Giáo án lớp 3 Tuần 14 - Đỗ Hoàng Tùng

Giáo án lớp 3 Tuần 14 - Đỗ Hoàng Tùng

. Mục tiêu: Giúp HS

- Biết so sánh các khối lượng.

- Biết làm các phép tình với số đo khối lượng, vận dụng để giải các bài toán.

- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.

(Làm các bài tập : Bài 1; bài 2; bài 3 ; bài 4 chơi trò chơi.).

II. Đồ dùng dạy học:

 GV: SGK - Một cân đồng hồ loại nhỏ từ 2 kg -> 5 kg.

HS : Bảng, vở, nháp

III. Các hoạt động dạy học:

 1. Ổn định tổ chức : Hát đầu giờ & Kiểm tra sĩ số .

 2. Kiểm tra bài cũ : .

 Trả lời: 1000g = ?g 1kg = ? g - > HS + GV nhận xét.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 14 - Đỗ Hoàng Tùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Thứ bảy ngày 17 tháng 11 năm 2012. 
Ngày dạy : Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012.
 ( Chuyển day : Ngày ../../..)
Tuần 14 : Tiết 66: Toán. 
 	 Bài : Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết so sánh các khối lượng.
- Biết làm các phép tình với số đo khối lượng, vận dụng để giải các bài toán.
- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.
(Làm các bài tập : Bài 1; bài 2; bài 3 ; bài 4 chơi trò chơi.).
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: 	SGK - Một cân đồng hồ loại nhỏ từ 2 kg -> 5 kg.
HS : Bảng, vở, nháp 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ & Kiểm tra sĩ số .
 2. Kiểm tra bài cũ : .
	Trả lời: 1000g = ?g 1kg = ? g - > HS + GV nhận xét.
 3. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài ) 
b. Hướng dẫn Bài tập.
 Bài 1: Thực hiện các phép tính với số đo khối lượng bằng cách so sánh
 - GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu BT 
- HS làm bảng con
- GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng
744g > 474g 305g < 350g
400g + 8g< 480g; 450g < 500g - 40g
Bài 2 + 3: Vận dụng các phép tính và số đo khối lượng để giải toán có lời văn 
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT 2
- 2 HS nêu yêu cầu BT 2
- GV gọi 1 HS lên bảng làm.
- HS phân tích bài -> giải vào vở.
GV theo dõi HS làm bài
Bài giải
Cả 4 gói kẹo cân nặng là
130 x 4 = 520g
Cả kẹo và bánh cân nặng là.
520 + 175 = 695 (g)
Đ/S: 695 (g)
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu
- HS nêu cách làm bài.
+ Khi thực hiện phép tính 1kg - 400g thì phải làm như thế nào?
- Thì phải đổi 1kg thành 1000g rồi mới tính.
- GV theo dõi HS làm bài tập.
Bài giải
1kg = 1000g
Số đường còn lại cân nặng là.
1000 - 400 = 600g
Mỗi túi đường nhỏ cân nặng là:
600 : 3 = 200(g)
Đ/S: 200(g)
Bài 4: Thực hành cân
Chơi trò chơi
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu BT
GV quan sát HS làm bài tập, nhận xét.
- HS thực hành cân theo các nhóm.
- HS thực hành trước lớp.
 4. Củng cố - Dặn dò: HS nêu lại nội dung bài .
 - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.	
Tuần 14: Tiết (41+42): Tập đọc - Kể chuyện .
 	 	 Bài : Người liên lạc nhỏ
I. Mụctiêu: *Tập- đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (Ông Ké. Kim Đồng, bọn lính)
- Hiểu ND : Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng .
(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
	* Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ, HS KG kể lại được toàn bộ câu chuyện "Người liên lạc nhỏ". 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
- Bản đồ địa lí để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng.
III. Các hoạt động dạy học: 
 1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ..
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài cửa Tùng và trả lời câu hỏi 2, 3 trong bài? (2HS) - > GV nhận xét.
