Giáo án Lớp 3 - Tuần 16

Giáo án Lớp 3 - Tuần 16

Tiết 1- TẬP ĐỌC

BA ĐIỀU ƯỚC

I- Mục tiêu

 - Đọc tương đối đúng những từ khó hay nhầm lẫn.

 - Ngắt nghỉ hơi tương đối đúng sau các dấu câu.

 - Hiểu nội dung bài: Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết sống cuộc sống có ích, không mơ tưởng viển vông.

II- Đồ dùng dạy học

 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn đọc.

 

doc 16 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 346Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Tiết 1- Tập đọc
Ba điều ước
i- Mục tiêu
 - Đọc tương đối đúng những từ khó hay nhầm lẫn.
 - Ngắt nghỉ hơi tương đối đúng sau các dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài: Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết sống cuộc sống có ích, không mơ tưởng viển vông.
ii- Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn đọc. 
iii- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc bài Nhà bố ở
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
* GV đọc diễn cảm toàn bài
* HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
. HD cách đọc ngắt nghỉ
- HS nối nhau đọc
- Đọc từng đoạn
- HS nối nhau đọc từng đoạn
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc thầm và TLCH
+ Nêu ba điều ước của Rít?
- làm vua, có nhiều tiền bạc, mây bay khắp nơi ngắm cảnh trên trời, dưới biển.
+ Vì sao ba điều ước không mang hạnh phúc cho chàng?
- Vì chán cảnh ăn không ngồi rồi, có nhiều tiền bạc luôn bị kẻ cướp rình rập, ngắm cảnh khắp nơi cũng thấy chán.
+ Cuối cùng chàng hiểu điều gì mới đáng mơ ước? 
- Chàng trở về quê, sống giữa mọi người, chàng làm việc và được mọi người quý trọng.
4. Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc 
- GV nhận xét- ghi điểm
- HS thi đọc từng đoạn và cả bài
5. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét giờ học
ờ :Luyện đọc lại bài
Tiết 2- Toán
Luyện tập chung
 i- Mục tiêu
Giúp HS: 
Củng cố về nhân, chia số có ba chữ số với (cho) số có một chữ số.
Tính giá trị biểu thức và làm toán có lời văn.
ii- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Củng cố về nhân, chia số có ba chữ số.
102 x 4; 118 x 5; 291 x 3
948 : 4; 246 : 3; 543 : 6
Việc 1: Yêu cầu HS làm nháp
- 2 HS lên bảng làm- lớp làm nháp
543
6
 03
90
 3
246
3
 06
82
 0
948
4
14
237
 28
 0
 x
291
 3
873
 x
102
 4
408
 x
118
 5
590
Việc 2: GV nhận xét- củng cố HĐ1
Hoạt động 2: Giải bài toán có lời văn
Bài toán: Một đội đồng diễn thể dục có 108 học sinh, trong đó số học sinh là học sinh nam. Hỏi đội đó có bao nhiêu học sinh nữ?
Việc 1: Cho HS làm vở
- HS làm vở- 1 HS lên bảng làm
 Bài giải
 Số học sinh nam là:
 108 : 3 = 36 (học sinh)
 Số học sinh nữ là:
 108 – 36 = 72 (học sinh)
 Đáp số: 72 học sinh nữ
Việc 2: GV cùng HS chữa bài -HS nêu cách làm của mình.
Hoạt động 3: Tính giá trị biểu thức
8 x 9 + 69; 9 x 7 – 17
36 : 9 x 7; 123 + 23 - 56
- 2 HS làm bảng phụ- lớp làm nháp
Việc 1: Làm bài vào nháp
36 : 9 x 7 = 4 x 7
 = 28
234 : 3 + 55 = 78 + 55
 = 133
Việc 2: HS nêu cách làm của mình.
Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét giờ học
 ờ- Xem lại các bài đã làm
Tiết 3- Luyện chữ
Bài: Về quê ngoại
I- Mục tiêu
Viết đựơc 4 câu của bài: Về quê ngoại
