Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Trần Thị Tuyết

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

I. Yêu cầu cần đạt:

A. Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu nội dung: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B. Kể chuyện: Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ (HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện).

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bản đồ VN để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng.

 

doc 15 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 03 tháng 12 năm 2012
Tập đọc – Kể chuyện
Người liên lạc nhỏ
I. Yêu cầu cần đạt:
A. Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện: Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ (HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện).
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bản đồ VN để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tập đọc
1. Bài cũ: 5’
 - Kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Cửa Tùng và TLCH 2, 3 trong bài.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 30’
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
Hoạt động 2: Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài – HS quan sát tranh minh hoạ truyện trong SGK.
	- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
	- HS trình bày những điều các em biết về anh Kim Đồng.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
	- GV hướng dẫn HS đọc đúng 1 số câu:
	+ Nào, bác cháu ta lên đường!
	+ Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!...
Kết hợp giải nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài (Kim Đồng, ông ké, Nùng, tây đồn, thầy mo, thong manh).
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1 và 2. Một HS đọc đoạn 3.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4.
 Tiết 2:
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. 10’
- Một HS đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời các câu hỏi:
	+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
	+ Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
	+ Cách đi đường của hai ông cháu như thế nào?
	- Ba HS nối tiếp nhau đọc các đoạn 2, 3, 4 – Cả lớp đọc thầm, trao đổi: Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?
Hoạt động 4: Luyện đọc lại. 5’
	- GV đọc diễn cảm đoạn 3. Hướng dẫn HS đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng. Sau đó mời 1 vài nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) thi đọc đoạn 3 theo cách phân vai.
	- Một HS đọc cả bài.
Kể chuyện: 18’
Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ
Dựa theo 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện, HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể toàn chuyện theo tranh
	- HS quan sát 4 tranh minh hoạ trong SGK.
	- Một HS khá kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1. GV nhận xét.
	- Từng cặp HS tập kể.
	- Bốn HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
	- Hai HS kể lại toàn truyện.
3. Củng cố, dặn dò. 5’
- GV hỏi: Qua câu chuyện này, các em thấy anh Kim Đồng là một thiếu niên như thế nào?
	- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết so sánh các khối lượng.
- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.
- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.
- Các bài tập cần làm:Bài 1,2,3,4.
II. Đồ dùng dạy - học: Một cân đồng hồ loại nhỏ (2 – 5kg).
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.5’
 HS viết đơn vị đo gam (g) và nêu mối liên hệ giữa gam và kg (1kg=...g).
Hoạt động 2: Luyện tập. 28’
Bài 1: - HS tự làm câu thứ nhất, sau đó GV thống nhất kết quả so sánh:
 585g > 558g.
- Cho HS nêu cách làm câu thứ 2: Thực hiện phép cộng số đo khối lượng ở vế phải rồi so sánh 2 số đo khối lượng.
	- HS tự làm phần còn lại. Sau đó GV gọi 1 số HS nêu miệng kết quả bài làm.
 744g ..>... 474g 305g .....<.... 350g
 400g + 8g...<.....480g 450g.....<...500g – 40g 
 1kg.....>.....900g + 5g 760 + 240......=...1kg.
Bài 2: - Yêu cầu HS đọc kỹ bài toán rồi phân tích: - Bài toán cho biết gì?- Bài toán hỏi gì? Gọi 1 vài em nêu cách làm:
	+ Tính 4 gói bánh nặng bao nhiêu gam?
	+ Tính số gam bánh và kẹo bác Toàn đã mua?
	- HS làm bài vào, 1 em làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV chữa bài.
 Giải: Bốn gói kẹo cân nặng là: 130 x 4 = 520 (g)
 Mẹ đã mua tất cả là: 520 + 175 = 695 (g)
 Đáp số: 695 g
Bài 3: - Cho HS đọc bài toán, nêu lại xem bài toán đã cho biết gì và bài toán hỏi gì?. Từ đó HS nêu cách làm bài:
	+ Tìm xem 10 quả bóng nhỏ cân nặng bao nhiêu gam?
	+ Tìm quả bóng to cân nặng bao nhiêu gam?
	- GV hỏi: Khi thực hiện phép tính 1kg – 600g thì phải làm thế nào? (phải đổi 1kg = 1000g rồi mới làm phép trừ).
	- HS làm bài vào VBT rồi chữa bài.
Giải: Số đường còn lại sau khi cô đã dùng làm bánh là:
 1000 – 400 = 600 (g)
 Mỗi túi có số đường là:
 600 : 3 = 200 (g)
 Đáp số: 200 g
Bài 4: GV tổ chức cho HS cân hộp bút và hộp đồ dùng học toán, ghi lại khối lượng của 2 vật đó. Sau đó cho HS so sánh khối lượng của 2 vật và TLCH: “Vật nào nặng hơn?”; “Cả hai vật nặng bao nhiêu?”.
