Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm

Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm

A. Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu nội dung bài học : Kim Đồng là người liên lạc nhỏ rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.

- Trả lời được câu hỏi SGK.

 B. Kể chuyện :

- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa .(HS K- G kể lại toàn bộ câu chuyện).

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
Tập đọc – Kể chuyện : ( Tiết 27- 14 )
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. Mục tiêu :
 A. Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung bài học : Kim Đồng là người liên lạc nhỏ rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
- Trả lời được câu hỏi SGK.
 B. Kể chuyện :
- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa .(HS K- G kể lại toàn bộ câu chuyện).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc và trả lời câu hỏi bài:'' Cửa Tùng''.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh hoạ và giới thiệu bài: 
- Ghi tên bài lên bảng
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu:
- GV đọc toàn bài một lượt, chú ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
+ Đoạn 1: Giọng kể thong thả
+ Đoạn 2: Giọng hồi hộp khi bác cháu gặp Tây đồn.
+ Đoạn 3: Giọng Kim Đồng bình thản, tự nhiên.
+ Đoạn 4: Giọng vui khi nguy hiểm đã qua.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc từng câu và luyện phát âm từ khó.
- Cho HS luyện đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Gọi HS đọc phần chú giải (sgk) để hiểu nghĩa các từ khó. 
- Cho HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Cho lớp đọc cả bài.
 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Cho HS đọc thầm cả bài trả lời câu hỏi sgk:
- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ?
- Tìm những câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ ?
- Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng ?
- Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào ?
* Giảng: Vào năm 1941, các chiến sĩ cách mạng của ta đang ., dũng cảm. 
- Hãy nêu nội dung chính của bài?
- 4. Luyện đọc lại bài:
- GV hướng dẫn HS cách đọc sau đó cho HS thi đọc diễn cảm theo CN, nhóm,...
- GV nhận xét, ghi điểm.
KỂ CHUYỆN
1. Xác định yêu cầu và kể mẫu
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
+ Tranh 1 minh hoạ điều gì ?
- Hai bác cháu đi đường như thế nào ?
- Hãy kể lại nội dung của tranh 2.
- Cho HS quan sát tranh 3 và hỏi: Tây đồn hỏi Kim Đồng điều gì ? Anh đã trả lời chúng ra sao ?
- Kết thúc của câu chuyện như thế nào?
2. Kể theo nhóm
- Chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
3. Kể trước lớp
- Cho một số nhóm thi kể trước lớp.
- Tuyên dương học sinh kể tốt.
C. Củng cố - dặn dò:
- Phát biểu cảm nghĩ của em về anh Kim Đồng.
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Nhớ Việt Bắc.
- 3 đọc, trả lời.
- HS nhắc.
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu
- HS nối tiếp đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- HS đọc : Kim Đồng, ông ké,...
- Mỗi nhóm 4 HS lần lượt từng HS đọc một đoạn theo nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối
- ...bảo vệ và đưa bác cán bộ đến địa điểm mới.
- Bác cán bộ đóng vai  đi cào cỏ lúa.
- ...Vì đây là vùng . địa phương và không nghi ngờ.
- Kim Đồng đi đằng trước bác cán bộ lững thững theo sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đi sau tránh vào ven đường.
- HS luyện đọc.
- HS đọc y/c.
+ Tranh 1: Minh hoạ cảnh đi đường của hai bác cháu.
- Kim Đồng đi trước, bác cán bộ đi sau. ...
- 1 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét: 
- Tây đồn hỏi Kim Đồng đi đâu, anh trả lời chúng là đi mời thầy mo về cúng cho mẹ đang bị ốm rồi giục bác cán bộ lên đường kẻo muộn.
- Kim Đồng đã đưa bác cán bộ đi an toàn. Bọn Tây đồn có mắt mà như thong manh nên không nhận ra bác cán bộ.
- Mỗi nhóm 4 HS. HS chọn kể lại đoạn truyện mà mình thích. HS trong nhóm theo dõi và góp ý cho nhau.
- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
- HS tự nêu.
Toán : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:	Giúp HS :
- Biết so sánh các khối lượng. 
- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.
- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học: Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
 Giáo viên đặt một số vật lên cân.
- Yêu cầu HS đọc số cân nặng của một số vật.
