Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Thanh Bình

Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Thanh Bình

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I. Mục tiêu:

A. TẬP ĐỌC ( Tiết 25)

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ có âm, vần, thanh HS dễ lẫn do phương ngữ: càn quét, hạt ngọc, làm rẫy, giỏi lắm, huân chương.

- Bước đầu thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân dân qua lời đối thoại.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ khó, từ địa phương giải trong bài ( bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng.)

- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi anh Núp, dân làng Kông Hoa đã lập thành tích trong kháng chiến chống Pháp. Trả lời được các câu hỏi SGK.

 

docx 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai, ngày 12 tháng 11 năm 2012
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu: 
TẬP ĐỌC ( Tiết 25) 
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc đúng các từ có âm, vần, thanh HS dễ lẫn do phương ngữ: càn quét, hạt ngọc, làm rẫy, giỏi lắm, huân chương.
- Bước đầu thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân dân qua lời đối thoại.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ khó, từ địa phương giải trong bài ( bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng.) 
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi anh Núp, dân làng Kông Hoa đã lập thành tích trong kháng chiến chống Pháp. Trả lời được các câu hỏi SGK.
3. GD HS lòng tự hào về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
B. KỂ CHUYỆN ( Tiết 13) 
1. Rèn kỹ năng nói: Biết kể lại được một đoạn của câu chuyện. HS khá giỏi kể được một đoạn của câu chuyện bằng lời của một nhân vật trong truyện.
2. Rèn kỹ năng nghe.
3. GD HS tính tự tin, mạnh dạn.
II. Chuẩn bị: 
- GV:	- Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong sgk.
- Bảng phụ có viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS:	- SGK và đọc bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
TẬP ĐỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.(sgk)
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1: Luyện đọc 
GV đọc diễn cảm toàn bài 
GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu ( sửa lỗi phát âm ) 
- Đọc từng đoạn trước lớp ( tìm hiểu nghĩa từ chú giải )
- Đọc từng đoạn trong N.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
 HS đọc thầm đoạn và lần lượt trả lời câu hỏi SGK.
HĐ3: Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.
- Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn 3 ( SGV 241) 
- HS thi đọc đoạn 3.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn 3.
- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất. Tuyên dương.
KỂ CHUYỆN
HĐ4: GV nêu nhiệm vụ:Chọn kể lại một đoạn của câu chuyện “Người con của Tây Nguyên” theo lời một nhân vật trong truyện.
HĐ5: Hướng dẫn HS kể bằng lời của nhân vật.
- 1 HS đọc yêu cầu bài và đoạn văn mẫu.
- HS đọc thầm lại đoạn văn SGK để hiểu đúng yêu cầu bài.
* Trong đoạn văn mẫu, người kể nhập vai nhân vật nào để kể lại đoạn một ? 
- Nhắc HS khá giỏi kể theo lời của nhân vật ( Anh Núp, anh Thế ) xưng tôi.
- Kể đúng chi tiết, không cần lệ thuộc lời văn.
- HS chọn vai, suy nghĩ kỹ về lời kể.
- Từng cặp kể cho nhau nghe.
- 3 HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, tuyên dương.
Rút kinh nghiệm: 	
aaaaaaababababababababababab
Thứ hai, ngày 12 tháng 11 năm 2012
TOÁN ( Tiết 61)
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG
MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
- GD tính chính xác.
II. Chuẩn bị: 
- GV:	- Bảng phụ có viết sẵn bài tập.
- HS:	- SGK, bảng con, đọc bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bảng chia 8 kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1: Hướng dẫn HS so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn .
Nêu ví dụ:
 2cm
A B
 C D 
 6cm
 AB dài 2 cm ; CD dài 6 cm 
Độ dài đoạn CD gấp mấy lần đoạn AB ?
- HS thực hiện phép chia 6 : 2 = 3 ( lần ) 
* Độ dài đoạn CD gấp 3 lần đoạn AB.
* Ta nói rằng: Độ dài đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng CD.