Hoạt động 3: Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. 5’
	- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS
	- Dặn HS về ôn lại bảng nhân 9.
Đạo đức
Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
	- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- HS khá, giỏi: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
 *KNS: - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.
II. Tài liệu và phương tiện: Tranh minh hoạ truyện Chị Thuỷ của em – VBT.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Phân tích truyện Chị Thuỷ của em. 10’
	* Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đỡ láng giềng.
 * Cách tiến hành:
 - GV kể chuyện – HS quan sát tranh ở VBT.
	- HS đàm thoại theo các câu hỏi:
	+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
	+ Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ?
	+ Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?
	+ Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ?
	+ Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
	- GV kết luận.
Hoạt động 2: Đặt tên tranh. 10
	* Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.
* Cách tiến hành.
- GV chia nhóm. Mỗi nhóm thảo luận 1 bức tranh và đặt tên cho từng bức tranh.
- HS thảo luận nhóm 4 về nội dung tranh và đặt tên cho tranh.
	- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
	- GV kết luận về nội dung từng tranh.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. 10’
	* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình trước ý kiến , quan niệm có liên quan đến việc đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
* Cách tiến hành.
- GV giải thích cho HS hiểu về ý nghĩa của các câu tục ngữ.
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ của mình đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học.
 a) Hành xóm tắt lửa , tối đèn có nhau.
 b) Đèn nhà ai nhà nấy rạng.
 c) Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm.
 d) Trẻ em cũng cần quan tâm , giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc làm phù hợp với khả năng.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày,các nhóm khác góp ý bổ sung.
- GV kết luận: Các ý kiến a, c, d là đúng; ý kiến b là sai
Hướng dẫn thực hành: 5’
 - Thực hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Thứ ba ngày 04 tháng 12 năm 2012
Âm nhạc
Toán
Bảng chia 9
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9).
- Các bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,3). Bài 2 ( cột 1,2,3). Bài 3,4.
- Bài 1 (cột 4) Bài 2 (cột 4) dành cho HS khá, giỏi.
II. Đồ dùng dạy - học: Các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:5’
- Gọi 2 HS đọc thuộc bảng nhân 9- hỏi 1 số phép tính trong bảng.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới : 28’
Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia cho 9 từ bảng nhân 9
a. Nêu phép nhân 9:
	- Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn? (HS nêu được phép tính: 9 x 3 = 27).
b. Nêu phép chia cho 9:
	- Có 27 chấm tròn trên các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa? (HS nêu được phép tính: 27 : 9 = 3).
c. Từ phép nhân 9 ta lập được phép chia 9:
	Từ 9 x 3 = 27 ta có 27 : 9 = 3.
Hoạt động 2: Lập bảng chia 9.
	- HS chuyển từ phép nhân 9 sang phép chia 9:
	9 x 1 = 9 ta có 9 : 9 = 1;.......; 9 x 10 = 90 ta có 90 : 9 = 10.
	- Tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 9.
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1 (Số?): - HS lập lại bảng chia 9.
	- Gọi một vài HS đọc thuộc bảng chia 9.
- Cho HS đọc yêu cầu .
 18 : 9 = 27 : 9 = 54 : 9 = 63 : 9 =
 45 : 9 = 72 : 9 = 36 : 9 = 63 : 7 =
 9 : 9 = 90 : 9 = 81 : 9 = 72 : 9 =
- Gọi HS nêu phép tính và kết quả nối tiếp.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài 2 (Tính nhẩm):
	- HS tính nhẩm theo từng cột, trước hết dựa vào bảng nhân 9 để tìm kết quả phép nhân, rồi suy ra kết quả 2 phép chia tương ứng.
Ví dụ : 9 x 5 = 45
 45 : 9 = 5
 45 : 5 = 9
- HS nêu miệng, cột 4 dành HS khá giỏi
Bài 3: - HS đọc thầm bài toán rồi tìm hiểu đề bài. - Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
	- HS tự làm bài vào, 1 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Giải: Một túi có số ki- lô- gam gạo là:
 45 : 9 = 5(kg)
 Đáp số: 5kg.
Bài 4:Cho HS đọc đề toán .
- Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì?
- Cho cả lớp giải vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng giải cả lớp cùng GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. Giải: Có tất cả số túi là:
 45 : 9 = 5 (túi)
 Đáp số: 5túi.
C. Chấm bài – Nhận xét , dặn dò. 5’
	- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS
	- Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học.
