Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh

 Tiết 1 :CHÀO CỜ- HĐTT :

 I/Mục đích yêu cầu:

 -GV-HS Thực hiện tốt việc chào cờ đầu tuần .

 - Sinh hoạt theo chủ điểm: Noi gương anh bộ đội cụ Hồ

 A/Chào cờ: (20)

 -Giáo viên chủ nhiệm điều khiển chào cờ .

 -Nêu những ưu khuyết điểm trong tuần và hướng sửa đổi khắc phục .

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 1 tháng12 năm 2008
 TUẦN:13
 Tiết 1 :CHÀO CỜ- HĐTT :
 I/Mục đích yêu cầu:
 -GV-HS Thực hiện tốt việc chào cờ đầu tuần .
 - Sinh hoạt theo chủ điểm: Noi gương anh bộ đội cụ Hồ 
 A/Chào cờ: (20’)
 -Giáo viên chủ nhiệm điều khiển chào cờ .
 -Nêu những ưu khuyết điểm trong tuần và hướng sửa đổi khắc phục .
 B/Sinh hoạt tập thể (15’)
TL
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 1’
12’
1’
1/Oânr định tổ chức:
2 /Sinh hoạt sao nhi:
 -Tiếp tục ôn đội hình đội ngũ : xếp hàng nhanh,
Quay phải ,quay trái ,quay đằng sau ,giậm chân tại chỗ .
-Tập múa hát bài: Bông hồng tặng mẹ.Sao của em .
-Tuyên dương sao( Chăm Chỉ ) có nhiều điểm 10
3/Nhận xét lớp:
-Lớp hát
-Lớp thực hiện theo yêu cầu .
-Học sinh lắng nghe .
RÚT KINH NGHIỆM
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------`
Tiết2:Thể dục :
 (Giáo viên chuyên đảm nhiệm)
Tiết 3+4 : Tập đọc – Kể chuyện :	
 Bài : NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN 	(Trang 103)
	 “Nguyên Ngọc”
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng đọc :
- Đọc đúng các từ ngữ : bok-pa, càn quét, huân chương ; thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Hiểu nghĩa các từ : bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng.
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
▪ Rèn kĩ năng nói :
- HS biết kể một đoạn của câu chuyện.
▪ Rèn kĩ năng nghe :
- HS lắng nghe lời kể của bạn, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, biết kể tiếp lời kể của bạn.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Ảnh anh hùng Núp như SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 để hướng dẫn HS đọc.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
4-5’
50’
10-12’
18-20’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS bài “Cảnh đẹp non sông” và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
- GV đọc mẫu toàn bài
- Gọi HS đọc nối tiếp câu.
- GV hướng dẫn HS đọc từ khó :bok-pa, càn quét, huân chương.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài.
Yêu cầu HS giải nghĩa từ mới có trong đoạn vừa đọc.
? Em hiểu : “kêu” nghĩa là gì ?
? “Coi” nghĩa là thế nào ?
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2 ; 1 HS đọc tiếp đoạn 3.
Tìm hiểu bài :
- 1 HS đọc đoạn 1.
? Anh Núp được tỉnh cử đi đâu ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
? Ở đại hội về anh Núp kể cho làng biết những gì ?
? Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa ?
? Những chi tiết nào cho thấy dân làng Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành tích của mình?
- 1 HS đọc đoạn 3.
? Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì ?
? Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao ?
4/ Luyện đọc lại :
- GV đọc mẫu đoạn 3.
Hướng dẫn HS đọc.
- Gọi vài em thi đọc đoạn 3.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
Kể chuyện :
* Các em hãy chọn và kể lại một đoạn của câu chuyện.
Hướng dẫn :
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
 ? Trong đoạn văn mẫu, người kể nhập vai nhân vật nào để kể lại đoạn 1 ?
-Các em có thể kể theo lời của nhân vật hoặc kể theo lối kể thông thường.
- Gọi 1 HS kể mẫu.
- Gọi HS lần lượt kể nối tiếp câu chuyện.
- Gọi 3 HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp theo dõi để nhận xét, đánh giá.
5/ Củng cố – dặn dò :
? Nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát .
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi ở SGK.
- Từng em lần lượt đọc bài.
- 3 HS đọc bài và giải nghĩa từ.
- kêu : gọi, mời
- coi : xem, nhìn
- HS đọc bài theo nhóm. Nhóm trưởng theo dõi, sửa sai cho các bạn trong nhóm.
- 1 HS đọc bài.
- Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua 
- 1 HS đọc bài.
-Anh Núp kể cho dân làng biết : đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi. 
