Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Trường Tây C

MỤC TIÊU :

 Biết cách trang trí cái bát.

 Trang trí được cái bát theo ý thích.

 Đối với HS khá, giỏi: Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình cái bát, tô màu đều, rõ hình chính phụ.

II/ CHUẨN BỊ:

 GV: Một vài cái bắt có hình dáng và trang trí khác nhau. Hình gợi ý cách vẽ.

 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Trường Tây C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ tư, ngày 16 tháng 11 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 25 Vẽ trang trí. TRANG TRÍ CÁI BÁT
I/ MỤC TIÊU :
Ø Biết cách trang trí cái bát.
Ø Trang trí được cái bát theo ý thích.
Ø Đối với HS khá, giỏi: Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình cái bát, tô màu đều, rõ hình chính phụ.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Một vài cái bắt có hình dáng và trang trí khác nhau. Hình gợi ý cách vẽ.
Ø HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: vẽ trang trí. Trang trí cái bát
ó Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu một số cái bát và gợi ý để HS nhận biết :
+ Hình dáng các loại bát.
+ Các bộ phận của cái bát (miệng, thân và đáy bát)
+ Cách trang trí trên bát (họa tiết, màu sắc, cách sắp xếp họa tiết).
- HS tìm ra cái bát đẹp theo ý thích.
 ó Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Cách trang trí cái bát.
- GV giới thiệu hình gợi ý cách trang trí để HS nhận ra :
+ Cách sắp xếp họa tiết : sử dụng đường diềm hay trang trí đối xứng, trang trí không đồng đều.
+ Tìm và vẽ họa tiết theo ý thích.
- Vẽ màu : màu thân bát, màu họa tiết.
ó Hoạt động 3: Thực hành.
- Cho HS làm bài như hướng dẫn.
- GV gợi ý HS:
+ Chọn cách trang trí;
+ Vẽ họa tiết;
+ Vẽ màu (có thể vẽ màu ở thân bát hoặc để trắng)
ó Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- HS tự giới thiệu bài vẽ của mình.
- Gợi ý HS nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp (cách sắp xếp họa tiết, cách vẽ màu).
- GV tóm tắt các nhận xét và xếp loại bài vẽ, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: trang trí cái bát (t.t) : chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau thực hành.
TUẦN 13
3C: 16.11.2011
3D: 17.11.2011
Thứ tư, ngày 16 tháng 11 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 26 (tiết phụ) Ôn tập vẽ trang trí. TRANG TRÍ CÁI BÁT 
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS thực hành trang trí cái bát.
	Ø Trang trí được cái bát theo ý thích.
	Ø Đối với HS khá, giỏi: Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình cái bát, tô màu đều, rõ hình chính phụ.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Một vài cái bắt có hình dáng và trang trí khác nhau. Hình gợi ý cách vẽ.
Ø HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: Ôn tập vẽ trang trí. Trang trí cái bát
ó Hoạt động 1: Thực hành.
- HS làm bài như đã hướng dẫn vào giấy vẽ.
- GV quan sát, gợi ý HS :
+ Chọn cách trang trí.
+ Vẽ họa tiết (Cách sắp xếp họa tiết : sử dụng đường diềm hay trang trí đối xứng, trang trí không đồng đều).
+ Vẽ họa tiết theo ý thích.
+ Vẽ màu (có thể vẽ màu ở thân bát hoặc để trắng)
ó Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- HS trình bày sản phẩm.
- GV gợi ý HS nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp.
- GV tóm tắt các nhận xét và xếp loại bài vẽ.
- GV khen gợi và khích lệ những HS có bài vẽ đẹp.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Vẽ theo mẫu. Vẽ con vật quen thuộc : chuẩn bị đồ dùng học tập, tìm hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của một số con vật quen thuộc.
TUẦN 13
Thứ tư, ngày 16 tháng 11 năm 2011
Thể dục
Tiết 25: ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ 
CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I/ MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện 7 động tác vươn thở , tay , chân , lườn , bụng , toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung. 
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác điều hoà của bài thể dục phát triển chung. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường
Phương tiện : Còi , kẻ sân.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1/ Phần cơ bản:
- Giáo viên tổ chức ổn định phổ biến nội dung gìơ học
- Giậm chân tại chổ, vổ tay theo nhịp và hát
- Chạy chậm trên địa bàn tự nhiên xung quanh sân.