Luyện từ và câu
Cô Mĩ Hoa dạy
Tự nhiên và xã hội
Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống
I. Yêu cầu cần đạt:
- Kể được tên 1 số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,... ở địa phương.
- HS khá, giỏi: Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.
 * KNS : - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 52, 53, 54.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK. 20’
* Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh.
* Cách tiến h ... 0 dòng thơ đầu.
- Nhiều HS thi đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
3. Củng cố, dặn dò. 5’
GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL 10 dòng thơ đầu. Khuyến khích HS HTL cả bài thơ.
Chính tả
Nghe - viết: Nhớ việt bắc
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần au/ âu (BT2); Làm đúng BT(3) a/b.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: GV đọc cho HS viết các từ ngữ: thứ bảy, giày dép, dạy học, kiếm tìm, niên học...
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn thơ, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Bài chính tả có mấy câu thơ? (5 câu – 10 dòng thơ).
	+ Bài thơ thuộc thể loại nào? Cách trình bày các câu thơ thế nào?
	+ Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa?
- HS đọc thầm lại 5 câu thơ, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài (Điền vào chỗ trống au hay âu).
- HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 1 số HS nêu kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	- Gọi một số HS đọc lại bài theo lời giải đúng, GV sửa lỗi phát âm cho HS. Cả lớp chữa bài vào VBT.
Bài tập 3 (lựa chọn): Điền vào chỗ trống.
- GV cho HS làm bài 3a; HS khá, giỏi làm thêm bài 3b.
- Mời 3 nhóm (mỗi nhóm 4 em) tiếp nối nhau điền vào 4 chỗ trống trên băng giấy, sau đó đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
	- GV giải nghĩa các từ: tay quai, miệng trễ.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Nhắc nhở HS ghi nhớ chính tả.
Tập làm văn
Nghe - kể: Tôi cũng như bác. Giới thiệu hoạt động
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe và kể lại được câu chuyện Tôi cũng như bác (BT1).
- Bước đầu biết giới thiệu 1 cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện vui Tôi cũng như bác.
	- Bảng lớp viết gợi ý kể lại truyện vui; gợi ý làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Kiểm tra 3 – 4 HS đọc lại bức thư viết gửi bạn miền khác; GV nhận xét, chấm điểm.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp quan sát tranh minh hoạ và đọc lại 3 câu hỏi gợi ý.
	- GV kể chuyện lần 1. Sau đó, dừng lại hỏi HS:
	+ Câu chuyện này xảy ra ở đâu? (ở nhà ga).
	+ Trong câu chuyện có mấy nhân vật? (2 nhân vật: Nhà văn già và người đứng cạnh).
	+ Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo? (Vì ông quên không mang kính).
	+ Ông nói gì với người đứng cạnh? (Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với!)
	+ Người đó trả lời ra sao? (Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi vì...)
	+ Câu TL có gì đáng buồn cười? (Người đó tưởng nhà văn không biết chữ)
	- GV kể tiếp lần 2.
	- HS nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện. GV khen những HS nhớ truyện, kể phân biệt lời các nhân vật.
Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu bài tập.
	- GV chỉ các gợi ý đã viết trên bảng lớp, nhắc HS:
	+ Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu với 1 đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình.
	+ Nói năng đúng nghi thức với người trên.
	+ Em cần giới thiệu về các bạn trong tổ theo đầy đủ các gợi ý a, b, c...
	- GV mời 1 HS khá, giỏi làm mẫu.
	- HS làm việc theo tổ, từng em tiép nối nhau đóng vai người giới thiệu. Sau đó đại diện các tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
Thứ 6 ngày 10 tháng 12 năm 2010
Tự nhiên và xã hội
Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (Tiếp)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Kể được tên 1 số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,... ở địa phương.
- HS khá, giỏi: Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.
II. Đồ dùng dạy, học: Tranh ảnh sưu tầm về 1 số cơ quan của tỉnh, bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động 1: Giới thiệu về tỉnh nơi bạn đang sống
- HS tập trung các tranh ảnh, bài báo; sau đó trang trí, xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp.
- Cả lớp và GV bình chọn bạn giới thiệu hay nhất.
Hoạt động 2: Vẽ tranh
- GV gợi ý cách thể hiện. Khuyến khích trí tưởng tượng của HS.
- HS tiến hành vẽ. Sau đó dán tranh đã vẽ lên bảng, gọi 1 số HS mô tả tranh vẽ hoặc bình luận tranh vẽ.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
Thủ công
Cắt, dán chữ H, U (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U.
	- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng (Không bắt buộc HS phải cắt lượn ở ngoài và trong chữ U. HS có thể cắt theo đường thẳng).
	- Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
II. GV chuẩn bị: Mẫu chữ H, U cắt đã dán và mẫu chữ H, U cắt rời chưa dán.
	- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: HS thực hành cắt dán chữ H, U.
	- GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các bước kẻ, cắt chữ H, U.
	- GV nhận xét và hệ thống các bước kẻ, cắt, dán chữ H, U theo quy trình:
	+ Bước 1: Kẻ chữ H, U.
	+ Bước 2: Cắt chữ H, U.
	+ Bước 3: Dán chữ H, U.
	- GV tổ chức cho HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, U.Trong khi HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. Nhắc HS dán chữ cho cân đối và phẳng.
	- Tổ chức cho HS trưng bày, đánh giá và nhận xét sản phẩm.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.
	GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và KN thực hành của HS.
Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
Toán
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết đặt tính và tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (có dư ở các lượt chia).
	- Biết giải bài toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 78 : 4.
	- GV nêu phép chia 78 : 4. Gọi HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép chia.
	- Cho HS nêu lại cách thực hiện từng bước chia của phép chia và nêu kết quả phép chia. Sau đó cho HS nhận xét ở các lượt chia (đều có dư).
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài ở trên bảng để HS vừa nói vừa viết và củng cố cách thực hiện phép chia.
Bài 2: - HS đọc và tìm hiểu đề bài (Đây là bài toán gắn với 1 vấn đề của thực tế).
	- GV cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải hợp lý.
Bài giải
Ta có phép chia: 33 : 2 = 16 (dư 1).
Số bàn có 2 HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa nên cần có thêm 1 bàn nữa. 
Vậy số bàn cần có ít nhất là: 16 + 1 = 17 (bàn).
 Đáp số: 17 bàn
Bài 3 (dành cho HS khá, giỏi): Cho HS tự vẽ hình rồi chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4: Hướng dẫn HS lấy 8 hình tam giác rồi xếp thành hình vuông.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
	GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện chia cho thành thạo.
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm cuối tuần
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp, học tập.
- Bình xét thi đua.
- Nêu kế hoạch tuần tới.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
a. Cán sự lớp nhận xét: Về vệ sinh cá nhân; Về nề nếp học tập.
b. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm của HS trong tuần: 
- Khen ngợi những học sinh có nhiều tiến bộ, có ý thức trong học tập và các hoạt động khác.
- Nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: không thuộc bài khi đến lớp, hay quên sách vở, hay nói chuyện riêng, ý thức học tập chưa tốt.
c. Bình xét thi đua.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
	- Tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu. 
- Động viên, khuyến khích HS tham gia giải báo bảng Toán và Tiếng Việt; Tập luyện TDTT như cờ vua, bóng bàn, ném bóng, ... để chuẩn bị tham gia HKPĐ cấp trường
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.
Luyện từ và câu
Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào?
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1).
- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2).
- Tìm đúng bộ phận trong câu TLCH Ai (cái gì, con gì)? Thế nào? (BT3).
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Kiểm tra 2 HS làm lại bài tập (T13: BT2 và BT3).
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập (Tìm các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ).
	- 1 HS đọc lại 6 dòng thơ trong bài Vẽ quê hương.
	- Giúp HS hiểu thế nào là các từ chỉ đặc điểm – GV hỏi:
	+ Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì? – HS trả lời, GV gạch chân dưới các từ xanh.
	+ Sông máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì? – HS trả lời, GV gạch chân.
	- Tương tự, GV yêu cầu HS tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật tiếp theo: trời mây, mùa thu
- 1 vài HS nhắc lại các từ chỉ đặc điểm của từng sự vật trong đoạn thơ. GV giải thích thêm rồi cho HS làm bài vào VBT.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập.
	- GV hướng dẫn HS cách làm bài.
	- 1 HS đọc câu a, GV hỏi:
	+ Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau?
	+ Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về những đặc điểm gì?
	- Tương tự, HS suy nghĩ và làm bài b, c, d.
	- HS phát biểu ý kiến, GV treo bảng phụ đã kẻ bảng, điền nội dung vào bảng để chốt lại lời giải đúng. HS làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
Bài tập 3 (Tìm bộ phận của câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? Thế nào?.
	- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. Một HS nói cách hiểu của mình: Cả 3 câu văn đều viết theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) – thế nào? Nhiệm vụ của HS là tìm đúng bộ phận chính trong mỗi câu TLCH Ai (cái gì, con gì)? và bộ phận TLCH Thế nào?
	- HS làm bài vào nháp, sau đó phát biểu ý kiến. GV gạch chân các từ đó trên bảng rồi cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	- HS làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
	GV yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập, HTL các câu thơ có hình ảnh so sánh đẹp ở BT2.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_14_tran_thi_tuyet.doc