- Chi tiết : Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích chiến đấu của dân làng, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà.
- Chi tiết : Nghe anh Núp nói lại lời cán bộ : “Pháp đánh một trăm năm không thắng nổi đồng chí Núp và dân làng Kông Hoa”, lũ làng rất vui, đứng hết dậy nói : Đúng đấy ! Đúng đấy !
- 1 HS đọc đoạn 3.
- Đại hội tặng một cái ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bác Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp.
- Mọi người xem những món quà ấy là những tặng vật thiêng liêng nên “rửa tay thật sạch” trước khi xem, cầm lên từng thứ coi đi coi lại, coi đến mãi nửa đêm.
- HS theo dõi ở SGK
- HS thi đọc.
- 3 HS đọc bài.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
-. . . người kể nhập vai anh Núp, kể lại câu chuyện theo lời anh Núp
- 1 HS kể mẫu
- HS kể nối tiếp các đoạn chuyện.
- 3 HS thi kể trước lớp
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa. . 
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 5 : Toán :
Bài : SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS : biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, sáng tạo trong học toán và lòng yêu thích môn học.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh vẽ minh họa bài toán như SGK
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
30’
10-12’
17-18’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số, hát tập thể
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở bài tập của HS tổ 2.
- GV nhận xét, đánh giá
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
GV nêu ví dụ : Đoạn thẳng AB dài 3 cm, đoạn thẳng CD dài 6 cm.
? Độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB ?
Þ Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB.
Ta nói rằng độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD.
Vậy : muốn tìm độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng CD ta làm như sau :
Thực hiện : chia độ dài đoạn CD cho độ dài của đoạn AB :
 6 : 2 = 3 (lần)
Trả lời : Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD.
Giới thiệu bài toán.
- Gọi 1 HS đọc bài toán ở SGK
GV tóm tắt :
Tuổi mẹ : 30 tuổi
Tuổi con : 6 tuổi
Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ?
6 tuổi
30tuổi
Tuổi mẹ :
Tuổi con :
? Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ ?
Giải :
Tuổi mẹ gấp tuổi con một số lần là :
30 : 6 = 5 (lần)
Vậy tuổi con bằng tuổi mẹ
Đáp số : 
4/ Luyện tập :
Bài 1 :Viết vào ô trống (theo mẫu)
Gọi HS làm ở bảng – GV làm mẫu như SGK
Bài 2 : Giải toán có lời văn. 
? Số sách ở ngăn dưới gấp mấy lần số sách ở ngăn trên ?
? Số sách ở ngăn trên bằng một phần mấy số sách ở ngăn dưới ?
- Yêu cầu HS trình bày bài vào vở.
Bài 3 : Trả lời câu hỏi :
- Gọi một số HS trả lời.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS trình vở để GV kiểm tra.
- HS theo dõi ở bảng.
- Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB :( 6 : 2 = 3)
- HS theo dõi GV hướng dẫn cách thực hiện.
- Tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con : 30 : 6 = 5
- Tuổi con bằng tuổi mẹ
- HS theo dõi GV làm mẫu sau đó tự làm bài còn lại vào vở.
- 24 : 6 = 4 (lần)
- Số sách ở ngăn trên bằng số sách ở ngăn dưới.
Giải :
Số sách ở ngăn dưới gấp số sách ở ngăn trên một số lần là :
 24 : 6 = 4 (lần)
Vậy số sách ở ngăn trên bằng số sách ở ngăn dưới.
Đáp số : 
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Thứ ba ngày 2 tháng 12 năm 2008
Tiết 1 : Toán :
 Bài : LUYỆN TẬP 	
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Rèn luyện kĩ năng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn (hai bước tính).
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng của bài tập 1
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
 5’
 30’
7-8’
8-9’
7-8’
4-5’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số, hát tập thể
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 HS đọc kết quả bài tập 3.
- Kiểm tra vở bài tập của HS tổ 2.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 :Giáo viên chuẩn bị bảng HS điền. 
Viết vào ô trống :
- GV treo bảng phụ, gọi HS điền kết quả vào bảng kẻ sẵn, các HS khác làm vào bảng con.
Bài 2 : Giải toán có lời văn.
- 1 HS đọc đề bài
Tóm tắt :