*Chơi trò chơi “Kết bạn” giáo viên tổ chhức cho học sinh chơi
2/ Phần cơ bản:
*Ôn 7 động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Cho học sinh tập luyện, chia tổ cho học sinh tập luyện theo khu vực. Giáo viên đến từng tổ theo dõi uốn nắn kịp thời.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua với nhau giữa các tổ.
* Học động tác điều hoà:
- Giáo viên hướng dẫn tương tự như các động tác trước. Giáo viên làm mẫu rồi cho học sinh làm theo sau dó giáo viên cho học sinh tập và sửa sai cho học sinh.
+ Nhịp 1: Đưa hai tay sang ngang – lên cao thả lỏng (lòng bàn tay hướng vào nhay), đồng thời nâng đùi chân trái lên cao vuông góc với thân người, cẳng chân thả lòng (hít vào).
+ Nhịp 2: Hạ chân xuống, đồng thời hai tay từ từ hạ xuống bắt chéo trước bụng (thở ra), đầu hơi cúi.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1, nhưng đổi chân (hít vào).
+ Nhịp 4: Về TTCB (thở ra).
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4
*Chơi trò chơi “Chim về tổ”
- Giáo viên nêu tên trò chơi. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi sau chơi. 
- Giáo viên làm trọng tài em nào bị thừa nhiều thì phải nhảy lò cò.
3/ Phần kết thúc:
- Đứng vỗ tay và hát.
- Gv cùng học sinh hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
- Giao bài tập về nhà: Nhớ và tập lại các động tác của bài thể dục phát triển chung.
Thứ năm, ngày 17 tháng 11 năm 2011
Thể dục
Tiết 26 :ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “ ĐUA NGỰA”
I/ MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy và điều hòa của bài thể dục phát triển chung. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường
- Phương tiện : Còi , kẻ sân.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1/ Phần cơ bản:
- Giáo viên tổ chức ổn định phổ biến nội dung gìơ học
- Chạy chậm trên địa bàn tự nhiên xung quanh sân.
- Khởi động các khớp
*Chơi trò chơi “Chẵn lẻ” giáo viên tổ chhức cho học sinh chơi
2/ Phần cơ bản:
*Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Cho học sinh tập luyện, chia tổ cho học sinh tập luyện theo khu vực. Giáo viên đến từng tổ theo dõi uốn nắn kịp thời.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua với nhau giữa các tổ. Lần lượt các tổ thực hiện. Giáo viên điều khiển.
- Giáo viên nhận xét biểu dương tổ nào tập tốt
*Học chơi trò chơi “Đua ngựa”- (Thay thân ngựa bằng dụng cụ mềm đảm bảo an toàn cho HS)
- Giáo viên nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh chơi.
+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của GV, từng em một “cưỡi ngựa” phi nhanh về trước theo cách giậm nhảy bằng hai chân để bật người lên cao – về trước, rồi rơi xuống nhẹ nhàng ở tư thế chân trước chân sau, hai đùi vẫn kẹp lấy “ngựa”. Động tác cứ tiếp tục như vậy cho đến vạch giới hạn, thì vòng quay trở lại vạch xuất phát, rồi trao “ngựa” cho bạn số 2. Em số 2 tiếp tục phi ngựa như em số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào về trước đội đó thắng.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi sau chơi thử mọt vài lần, sau đó cho chơi thật. - Giáo viên làm trọng tài giám sát cuộc chơi nhận xét tổ nào thắng biểu dương.
3/ Phần kết thúc:
- Đứng vỗ tay và hát.
- Gv cùng học sinh hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
- Giao bài tập về nhà: Tập lại các động tác của bài thể dục phát triển chung.
TUẦN 13
Thứ năm, ngày 17 tháng 11 năm 2011
Đạo đức
Tiết 25 TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
Ø Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường .
Ø Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận HS.
+ Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
*Kĩ năng sống:
-Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể.
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp.
-Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.
*Phương pháp sử dụng:
-Thảo luận
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Thảo luận, xử lí các tình huống.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 1)
+ Nêu những việc làm đúng ở bài tập 2?
- GV nhận xét, khen ngợi.