- Kết luận: Muốn tìm độ dài đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng CD, ta làm như sau:
* Thực hiện phép tính chia độ dài của đoạn CD cho độ dài của đoạn AB:
 6 : 2 = 3 ( lần ).
* Trả lời: Độ dài của đoạn thẳng AB bằng độ dài của đoạn thẳng CD.
b) Giới thiệu bài toán:Đọc đề toán.
- Phân tích bài toán: Thực hiện 2 bước:
* Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ? ( 30 : 6 = 5 lần ) 
 Tóm tắt 30 tuổi
Tuổi mẹ 
Tuổi con
 6 tuổi
* Tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ ? ( )
- Trình bày bài giải như SGK.
HĐ2:Thực hành 
BT1:HS đọc yêu cầu bài, làm bài vào vở, sửa bài.
BT2: HS đọc đề nêu yêu cầu, tự làm bài theo 2 bước, sửa bài.
BT3: HS nêu cầu, giải theo hai bước, sửa bài.
HĐ3: Chấm bài.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ hai, ngày 12 tháng 11 năm 2012
ĐẠO ĐỨC ( Tiết 13)
TÍCH CỰC THAM GIA
VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG
I. Mục tiêu: 
1.HS biết: phải có bổ phận tham gia việc lớp, việc trường. Vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
 2.HS phải tự giác tham gia các công việc của lớp, của trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được nhiệm vụ được phân công. Với HS khá giỏi biết tham gia việc lớp, việc trườngvừa là quyền, vừa là bổn phận của HS. Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
 3.GD HS ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường .
II. Chuẩn bị: 
- GV:	- Tranh sgk, bảng phụ có viết sẵn bài tập cần hướng dẫn.
- HS:	- SGK, đọc bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1: Xử lý tình huống 
GV chia N và giao nhiệm vụ cho mỗi N thảo luận , xử lý 1 tình huống ( TH) SGV. GV nêu các tình huống giao việc cho mỗi N.
Các N thảo luận. Đại diện N lên trình bày. 
Nhận xét, góp ý bổ sung. GV kết luận.
HĐ2: Đăng ký làm việc lớp, việc trường.
GV nêu yêu cầu: các em hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia.
HS xác định những việc lớp, việc trường các em có khả năng làm, ghi ra giấy và bỏ vào một chiếc hộp chung cả lớp.
Đọc to các phiếu cho cả lớp nghe.
GV sắp xếp thành các N công việc và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện theo các N công việc đó.
Các N HS cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được giao trước lớp.
Kết luận chung ( SGK) Tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi HS.
HS đọc lại.
 Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ba, ngày 13 tháng 11 năm 2012
TOÁN ( Tiết 62)
 LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Biết giải toán có lời văn ( hai bước tính ).
- GD tính chính xác.
II. Chuẩn bị: 
- GV:	- Bảng phụ có viết sẵn bài tập.
- HS:	- SGK, bảng con, đọc bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bảng chia 8 kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV cho học sinh so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu lần.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1: Luyện tập 
BT1: HS đọc đề 
Nêu yêu cầu bài:Tìm số lớn gấp mấy lần số bé ; Số bé bằng một phần mấy số lớn.
HS làm bài ( thực hiện theo hai bước). Sửa bài.
BT2: HS nêu yêu cầu bài.
 Tóm tắt 
 7 con 
 Con trâu
 28 con
 Con bò 
 Số trâu = số bò
HS làm bài vào vở theo hai bước:
Tìm số con bò ( 7 + 28 = 35 con )
Tìm số con trâu bằng số con bò ( 35: 7 = 5 lần )
Vậy số trâu bằng số con bò. HS sửa bài.
 BT3: HS đọc đề. Nêu yêu cầu bài.
HS làm bài vào vở theo hai bước: 
Bước 1: Tìm số con vịt đang bơi dưới ao.
Bước 2: Tìm số vịt trên bờ. HS sửa bài.
BT4: HS đọc đề.
HS nêu yêu cầu. HS tự xếp hình theo mẫu SGK ( 62)
Nhận xét. Sửa bài.