B. Dạy học bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1:
- Viết lên bảng 744g....474 kg và yêu cầu HS so sánh.
- Vì sao em biết 744g > 474kg ?
- Vậy khi so sánh các số đo khối lượng chúng ta cũng so sánh như với các số tự nhiên.
- Gọi 4 HS lên B làm 4 bài tiếp theo, lớp làm bảng con.
 Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết mẹ Hà mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ta phải làm thế nào ?
- Số gam kẹo đã biết chưa ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Thu chấm 10 bài. Sửa bài, nhận xét
Bài 3:
GV h/d cho HS làm bài trên phiếu học tập.
Gv thu phiếu chấm, sửa bài trên bảng lớp.
Bài 4:
- Cho HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 6 HS, lần lượt các nhóm tự thực hành cân một số đồ dùng học tập của mình và ghi số cân vào vở bài tập.
C. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài. Gọi 1 HS giải bài tập 2
- Bài sau: Bảng chia 9.
- 3 HS đọc 
- 744g > 474kg
- Vì 744 > 474
4 HS lên bảng làm bài tập : 
400g + 8g....480g; 305g..350g
1kg.....900g+5g; 450g...500g+40g
Lớp làm b/c: 760g +240g...1kg
- HS đọc bài toán sgk.
- Mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ?
- Ta phải lấy số gam kẹo cộng với số gam bánh 
- Chưa biết và phải đi tìm
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở Bài giải
Số gam kẹo mẹ Hà đã mua là:
130 x 4 = 520 ( g )
Số gam bánh và kẹo mẹ Hà đã mua là :
175 + 520 = 695 ( g )
 ĐS: 695 g
- HS đọc bài toán
- HS làm bài: Đổi: 1kg = 1000g
Số gam đường còn lại sau khi dùng là: 1000 – 400 = 600(g)
Mỗi túi có số gam đường là:
 600 : 3 = 200 (g)
 ĐS: 200g
- Học sinh thực hành cân theo nhóm và ghi số đo vào vở.
Đạo đức : QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Nêu được một số việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 
- Biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Đối với HS khá giỏi: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
II. Đồ dùng dạy học : Nội dung bài dạy, tranh ảnh liên quan đén bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: - Giáo viên ghi đề lên bảng 
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống và đóng vai.
a. Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng với hàng xóm, láng giềng qua một số tình huống phổ biến.
b. Tiến hành:
- GV treo bảng phụ ghi sẵn 4 tình huống.
- GV chỉ định mỗi tổ ( 1 tổ ) xử lí 1 tình huống:
+ Tình huống A ( tổ 1 ) Bác Hai ở cạnh nhà em bị cảm. Bác nhờ em đi gọi hộ cô con gái Bác đang làm việc ở nhà máy dệt.
+ Tình huống B ( tổ 2 ) Bác Nam có việc vội phải đi đâu đó, Bác nhờ em trông nhà giúp .
+ Tình huống C ( tổ 3 ) Các bạn đến nhà em chơi và cười đùa ầm ĩ, trong khi bà cụ hàng xóm đang ốm.
+ Tình huống D ( tổ 4 ) Khách của gia đình bác Hải đến chơi nhà mà cả nhà đi vắng hết. Người khách nhờ em chuyển giúp lá thư cho bác Hải.
- Gọi 4 HS đọc lại 4 tình huống ở bảng phụ
- Nhận xét tuyên dương
* Liên hệ: Lớp mình em nào làm được như thế trong 2 tình huống A, B ?
- Đã có lần nào em thực hiện như bạn trong tình huống C, D ?
 - Gv chốt ý chính.
* Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
a. Mục tiêu: Học sinh biết đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm láng giềng.
b. Tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 4 và các việc làm a, b, c, d.
- GV yêu cầu HS dùng bút chì ghi chữ đúng ( Đ ) trước việc nên làm, chữ sai ( S ) trước những việc không nên làm. 
* Trò chơi tiếp sức 
- GV treo 2 bảng phụ ghi sẵn nội dung của bài tập 4 và phổ biến cách chơi.
- GV cho cả lớp rà soát lại bài tập của HS ở vở bài tập đạo đức.
- Nhận xét tuyên dương
* Kết luận: Các việc làm a, d, e, g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng. Việc b, c, đ là những việc làm không nên làm.
* Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên
- Phổ biến trò chơi: Các em sẽ xung phong làm phóng viên phỏng vấn một số bạn trong lớp theo gợi ý sau: 
a. Bạn hãy cho bạn biết đã làm gì để giúp đỡ hàng xóm láng giềng của mình?
b. Theo bạn, bạn sẽ làm gì trước tình huống sau:
+ Đang ngồi học, bỗng bạn Lan nghe tiếng trẻ em khóc rất lâu ỏ nhà bên cạnh. Nếu bạn là Lan bạn sẽ làm gì ?
+ Khi gặp những người hàng xóm lớn tuổi, bạn sẽ làm gì ?
+ Theo bạn tình làng nghĩa xóm có gì đáng quý ?
+ Bạn cần làm gì để tình làng nghĩa xóm càng thêm gắn bó ?
( Có thể cho cả lớp bình chọn phóng viên hay )
- Nhận xét tuyên dương
D. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương
- Chuẩn bị tiết 2.
+ Em đã làm gì trong mỗi tình huống sau ?
- 4 HS đọc 
- Các nhóm thảo luận và lên đóng vai
- HS tự liên hệ.
- HS đọc
- HS thực hiện hoạt động cá nhân
- HS đọc y/c bài tập.
- Cả lớp rà soát lại bài tập
- HS lắng nghe
+ Nhiều HS được phỏng vấn và trả lời
Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2011
Tập đọc : )
NHỚ VIỆT BẮC
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu biết nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp, đánh giặc giỏi. 
- Trả lời được các câu hỏi SGK. Thuộc 10 dòng thơ đầu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc ( phóng to )
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Người liên lạc nhỏ.
B. Dạy học bài mới
 2. Luyện đọc
 a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng tha thiết, tình cảm và nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, thể hiện sự tự hào ở đoạn cuối khi nói về người Tây Bắc đánh giặc giỏi.
 b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Cho HS nối tiếp đọc từng câu từ đầu cho đến hết.
GV uốn nắn, sửa sai. Kết hợp cho HS đọc một số từ khó: thắt lưng, rừng phách, chuốt,...
* Gv h/d HS luyện đọc từng đoạn.
HS1: 4 dòng đầu.
HS2: 6 dòng tiếp theo.
HS3: khổ còn lại.
- GV kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ khó: VB, đèo, giang, phách, ân tình, thủy chung,...
* GV cho HS luyện đọc theo nhóm, mỗi nhóm 3 em nối tiếp nhau đọc.
* Cho HS đọc cả bài.
 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV cho HS đọ ... iải:
1/5 giờ có số phút là:
60 : 5 = 12 (phút)
ĐS : 12 phút
- HS đọc đề 
- Có tất cả 31 mét vải
- May một bộ quần áo hết 3m vải
- Làm phép tính chia 31 : 3 = 10 (dư 1)
- May được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1m vải.
Bài giải
Ta có 31 : 3 = 10 ( dư 1 )
Vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1 mét vải
Đáp số : 10 bộ quần áo thừa 1 mét vải
Tập viết : ÔN CHỮ HOA K 
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa K ( một dòng ), Kh,Y (( một dòng ) 
- Viết đúng tên riêng Yeát Kieåu ( một dòng ) câu ứng dụng ( một lần ) bằng chữ cở nhỏ :
 Khi ñoùi cuøng chung moät daï
 Khi reùt cuøng chung moät loøng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ viết hoa Y, K
- Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
- Vở tập viết 3, tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà.
- HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng ở tiết trước.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
C. Hướng dẫn viết 
* Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa
 - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng các chữ viết hoa và gợi ý HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu chữ cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
* Viết bảng
- Yêu cầu HS viết chữ hoa. GV chỉnh sửa cho từng HS.
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng Yeát Kieåu.
- GV giải thích từ 
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Yeát Kieåu 
GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
* GV giải thích câu ứng dụng
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết b/c: GV theo dõi và sửa lỗi cho HS.
*Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- Cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở tập viết 3, tập 1
- Yêu cầu HS viết bài.
- GV quan sát, uốn nắn HS.
- Thu và chấm 7 – 10 bài
- Nhận xét.
D. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- HS về nhà luyện viết thêm 
- Bài sau: Ôn chữ hoa L
- Có các chữ hoa Y, K	
- HS nhắc lại. 