 3. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm và bài đọc: ( ghi đầu bài ) 
b. Hướng dẫn Luyện đọc:
*GV đọc diễn cảm toàn bài:
- GV hướng dẫn cách đọc
- HS chú ý nghe
- GV hướng dẫn hoàn cảnh sảy ra câu chuyện.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
* GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ GV hướng dẫn HS đọc đúng một số câu
- HS đọc trước lớp.
+ GV gọi HS giải nghĩa từ.
- HS giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc từng đoạn theo nhóm 2
- Cả lớp đồng thanh đọc 
- HS đọc đồng thanh đoạn 1 và 2
- 1 HS đọc đoạn 3.
 - Cả lớp đồng thanh đọc đoạn 4
c. Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1 + lớp đọc thầm
- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì
-> Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
- Vì sao bác cán bộ phải đóng một vai ông già Nùng? 
-> Vì vùng này là vùng người Nùng ở, đóng vai ông già Nùng để dễ hoà đồng.
- Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
- Đi rất cẩn thận , Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước.
- Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?
-> Khi gặp địch Kim Đồng tỏ ra rất nhanh tri không hề bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo  khi địch hỏi thì Kim Đồng trả lời rất nhanh trí.
- Nêu nội dung chính của bài?
-> Vài HS nêu
d. Luyện đọc lại: 
- GV đọc diễm cảm đoạn 3
- HS chú ý nghe
- GV hướng dẫn HS cách đọc
- HS thi đọc phân vai theo nhóm 3
- HS đọc cả bài
- HS nhận xét
- GV nhận xét, ghi điểm
Kể chuyện:
* GV nêu nhiệm vụ:
- HS chú ý nghe
- GV yêu cầu
- HS quan sát 4 bức tranh minh hoạ
- 1 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1,2 theo tranh 1
- GV nhận xét, nhắc HS có thể kể theo một trong ba cách
-> HS chú ý nghe
- Từng cặp HS tập kể
- GV gọi HS thi kể
- 4 HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp
- HS khá kể lại toàn chuyện
-> HS nhận xét bình chọn
-> GV nhận xet ghi điểm.
 4. Củng cố - Dặn dò: 
- Qua câu chuyện em thấy anh Kim Đồng là một người như thế nào ?.(Là một người liên lạc rất thông minh, nhanh trí và dũng cảm) .
- GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.	
Tuần 14: Tiết 27: Tự nhiên xã hội .
 	 Bài: Tỉnh (Thành phố) nơi em đang sống.
I. Mục tiêu: 	Sau bài học HS biết:
- Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá giáo dục, y tế của tỉnh , thành phố, xã.
* Tích hợp GDKNS: Tìm kiếm, xử lí thông tin, sưu tầm, tổng hợp thông tin về nơi mình đang sống từ quan sát thực tế..
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 52, 53, 54, 55
- Bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy học.
 1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ. 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kể tên những trò chơi nguy hiểm cho bản thân ? (1HS) - > HS + GV nhận xét.
 3. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài )
b. Hướng dẫn hoạt động hoc tập :
Hoạt động 1: Quan sát theo cặp, làm việc với SGK.
* Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh
* Cách tiến hành: 
Bước 1: làm việc theo nhóm
- GV chia mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu các nhóm quan sát.
- HS quan sát các hình trong SGK và nói về những gì quan sát được
- GV đi đến các nhóm và nêu câu hỏi gợi ý VD: Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, y tế, giáo dục cấp tỉnh...
- Bước 2: GV gọi các nhóm trình bày 
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
-> nhóm khác nhận xét.
* Kết luận: ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan: Hành chính, văn hoá , giáo dục, y tế  để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất , tinh thần và sức khoẻ của nhân dân.