HĐ2: Chấm bài.
- Tuyên dương những HS tích cực, có ý thức, tinh thần đồng đội cao, có kỉ luật.
- GV kết luận( như SGV).
Rút kinh nghiệm: 	
ababababababababababab
 Thứ ba, ngày 13 tháng 11 năm 2012
ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
CHÍNH TẢ ( Tiết 25)
I. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng viết chính tả:
Nghe viết đúng chính tả bài Đêm trăng trên Hồ Tây. Trình bày rõ ràng, sạch đẹp đúng hình thức bài văn xuôi. 
Luyện viết đúng một số tiếng có vần khó, dễ sai ( iu / uyu ) , tập giải câu đố để xác định cách viết một số chữ có âm đầu, thanh dễ lẫn.
GD tính chính xác cẩn thận.
II. Chuẩn bị: 
- GV:	- Tranh sgk, bảng phụ có viết sẵn bài tập cần thực hiện.
- HS:	- SGK, bảng con, đọc, chép bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc, viết lại lỗi sai ở bài cũ.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
 HĐ1: Hướng dẫn HS viết chính tả 
Hướng dẫn HS chuẩn bị 
GV đọc thong thả, rõ ràng. 
1 HS đọc lại.
Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài chính tả.
Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào ? 
Bài viết có mấy câu ?
Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? 
Vì sao ?
HS viết từ khó, dễ lẫn.
GV đọc cho HS viết 
Chấm chữa bài.
 HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
BT2: GV nêu yêu cầu bài.
HS làm cá nhân. 2 HS làm nhanh đúng bảng lớp.
Đọc kết quả. Nhận xét.
Chốt lại lời giải đúng. Vài HS đọc lại lời giải đúng.
BT3: Lựa chọn 
1 HS đọc yêu cầu bài và câu đố.
HS quan sát tranh gợi ý, viết lời giải ra nháp.
4 HS lên bảng viết lời giải đúng. 3 HS đọc lại. HS làm bài vào vở. 
Rút kinh nghiệm: 	
ööööööööööÒÑöööööööööö
Thứ ba, ngày 13 tháng 11 năm 2012
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ( Tiết 25)
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
( TIẾP THEO)
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: 
1- Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dụcthể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa. Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. HS khá giỏi: Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt.
- GD HS yêu thêm trường lớp.
¯ KNS: Kỹ năng hợp tc: Hợp tc trong nhĩm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ cc bạn học km. Kỹ năng giao tiếp: By tỏ suy nghĩ, cảm thơng, chia sẻ với người khc.
II. Chuẩn bị: 
- GV:	- Tranh sgk, bảng phụ có viết sẵn bài tập cần hướng dẫn.
- HS:	- SGK, đọc bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1: Quan sát theo cặp
Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát các hình SGK(48,49) và hỏi TLCH với bạn
Bước 2: một số cặp lên hỏi và TLCH trước lớp
Bổ sung và hoàn thiện phần hỏi và TLCH của các bạn. Kết luận ( như SGV)
HĐ2:
 Bước1: HS Thảo luận để hoàn thành các cột sau ( trong SGV)
Số thứ tự
Tên hoạt động 
Ích lợi của hoạt động 
Em phải làm gì để hoạt động đó đạt kết quả tốt
 Bước2: Đại diện N trình bày kết quả làm việc  ... ng dụng. GV giúp HS hiểu câu ứng dụng.
 - HS tập viết bảng con Ít.
HĐ 2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
GV nêu yêu cầu bài: viết chữ I: 1 dòng, Ô, K: 1 dòng, Ông Ích Khiêm: 1 dòng , câu tục ngữ 1 lần.
HS viết bài vào vở.
HĐ3: Chấm điểm.
Rút kinh nghiệm: 	
TTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT
Thứ năm, ngày 15 tháng 11 năm 2012
MĨ THUẬT ( Tiết 13)
I. Mục tiêu : 
1 HS biết cách trang trí cái bát . 
2. Trang trí được cái bát theo ý thích. HS khá giỏi : Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối , phù hợp với hình cái bát , tô màu đều , rõ hình chính phụ.
3. Cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát trang trí .
II. Chuẩn bị: 
- GV:	- Bảng phụ có vẽ sẵn hình mẫu cần hướng dẫn.
- HS:	- SGK, màu, bút chì
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc kiểm tra lại BT cũ kết hợp trả lời câu hỏi gợi ý.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1 :Quan sát , nhận xét 
GV giới thiệu một số cái bát 
Gợi ý HS nhận biết 
Hình dáng các loại bát .
Các bộ phận của cái bát ( miệng bát , thân bát , đáy bát ) 
Cách trang trí trên bát ( họa tiết , màu sắc , cách sắp xếp họa tiết ) 
HS tìm ra cái bát đẹp theo ý thích .
HĐ2: Cách trang trí cái bát 
 -GVgiới thiệu hình gợi ý cách trang trí để HS nhận ra 
 * Cách sắp xếp họa tiết .
 * Tìm và vẽ họa tiết theo ý thích 
 * Vẽ màu : vẽ màu vào thân bát , màu vào họa tiết .
HĐ3: Thực hành 
HS làm bài như đã hướng dẫn 
GV gợi ý HS :
Chọn cách trang trí 
Vẽ họa tiết .
Vẽ màu 
HĐ4: Nhận xét , đánh giá 
HS tự giới thiệu bài vẽ của mình .
Gợi ý HS nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp .
Nhận xét , bổ sung .
Xếp loại bài .
Tuyên dương HS có bài vẽ đẹp .
TTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT
Thứ sáu, ngày 16 tháng 11 năm 2012
CHÍNH TẢ ( Tiết 26 )
I. Mục tiêu: Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Nghe viết chính xác, trình bày rõ ràng, đúng thể thơ bảy chữ, 2 khổ thơ đầu của bài Vàm Cỏ Đông.
- Viết đúng một số tiếng có vần khó ( it / uyt ). Làm đúng bài tập phân biệt tiếng chứa âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ( r / d / gi) hoặc thanh hỏi / ngã.
- GD HS tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị: 
- GV:	- Bảng phụ có viết sẵn bài tập cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS:	- SGK, bảng con, đọc bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
 HĐ1: Hướng dẫn HS viết chính tả 
a) Hướng dẫn chuẩn bị 
GV đọc 2 khổ thơ đầu 
1HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ 
Những chữ nào phải viết hoa ?
Nên bắt đầu viết các dòng thơ từ đâu?
Cả lớp đọc thầm 2 khổ thơ đầu, quan sát cách trình bày bài thơ, cách ghi các dấu câu, các chữ dễ viết sai chính tả.
b) GV đọc cho HS viết chính tả.
c) Chấm điểm.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
a) BT2: GVđọc yêu cầu bài tập 
 - HS làm bài cá nhân vào vở.
 - 2 HS chữa bài tập trên bảng lớp.
 - HS đọc bài đã làm
 - Chốt lại lời giải đúng.
 - Vài HS đọc lại kết quả. Sửa bài.
b) BT3: (Lựa chọn ) 
 - Cả lớp đọc tbầm yêu cầu bài, suy nghĩ.
 - Thi trò chơi tiếp sức.
 - Đọc lại kết quả.
 - Nhận xét, kết luận N thắng cuộc.
 - Tuyên dương. Sửa bài.
Thứ sáu, ngày 16 tháng 11 năm 2012
TOÁN ( Tiết 65)
GAM
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết về gam 1 đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và kí- lô -gam.
- Biết cách đọc kết quả khi cân một vật bằng cân hai dĩa và cân đồng hồ. Biết thực hiện các phép tính cộng trừ, nhân, chia với số đo khối lượng và áp dụng vào giải toán.
- GD tính chính xác.
II. Chuẩn bị: Cân đĩa, quả cân, cân đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bảng nhân, chia 8, 9 kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1: Giới thiệu cho HS về gam.