- Quan sát, lắng nghe
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết bảng con.
- HS đọc.
- HS trả lời
- Bằng 1 con chữ o
- HS viết bảng con.
- 3 HS đọc: 
 - HS trả lời. 
- 1 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào b/c.
- HS viết: 
+ 1 dòng chữ K cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Kh,Y cỡ nhỏ
+ 2 lần từ ứng dụng cỡ nhỏ
+ 2 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
Toán : CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( tt )
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số(có dư ở các lược chia)
- Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông.
- HS làm được bài tập 1, bài 2, 4.
II. Đồ dùng dạy học: -Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra vở bài tập về nhà của HS.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
 * Phép chia 78 : 4
- Viết lên bảng phép chia 78 : 4 = ? và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Cho cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép chia trên, nếu HS tính đúng GV cho HS nêu cách tính sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS yếu, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học ở SGK.
- GV cho HS nhắc lại cách thực hiện.
3. Luyện tập 
Bài 1
- GV gọi HS lên Bảng làm câu a. Gọi HS dưới lớp nhận xét, nêu cách thực hiện.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Câu b cho HS làm vào vở. GV chấm vở. Nhận xét.
Bài 2:
- GV hướng dẫn sâu đó gọi 2 HS lên B làm. Lớp làm b/c.
- GV – HS nhận xét chốt lời giải đúng.
 Bài 4: Tổ chức trò chơi
- Tổ chức cho HS thi ghép hình nhanh giữa các tổ. Sau 2 phút tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhất là tổ thắng cuộc.
- Tuyên dương tổ thắng cuộc.
C. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS luyện tập thêm về phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
 Làm bài 3 / 71
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số.
- 2 học sinh làm bài trên bảng
- 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp thực hiện vào giấy nháp.
* 7 chia cho 4 được 1, viết 1.1 nhân 4 bằng 4 ; 7 trừ 4 bằng 3
* Hạ 8 được 38 ; 38 chia cho 4 bằng 9, viết 9, 4 nhân 9 bằng 36, 38 trừ 36 bằng 2
78
4
19
 -4
 38
 - 36
 2
- HS nhắc CN - ĐT
- HS nêu y/c:Tính
- 4 HS lên bảng thực hiện phép tính
- HS làm bài vở
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
Bài giải
Ta có 33 : 2 = 16 ( dư 1 )
Số bàn có 2 học sinh ngồi là 16 bàn, còn 1 học sinh nữa nên cần kê thêm ít nhất là 1 bàn nữa.
Vậy số bàn cần có ít nhất là:
16 + 1 = 17 ( cái bàn )
 Đáp số : 17 cái bàn
- HS thực hiện theo y/c.
Tập làm văn : Nghe kể : TÔI CŨNG NHƯ BÁC. GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nghe và kể được câu chuyện Tôi cũng như bác ( BT1)
- Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản ( theo gợi ý ) về các bạn trong tổ của mình với người khác ( Bt2 ).
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn nội dung gợi ý của bài lên bảng
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn viết viết thư tuần 13.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện
- Giáo viên kể chuyện lần 1
+ Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo ?
+ Ông nói gì với người đứng cạnh ?
+ Người đó trả lời ra sao ?
+ Câu trả lời có gì đáng buồn cười ?
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Cho HS thực hành kể chuyện theo cặp.
- Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét,ghi điểm.
3. Kể về hoạt động của tổ em.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2
- Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì?
- Em giới thiệu những điều này với ai ?
* Hướng dẫn: Đoàn khách đến thăm lớp em có thể là các thầy cô trong trường, ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô của trường khác, hội phụ huynh của trường. Vì thế khi tiếp đón họ các em phải thể hiện sự lễ phép, lịch sự. Trước khi giới thiệu về tổ mình, các em cần lời chào hỏi ban đầu. Khi giới thiệu về tổ, các em có thể dựa vào gợi ý của SGK, có thể thêm các nội dung khác nhưng cần cố gắng nói thành câu, nói rõ ràng và tự nhiên.
- Gọi 1 HS khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài.