Số trâu : 7 con
Số bò nhiều hơn số trâu 28 con 
Số trâu bằng một phần mấy số bò ?
Þ Muốn tìm số trâu bằng một phần mấy số bò, ta phải biết số trâu và số bò.
? Vậy cái gì đã cho, cái gì cần tìm ?
? Muốn biết số bò em làm thế nào ?
? Muốn biết số trâu bằng một phần mấy số bò em làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
Bài 3 : Giải toán có lời văn.
? con
48con
Tóm tắt :
Có :
Đang bơi :
 ? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
? ... ûi toán có lời văn.
- Gọi1 HS đọc đề toán.
 ? Bài toán cho biết gì ?
 ? Bài toán hỏi gì ?
? Muốn biết 4 túi mì chính như thế nặng bao nhiêu gam em làm thế nào ?
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi vài em đọc kết quả.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS trình đồ dùng và vở bài tập để GV kiểm tra.
- 1 HS đọc kết quả bài tập 3.
- Ta đã học đơn vị đo khối lượng là kg.
- HS theo dõi ở bảng.
- Vài HS nhắc lại.
- HS quan sát các quả cân.
- HS theo dõi GV cân hàng.
- HS quan sát tranh vẽ ở SGK và nêu kết quả: a) Hộp đường cân nặng 200 g
b) 3 quả táo cân nặng 700 g
c) Gói mì chính cân nặng 210 g
d) Quả lê cân nặng 400 g
- HS nêu kết quả :
a) Quả đu đủ cân nặng 800 g
b) Bắp cải cân nặng 600 g
- HS theo dõi ở bảng.
163 g + 28 g = 191 gb
 42 g – 25 g = 17 g 
 50 g Í 2 = 100 g
96 g : 3 = 32 g
100g + 45 g –26 g = 55g – 26 g = 29 g
- 1 HS đọc đề bài.
- Cả hộp sữa cân nặng 455g, vỏ hộp cân nặng 58 g 
 - Hỏi trong hộp có bao nhiêu gam sữa ?
- Lấy 455 g – 58 g = 397 (g)
Giải :
Số gam sữa trong hộp là :
455 – 58 = 397 (g)
Đáp số : 397 g sữa.
- 1 HS đọc đề toán.
 - Mỗi túi mì chính cân nặng 210 g
 - Hỏi 4 túi mì chính như thế cân nặng bao nhiêu gam ?
- Lấy 210 Í 4 = 840 (g)
Giải :
Bốn túi mì chính cân nặng là :
210 Í 4 = 840 (g)
Đáp số : 840 g
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------	
:
Tiết 3 : Tập làm văn : 
Bài : VIẾT THƯ
I / MỤC TIÊU :
- Rèn kĩ năng viết :
* Biết viết một bức thư cho một bạn cùng lứa tuổi thuộc một tỉnh miền Nam (hoặc miền Bắc) theo gợi ý trong SGK. Trình bày đúng thể thức một bức thư (theo mẫu bài : Thư gửi bà).
* Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả. Biết bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý viết thư.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1’
 5’
12-14’
15-16’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc bài văn nói về cảnh đẹp đất nước.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
? Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai ?
Þ Việc đầu tiên em cần xác định rõ em viết thư cho bạn tên gì ? Ở tỉnh nào, ở miền nào ?
Nếu các em không có thật một người bạn ở miền khác của đất nước thì có thể viết thư cho một người bạn mình biết qua đọc báo, nghe đài. . . hoặc một người bạn do em tưởng tượng ra.
? Mục đích viết thư là gì ?
? Những nội dung cơ bản trong thư là gì ?
? Hình thức của lá thư như thế nào ?
- Gọi một số em nói tên người mà em muốn viết thư.
- Gọi vài em làm mẫu nói về nội dung thư như theo gợi ý ở SGK.
3/ Luyện tập :
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS để cả lớp viết được bức thư.
- Gọi một số em đọc thư.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho bức thư của bạn.
- GV nhận xét, sửa chữa cho từng bài viết của HS.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Tuyên dương những em viết được bức thư hay, động viên các em khác cố gắng.
- Dặn HS hoàn thành bài viết của mình, chuẩn bị bài tiếp theo.
- 3 HS đọc bài văn của mình.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Bài yêu cầu viết thư cho một bạn thuộc miền Bắc hoặc miền Nam (khác với miền em đang ở).
- Làm quen và hẹn bạn thi đua học tốt.
- Nêu lí do viết thư – tự giới thiệu – hỏi thăm bạn – hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
- Hình thức lá thư như mẫu trong bài : Thư gửi bà ở SGK.
- HS lần lượt nêu tên bạn mình
-
 HS làm miệng :
 Hồng thân mến !
Chắc là Hồng ngạc nhiên lắm phải không ? Vì mình và Hồng chưa từng gặp nhau mà. Mình chỉ biết Hồng qua một tờ báo Thiếu niên Tiền phong. Bây giờ chúng mình hãy làm quen nhau nhé !
Mình là . . . 
- HS làm bài vào vở.
- Vài em đọc bức thư của mình trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 4 : Thủ công :