Hoạt động 2: Nói về nơi bạn đang sống.
* Mục tiêu: HS có hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hoá, y tế ở xã nơi em đang sống.
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: GV tổ chức cho HS chuẩn bị nói về một số cơ quan hành chính của xã nơi em đang sống.
- Bước 2: Các em kể, nói về một cơ quan ( nói lại những gì đã biết.)
-> HS + GV nhận xét.
* Kết luận: Các cơ quan hành chính, văn hoá, y tế ở xã nơi em đang sống.
 4. Củng cố - Dặn dò: HS nêu lại nội dung bài .
 - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn : Thứ bảy ngày 17 tháng 11 năm 2012. 
Ngày dạy : Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012. 
 ( Chuyển day : Thứ tư 21/11/12)
Tuần 14 : 	 Tiết 67: Toán
 	 	 Bài : Bảng chia 9
I. Mục đích: Giúp HS
- Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán( có một phếp chia 9).
(Làm các bài tập : Bài 1(cột 1,2,3); bài 2(cột 1,2,3); bài 3 ; bài 4).
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: SGK - Các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn.
HS : Bảng, vở, nháp 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ & Kiểm tra sĩ số. 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc bảng nhân 9 ? (3HS) - > HS + GV nhận xét.
 3. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài )
b. Hướng dẫn hoạt động hoc tập :
 Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia 9 từ bảng nhân 9.
 Nêu phép nhân 9:
- Có 3 tấm bìa mỗi tấp có 9 chấm tròn. Hỏi tất cả có bao nhiêu chấm tròn?
-> 9 x 3 = 27
- Nêu phép chia 9:
- Có 27 chấm tròn trên các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
-> 27 : 3 = 9
 Từ phép nhân 9 ta lập được phép chia 9.
Từ 9 x 3 = 27 `ta có 27 : 9 = 3
Hoạt động 2: Lập bảng chia 9
- GV hướng dẫn cho HS lập bảng chia 9.
-> HS chyển từ phép nhân 9 sang phép chia 9.
 9 x 1 = 9 thì 9 : 9 = 1
 9 x 2 = 18 thì 18 : 2 = 9 
 9 x 10 = 90 thì 90 : 9 = 10
- GV tổ chức cho HS học bảng chia 9
- HS đọc theo nhóm, bàn, cá nhân
- GV gọi HS thi đọc
- HS thi đọc thuộc bảng chia 9.
- GV nhận xét ghi điểm.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1 +2: ( Làm cột 1,2,3)
* Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
-> GV nhận xét- ghi điểm
- 2 HS nêu yêu cầu BT
- HS tính nhẩm nêu miệng kết quả
18 : 9 = 2; 27 : 9 = 3; 63 : 9 = 7
45 : 9 = 5; 72 : 9 = 8; 63 : 7 = 9
* Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu BT
- HS tính nhẩm, nêu kết quả miệng.
-> GV nhận xét 
9 x 5 = 45 9 x 6 = 54 9 x 7 = 63
45 : 9 = 5 54 : 9 = 6 63 : 9 = 7
45 : 5 = 9 54 : 6 = 9 63 : 7 = 9 
Bài 3 + 4: Giải bài toán có lời văn có áp dụng bảng chia 9
* Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi HS làm bài.
- 2 HS nêu yêu cầu
- HS phân tích giải vào vở + 1 HS lên bảng.
- GV gọi HS nhận xét
Bài giải
Mỗi túi có số kg gạo là:
45 : 9 = 5 (kg)
Đ/S: 5 (kg) gạo
* Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu BT.
- GV nêu yêu cầu
- HS nêu cách làm -> làm bài vào vở
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
Bài giải
Có số túi gạo là:
45 : 9 = 5 (túi)
Đ/S: 5 (túi) gạo.
 4. Củng cố - Dặn dò: HS nêu lại nội dung bài .
 - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.	
Tuần 14: Tiết 27: Chính tả ( Nghe - viết ) .
 	 Bài viết: Người liên lạc nhỏ
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. "Người liên lạc nhỏ". Viết hoa chữ cái chỉ tên riêng: Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng.
- Làm đúng các bài tập phân biệt cặp, vần dễ lẫn (ay/ây) âm đầu (l/n), âm giữa (i/y). 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: SGK Bảng lớp viết 2 lần ND BT 1; 3 - 4 băng giấy viết BT 3.
