Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - Trường PTDTBT TH & THCS Bùi Thị Xuân

Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - Trường PTDTBT TH & THCS Bùi Thị Xuân

Mĩ thuật: Vẽ theo mẫu

VẼ CON VẬT QUEN THUỘC

I/ Mục tiêu

- Học sinh tập quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng một số con vật quen thuộc.

- Biết cách vẽ và vẽ được hình con vật - HS yêu mến các con vật.

II/Chuẩn bị

 GV: - Tranh, ảnh một vài con vật.

 HS : - Sưu tầm tranh,ảnh về bài vẽ con vật của HS lớp trước.

 - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.

 III/Hoạt động dạy-học chủ yếu

 1.Kiểm tra đồ dùng.

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - Trường PTDTBT TH & THCS Bùi Thị Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG Khối Lớp:3
 TUẦN: 14 Từ : 19/11 - 23/ 11/ 2012
THỨ 
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
 SÁNG 
THỨ 
 HAI
MT
1
Vẽ theo mẫu: vẽ con vật quen thuộc
T ĐỌC
2
Người liên lạc nhỏ
TĐ- KC
3
Người liên lạc nhỏ
TOÁN
4
Luyện tập
CHIỀU THỨ BA
TOÁN 
1
Bảng chia 9
CT
2
N-V : Người liên lạc nhỏ
TNXH
3
Tỉnh (TP) nơi bạn đang sống (t1)
T D
4
Ôn bài thể dục phát triển chung
CHIỀU THỨ TƯ
T ĐỌC
1
Nhớ Việt Bắc
TOÁN
2
Luyện tập
LTVC
3
Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào ?
T ÊĐÊ
4
T ÊĐÊ
5
CHIỀUTHỨ NĂM
 N
1
Học bài hát ngày mùa vui
T.VIẾT
2
Ôn chữ hoa : K
TOÁN 
3
Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số
TNXH
4
Tỉnh (TP) nơi bạn đang sống (TT)
TD
5
Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung
 Giáo viên soạn bài chú ý điều chỉnh số 5842 BGD&ĐT
 ---------------------------------------------------------------------------
 Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012.
 Mĩ thuật: Vẽ theo mẫu
VẼ CON VẬT QUEN THUỘC
I/ Mục tiêu
- Học sinh tập quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng một số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ và vẽ được hình con vật - HS yêu mến các con vật. 
II/Chuẩn bị 
 GV: - Tranh, ảnh một vài con vật. 
 HS : - Sưu tầm tranh,ảnh về bài vẽ con vật của HS lớp trước.
 - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.
 III/Hoạt động dạy-học chủ yếu
 1.Kiểm tra đồ dùng.
 2.Bài mới. a.Giới thiệu
 b.Bài giảng
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: 05’Quan sát,nhận xét
 - Giáo viên giới thiệu hình ảnh một số con vật để HS nhận biết:
+ Tên các con vật?
+ H/ dáng bên ngoài và các bộ phận ? 
+ Sự khác nhau của các con vật?
- Yêu cầu học sinh tả lại đặc điểm con vật mà mình thích.
Hoạt động 2: 10’Cách vẽ 
+ Hình dung con vật sẽ vẽ.
+ Vẽ các bộ phận lớn trước.
+ Vẽ các bộ phận nhỏ sau
+ Vẽ hình vừa với phần giấy.
- Chú ý các dáng hoạt động của con vật: đi, đứng, chạy ...
- Vẽ màu tự chọn. 
Hoạt động 3: 15’ Thực hành
- GV yêu cầu HS.
- GV đến từng bàn để hướng dẫn.
+ HS chọn con vật và vẽ theo trí nhớ.
+ Có thể vẽ 1-2 con vật mà mình thích.
+ Vẽ thêm hình ảnh phụ cho sinh động.
- Vẽ màu có đậm, có nhạt.
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Khác nhau về hình dáng.. 
+ Màu sắc khác nhau về đậm nhạt.
+ Tô kín màu nền
+ Vẽ tiếp hoạ tiết ở vở tập vẽ 3
- Làm bài vào vở tập vẽ 3
+ Thực hành tại lớp
Hoạt động 4: 03’ Nhận xét,đánh giá.
- GV gợi ý HS nhận xét,xếp loại bài vẽ.
- GV nhận xét chung giờ học.
 Dặn dò HS: - Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.Giờ sau mang đất nặn
 ---------------------------------------------------------------------
Tập đọc – Kể chuyện: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
 I/ Mục tiêu: 