Bài : CẮT , DÁN CHỮ H , U (TIẾT 1)
I / MỤC TIÊU :
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U, không yêu cầu cắt lượn chữ U
- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình kỉ thuật.
- HS yêu thích môn học.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu chữ H, U đã cắt.
- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U.
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1’
 5’
 29’
 8’
10’
11’
 2’
 1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
▪ Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
+ Mt : HS biết nhận xét về kích thước, độ lớn của chữ.
+ Th :
- Giới thiệu với HS mẫu chữ H, U.
? Chữ H, U có kích thước chiều rộng là mấy ô ?
? Nhận xét nửa bên trái và nửa bên phải của chữ H, U.
Þ Nếu gấp đôi chữ H và U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ H, U phải trùng khít nhau.
(GV gáp chữ để minh họa).
▪ Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu.
+ Mt : HS nẵm được cách kẻ, cắt, dán chữ .
+ Th :
Bước 1 : Kẻ chữ H, U.
- Kẻ, cắt 2 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt trái của tờ giấy thủ công.
- Chấm các điểm đánh dấu chữ H, U vào 2 hình chữ nhật. Sau đó kẻ các điểm của chữ H, U theo các điểm đã đánh dấu. Riêng với chữ U cần vẽ đường lượn góc. (nếu em nào thấy khó thực hiện việc lượn góc của chữ U, các em có thể không thực hiện việc này)
Bước 2 : Cắt chữ H, U chữ U không cắt lượn
Gấp đôi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ H, U theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U.
&
Bước 3 : Dán chữ.
- Kẻ một đường thẳng chuẩn bị.
- Đặt ướm 2 chữ vừa cắt vào đường chuẩn bị sao cho cân đối.
- bôi hồ vào mặt kẻ ô của chữ và dán vào vị trí đã định.
3/ Thực hành :
- Yêu cầu HS tập kẻ, cắt chữ H, U.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
- HS trình đồ dùng để GV kiểm tra.
- HS quan sát mẫu.
- Chiều rộng của chữ H, U có kích thước là 1 ô li.
- Nửa bên trái và nửa bên phải của mỗi chữ đều giống nhau.
- HS theo dõi GV hướng dẫn mẫu.
- HS tập kẻ, cắt chữ H, U.
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 5 –HĐTT
 SINH HOẠT CUỐI TUẦN 13
I/Mục tiêu:
--Tổng kết đánh giánhững việc đã làm được và những việc còn tồn tại trong tuần qua.
-Rèn cho các em có thói quen sinh hoạt tập thể .
-Giáo dục cho các em tinh thần phê vàtự phê.
-Đề ra phương hướng và biện pháp tuần đến.
II/Chuẩn bị :
* GV: Những nhận xét hoạt động tuần 13 và kế hoạch tuần 14.
* HS:Các báo cáo về những hoạt trong tuần qua.
III/Lên lớp: 
TL
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 1’
 5’
30’
 3’
1/Oån định tổ chức:
2/Kiểm tra:
-Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3/Giới thiệu nội dungvà tiến hành sinh hoạt
-Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần..
a)Đánh giá hoạt động tuần qua:
-Giáo viên yêu cầu lớp trưởng chủ trì tiết sinh hoạt, Gvlàm cố vấn.
-Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành trong tuần.
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
b)Phổ biến kế hoạch tuần 13:
-Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới.
* Về đạo đức:Thực hiện tốt theo chủ điểm tháng 13:Kính yêu anh bộ đội cụ Hồ.
* Về học tập: Tiếp tục thi đua học tập tốt, từng tổ thi đua giành nhiều điểm 10 kính dâng thầy cô giáo, lập thành tích chào mừng ngày thành lập Quân ĐộiNhân dân Việt Nam -Giúp đỡ học sinh yế kém.Truy bài 15’ đầu giờ.
* Về lao động: Vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân sạch sẽ,chăm sóc và trồng cây bóng mát.
*Về công tác khác: Không ăn quà vặt, tiếp tục thu các khoảng còn lại.thực hiện tốt an toàn giao thông.
4/ Củng cố dặn dò:
-Nhận xét nhắc nhở về nhà thực hiện tốt.
-Lớp hát
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt.
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt. 
-Lớp trưởng yêu cầucác tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt của tổ mình.
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch. 
-Học sinh lắng nghe rồi thực hiện. 
RÚT KINH NGHIỆM
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------.
	 Cát Minh ngày.tháng  năm 2008
 Khối trưởng kiểm tra
 Nguyễn Tấn Anh

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN -13 - C.doc