HS: Bảng, vở, nháp và kê tay. 
III. Các hoạt động dạy học.
 1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ. 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
-GV đọc: Huýt sáo, hít thở, suýt ngã (HS viết bảng con) -> GV nhận xét chung.
 3. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài )
b. Hướng dẫn HS nghe viết.
*Hướng dẫn HS chu ... êu kết quả 
Số phút của 1/5 giờ là:
- GV nhận xét 
60 : 5 = 12 phút
 Bài 3: Giải được bài toán có liên quan đến phép chia.
Đáp số: 12 phút
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV gọi HS nêu cách làm 
- HS làm vào vở 
- HS làm vào vở 
Bài giải
- GV gọi HS đọc bài 
Ta có: 31 : 3 = 10 (dư 1)
- GV nhận xét 
Như vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1m vải
Đ/S: 10 bộ quần áo, thừa 1 m
 4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nêu lại cách chia số có 2 chữ số..? (1HS).
 - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Tuần 14: Tiết 28: Chính tả (Nghe - viết ) 
 Bài viết : Nhớ việt Bắc
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng (thể thơ lục bát) 10 dòng đầu của bài thơ Nhớ Việt Bắc. 
- Làm đúng các bài tập phân biệt: Cặp vần dễ lẫn (au,âu)(BT2);
- Làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu (l/n), âm giữa vần (i,iê)(BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: 	SGK Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2	
 	3 băng giấy viết nội dung các câu tục ngữ ở bài tập 3a. 
HS: Bảng, vở, nháp và kê tay. 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ. 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
- GV đọc: Thứ bảy, giầy dép, dạy học (HS viết bảng con) - > HS + GV nhận xét.
 3. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài )
b. Hướng dẫn nghe - viết: 
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn thơ
- HS chú ý nghe
- 2HS đọc lại
- GV hướng dẫn nhận xét 
+ Bài chính tả có mấy câu thơ ?
- 5 câu là 10 dòng thơ.
+ Đây là thơ gì ?
- Thơ 6 - 8 còn gọi là lục bát 
- Cách trình bày các câu thơ thế nào?
- HS nêu 
- Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa 
- Các chữ đầu dòng thơ, danh từ riêng Vịêt Bắc.
- GV đọc các tiếng khó: rừng, giang 
- HS luyện viết vào bảng con
*GV đọc bài 
- HS nghe viết vào vở 
- GV quan sát,uấn nắn cho HS 
* Chấm - chữa bài:
- GV đọc lại bài 
- HS đổi vở soát lỗi 
- GV thu bài chấm điểm
- Nhận xét bài viết.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 2: GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu BT
- HS làm bài cá nhân 
- GV mời 2 tốp HS nối tiếp nhau thi làm bài trên bảng lớp 
- HS chơi trò chơi 
- HS nhận xét kết quả 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải :
Hoa mẫu đơn - mưa mau hạt lá trầu - đàn trâu - sáu điểm - quả sấu 
Bài tập 3 (a): Gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu nài tập 
- GV mời 3 tốp nối tiếp nhau làm bài trên băng giấy
- HS làm bài CN.
- HS đọc lại câu tục ngữ đã hoàn chỉnh
- GV giải nghĩa từ: Tay quai; miêng trễ.
- GV nhận xét bài đúng 
- Làm - no lâu, lúa
- HS chữa bài đúng vào vở 
 4. Củng cố - Dặn dò: HS nêu lại nội dung bài .
 	- GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. 
Tuần 14: Tiết 28: Tự nhiên xã hội 
 Bài: Tỉnh (Thành phố) Nơi bạn đang sống
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, HS biết:
+ Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của nơi em đang sống.
+ Hướng học sinh biết kể nói về một di tích lịch sử đền Đại Cại Lục Yên hoặc hang động các em biết. 
* Tích hợp GDKNS: Tìm kiếm, xử lí thông tin, sưu tầm, tổng hợp thông tin về nơi mình đang sống.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Các hình 35 - 36 SGK