A. Tập đọc.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vu dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng (TL được các câu hỏi dưới bài học)
- Giáo dục Hs biết yêu quí, kính trọng những người dân tộc.
B. Kể Chuyện.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa
- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị: GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
 III/ Các hoạt động:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ổn định: (1’) Hát.
Bài cũ: (4’) Cửa Tùng 
 3. Bài mới : Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1: Luyện đọc (30’)
Gv đọc mẫu bài văn giọng chậm rãi.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
- Gv giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Gv YC Hs nói những điều các em biết về anh Kim Đồng.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
GV rút ra những từ HS phát âm sai, ghi bảng . HD luyện đọc 
HD cách đọc các câu khó 
- Gv mời Hs giải thích từ mới: Ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (7’)
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Anh Kim Đồng đựơc giao nhiệm vụ gì?
+ Vì sao cán bộ phải đóng vai ông già Nùng?
+ Cách đi đường của hai Bác cháu như thế nào?
+ Tìm những chi tiết nói lên sự dũng cảm nhanh trí của anh Kim Đồng khi gặp địch?
- Gv chốt lại.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố (8’)
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.(15’)
- Gv mời Hs nhìn tranh kể lại từng đoạn câu chuyện 
- Gv nhận xét, tuyên dương những Hs kể hay.
4. Củng cố, dặn dò.5’ Về luyện đọc lại bài, tập kể lại câu chuyện.
- Chuẩn bị bài: Nhớ Việt Bắc. Nhận xét bài học.
- 2 HS đọc TLCH SGK
- HS đọc thầm theo Gv.
-HS xem tranh minh họa.
-HS lắng nghe.
-HS nói tiểu sử anh Kim Đồng.
-Hs tiếp nối đọc từng câu trước lớp .
-Luyện đọc từ phát âm sai
-Luyện đọc các câu khó 
-4 HS đọc 4 đoạn trong bài.
-HS giải thích các từ khó trong bài. 
-4 HS tiếp nối đọc 4 đoạn trước lớp 
-Hs đọc từng đoạn trong nhóm 2.
-Thi đọc giữa các nhóm 
-Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1 và đoạn 2.1 Hs đọc đoạn 3.
-Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4
-HS đọc thầm đoạn 1, TLCH:
-Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
-Vì vùng này là vùng của người Nùng ở. Đóng như vậy để che mắt địch.
-Đi rất cẩn thận. Kim Đồng đeo túi đi trước một quãng. Ong ké lững thững đi đằng sau
HS đọc thầm đoạn 2, 3, 4.
-HS thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
-HS nhận xét.
-HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.
-HS nhận xét.
-HS nêu YC
-HS thi kể từng đoạn của câu chuyện trước lớp .
-HS nhận xét.
-Vài HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
 ------------------------------------------------------------------------------
 Toán: (T 66) LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
- Biết so sánh các khối lượng.
- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.
- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.
-Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
* HS cần làm các BT: Bài 1; bài 2; bài 3; bài 4/ trg 67
II/ Chuẩn bị: GV: Chiếc cân đĩa, Cân đồng hồ.	 
III/ Các hoạt động:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định: 1’ Hát.
2. Bài cũ: 4’ 
3. Bài mới : 27’ Giới thiệu bài 
Bài 1: Điền dấu >, <, = ?
- Gv viết lên bảng 744g  474g YC Hs so sánh.
- Gv hỏi: Vì sao em biết 744g > 474g.
- Vậy khi so sánh các số đo khối lượng chúng ta cũng so sánh như với các số tự nhiên.
GV nhận xét , ghi điểm 
Bài 2: Giải bài toán
 + Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết mẹ hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ta phải làm như thế nào?
+ Số gam kẹo biết chưa?
GV nhận xét , ghi điểm 
Bài 3: Giải bài toán
+ Cô Lan có bao nhiêu đường?
+ Cô Lan đã dùng hết bao nhiêu gam đường?
+ Cô làm gì về số đường còn lại?
+ 1kg = ? g
+ Bài toán yêu cầu tính gì?
 GV nhận xét , ghi điểm 
Bài 4: Thực hành cân 1số đồ dùng học tập
- Gv chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 4 Hs.
- Gv phát cho các nhóm thực hành cân các đồ dùng học tập của mình và ghi số cân vào vở.
YC Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
4. Củng cố, dặn dò.5’ 
- Gọi HS nhắc lại ND bài . Về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị bài: Bảng chia 9. Nhận xét tiết học.
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs so sánh: 744g > 474g
Hs cả lớp làm bài vào BC. Vài Hs lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét bài của bạn, chữa bài 
-Hs đọc yêu cầu của bài.
Mẹ Hà mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh.
-Ta lấy số gam kẹo cộng với số gam bánh.
-Chưa biết phải đi tìm.
Hs làm bài vào vở.1 Hs lên bảng làm bài.Hs chữa bài vào vở.
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
-Cô Lan có 1kg đường.
-Cô dùng hết 400gam đường.
C-hia đều số đường còn lại vào 3 túi nhỏ.
1kg = 1000 g
-Tính số gam đường trong mỗi túi nhỏ.
-Cả lớp làm bài vào vở.1 Hs lên bảng làm. Cả lớp nhận xét bài của bạn.
Các nhóm thi đua làm bài.
Nêu KQ, Các nhóm khác bổ sung 
---------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012.
Toán: T 67 BẢNG CHIA 9 
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán(có một phép chia 9)
-Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
* HS cần làm các BT: bài tập 1(cột 1, 2, 3); bài 2(cột 1,2 3); bài 3; bài 4/ trg 68.
II/ Chuẩn bị:GV: Bảng phụ, phấn màu.
III/ Các hoạt động:
HĐ GV
HĐ HS
1.Ổn định: 1’ Hát.
2. Bài cũ: 4’ Luyện tập
- Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3. Hs đọc bảng nhân 9.
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới : 27’ Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs thành lập bảng chia 9.
- Gv gắn một tấm bìa có 9 hình tròn lên bảng và hỏi: Vậy 9 lấy một lần được mấy?
- Haỹ viết phép tính tương ứng với “ 9 được lấy 1 lần bằng 9”?
- Trên tất cả các tấm bìa có 9 chấm tròn, biết mỗi tấm có 9 chấm tròn . Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa.
- Gv viết lên bảng 9 : 9 = 1 YC Hs đọc phép lại phép chia 
- Gv viết lên bảng phép nhân: 9 x 2 = 18 và yêu cầu Hs đọc phép nhân này.
- Gv gắn lên bảng hai tấm bìa và nêu bài toán “ Mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?”.
- Trên tất cả các tấm bìa có 18 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?
-Hãy lập phép tính . 
- Vậy 18 : 9 = mấy?
- Gv viết lên bảng phép tính : 18 : 9 = 2.
* Hoạt động 2: Làm bài tập
Bài 1: Tính nhẩm
- Gv nhận xét.
Bài 2: Tính nhẩm
- Gv hỏi: Khi đã biết 9 x 5 = 45, có thể nghi ngay kết quảcủa 45 : 9 và 45 : 5 không? Vì sao?
- Gv nhận xét, chốt lại. 
Bài 3: Giải bài toán
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
Bài 4: Giải bài toán
4. Củng cố, dặn dò.5’ 
 - Gọi HS nhắc lại ND bài 
 - Về nhà học thuộc bảng chia 9. Chuẩn bị bài: Luyện tập.
 - Nhận xét tiết học.
 Hs quan sát hoạt động của Gv và trả lời: 9 lấy một lần được 9.
Phép tính: 9 x 1 = 9.
Có 1 tấm bìa.
Hs đọc phép chia.
Có 18 chấm tròn.
Có 2 tấm bìa.
Phép tính : 18 : 9 = 2
Bằng 2.
Hs đọc lại.
Hs tìm các phép chia còn lại.
Hs đọc thuộc lòng bảng chia 9 
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh tự làm bài.
