Giáo án lớp 3 Tuần số 15 năm học 2012

Giáo án lớp 3 Tuần số 15 năm học 2012

Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải. (TLCH 1, 2, 3, 4)

 Kể chuyện: Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.

 HS Khá – Giỏi kể được cả câu chuyện.

 KNS: Tự nhận thức bản thân – Xác định giá trị - Lắng nghe tích cực.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

 Đặt câu hỏi – Trình bày ý kiến cá nhân – Thảo luận nhóm.

III/ CHUẨN BỊ:

 Tranh SGK – Bảng phụ hướng dẫn đọc.

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 15 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Ngày soạn: 25/ 11/ 2012
Ngày dạy: Thứ Hai ngày 26 tháng 11 năm 2012
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 43 - 44
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I/ MỤC TIÊU:
	Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải. (TLCH 1, 2, 3, 4)
	Kể chuyện: Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.
	HS Khá – Giỏi kể được cả câu chuyện.
KNS: Tự nhận thức bản thân – Xác định giá trị - Lắng nghe tích cực.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Đặt câu hỏi – Trình bày ý kiến cá nhân – Thảo luận nhóm.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK – Bảng phụ hướng dẫn đọc.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu bài Nhớ Việt Bắc – TLCH.
Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc:
- GV đọc mẫu.
	- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng câu.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
	- Hướng dẫn HS đọc: phân biệt lời kể với lời của nhân vật, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
Giọng người kể: chậm rãi, khoan thai và hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết truyện.
	Giọng ông lão: khuyên bảo (khi đưa tiền cho con ra đi tập kiếm lấy cơm ăn); nghiêm khắc (khi vứt nắm tiền xuống ao); cảm động (khi biết con đã biết quý đồng tiền làm nên nhờ lao động); ân cần, trang trọng trong lời nói với con ở cuối truyện khi trao hũ bạc cho con.
	- Giải nghĩa từ khó SGK.
	- Cho HS đọc từng đoạn theo nhóm.
	- Cho HS thi đua đọc theo nhóm.
	- 1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1 – TLCH.
+ Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì ? (Ông rất buồn vì con trai lười biếng.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	+ Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào ? (Ông muốn con trở thành người siêng năng chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm)
	+ Các em hiểu tự mình kiếm nổi bát cơm nghĩa là gì ? (Tự làm, tự nuôi sống mình, không phải nhờ vào bố mẹ.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	- Cho HS đọc đoạn 2 thảo luận nhóm – TLCH.
	+ Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ? (Vì ông lão muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không. Nếu thấy tiền của mình vứt đi mà không xót nghĩa là tiền ấy không phải tự tay com vất vả làm ra.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	- Cho HS đọc đoạn 3 – TLCH.
	+ Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào ? (Anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được hai bát gạo, chỉ dám ăn một bát. Ba tháng dành dụm được 90 bát gạo, anh bán lấy tiền mang về.)
	- Cho HS đọc đoạn 4, 5 – TLCH.
	+ Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì ? (Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng.)
	+ Vì sao người con phản ứng như vậy ?(Vì anh vất vả suốt ba tháng trời mời kiếm được từng ấy tiền nên anh quý và tiếc những đồng tiền mà mình làm ra.)
	+ Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy ?(Ông cười chảy nước mắt vì vui mừng, cảm động trước sự thay đổi của con trai.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? (Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải.)
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu.
	- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
	- Cho HS thi đua đọc các đoạn 2, 4.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 4: Kể chuyện:
- GV nêu yêu cầu tiết kể chuyện.
	- Cho HS nêu yêu cầu.
	- Cho HS sắp xếp tranh theo thứ tự của câu chuyện.
	- Hướng dẫn HS kể từng đoạn theo tranh.
	- Cho HS thảo luận nhóm kể theo tranh.
	- Cho HS kể theo nhóm.
	- Các nhóm trình bảy.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò tiết sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 71
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I/ MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
	- Làm BT 1 (cột 1, 3, 4), 2, 3.
II/ CHUẨN BỊ:
	Bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
	- Gọi HS làm BT 2.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia 648 : 3
- Hướng dẫn HS cách đặt tính.
- Hướng dẫn HS cách tính: từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ; mỗi lần chia được một chữ số ở thương (từ hàng cao đến hàng thấp.)
- Hướng dẫn HS thực hiện phép chia.
