.
- HS quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh.
- HS nêu các cách giải quyết. GV tóm tắt thành các cách giải quyết chính:
a) Huyền đồng ý đi chơi với bạn.
b) Huyền từ chối không đi và để mặc bạn đi chơi một mình.
c) Huyền dọa sẽ mách cô giáo;
d) Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi.
- Các nhóm thảo luận, mỗi nhóm đóng vai một cách ứng xử.
- Đại diện nhóm trình bày
- HS chọn cách giải quyết tốt nhất
- GV kết luận: Cách giải quyết d là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ các bạn khác cùng làm.
ó Hoạt động 2: Biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai trong những tình huống có liên quan đến làm việc lớp, việc trường
- GV phát phiếu học tập.	(nội dung tranh BT2 sgk)
- Các nhóm thảo luận, nêu ý kiến.
- Các nhóm nhận xét.
- GV kết luận:
+ Việc làm của các bạn trong tình huống c, d là đúng.
+ Việc làm của các bạn trong tình huống a, b là sai.
- GV liên hệ giáo dục HS: cùng tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
ó Hoạt động 3. Củng cố- Dặn dò.
- Qua tiết học này chúng ta học tập điều gì?
- HS đọc ghi nhớ
- Chuẩn bị: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường: xem các bài tập 3, thảo luận đóng vai một tình huống trong lớp học.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012
THỂ DỤC:
TIẾT 25: ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ CỦA BÀI TDPTC
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thược hiện động tác điều hoà của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi: “Chim về tổ” Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường 
- Phương tiện: 
	+ Giáo viên: Còi, giáo án
	+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện. 
C.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định: Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- G.viên phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.
- Khởi động xoay các khớp
- Ôn luyện 6 động tác bài TD PTC
- Kiểm tra: 6 động tác bài TD PTC
 Hoạt động 2 : Học động tác điều hoà
- Nhịp 1: Đưa hai tay sang ngang lên cao thả lỏng, lòng bàn tay hướng vào nhau đồng thời nâng đùi chân trái lên cao vung góc với thân người, cẳng chân thả lỏng (hít vào)
- Nhịp 2: Hạ chân xuống, đồng thời hai tay từ từ hạ xuống, bắt chéo trước bụng (thở ra) đầu hơi cúi.
- Nhịp 3 như nhịp 1. 
- Nhịp 4 về TTCB
- Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2 ,3, 4.
Đội hình tập luyện 	
(GV) 
Động tác điều hoà
+ Lần 1 - 2: GV làm mẫu phân tích kĩ thuật động tác.
+ Lần 3 - 4: GV hô cho hs tập 
+ Lần 5: Từng tổ thực hiện
- Nhận xét, sửa sai 
* Chia tổ ôn luyện 7 động tác: GV đến từng tổ quan sát, nhắc nhở, sửa sai. 
Hoạt động 3: Chơi trò chơi: “Chim về tổ”
- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi
- Lần 1: Hs chơi thử
- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua
- Nhận xét – Tuyên dương.
Hoạt động 4: Phần kết thúc.
- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài.
D.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 Tập cho người thân xem bài TDPTC
Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2012
THỦ CÔNG: BÀI 8:CẮT, DÁN CHỮ H,U ( TIẾT 1 )
I.MỤC TIÊU: 
HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ H,U.
Kẻ, cắt, dán được chữ H,U.Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
HS thích cắt, dán chữ.
II.CHUẨN BỊ:
Mẫu chữ H,U đã dán và mẫu chữ H,U cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán.
Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H,U.
Giấy thủ công, thước kẻ, kéo thủ công, bút chì, hồ dán.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động cơ bản
* Khởi động: Tổ chức trò chơi trong 2 phút.
Gv giới thiệu và nêu mục tiêu của bài học.
GV giới thiệu mẫu chữ H,U được cắt, dán từ giấy thủ công.
Hoạt động nhóm
* Hoạt động 1: HĐ cả nhóm
 + HS quan sát và tìm hiểu hình dáng, đặc điểm của hình mẫu.
- HS ngồi theo nhóm quan sát mẫu do GV chuẩn bị.
- Gv đặt câu hỏi để HS quan sát, tìm hiểu, rút ra nhận xét :
Nét chữ rộng mấy ô?
Chữ H,U có nửa bên trái và nửa bên phải như thế nào? 
+ Cùng nhau kiểm tra lại kết quả HĐ1
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm về chữ H,U.Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Nhận xét: Trong thực tế, có rất nhiều kiểu chữ khác nhau . Nhưng bài học của chúng ta chỉ kẻ, cắt, dán chữ cái đơn giản.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
Đọc tài liệu và làm thử
a.Mở vở thủ công, xem hướng dẫn kẻ, cắt , dán chữ H,U.
b.Làm thử: Dựa vào HD, hãy làm thử ( Có thể trao đổi với bạn bên cạnh)
c.GV gọi một HS lên bảng làm thử, cả lớp quan sát.
* Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
Gv hướng dẫn mẫu theo quy trình.
GV gọi 1 hoặc 2 HS lên bảng thao tác lại các bước kẻ, cắt chữ H,U. Trong quá trình HS thao tác, Gv và cả lớp quan sát. GV sửa chữa, uốn nắn những thao tác HS chưa thực hiện đúng.
-------------------------------------------------------------------
THỂ DỤC:
TIẾT 26: ÔN BÀI THỂ DỤC PTC - TRÒ CHƠI: “ĐUA NGỰA”
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy và điều hoà của bài thể dục phát triển chung.
 - Trò chơi: “Đua ngựa” Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường 
- Phương tiện: 
	+ Giáo viên: Còi, hình ngựa, cờ, giáo án
	+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện. 
C. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Hoạt động 1 : Phần mở đầu.
- Ổn định: Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- G.viên phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.
- Khởi động xoay các khớp
- Ôn bài TD PTC
- Kiểm tra bài cũ: Bài TD PTC
Hoạt động 2: Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Chia tổ ôn luyện, GV đến từng tổ quan sát, nhắc nhở, sửa sai.
- Lần lượt các tổ thực hiện bài TD PTC dưới sự điều khiển của GV.
- Gv cùng hs quan sát nhận xét đánh giá kết quả.
Hoạt động 2: Học trò chơi “Đua ngựa”
- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi
- Nhận xét – Tuyên dương.
Đội hình trò chơi
- Lần 1: Hs chơi thử
- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua
Hoạt động 3: Phần kết thúc.
- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài.
D. HĐ ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe về sự thú vị của trò chơi “ đua ngựa.”

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 13.doc