 Hs nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp. Hs nhận xét.
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài vào BC.
Vài Hs lên bảng làm.
Chúng ta có thể ghi ngay, vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
Có 45 kg gạo được chia điều thành 2 túi
Mỗi túi có bao nhiêu kg gạo?
Hs tự làm bài,1 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét, sửa bài.
-Hs đọc đề bài.
Hs tự giải. 1 em lên bảng làm.
Hs nhận xét, chữa bài vào vở.
------------ ... âu thơ, tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về những đặc điểm gì?
- Gv HD HS làm câu a)
- Gv hỏi: Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau?
+ Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì?
- Tương tự Gv yêu cầu HS làm bài vào vở.
 Sự vật A SS về đặc điểm gì? Sự vật B.
 Tiếng suối trong tiếng hát.
 Ông hiền hạt gạo.
 Bà hiền suối trong. Giọt nước vàng mật ong. 
Bài tập 3: 
 Ai (cái gì, con gì) thế nào?
Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm.
Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.
Chợ hoa đông mịt người.
4. Củng cố, dặn dò.5’ Về nhà xem lại bài 
- Chuẩn bị : Ôn từ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh. Nhận xét tiết học.
-Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs đọc bài thơ 
Có đặc điểm chung là: xanh.
Xanh mát.
Cả lớp làm vào vở
2,3 Hs lên bảng thi làm bài.
Hs nhận xét, chữa bài 
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
So sánh tiếng suối với tiếng hát.
Đặc điểm trong : Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Hs làm bài vào vở.
2,3 Hs lên bảng làm bài.
Hs chữa bài .
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận theo nhóm 2.
Vài HS làm trên bảng lớp 
Hs nhận xét, sửa bài 
 ---------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 22 tháng 11 năm 2012
	Âm nhạc:	 Học Hát Bài: NGÀY MÙA VUI 
 (Dân ca Thái)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết hát theo giai điệu và thuộc lời 1.
	- Biết đây là bài hát của dân tộc Thái ở Tây Bắc.
	- Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
 - Hát thuân thục bài Ngày mùa vui
- Băng nhạc, máy nghe, tranh vẽ nội dung bài hát
	-Chép lời một lên bảng thành 8 dòng, tương đương 8 câu hát.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của gioá viên
 Hoạt động của học sinh
Học hát: Ngày mùa vui
1. Giới thiệu: Hương lúa chín và tiếng chim hót trong vườn, gợi lên phong cảnh thiên nhiên thanh bình. Đó là phong cảnh của vùng nông thôn, nơi đang có cuộc sống ấm no hạnh phúc, nơi có những con người chăm chỉ lao động và biết yêu quê hương. Đó là nộ dung bài hát: Ngày mùa vui, dân ca Thái (Tây Bắc)
2. Nghe bài hát
HS nghe bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày.
3. Đọc lời ca:
HS đọc lời ca trên bảng.
GV hỏi: Trong bài hát có từ nào các em chưa hiểu? Nếu có, GV giải thích từ khó.
Ví dụ từ “ nô nức” Nếu HS không hiểu, GV giải thích từ này có ý nghĩa là sự đông vui, nhộn nhịp.
4. Luyện thanh: 1- 2 phút.
5. Tập hát từng câu:
GV hát mẫu câu một, sau đó đàn giai điệu câu này 2 - 3 lần, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo.
GV tiếp tục đàn câu một và bắt nhịp ( đếm 1-2) cho HS hát cùng với đàn
Tập tương tự với các câu tiếp theo
Khi tập xong 2 câu thì GV cho hát nối liền hai câu với nhau
GV hát hai câu, đàn giai điệu và yêu cầu HS hát cùng với đàn. GV nhắc HS lấy hơi trước mỗi câu hát, ở dấu lặng đơn.
GV chỉ định 1-2 HS hát lại hai câu này
Tiến hành dạy những câu còn lại tương tự như trên.
6. Hát đẩy đủ cả bài.
- Cả lớp hát lời một