Trình bày đẹp và viết đúng chính tả.
ii- Đồ dùng dạy học
Bảng phụ chép sẵn đoạn cần viết.
iii- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra viết chữ E, G
- 1 em lên bảng- cả lớp viết nháp.
B. Dạy bài bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết
- GV đọc đoạn viết
- 2 HS nhìn bảng đọc
+ Nêu nội dung đoạn thơ?
- Bạn nhỏ về quê ngoại thấy cái gì cũng đẹp.
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Các chữ đầu dòng phải viết hoa.
+ Em hãy nêu độ cao của các chữ viết hoa?
- Độ cao 2 ô li rưỡi.
+ Ngoài ra còn những chữ nào cũng có độ cao 2 ô li rưỡi?
- Tất cả các nét khuyết đều có độ cao 2 ô li rưỡi
+ Những chữ nào có độ cao 2 li?
- Các chữ đ, d 
+ Những chữ nào viết có độ cao 1 li
 rưỡi?
- Chữ t độ cao 1 li rưỡi.
+ Những chữ còn lại ta viết độ cao như thế nào?
- ......viết độ cao là 1 ô li.
+ Em hãy nêu khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ? 
- ...ta phải viết cách nhau bằng nửa con chữ 0.
+ Khoảng cách giữa các chữ ta phải viết như thế nào?
- ... ta phải viết cách nhau 1 con chữ 0.
- GV HD viết chữ ngoại, trời
. GV viết mẫu lên bảng- HD viết.
- Yêu cầu HS viết bảng
- HS viết bảng con
. Yêu cầu HS viết bài (GV viết 2 dòng lên bảng)
. GV uốn nắn cách viết của HS.
. Chữa những lỗi sai phổ biến.
3. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét giờ học
ờ-Luyện viết lại bài.
- HS viết bài vào vở
- HS viết lại những chữ sai 1- 2 dòng.
Thứ tư ngày 3 tháng 12 năm 2008
Tiết 1- Tập đọc
Ôn tập
i- Mục tiêu
 - Đọc tương đối đúng bài Đôi bạn và Ba điều ước
- Bước đầu ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
 - Nắm được nội dung của bài.
ii- Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn đọc. 
iii- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc bài Về quê ngoại
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và trả lời câu hỏi
* Bài Đôi bạn
- HS đọc và trả lời câu hỏi
+ Thành và Mến kết bạn với nhai vào dịp nào?
- từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền bắc, gia đình Thành phải rời thành phố sơ tán về nông thôn.
+ Mến có hành động gì đáng khen?
- Khi đi chơi nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
+ Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
- Phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác.
* Bài Ba điều ước
- HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi
+ Vì sao ba điều ước không mang lại cho chàng?
- Vì chán cảnh ăn không ngồi rồi, nhiều tiền bạc sẽ bị bọn cướp rình rập, ngắm cảnh khắp nơi cũng thấy chán.
+ Cuối cùng chàng hiểu điều gì mới đáng mơ ước?
- Chàng trở về quê, sống giữa mọi người, chàng làm việc và được mọi người quý trọng.
3. Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc 
- Thi đọc từng đoạn
- Bình chọn- đánh giá
5. Củng cố- dặn dò
 - GV nhận xét giờ học
ờ: Ôn lại bài
Tiết 2 – Tập viết
Ôn chữ hoa M
I- Mục tiêu:
 - Củng cố cách viết chữ hoa M thông qua bài tập ứng dụng.
 - Viết tên riêng : Mạc Thị Bưởi và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li bằng cỡ chữ nhỏ.
II- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết bảng con
- GV viết mẫu và nhắc lại cách viết 
- HS chú ý nghe- quan sát
- HS tập viết bảng con
+ Viết tên riêng