	- Cho HS nêu lại cách tính.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia: 236: 5
- Hướng dẫn HS cách đặt tính.
- Hướng dẫn HS cách tính: từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ; mỗi lần chia được một chữ số ở thương (từ hàng cao đến hàng thấp.)
- Hướng dẫn HS thực hiện phép chia.
	- Cho HS nêu lại cách tính.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Hoạt động 3: Luyện tập:
Bài 1: Tính:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào bảng con..
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Bài 2: Bài toán:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Bài 3: Viết theo mẫu:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Cho HS thi đua nhóm làm BT.
	- HS thảo luận nhóm.
	- Các nhóm trình bày kế quả thảo luận.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 25/ 11/ 2012
Ngày dạy: Thứ Ba ngày 27 tháng 11 năm 2012
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
TIẾT 29
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I/ MỤC TIÊU:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui / uôi (BT2)
	- Làm đúng BT 3a.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Phiếu học tập ghi BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC:
	- Gọi HS viết lại những từ đã viết sai tiết trước.
	- Nhận xét.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
	a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn.
- GV đọc bài chính tả.
	- Cho HS đọc đoạn văn nhiều lần.
	+ Tìm tên riêng trong bài chính tả ?
	+ Nhắc lại cách viết tên riêng ?
b) Hướng dẫn trình bày
+ Chữ đầu tiên của đoạn văn ta viết như thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: 
d) Chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
BT2: Điền vào chỗ trống vần ui hoặc uôi.
	- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào phiếu học tập.
	Mũi dao	con muỗi	hạt muối	múi bưởi
	Núi lửa	nuôi nấng	tuổi trẻ	tủi thân
- Nhận xét – sửa sai.
BT3b: Tím các từ chứa tiếng bắt đầu s hay x có nghĩa như sau::
	- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS thi đua nhóm điền vào chỗ trống.
	- Cho HS thi đua.
	Còn lại một chút do sơ ý hoặc quên	sót
	Món ăn bằng gạo nếp đồ chín	xôi
	Trái nghĩa với tối	sáng
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò – chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 72
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
- Làm BT 1 (cột 1, 2, 4), 2, 3.
II/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS làm BT 2.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia 560 : 8
- Hướng dẫn HS cách đặt tính.
- Hướng dẫn HS cách tính: từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ; mỗi lần chia được một chữ số ở thương (từ hàng cao đến hàng thấp.)
- Hướng dẫn HS thực hiện phép chia.
	- Cho HS nêu lại cách tính.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia: 632 : 7
- Hướng dẫn HS cách đặt tính.
- Hướng dẫn HS cách tính: từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ; mỗi lần chia được một chữ số ở thương (từ hàng cao đến hàng thấp.)
- Hướng dẫn HS thực hiện phép chia.
	- Cho HS nêu lại cách tính.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
	Lưu ý: Ở lần chia thứ hai số bị chia bé hơn số chia thì viết 0 ở thương theo lần chia đó.
Hoạt động 3: Luyện tập:
Bài 1: Tính:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào bảng con..
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Bài 2: Bài toán:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm..
Bài 3: Đúng điền Đ, sai điền S:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Cho HS thi đua nhóm.
	- Các nhóm thảo luận.
	- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 29
CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
I/ MỤC TIÊU:
	- Kề tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình.
	- HS Khá giỏi: Nêu ích lợi của một số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống.
KNS: 
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Quan sát thực tế.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK – Phiếu học tập.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi học sinh TLCH:
	+ Kể tên các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh mà em biết ?
- Nhận xét – tuyên dương.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm:
Mục tiêu: Kể được một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh – Nêu được ích lợi của hoạt động bưu điện trong đời sống.
- Cho HS thảo luận theo nhóm – TLCH:
	+ Bạn đã đến bưu điện tỉnh chưa ?
	+ Hãy kể những hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh ?
	+ Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện. Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không ?
	- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm:
Mục tiêu: Biết được ích lợi của các hoạt động phát thanh, truyền hình:
	- Cho HS thảo luận nhóm – TLCH:
	+ Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình ?