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 – 6 HS và yêu cầu HS tự giới thiệu trong nhóm. Khi giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ điệu bộ ( VD: Giới thiệu bạn nào trong tổ thì chỉ vào bạn đó, giới thiệu các hoạt động trong tổ, nếu là hoạt động có sản phẩm thì mang sản phẩm ra trình bày trước lớp)
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà kể lại câu chuyện: Tôi cũng như bác và hoàn thành bài giới thiệu của tổ mình.
- Bài sau: Nghe kể: Giấu cày. Giới thiệu về tổ em.
- Nghe GV kể chuyện
+ Vì nhà văn quên không mang theo kính.
+ Ông nói: “ Phiền bác đọc giúp tôi tờ giấy thông báo này với”
+ Người đó trả lời : “ Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ.”
+ Câu trả lời đáng buồn cười là: Người đó thấy nhà văn không đọc được bản thông báo như mình thì nghĩ ngay rằng nhà văn cũng mù chữ.
- 1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- HS thực hành trước lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài.
- Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.
- Em giới thiệu với một đoàn khách đến thăm lớp.
- 2 -3 học sinh nói lời chào mở đầu. 
- 1 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung, 
- Hoạt động theo nhóm nhỏ, sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn kể đúng, kể tự nhiên và hay nhất về tổ của mình.
Tự nhiên và xã hội : TỈNH ( THÀNH PHỐ ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG ( tt )
I. Mục tiêu:	Giúp HS:
- Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế,...ở địa phương.
- HS khá, giỏi nói về một danh làm thắng cảnh, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên một số cơ quan hành chính nơi bạn đang sống?
- Em có thể kể một số danh lam thắng cảnh, đặc sản của địa phương em?
- Nhận xét, tuyên dương
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Nói về tỉnh, thành phố nơi bạn đang sinh sống.
a. Mục tiêu: 
- HS có hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, ý tế ở tỉnh nơi đang sống.
b. Cách tiến hành: 
- Cho một số HS khá (G) kể về một vài cảnh đẹp nơi em ở hoặc đặc sản nơi em sống.
* Bước 1:
- GV cho HS xung phong nói tự do.
* Bước 2: 
- Cho HS nói trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: HS vẽ tranh về cơ quan hành chính ở địa phương.
- GV khuyến khích cho HS vẽ tranh về trường học, UBND, ...
- Cho HS trình bày SP.
Nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố - dặn dò
- GV củng cố bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- ( HS khá , giỏi ) trả lời.
- Một số HS trình bày.
- HS tự vẽ theo ý thích.
BÀI : BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
 TRÒ CHƠI: ĐUA NGỰA
I/ Mục tiêu: 
- HS biết cách thực hiện các động tác của bài TDPTC. 
-Chơi trò chơi :“ Đua ngựa”. Y/c biết cách chơi và cùng tham gia chơi đúng luật.
II/ Chuẩn bị :Địa điểm phương tiện.
-Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ,bảo đảm an toàn tập luyện.Chuẩn bị còi,kẻ sân 
III/Nội dung và phương pháp :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1-/Phần mở đầu:
-GV tập hợp lớp sau đó phổ biến nội dung ,Y/c tiết học 
-Cho lớp khởi động: chạy 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Trò chơi: Rồng rắn lên mây.
2-/Phần cơ bản:
a) Ôn bài TD PTC. 
- Cho lớp tập 3 – 4 lần 8 động tác của BTD.
- Tổ trưởng điều khiển (tập theo tổ) 
- GV cho các tổ thi đua tập xem tổ nào tập đúng động tác, đều nhất.
- Nhận xét, tuyên dương.
GV uốn nắn lại động tác cho các em.
c) Chơi trò chơi: “Đua ngựa”
- GV nêu tên, phổ biến luật chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi thử. 
- Cho HS chơi theo lệnh, Gv quan sát, bắt những em làm sai (phạt hát, múa, nhảy lò cò, ...)
3. Phần kết thúc:
-Đứng thành vòng tròn vỗ tay và hát .
-GV và HS cùng hệ thống bài và nhận xét tiết học .
- HS tập hợp – khởi động.
- Chơi trò chơi.
- Lớp tập theo sự điều khiển của GV
- HS tập theo sự điều khiển của lớp trưởng, tổ trưởng.
- Các tổ thi đua.
- HS chơi trò chơi.
- HS tập hợp vỗ tay – hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 14(5).doc