- GV hướng dẫn viết độ cao và khoảng cách của từng chữ.
- GV viết mẫu
- HS tập viết trên bảng con
+ Viết câu ứng dụng
- GV viết mẫu và yêu cầu HS nêu cách viết.
- HS viết bảng : chẳng, làm
3. Hướng dẫn viết vào vở
 - GV nêu yêu cầu
HS viết vào vở
 - Viết chữ M mỗi chữ 1 dòng
 - Viết tên riêng : 2 dòng
 -Viết câu ứng dụng: 4 dòng
 - GV thu và chấm 1 số bài
4. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học
 ờ: Luyện viết lại bài
Tiết 3- Toán
Luyện tập về tính giá trị của biểu thức
i- Mục tiêu
Giúp HS:
 Củng cố cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc () và ghi nhớ quy tắc 
ii- Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ để làm bài tập
iii- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tính giá trị biểu thức
Việc 1: Yêu cầu HS làm (bài 1,2 vào VBT- trang 89)
- 2 HS lên bảng làm mỗi em làm 1 bài
90- (30- 20) = 90 - 10
 = 80
 90 - 30 - 20 = 60 - 20 
 = 40
(370 + 12) = 382 : 2
 = 191
 370 + 12 : 2 = 370 + 6
 = 376
Việc 2: GV cùng HS nhận xét- yêu cầu HS nhắc lại cách làm.
Hoạt động 2: Giải bài toán có lời văn
Việc 1: Cho HS làm bài (VBT) trang 90
1 HS làm bảng phụ- lớp làm VBT
 Bài giải
2 đội xếp đều vào số hàng là:
 4 x 2 = 8 (hàng)
Mỗi hàng có số bạn là:
 88 : 8 = 11 (bạn)
 Đáp số: 11 bạn
Hoạt động 3: Tìm thành phần cha biết
x : 6 = 121; x x 7 = 126
Việc 1: HS làm vở nháp
- 1 em làm bảng phụ- lơp0s làm nháp
x : 6 = 121 x x 7 = 126
 x = 121 x 6 x = 126 : 7
 x = 726 x = 18
Việc 2: GV chữa và HS nêu cách làm
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét giờ học
ờ- Ôn lại bảng nhân, bảng chia đã học.
Thứ hai ngày 1 tháng 12 năm 2008
Tiết 1- Tập đọc
ôn tập
Mục tiêu
 - Ôn các bài từ tuần 12 đến tuần 14
 - Trả lời các câu hỏi nội dung bài.
II- Đồ dùng dạy học
- Phiếu để bốc thăm.
iii- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc tên các bài Tập đọc trong tuần 12 đến 14.
B. ôn tập
Hoạt động 1: ôn các bài tuần 12
(Nắng phương Nam, Cảnh đẹp non sông, Luôn nghĩ đến miền nam)
- HS đọc thầm trong nhóm 2
- Đại diện lên bốc thăm vào bài nào đọc bài đó và trao đổi với các bạn nội dung của bài.
Hoạt động 2: Ôn các bài ở tuần 13
- GV và cả lớp bình chọn
- HS đọc thầm trong nhóm 2
- Cử đại diện thi đọc và trao đổi nội dung bài.
Hoạt động 3: Ôn các bài ở tuần 14
- Thi đọc giữa cá nhân với nhau.
- Nhận xét- bình chọn
Hoạt động 4: Thi đọc diễn cảm
- HS lên bảng bốc thăm- đọc diễn cảm đoạn mà mình thích. 
- GV và cả lớp nhận xét- bình chọn
 Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét giờ học
ờ :Luyện đọc các bài còn lại 
Tiết 2- Toán
Luyện tập chung
i- Mục đích- yêu cầu
- Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia số có ba chữ số.
- Tính giá trị biểu thức.
- Giải bài toán bằng hai phép tính..
ii- Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ để làm bài tập
iii- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Hướng dẫn HS làm bài tập
Hoạt động 1: Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia số có ba chữ số.
423 + 238 ; 571 - 458
224 x 4 ; 801 : 9 
Việc 1: - Yêu cầu HS làm nháp
- 1 HS làm bảng phụ- Cả lớp làm nháp
801
9
 81
89
 0 
+
423
238
661
 0
x
224
 4
896
-
571
458
113
Việc 2: GV cùng HS nhận xét chữa bài
Hoạt động 2: Tính giá trị biểu thức
(35 + 45) x 2; 125 - 125 : 5