- Nửa lớp hát câu 1 - 4, nửa kia hát từ câu 5 - 8, rồi đảo lại.
7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
GV yêu cầu HS khi hát thể hiện sự rộn ràng, sôi nổi.
8. Sử dụng một vài cách hát tập thể:
- Tập hát nối tiếp: Mỗi tổ hát 2 câu, nối tiếp nhau đến hết bài.
- Tập hát đối đáp: Hai tổ hát đối đáp, mỗi tổ hát một câu.
GV chỉ định từng cặp HS hát đối đáp.
* Củng cố - dăn dò
HS ghi bài
HS theo dõi
HS nghe và cảm nhận
1-2 em đọc lời ca
HS nêu câu hỏi
HS luyện thanh
HS tập hát
HS thực hiện
HS tập lấy hơi khi hát
HS trình bày
HS thực hiện
HS hát đúng sắc thái
HS trình bày
HS thực hiện
HS trình bày
HS ghi nhớ
 ------------------------------------------------------------------------------
Tập viết: Ôn chữ hoa K 
A/ Mục tiêu: Xem SGV trang 267. 
 B/ Chuẩn bị: Mẫu chữ viết hoa K. Tên riêng Yết Kiêu và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
 C/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Yêu cầu HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn viết trên bảng con 
* Luyện viết chữ hoa :
- Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu học sinh tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu.
* Học sinh viết từ ứng dụng ( tên riêng): 
- Yêu cầu đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu: Yết Kiêu là một ông tướng tài thời nhà Trần. Ông có tài bơi lặn dưới nước nên đã đục thủng nhiều thuyền của giặc.
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì? 
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con chữ: Khi
 c) Hướng dẫn viết vào vở :
- Nêu yêu cầu viết chữ K một dòng cỡ nhỏ 
- Chữ Y và Kh : 1 dòng .
- Viết tên riêng Yết Kiêu 2 dòng cỡ nhỏ .
- Viết câu tục ngữ 2 lần.
- Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết , cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. 
 d/ Chấm chữa bài 
 đ/ Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà luyện viết phần bài ở nhà.
- Hai học sinh lên bảng viết : Ông Ích Khiêm , Ít . 
- Lớp viết vào bảng con. 
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. 
- Các chữ hoa có ở trong bài: Y, K.
- Theo dõi giáo viên viết mẫu.
- Lớp thực hiện viết vào bảng con.
- Một học sinh đọc từ ứng dụng: Yết Kiêu.
- Lắng nghe để hiểu thêm về một vị tướng thời Trần nổi tiếng của đất nước ta .
 - Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con.
- 1HS đọc câu ứng dụng:
Khi đói cùng chung một dạ,/ Khi rét cùng chung một lòn . 
+ Khuyên chúng ta phải đồn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn. Càng khó khăn, thiếu thốn thì càng phải đồn kết, giúp đỡ nhau.
- Lớp luyện viết chữ Khi vào bảng con. 
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Nhắc lại cách viết học chữ K.
 --------------------------------------------------------------------------
Toán: T 69 CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu:
- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư)
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia.
-Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
* HS cần làm các BT: bài 1(cột 1, 2, 3); bài 2; bài 3/ trg 70
II/ Chuẩn bị:* GV: Bảng phụ, phấn màu.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định: 1’ Hát.
2. Bài cũ: 4’ Luyện tập.
3. Bài mới : 27’ Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Gv viết lên bảng: 72 : 3 = ? YC Hs đặt tính theo cột dọc.
- Gv hướng dẫn cho Hs tính từ bước:
- Gv hỏi: Chúng ta bắt đầu chia từ đâu?
- GV HD HS thực hiện như SGK
=> Đây là phép chia có dư.
Lưu ý: Số dư trong phép chia phải nhỏ hơn số chia.
* Hoạt động 2: Làm bài tập.
Bài 1: Tính