HS nêu lại đơn vị đo khối lượng đã học là kg. Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1kg ta còn có các đơn vị đo nhỏ hơn kg.
GV nêu: Gam là đơn vị đo khối lượng 
 Gam viết tắt là g 
 1000 g = 1 kg 
- GV nhắc lại vài lần để ghi nhớ 
- GV giới thiệu: các quả cân thường dùng, cân đĩa, cân đồng hồ.
- GV cân mẫu gói hàng nhỏ bằng hai loại cân đều ra cùng một kết quả.
HĐ2: Thực hành 
 BT1: HS đọc yêu cầu bài.
Quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi. Nhận xét ( Đ, S ) 
HS tự làm bài. Sửa bài.
 BT2: HS quan sát. HS tự làm bài. Sửa bài.
BT3: HS nêu yêu cầu bài. HS nêu mẫu.
HS tự làm bài. Sau đó sửa chung cả lớp.
BT4: HS đọc kỹ đề toán.
Phân tích, nêu cách tính. HS tự làm bài. Sửa bài.
BT5: HS tự làm bài . Sửa bài.
HĐ3: Chấm điểm. 
 Rút kinh nghiệm: 	
Thứ sáu, ngày 16 tháng 11 năm 2012
TNXH (Tiết 26)
KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
I. Mục tiêu: sau bài học, HS có khả năng: 
- Sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ, trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ, khỏe mạnh an toàn.
-Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau. Lựa chọn và chơi những trò chơi để tránh nguy hiểm khi ở trường. HS khá giỏi biết cách xử lý khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
- GD ý thức phòng tránh nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
II. Chuẩn bị: 
- GV:	- Tranh sgk, bảng phụ có viết sẵn bài tập.
- HS:	- SGK, bảng con, đọc bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1: Quan sát theo cặp.
Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát các hình SGK ( 51, 52) và trả lời câu hỏi với bạn 
Em cho biết tranh vẽ gì?
Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm ( khi ở trường ) có trong tranh vẽ.
Điều gì có thể xảy ra nếu chơi nguy hiểm đó?
Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào?
Bước 2: Một số cặp lên hỏi và trả lời câu hỏi của các bạn trước lớp.
HS hoặc GV bổ sung hoàn thiện phần câu trả lời và câu trả lời của bạn.
Kết luận SGV.
HĐ2:
Bước 1: HS lần lượt kể trong N những trò chơi mình thường chơi trong giờ chơi, nghỉ giờ chuyển tiết.
N ghi lại những tên trò chơi.
N nhận xét những trò chơi nào có ích, trò chơi nào nguy hiểm.
N cùng nhau lựa chọn trò chơi để chơi sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn.
Đối với HS khá giỏi nêu cách xử lý khi gặp tai nạn. 
Nhận xét. 
Bước 2: Đại diện N lên trình bày kết quả thảo luận N.
GV phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi có hại.
HĐ3: Kết thúc bài học 
GV nhận xét về việc sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ và giờ chơi của mình. Nhắc nhở những em còn chơi những trò chơi nguy hiểm.
Rút kinh nghiệm: 	
TTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT
Thứ sáu, ngày 16 tháng 11 năm 2012
SINH HOẠT TẬP THỂ
TỔNG KẾT TUẦN 13
I. Mục tiêu
1) Kiến thức:
- Học sinh nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của mình trong tuần.
- Học sinh nhận ưu điểm và tồn tại của bản thân nêu phương hướng phấn đấu phù hợp bản thân.
- Học sinh nắm được nội dung thi đua tuần sau.
2) Kĩ năng:
- Học sinh mạnh dạn, tự tin, nói lưu loát trước tập thể.
- Học sinh biết phê và tự phê.
3) Thái độ:
- Học sinh có tính tự quản, biết đoàn kết và giúp đỡ bạn.
II. Chuẩn bị
+ Giáo viên: - Ghi nhận các mặt hoạt động, nội dung thi đua tuần sau, các bài hát cho học sinh tham gia.