120 + 30 x 3; 144 : 8 : 2
 à(764- 518) + 168 : 4 (HS khá- giỏi)
Việc 1: Cho HS làm nháp 
- 2 HS lên bảng làm- lớp làm nháp
Việc 2: Củng cố HĐ2
(35 + 45) x 2 = 80 x 2
 = 160
125 - 125 : 5 = 125 - 25
 = 100
(764- 518) + 168 : 4 = 246 + 42
 = 288
Hoạt động 3: Giải bài toán bằng hai phép tính
Bài toán: một cửa hàng có 132 kg đường, đã bán số ki- lô- gam đường đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki- lô- gam đường?
- HS đọc và phân tích bài toán
Việc 1: Làm vở
- 1 HS lên bảng làm- lớp làm vở
 Bài giải
Cửa hàng đã bán số kg đường là:
 132 : 4 = 33 (kg)
Cửa hàng còn lại số kg đường là:
 132 - 33 = 99 (kg)
 Đáp số: 99 kg đường
Việc 2: HS nêu cách làm
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học
ờ- Xem lại các bài đã làm.
Tiết 3- Tự nhiên xã hội
Ôn tập
i- Mục tiêu
- HS kể các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể và chức năng của chúng.
- Nêu được một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên.
ii- Đồ dùng dạy học
 Phiếu học tập cho các nhóm thảo luận.
iii- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kể tên và chức năng của từng bộ phận trong cơ thể.
Việc 1: Thảo luận theo cặp
- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về các hoạt động trong cơ thể và chức năng của chúng.
Việc 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả- GV nhận xét và kết luận
- Các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét- bổ sung
Hoạt động 2: Nêu việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trong cơ thể.
Việc 1: Làm việc theo nhóm 4
- Lần lượt từng HS trong nhóm nêu việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan vừa nêu.
Việc 2: GV nhận xét và kết luận
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét- bổ sung
Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét giờ học
ờ - Ôn lại bài
Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2008
Tiết 1- Chính tả
Nghe- viết: Nhà rông ở Tây Nguyên
I- Mục tiêu
 - Nghe- viết chính xác một đoạn trong bài: Nhà rông ở Tây Nguyên.
 -Làm bài tập tìm tiếng, từ có âm đầu dễ lẫn ch/ tr.
ii- Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi bài tập
iii- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc mẫu đoạn văn
- 2 HS đọc lại bài văn
+ Vì sao nhà rông phải chắc và cao?
- Nhà rông phải chắc để dùng lâu dài, chịu được gió bão, chứa được nhiều người khi hội họp, tụ tập nhảy múa. Sàn cao để voi không đụng sàn.
+ Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa?
- Những chữ đầu câu và danh từ riêng.
- Yêu cầu HS tìm những từ khó và dễ lẫn khi viết chính tả.
- Quy định cách ngồi viết của HS.
- HS tìm và viết ra nháp
b) Đọc cho HS viết
- GVđọc cho HS viết bài vào vở
- HS viết bài
- Đọc lại lần 2 cho HS soát lỗi.
- GV thu 1 số bài chấm.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Thi tìm từ có âm đầu ch/tr
- 3 tổ thi tìm và viết vào bảng phụ
Ví dụ: châu chấu, chăn trâu, chốc lát, cha mẹ,...
trong trắng, trên dưới, quả trứng,...
- GV cùng HS nhận xét
3. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét giờ học
ờ: Luyện viết lại bài
Tiết 2- Toán
Luyện tập 
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về cách tính giá trị biểu thức.
- Làm bài toán có lời văn.