- Cho HS thảo luận nhóm:
	- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
	Kết luận: Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở thông tin liên lạc phá ... iết từ, câu ứng dụng đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.
- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Lê Lợi
- GV giới thiệu: Lê Lợi (1385 – 1433) là vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc, lập ra triều đình nhà Lê. Hiện nay có nhiều đường phố ở các thành phố, thị xã mang tên Lê Lợi (Lê Thái Tổ)
- Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
	+ Những con chữ nào cao 2,5 ly?
+ Những con chữ nào cao cao 1,5 ly?
+ Những con chữ nào cao cao 1 ly?
+ Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu?
- Cho HS nhắc lại cách nối nét giữa các con chữ.
- Cho HS viết bảng con từ ứng dụng.
- Quan sát – nhận xét – sửa sai.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng: Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Giải nghĩa câu tục ngữ : Nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình cảm thấy dễ chịu, hài lòng.
- Cho HS viết bảng con chữ Lời, Lựa (đầu dòng câu tục ngữ).
- Quan sát – nhận xét – sửa sai.
Hoạt động 3: Thực hành:
Mục tiêu: Viết chữ L: 2 dòng – Lê Lợi: 1 dòng – Câu tục ngữ: 1 lần cỡ chữ nhỏ.
- Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút, chú ý độ cao, cách nối nét và khoảng cách các chữ, trình bày câu ứng dụng đúng mẫu.
- Cho HS viết vào vở.
- Quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
- Thu bài – chấm điểm.
Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 74
GIỚI THIỆU BẢNG CHIA
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết cách sử dụng bảng chia.
- Làm BT 1, 2, 3.
II/ CHUẨN BỊ:
Bảng chia, phiếu học tập BT2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
	- Gọi HS nêu miệng làm BT 1.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu cấu tạo bảng chia:
- GV giới thiệu cấu tạo bảng chia:
	Hàng đầu tiên là thương của hai số.
	Cột đầu tiên là số chia.
	Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong một ô là số bị chia.
	- Cho HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Giới thiệu cách sử dụng bảng chia:
	- GV nêu ví dụ: 12 : 4 = ?
	Tìm số 4 ở cột đầu tiên ; từ số 4 theo chiều mũi tên đến số 12 ; từ số 12 theo chiều mũi tên gặp số 3 ở hàng đầu tiên. Số 3 là thương của 12 và 4.
Vậy 12 : 4 = 3.
	- Cho HS tìm thương của 28 : 7 = ?
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 3: Luyện tập:
Bài 1: Dùng bảng chia tìm số thích hợp ở ô trống (theo mẫu):
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Cho HS nối tiếp nêu kết quả.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Bài 2: Số ?
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Phát phiếu học tập cho HS thi đua nhóm.
- HS thi đua nhóm.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Bài 3: Bài toán:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
ÂM NHẠC
TIẾT 15
NGÀY MÙA VUI 
GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC
I/ MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
- Biết hát kết hợp với vận động phụ họa.
- Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc.
Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (liên hệ): Chủ đề: Niềm vui của người dân trong cuộc sống ấm no. – Bồi dưỡng HS lòng yêu lao động và kính trọng người lao động theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.
II/ CHUẨN BỊ:
	Nhạc cụ - bộ gõ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Học hát:
- Cho HS hát – gõ đệm lời 1.
- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
- GV hát mẫu lời 2.
	- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
	- Hướng dẫn HS học hát từng câu.
- Cho HS hát theo nhóm – cá nhân – cả lớp lời 2.
- Cho HS hát theo nhóm – cá nhân – cả lớp cả bài.
- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
	- Cho HS hát – vận động phụ họa.
	- Cho các nhóm HS biểu diễn trước lớp.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc (đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh):
- GV giới thiệu từng nhạc cụ qua tranh ảnh.
- Cho HS nghe âm thanh của từng loại nhạc cụ để các em cảm nhận âm sắc của từng loại nhạc cụ.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 25/ 11/ 2012
Ngày dạy: Thứ Sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 15
NGHE – KỂ: GIẤU CÀY
GIỚI THIỆU TỔ EM
I/ MỤC TIÊU:
	- Nghe và kể lại được câu chuyện: Giấu cày (BT1) giảm tải.
	- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình (BT2).
KNS: 
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Trình bày ý kiến cá nhân.
III/ CHUẨN BỊ:
	Bảng phụ ghi gợi ý.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS đọc lại bức thư của mình.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động: Viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em:
	- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- GV hướng dẫn HS làm BT: Dựa vào bài văn miệng tiết trước, các em viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ em, tuy nhiên các em lưu ý không cần phải giới thiệu như đối với khách đến thăm lớp.
	- Gọi 1 HS giỏi làm mẫu.
	Ví dụ: Tổ em có 4 bạn. Bạn ngồi đầu bàn thứ nhất kế bên em là bạn Thắm. Bạn ngồi sau lưng cháu là bạn Thân, kế bên bạn Thân là bạn Thanh. Các bạn trong tổ em đều có những điểm đáng quý. Bạn Thắm tháng vừa qua đã thực hiện được nhiều việc tốt và đã đạt được nhiều bông hoa điểm tốt để dâng tặng thầy cô. 
	- Cho HS viết bài làm vào vở.
	- Quan sát – giúp đỡ HS yếu.
	- Gọi HS đọc bài làm của mình.
	- Nhận xét – tuyên dương – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 75
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết làm tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính.
	- Làm BT 1 (a, c), 2 (a, b, c), 3, 4.
II/ CHUẨN BỊ:
	Thước đo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS làm BT4.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:.
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Hoạt động 2: Bài 2: Đặt tính rồi tính (theo mẫu):
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT – Mỗi lần chia chỉ viết số dư dưới số bị chia.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Hoạt động 3: Bài 3: Bài toán:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Hoạt động 4: Bài 4: Bài toán:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 30
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
I/ MỤC TIÊU:
	- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp.
	- Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.
	- HS Khá giỏi: Giới thiệu một hoạt động nông nghiệp cụ thể.
KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.
	- Tổng hợp,sắp xếp các thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình sống.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm – Thảo luận theo cặp – Trưng bày triển lãm.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh một số sản phẩm nông nghiệp.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS TLCH:
	+ Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện trong đời sống ?
	+ Nêu ích lợi của các hoạt động phát thanh, truyền hình ?
	- Nhận xét – tuyên dương.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm:
Mục tiêu: Kể được tên một số hoạt động nông nghiệp – Nêu được ích lợi của hoạt động nông nghiệp.
	- Cho HS quan sát các hình trang 58, 59 thảo luận nhóm – TLCH:
	+ Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình ?
	+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì ?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- GV giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các miền khác nhau như: trồng ngô, khoai, sắn, chè,  ; chăn nuôi trâu, bò, dê, 
	Kết luận: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng,  được gọi là hoạt động nông nghiệp.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp:
Mục tiêu: Biết một số hoạt động nông nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
	- Cho HS thảo luận nhóm đôi kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp:
Mục tiêu: Thông qua triển lãm tranh ảnh, các em biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp.
	- Cho HS trưng bày các tranh ảnh về một số sản phẩm hoạt động nông nghiệp mà các em sưu tầm được theo nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả sưu tầm được và nêu ích lợi của các hoạt động đó.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
THỦ CÔNG
TIẾT 15
CẮT, DÁN CHỮ V
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ V.
	- Kẻ, cắt, dán được chữ V. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ V. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Vật mẫu – Quy trình kẻ, cắt – giấy màu – hồ dán – kéo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC:
	- Kiểm tra dụng cụ học tập.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét::
- Giới thiệu chữ V mẫu.
- Cho HS quan sát chữ V TLCH:
	+ Nét chữ rộng bao nhiêu ô ? (rộng 1 ô)
	+ Chữ V cao bao nhiêu ô ? (cao 5 ô)
	- GV hướng dẫn thêm: Chữ V có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau.
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Kẻ chữ V:
- Kẻ cắt HCN 3 x 5 ô vuông.
- Chấm đánh dấu hình chữ V. Sau đó kẻ chữ V theo các điểm đã đánh dấu.
Bước 2: Cắt chữ V:
	- Gấp đôi HCN đã kẻ chữ V theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ V. Mở ra ta được chữ V.
Bước 3: Dán chữ V:
	- Kẻ 1 đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
	- Bôi hồ và dán chữ vào vị trí đã định.
	- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng.
Hoạt động 3: Thực hành:
- Cho HS nhắc lại các thao tác kẻ, cắt chữ V.
	- Nhận xét – sổ sung – tuyên dương.
	- Cho HS thực hành nháp kẻ, cắt chữ V.
	- GV quan sát – hướng dẫn thêm.
	- Trưng bày sản phẩm.
	- Nhận xét – đánh giá sản phẩm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3TUAN 15.doc