+ Học sinh: - Ý kiến cần phát biểu.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1) Khởi động:
2) Giới thiệu:
3) các hoạt động:
Hoạt động 1: GV nhận xét tuần qua
- Nhìn chung các em thực hiện tốt nề nếp nhưng vẫn còn một số em chưa làm bài, chưa học bài đầy đủ trước khi đến lớp. Vẫn còn một số bạn chưa trực nhật và làm vệ sinh lớp.
Biện pháp khắc phục:
- Vào lớp phải nghiêm túc, trật tự, không đùa giỡn.
- Giữ gìn trường lớp sạch sẽ, gọn gàng.
- Xếp hàng ngay ngắn khi ra vào lớp, ra về, tập thể dục giữa giờ.
- Cần đem đủ sách vở, đồ dùng học tập theo thời khoá biểu.
- Vào lớp chú ý nghe thầy giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, trình bày tập vở sạch đẹp hơn.
Hoạt động 2: Bình chọn tổ, học sinh xuất sắc, học sinh tiến bộ
+ Tổ (Cá nhân) xuất sắc:
+ Tổ (Cá nhân) tiến bộ:
Hoạt động 3: Giáo viên nêu nội dung thi đua tuần sau
Nội dung tuần sau:
a/. Chuyên cần:
- Đi học đúng giờ, nghỉ học có xin phép.
- Đảm bảo bài học, bài làm trước khi đến lớp.
b/. Học tập:
- Củng cố lại nề nếp học tập.
- Có đầy đủ tập vở, sách giáo khoa, đồ dùng học tập khi đến lớp.
- Học tập nghiêm túc kể cả những tiết sinh hoạt ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp
- Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Tích cực thi đua và giúp đỡ bạn bè trong học tập.
c/. Kỷ luật:
- Xếp hàng ra vào lớp, ra về ngay ngắn.
- Xếp hàng ngay ngắn, giữ gìn trật tự khi sinh hoạt dưới cờ.
- Vui vẻ, hòa đồng với bạn bè.
- Không chơi những trò chơi có tính bạo lực như: đánh nhau, chạy đuổi trong giờ chơi
- Lễ phép với thầy, cô và người lớn tuổi.
c/. Vệ sinh:
- Vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Vệ sinh cá nhân, để phòng tránh một số bệnh: tay chân miệng, ngộ độc thức ăn
- Chăm sóc cây xanh, bồn hoa trước lớp.
d/. Phong trào:
- Tập thể dục đầy đủ, nhanh, đúng động tác.
- Tiếp tục đóng góp tiền gây quỹ Đội theo yêu cầu Nhà trường và Cô Tổng phụ trách.
- Tiếp tục thực hiện “Đôi bạn cùng tiến”.
Hoạt động 4: Kết thúc
- Một vài em nhắc lại những việc cần thực hiện trong tuần sau.
- Sinh hoạt văn nghệ - vui chơi. 
- Hát
- Tổ trưởng báo cáo
- Học sinh cả lớp tham gia nhận xét, nêu ý kiến bổ sung.
- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của lớp về các hoạt động:
+ Chuyên cần: Các bạn đi học đều, đúng giờ, ra vào có xếp hàng (ngay ngắn).
 Các bạn nghỉ học có xin phép: Lê Thùy. - Thực hiện tốt nếp truy bài đầu giờ, hát đầu giờ, tập thể dục giữa giờ.
- Các bạn có mang theo đầy đủ tập vở, sách giáo khoa, dụng cụ học tập khi đến lớp.
+ Lao động: Thực hiện tốt vệ sinh trong lớp, vệ sinh cá nhân.
- Phân lại trực nhật: mỗi tổ trực một tuần.
- Bạn Thiện Nhân phụ trách lao bảng lớp.
- Học sinh bình chọn cá nhân xuất sắc.
- Học sinh bình chọn cá nhân tiến bộ.
- Học sinh nêu phương hướng phấn đấu tuần sau. (thống nhất với nhận xét và nội dung thi đua của giáo viên hoặc có thay đổi bổ sung gì thêm.)

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Lop 3 tuan 13.docx