ii- Đồ dùng dạy học
Bảng phụ làm bài tập
iii- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tính giá trị biểu thức
Việc 1: Yêu cầu HS làm bài 1, 2 VBT (trang 79)
à527- 48 x 6
239 + 936 : 9 x 2 (HS khá- giỏi)
- 2 HS lên bảng làm (mỗi em 1 bài)- lớp làm vở
 103 + 20 + 5 = 123 + 5
 = 128
 160 :4 x 3 = 40 x 3
 = 120
239 + 936 : 9 x 2 = 239 + 104 x 2
 = 239 + 208
 = 447
Việc 2: GV cùng HS chữa bài và HS nêu cách làm
Hoạt động 2: Điền số thích hợp vào ô trống
Việc 1: Đúng ghi (Đ) sai ghi (S)
- 2 HS làm bảng phụ- lớp làm nháp
a) 32 + 24 : 8 = 7 Ê
b) 32 + 24 : 8 = 35Ê
c) 72 : 3 x 2 = 48 Ê
d) 72 : 3 x 2 = 12 Ê
Việc 2: GV cùng HS chữa bài và củng cố HĐ 2
Hoạt động 3: Làm toán có lời văn
Bài toán: Có 98 m vải, may mỗi bộ quần áo hết 4m. Hỏi có thể may được nhiều nhất là bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải?
Việc 1: HS làm vở
HS đọc và phân tích bài toán
- 1 HS làm bảng phụ- lớp làm vở
Việc 2: GV thu và chấm bài
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò
 Bài giải
 Ta có phép tính:
 98 : 4 = 24 (dư 3)
Vậy có thể may được nhiều nhất là 24 bộ quần áo và còn thừa 3 m vải.
 Đáp số: 24 bộ quần áo và 3m vải
- GV nhận xét giờ học
ờ: Xem lại các bài tập đã làm.
Tiết 3- Mĩ thuật
Vẽ tranh mà em yêu thích
I- Mục tiêu
- HS biết cách chọn nội dung đề tài để vẽ.
- Biết vẽ tranh mà em yêu thích.
ii- Chuẩn bị
GV: Hình gợi ý cách vẽ
HS : giấy vẽ, màu vẽ, bút chì...
iii- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách vẽ
- Yêu cầu HS nêu tên đề tài mình chọn vẽ.
- Khi vẽ cần chú ý điều gì?
+ Từng HS nêu tên đề tài mình chọn.
Ví dụ: Vẽ tranh ngày NHhà gáo Việt nam, vẽ tranh về Trường em,...
- Cần vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau, mà sắc phù hợp với nội dung bức tranh.
- GV gợi ý cách vẽ.
Hoạt động 2: Thực hành
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- HS chọn đề tài em yêu thích để vẽ.
- Vẽ đề tài vào giấy đã chuẩn bị
- Vẽ màu theo ý thích có đậm, có nhạt.
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá
- GV sắp xếp bài vẽ theo từng nhóm.
- HS nhận xét- bình chọn bức tranh đẹp..
- Khen ngợi những HS hoàn thành bài vẽ dẹp.
ờ: Tập vẽ các con vật mà em yêu thích..
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2007
Tiết 1- Tập làm văn
Viết thư
i- Mục đích- yêu cầu
- Rèn kỹ năng viết: Biết viết 1 bức thư cho một người bạn ở nơi khác để làm quen và hẹn bạn cùng phấn đấu học tập.
- Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả. Biết bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư.
ii- Đồ dùng dạy học:	
 -Một số bức thư để tham khảo..
 iii - Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Hướng dẫn HS viết thư cho bạn
Đề bài: Em hãy viết một bức thư cho một bạn ở nơi khác để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
+ Đề bài yêu cầu viết thư cho ai?
- Cho 1 bạn ở nơi khác để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
+ Mục đích viết thư là gì?
- Làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
+ Những nội dung trong thư là gì?
- Nêu lí do viết thư- Tự giới thiệu- Hỏi thăm bạn- Hẹn cùng thi đua học tốt.
+ Hình thức 1 bức thư viết như thế nào?
- Như mẫu trong bài Thư gửi bà.
- 3- 4 HS nói tên, địa chỉ người các em muốn viết.