III. Các hoạt động dạy học.
 1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ. 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
-Nơi em đang sống có những cơ quan hành chính nào ? (2 HS)- > GV nhận xét.
 3. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài )
b. Hướng dẫn hoạt động hoc tập :
Hoạt động 1: Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống.
* Mục tiêu: HS có hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở tỉnh nơi đang sống.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
+ GV yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh nói về các cơ sở văn hoá, GV, hành chính, y tế.
- HS nghe 
Bước2:
+ GV yêu cầu HS hoạt động nhóm. 
- HS tập trung tranh ảnh sau đó trang trí, xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu.
Bước 3:
+ GV yêu cầu HS đóng vai
- HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về cơ quan ở tỉnh mình 
- GV nhận xét 
* GV kết luận : Nơi ta đang sống: ở xã nơi ta đang sống cũng có các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế .
Hoạt động 2: Vẽ tranh, giới thiệu về một di tích lịch sử.
* Mục tiêu: Biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hoá, y tếcủa tỉnh nơi em đang sống. Nói GV giới thiệu về một di tích lịch sử đền Đại Cại Lục Yên hoặc hang động các em biết.
* Cách tiến hành: 2 nhóm 1 vẽ 1 kể
- Bước 1: GV gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hoá.
- HS tiến hành vẽ, chuẩn bị kể.
- Bước 2: Trình bày.
- HS đón tất cả tranh vẽ lên bảng
- 1 số HS mô tả tranh vẽ 
*GV kết luận , nhận xét 
 4. Củng cố - Dặn dò: HS nêu lại nội dung bài ? (1HS)
 - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn : Thứ bảy ngày 17 tháng 11 năm 2012. 
 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2012. 
 (Chuyển day : Thứ bảy 24/11/12)
 Tuần 14: Tiết 70: Toán	 
 Bài : Chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia).
- Biết giải toán có phếp chia và xếp hình tạo thành hình hình vuông .
(Làm các bài tập : Bài 1; bài 2;; bài 4).
II. Đồ dùng dạy học :
	- GV: SGK
	- HS : Bảng,vở, nháp, bộ thực hành 8
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ & Kiểm tra sĩ số .
 2. Kiểm tra bài cũ : .
Cho 3 HS lên bảng - mỗi HS làm 1 phép tính:
 97 3 59 5 91 7	 
 - > HS + GV nhận xét.
 3. Dạy bài mới : Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài ) 
 Hoạt động 1: HD học sinh thực hiện phép chia 78 : 4
+ HS nắm được cách chia và nhận ra được có đủ ở các lượt chia.
- GV nêu phép chia 78 : 4 
- HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép chia và nêu các bước chia.
 78 4
78 4 7 chia 4 được 1, viết 1.
4 19 1 nhân 4 bằng 4; 7 trừ 4 bằng3
38
36 Hạ 8, được 38; 38 chia 4 được 9. 
 (2) 9 nhân 4 bằng 36 ; 38 trừ 36 bằng 2
- GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
- Vài HS nêu lại cách thực hiện và kết quả: 
78 : 4 = 19 (dư 2)
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Củng cố về kỹ năng chia.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bảng con 
 77 2 87 3 86 6
- GV nhận xét sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng.
 6 38 6 29 6 14
 17 27 26
 16 27 24
 (1) (0) (2)
Bài 2 Củng cố về giải toán có lời văn.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào vở + 1 HS lên bảng 
- GV yêu cầu HS làm vào vở + 1HS lên bảng giải.
Bài giải 
Thực hiện phép chia 33 : 2 = 16 (dư 1)
- GV theo dõi HS làm bài 
Số bàn có 2 HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa nên cần thêm một cái bàn nữa.
Vậy số bàn cần có ít nhất là:
- GV gọi HS nhận xét.