3. Bài mới: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2)
ó Hoạt động 1: HS biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống.
* Tình huống 1: Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại.Tuấn được phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em là bạn của Tuấn?
* Tình huống 2: Nếu là một học sinh khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một số bạn học yếu?
* Tình huống 3: Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp và dặn cả lớp ngồi làm bài tập. Cô vừa đi một lúc, một số bạn đùa nghịch, làm ồn
	Nếu em là một cán bộ lớp, em sẽ làm gì trong tình huống đó?
*Tình huống 4: Khiêm được phân công mang lọ hoa để chuẩn bị cho buổi liên hoan kỉ niệm ngày 8 tháng 3. Nhưng đúng hôm đó Khiêm bị ốm. Nếu em là Khiêm, em sẽ làm gì?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét, góp ý. 
- GV kết luận:
a) Là bạn của Tuấn, em nên khuyên Tuấn đừng từ chối.
b) Em nên xung phong giúp các bạn học.
c) Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
d) Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp hộ em.
ó Hoạt động 2: Đăng ký tham gia làm việc lớp, việc trường.
- GV nêu yêu cầu: các nhóm cùng đăng kí tham gia việc lớp, việc trường.	
- Các nhóm thảo luận, đăng kí.
- Các nhóm lần lượt trình bày ý kiến nhóm mình trước lớp
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm.
- GV liên hệ giáo dục HS: cùng tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
Kết luận chung: Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi HS.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Tham gia việc lớp, việc trường giúp ta điều gì?
- Chuẩn bị: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường: đóng vai tình huống.
TUẦN 13
Thứ năm, ngày 17 tháng 11 năm 2011
Thủ công
Tiết 13 CẮT, DÁN CHỮ H, U (tiết 1)
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ H,U.
	Ø Kẻ, cắt, dán được chữ H,U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
	Ø Đối với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H,U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Mẫu chữ H,U cắt đã dán vẽ mẫu chữ H,U cắt để rời chưa dán. 
Ø HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, kéo thủ công.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới: cắt, dán chữ H, U (tiết 1)
óHo ... g, chia sẻ với người khác.
*Phương pháp sử dụng:
-Thảo luận nhóm
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Tìm hiểu các hoạt động ở trường.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Một số hoạt động ở trường.
w Kể tên các môn học bạn được học ở trường?
w Bạn thích nhất môn học nào? Tại sao?
w Hoạt động chủ yếu của học sinh ở trường là gì?
	- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: Một số hoạt động ở trường (t.t)
óHoạt động 1: Biết một số hoạt động của học sinh ngoài giờ lên lớp.
- HS quan sát các hình SGK/48;49 sau đó hỏi và trả lời các câu hỏi với bạn.
w Bạn cho biết hình 1 thể hiện hoạt động gì? (đồng diễn thể dục)
w Hoạt động này diễn ra ở đâu? (trong sân trường)
w Bạn có nhận xét gì về thi độ và ý thức kỷ luật của các bạn trong hình?
- GV và HS nhận xét bổ sung.
- GV kết luận: Hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm: vui chơi giải trí, văn nghệ thể thao, làm vệ sinh, trồng cây tưới cây, giúp gia đình thương binh liệt sĩ.
ó Hoạt động 2: Giới thiệu được các hoạt động của mình ngoài giờ lên lớp ở trường
- HS trong nhóm thảo luận và hoàn thành bảng sau:
STT
Tên hoạt động
Ích lợi của hoạt động
Em phải làm gì để hoạt động đó đạt kết quả tốt?
1
2
3
4
- Đại diện các tổ báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét.
- GV giới thiệu lại các hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS mà các nhóm vừa đề cập tới bằng hình ảnh, đồng thời bổ sung những hoạt động nhà trường vẫn tổ chức cho các khối lớp trên mà các em chưa được tham gia.
- GV liên hệ giáo dục: Hoạt động ngoài giờ lên lớp làm cho tinh thần các em vui vẻ, cơ thể khoẻ mạnh,giúp các em nâng cao và mở rộng kiến thức, mở rộng phạm vi giao tiếp, tăng cường tinh thần đồng đội, biết quan tâm và giúp đỡ mọi người
4. Củng cố- Dặn dò.
- Hãy giới thiệu một số hoạt động ở trường mà bạn đã tham gia?
- Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK?49..
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài.
- Chuẩn bị: Không chơi các trị chơi nguy hiểm : tìm hiểu các trò chơi em thường chơi trong giờ giải lao.
3C: 18.11.2011
3D: 21.11.2011
Thứ sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2011
Thủ công
Tiết 26: (Tiết phụ) Ôn tập CẮT, DÁN CHỮ H, U
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U.
- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình kĩ thuật.
- Học sinh thích cắt, dán chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu chữ H, U cắt đã dán và mẫu chữ H, U cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán.
Giấy thủ công, kéo, hồ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới: Ôn tập cắt, dán chữ H, U 
* Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn mẫu
GV vừa thực hành, vừa hướng dẫn HS các bước cắt, dán chữ H, U
- Bước 1. Kẻ chữ H, U.
- Bước 2. Cắt chữ H, U.
- Bước 3. Dán chữ H, U.
* Hoạt động 2: Thực hành
+ Giáo viên cho học sinh tập kẻ, cắt chữ H, U.
+ Giáo viên đến từng bàn quan sát, uốn nắn cho học sinh nào còn lúng túng.
+ Nhận xét sản phẩm của HS
4. Củng cố- Dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Chuẩn bị : Cắt dán chữ H, U (tiết 2) – mang vở thủ công, giấy màu, kéo, keo dán, thước kẻ, bút chì.
Thứ sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2011
Đạo đức
Tiết 26 (tiết phụ) Ôn tập TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường .
	Ø Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
	Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận HS. Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Thảo luận, xử lí các tình huống.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: 
+ Em Đăng ký tham gia làm việc lớp, việc trường như thế nào?
- GV nhận xét, khen ngợi.
3. Bài mới: Ôn tập tích cực tham gia việc lớp, việc trường
ó Hoạt động 1: Đóng vai tình huống.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, phân vai, đóng vai.
* Tình huống 1: Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại.Tuấn được phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em là bạn của Tuấn?
* Tình huống 2: Nếu là một học sinh khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một số bạn học yếu?
* Tình huống 3: Các bạn trong lớp cùng nhau trực nhật sân trường, nhưng Huyền lại ghé tai Trân rủ đi chơi. Nếu là Trân, em sẽ làm gì?
* Tình huống 4: Trong giờ thảo luận môn tự nhiên xã hội, các bạn cùng nhau đưa ý kiến cho câu hỏi của cô giáo, riêng Hòa ngồi đọc truyện. Em sẽ làm gì nếu em là bạn Hòa?
- Các nhóm thảo luận, phân vai.
ó Hoạt động 2: Đóng vai trên lớp.
- Các nhóm lần lượt đóng vai tình huống của nhóm mình trước lớp
- Các nhóm cùng nhau nhận xét.
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm.
- GV liên hệ giáo dục HS: cùng tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Tham gia việc lớp, việc trường giúp ta điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng: xem bài tập 1,2,3.
TUẦN 13
Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2011
Sinh hoạt ngoại khóa
Tiết 13: ÔN TẬP KIẾN THỨC
I-Mục tiêu:
Kiểm tra kiến thức học sinh thông qua trò chơi.
Rèn cho học sinh tính nhanh nhẹn khi làm bài
II-Lên lớp:
1.Ổn định tổ chức:
Học sinh hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.
2. Kiểm tra thi đua:
- Kiểm tra vệ sinh: kiểm tra quần áo, đầu tóc, tay chân.
- Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở.
3. Sinh hoạt theo chủ điểm:
a. Kiểm tra kiến thức:
Giáo viên ôn lại kiến thức học tập trong tuần cho học sinh bằng cách thông qua trò chơi.
Tiến hành chơi: Cả lớp chuyền hộp thư và hát lần lượt từng bài hát, học sinh nào kết thúc bài hát thì chọn môn học, sau đó giáo viên sẽ hỏi kiến thức về môn học đó để kiểm tra lại kiến thức của các em... Nếu học sinh nào trả lời không được sẽ bị phạt
Tùy theo trình độ học tập của các em mà giáo viên hỏi các câu hỏi phù hợp
Lưu ý: Giáo viên cũng có thể kiểm tra lại bảng nhân, chia đã học.