B. Viết thư
- HS viết thư vào vở
- GV theo dõi, giúp đỡ từng em.
- Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm những lá thư viết đủ ý, viết hay, giàu cảm xúc.
- HS viết xong đọc bài trước lớp.
C. Củng cố- dặn dò
- GV đọc 1 số lá thư để HS tham khảo.
- GV biểu dương những HS viết thư hay.
r: Viết lại lá thư cho sạch, dẹp.
Tiết 2- Toán
Luyện tập về tính giá trị của biểu thức
i- Mục tiêu
Giúp HS:
- Củng cố và rèn kỹ năng tính giá trị của biểu thức có dạng: Chỉ có phép cộng, trừ: chỉ có phép nhân, chia; có các phép tính cộng trừ, nhân, chia.
ii- Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ để làm bài tập
iii- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tính giá trị biểu thức: có phép tính cộng, trừ; có phép tính nhân, chia.
Việc 1: Yêu cầu HS làm bài 1, (VBT- trang 88)
Việc 2: GV cùng HS nhận xét- yêu cầu HS nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng- lớp làm vở
a) 87 + 92 - 32 = 179 - 32
 = 147
 b) 80 : 2 x 4 = 40 x 4
 = 160
Hoạt động 2: Tính giá trị biểu thức: có cộng, trừ, nhân, chia.
Việc 1: Cho HS làm 2,3 (VBT- trang 88)
Việc 2: Cả lớp cùng GV chữa bài
- 2HS làm bảng phụ- lớp làm vở 
 a) 927 - 10 x 2 = 927 - 20
 = 907
 b) 25 x 2 + 78 = 50 + 78
 = 128
 c) 35 x 2 + 90 = 70 + 90
 = 160
Hoạt động 3: Giải bài toán bằng 2 phép tính
Bài toán: Một người có 75 kg gạo. Buổi sáng bán được 38 kg, buổi chiều bán được 22 kg. Hỏi người đó còn lại bao nhiêu ki- lô- gam gạo?
Việc 1: HS đọc và phân tích bài toán- Làm bài vào vở
- Suy nghĩ làm bài- 1 HS lên bảng làm
 Bài giải
Cả hai ngày bán được số kg gạo là:
 38 + 22 = 60 (kg)
Người đó còn lại số kg gạo là:
 75 - 60 = 15 (kg)
 Đáp số: 15 kg gạo
Việc 2: GV chữa và chấm 1 số bài.
à Yêu cầu làm cách 2 (HS khá- giỏi)
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét giờ học
ờ Ôn lại bảng nhân, bảng chia đã học. 
Tiết 3- Hoạt động tập thể
Uống nước nhớ nguồn
i- Mục đích yêu cầu
- Thông qua mỗi buổi sinh hoạt, HS biết ơn tổ tiên, cha anh, các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước.
- Biết noi gương tổ tiên, cha anh, học tập tốt để xây dựng đất nước giàu mạnh.
ii- Diễn biến buổi sinh hoạt
Nôị dung- hình thức
Phương pháp
1. Phần mở đầu:GV nêu yêu cầu, nội dung kế hoạch hoạt động.
- HS hát tập thể bài “Em yêu chú bộ đội”
2. Phần phát triển: Thi kể chuyện về các tấm gương anh hùng dân tộc
- Kể chuyện
- GV hướng dẫn học sinh kể chuyện
+ Học sinh kể chuyện trong nhóm
- Các tổ thi kể trước lớp và trao đổi ý nghĩa nội dung câu chuyện
+ Lớp bình chọn những bạn kể hay hấp dẫn.
- Hát hoặc đọc thơ
- Hát cá nhân.
+ GV mời 1 số HS xung phong biểu diễn, sau đó người được quyền mời bạn khác bất kỳ biểu diễn tiếp. 
+ Bạn được mời có thể hát, đọc thơ, kể chuyện.
+ Lớp bình chọn các tiết mục: nhất, nhì, ba,...
3. Phần ghi nhớ
- Khắc sâu chủ điểm bằng 1 số câu hỏi để rút ra ý nghĩa giáo dục.
+ Em phải làm gì để tỏ lòng những người đã hy sinh vì đất nước?
- GV phát 1 số câu hỏi trắc nghiệm để HS làm.
- GV cùng HS rút ra bài học
- Nhận xét
- Tuyên dương các em tích cực phát biểu, nhắc nhở các em chưa tập trung chú ý.
- Dặn dò
- Chuẩn bị bài hát, câu ca dao về chủ điểm “Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_16.doc