16 + 1 = 17 (cái bàn)
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 3: Củng cố về vẽ hình. ( Bỏ)
Bài 4: Củng cố về xếp hình.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu BT
- HS quan sát hình trong SGK.
HS dùng 8 hình xếp thành 1 hình vuông 
- GV yêu cầu HS xếp thi 
- HS thi xếp nhanh đúng 
- GV nhận xét tuyên dương.
 4. Củng cố - Dặn dò: HS nêu lại nội dung bài .
 - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Tuần 14: Tiết 14 : Tập làm văn 	 
 Bài : Giới thiệu hoạt động
I. Mục tiêu: 
1. Nghe - kể : Tôi cũng như bác. (Bỏ, theo Hd điều chỉnh nd)
2. Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ truyện vui Tôi cũng như bác
 - Bảng lớp viết gợi ý kể lại truyện vui.
III. Các hoạt động dạy học.
 1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ. 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc lại bức thư viết gửi bạn miền khác ? (2HS) - > HS + GV nhận xét.
 3. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài )
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
Bài tập 1: bỏ 
Bài tập 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV chỉ bảng lớp đã viết sẵn gợi ý nhắc HS: Các em phải tưởng tượng mình đang giới thiệu tổ mình với 1 đoàn khách.
- GV mời HS khá, giỏi làm mẫu.
- 1HS khá làm mẫu.
- HS làm việc theo tổ ; lần lượt từng HS đóng vai người giới thiệu
- GV gọi HS thi giới thiệu 
- Đại diện các tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp.
- HS nhận xét
- GV nhận xét ghi điểm 
 4. Củng cố - Dặn dò: HS nêu lại nội dung bài.
 - GV Đánh giá tiết học, biểu dương các em nào có cố gắng. 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 Tiết 14: Tuần 14: Sinh hoạt 
 Bài : Sơ kết hoạt động tuần 14 
I. Mục tiêu: GVCN giúp HS và tập thể lớp: 
- Thấy được các ưu điểm tồn tại của các hoạt động trong tuần .
- Biết thảo luận tìm ra biện pháp, phương hướng khắc phục những hạn chế, khó khăn và tồn tại.
- Có ý thức trung thực phê và tự phê bình nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, tiến bộ, ngoan ngoãn và tự quản . 
II. Chuẩn bị: 	
	 Lớp trưởng và các tổ trưởng tổng hợp sơ kết tuần .
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức: Văn nghệ tổ đầu giờ 3 tổ / 3 tiết mục ..
 2. Kiểm tra bài cũ: - Xem xét sự chuẩn bị của HS .
- GV và tập thể lớp kiểm tra sự tiến bộ của các trường hợp vi phạm tuần trước .
- GV động viên kịp thời các HS có tiến bộ 
 3. Tiến hành buổi sơ kết:
a) Lớp trưởng điều khiển cấc tổ báo cáo hoạt động của tổ trong tuần.
 - Tập thể lớp góp ý bổ sung cho các tổ.
b) Lớp nghe báo cáo sơ kết của lớp và thống nhất đề nghị tuyên dương nhắc nhở trước cờ (nếu có ) 
 - Biểu quyết = giơ tay.
 I. Sơ kết hoạt động tuần:14
1. Đạo đức : 
- Ưu điểm: 
- Tồn tại: 
2. Học tập: 
- Ưu điểm: 
- Tồn tại: 
c) Lớp thảo luận và thống nhất biện pháp xử lí các trường hợp vi phạm nội quy ( nếu có ) 
- Biểu quyết = giơ tay.
3. Nề nếp: Ưu điểm & Tồn tại tại:
 - Chuyên cần : vắng b/tuần CP KP 
 - Các hoạt động tự quản: 
 - Các hoạt động ngoài giờ thể dục
+ vệ sinh : 
d) Lớp bình xét xếp loại thi đua hàng tuần /tháng & từng tháng .
 II. Đề nghị 
 - Tuyên dương:
- Phê bình, nhắc nhở: 
 4. Phương hướng: 
 - Lớp thảo luận, thống nhất phương hướng cho tuần sau ( Biểu quyết = giơ tay) 
Thảo luận Giúp bạn vượt khó và đăng ký giúp bạn vượt khó. 
 5. Dặn dò: 
	* GVCN: 	
 - Đánh giá nhận xét chung về giờ học . 
 - Đánh giá nhận xét chung về các hoạt động trong tuần của lớp . 
 - GV: Biểu dương, khen ngợi (nếu có) trước lớp.
- GV rút kinh nghiệm cho bộ máy tự quản của lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14 TUNG2012 - 2013.doc