Nhận xét 
b. Trò chơi giải trí:
- Mỗi tổ cử đại diện thi đua làm toán với nhau
- Tiến hành giải toán – Ai nhanh hơn làm đúng kết quả bài toán thì là người thắng cuộc.
- Nhận xét 
4. Nhận xét buổi sinh hoạt.
Tuyên dương: Học sinh trả lời đúng, nhanh
Phê bình: Học sinh sai, chưa thuộc bảng nhân, chia đã học 
* Lưu ý: GV chỉ nhận xét chung, không nêu tên HS chưa tốt trước lớp
5 . Dặn dò:
- Chuẩn bị cho giờ sinh hoạt sau:
- Tìm hiểu về cảnh đẹp của quê hương đất nước Việt Nam
Thứ ba, ngày 22 tháng 11 năm 2011
Tự nhiên và xã hội
Tiết 26 KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau,...
	Ø Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ, an toàn.
	Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
*Kĩ năng sống:
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân và người khác trong việc phòng tránh các trò chơi nguy hiểm.
*Phương pháp sử dụng:
-Thảo luận nhóm
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Các hình SGK/50;51.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Một số hoạt động ở trường.
w Hãy giới thiệu một số hoạt động ở trường mà bạn đã tham gia?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: Không chơi các trò chơi nguy hiểm
óHoạt động 1: Nhận biết một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác
- HS quan sát hình SGK/50;51 sau đó hỏi và trả lời các câu hỏi với bạn.
w Bạn cho biết tranh vẽ gì?
w Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh vẽ?
w Điều gì có thể xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó?
w Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào?
- Một số cặp học sinh lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp..
- Nhận xét, bổ sung
- GV kết luận: Sau những giờ học mệt mỏi, các em cần đi lại vận động giải trí bằng cách chơi một số trò chơi, song không nên chơi quá sức để ảnh hưởng đến giờ học và cũng không nên chơi những trò chơi dễ gây nguy hiểm như bắn súng cao su, đánh quay, ném nhau .
ó Hoạt động 2: Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường
- HS trong nhóm lần lượt kể những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và thời gian nghỉ trưa.
- Nhóm nhận xét trong số trò chơi đó, những trò chơi nào có ích và những trò chơi nào nguy hiểm.
- Cả nhóm cùng lựa chọn những trò chơi sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn
- GV phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Khi ở trường, bạn nên chơi và không nên chơi những trò chơi gì? Tại sao?
- Giáo viên nhận xét việc sử dụng thời gian ra chơi và thời gian nghỉ giữa giờ của học sinh lớp mình, nhắc nhở học sinh không nên chơi trò chơi nguy hiểm.
- Chuẩn bị: Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống: tìm hiểu nơi mình đang sống có các cơ quan nào.
TUẦN 13
Thứ ba, ngày 22 tháng 11 năm 2011
Âm nhạc
Tiết 13 Ôn hát bài : CON CHIM NON
	Dân ca Pháp
I/ MỤC TIÊU :
Ø Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Ø Biết hát kết hợp vận động phụ họa. 
Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết hát đúng giai điệu và vận động theo nhịp 3/4.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Nhạc cụ gõ.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Gọi HS hát lại bài hát “Con chim non”.
3. Bài mới: Ôn hát bài : CON CHIM NON
- Tiết học này chúng ta sẽ tiếp tục ôn lại bài hát : “Con chim non”, kết hợp vận động phụ họa.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
óHoạt động 1: Ôn lại bài hát kết hợp gõ đệm.
HS nghe nhạc và ôn lại bài hát
Hát kết hợp gõ theo phách:
- GV làm mẫu 4 câu. HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
- GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
Hát kết hợp gõ theo nhịp.
- GV làm mẫu 4 câu, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
- GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
ó Hoạt động 2: Trình bày bài hát kết hợp vận động phụ họa.
- GV hướng dẫn HS một vài động tác vận động.
- HS trình bày bài hát và vận động.
- GV mời HS lên trình bày trước lớp theo nhóm 2-4 em hoặc cá nhân
4. Củng cố- Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học bài và tập hát cho thuộc lời bài hát.
- Chuẩn bị: Học hát: bài Ngày mùa vui: tập hát cho thuộc lời bài hát, tập hát kết hợp gõ đệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 13 cac mon.doc