+ Số dư ntn so với số chia?
- Gv nhận xét,ghi điểm 
Bài 2: Mỗi giờ có 60 phút. Hỏi 1/5 giờ có bao nhiêu phút ?
HDHS giải toán
Bài 3: Giải bài toán
+ Có tất cả bao nhiêu mét vải?
+ May một bộ hết mấy mét vải?
+ Muốn biết 31 mét vải may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo mà mỗi bộ may hết 3mát thì ta phải làm phép tính gì?
+ Vậy có thể may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa ra mấy mét vải?
- Gv nhận xét, chốt lại: 
 Ta có 31 : 3 = 10 (dư 1)
 Vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1m vải.
 4. Củng cố, dặn dò.5’ 
 - Gọi HS nhắc lại ND bài. Về nhà xem lại bài .
 - Chuẩn bị bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo).
 - Nhận xét tiết học.
 Hs đặt tính theo cột dọc và tính ở BC, 1HS làm trên bảng lớp, nêu cách tính 
Chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục mới đến hàng đơn vị.
- Vài HS nêu lại các bước thực hiện 
-Hs đọc yêu cầu .
- HS cả lớp làm bài vào BC.
Vài Hs lên bảng làm, nêu cách làm .
Hs nhận xét.
HS nêu 
- HS đọc bài toán
- 1số HS nêu cách làm
- 1HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
HĐ cá nhân làm bài vào vở . 1 HS làm trên bảng lớp 
 ----------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội: T 28 
 TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG (TT) 
 I .Mục tiêu :Sau bài học, HS biết :
 Kể một số cơ quan hành chính , văn hoá , giáo dục , y tế của huyện 
 Vẽ tranh về huyện, xã nơi bạn đang sinh sống
 Cần có ý thức gắn bó thương yêu nơi bạn sống.
 Luyện đọc và viết 1số từ ngữ theo nội dung bài học.
II. Đồ dùng dạy học : 
Hình ảnh phóng to trong SGK .Tranh ảnh sưu tầm về một số cơ quan của tỉnh
III .Hoạt động dạy và học : 
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )2 HS kể tên các trò chơi nguy hiểm và an toàn
GV nhận xét , ghi điểm
3. Bài mới:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
* Hoạt động 1: LÀM VIỆC VỚI SGK (8 phút)
+ Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV chia mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu các em quan sát các hình trong SGK trang 52, 53, 54 và nói về những gì các em quan sát được.
- GV có thể đi đến các nhóm và nêu câu hỏi gợi ý: Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục , y tế cấp tỉnh trong các hình.
Bước 2:
+ Kết luận:
Ở mỗi tỉnh ( thành phố) đều có các cơ quan: hành chính văn hoá, giáo dục, y tế để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ nhân dân.
* Hoạt động 2: NÓI VỀ TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG ( 12 phút )
+ Mục tiêu: HS hiểu biết về những cơ quan hành chính văn hoá
+ Cách tiến hành:
Bước 1:GV yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành chính, y tế.
Bước 2:
* Hoạt động 3: VẼ TRANH ( 12 phút )
+ Mục tiêu: biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh các cơ quan hành chính, y tế  của tỉnh nơi em đang sống.
+ Cách tiến hành:
Bước 1:GV gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hoá khuyến khích trí tưởng tượng của HS.
Bước 2:Dán tất cả tranh vẽ lên tường, gọi một số HS mô tả tranh vẽ (hoặc bình luận tranh vẽ). Nếu có điều kiện thì khuyến khích các em bằng những phần thưởng.
- HS làm việc theo nhóm
 - HS các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan.
HS khác bổ sung
- HS tập trung các tranh ảnh, bài báo, sau đó trang trí, xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp.
- HS có thể đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về các cơ quan của tỉnh mình.
HS tiến hành vẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 3 TUAN 14.doc