Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Phúc Hòa

Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Phúc Hòa

Mục tiêu: Giúp HS:

- Củng cố cách so sánh các khối lượng.

- Củng cố các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng và giải các bài toán có lời văn.

- Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của 1 vật.

- Giáo dục lòng yêu thích môn học.

II- Chuẩn bị

- GV:Cân đồng hồ loại nhỏ.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Phúc Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cách so sánh các khối lượng.
- Củng cố các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng và giải các bài toán có lời văn.
- Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của 1 vật.
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị
- GV:Cân đồng hồ loại nhỏ.
- HS: SGK.
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ: 
- GV, HS cùng nhận xét, đánh giá. 96gam :3 
2- Bài mới: * Giới thiệu bài
* Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Củng cố về cách cộng, trừ và so sánh các số đo khối lượng.
- Lưu ý: Khi so sánh các số đo khối lượng chúng ta so sánh như với các số tự nhiên.
* Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Nêu các bước giải bài toán?
-Cho h/s giải vở
-Chấm chữa chốt
* Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- Phân tích bài toán.
- Muốn biết mỗi túi có ?g đường ta cần biết gì? làm thế nào?
- Tìm số g đường trong mỗi túi ra sao?
- Cho HS nêu các bước giải.
Nhận xét chốt 
* Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Củng cố cách đọc khối lượng của 1 vật khi cân.
3- Củng cố - dặn dò: 
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
-2 HS lên bảng làm bảng con: 
HS cả lớp làm 100g + 45g - 26g = 
- HS làm vào bảng con, 2 HS lên bảng làm.
400g + 8g < 480g ; 450g < 500g - 40g
HS trả lời
Cho h/s giải vở ,1 em bảng lớp 
Bài giải
 4 gói kẹo cân nặng là
 130 x 4 = 520 (gam)
Số gam kẹo và bánh là
 175 + 520 = 695 (g)la
đáp số 695 gam
- HS đọc và phân tích đề bài.
-Cho h/s giải nháp
- đổi 1kg = 1000g;
-Số đường còn lại là
1000 - 400 = 600 (g))
Mỗi túi có số gam đường là
 600 : 3 = 200 (g)
Đáp số 200 gam
+ HS thực hành cân theo nhóm 4 HS rồi nêu kết quả xem vật nào nhẹ hơn.
- Nhận xét.
____________________________
Tập đọc - Kể chuyện
Người liên lạc nhỏ 
I- Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
 - Đọc đúng: gậy trúc, lững thững, suối, huýt sáo, to lù lù, tráo trưng, nắng sớm.
 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn truyện và lời các nhân vật.
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu.
 - Hiểu đúng nghĩa của các từ ngữ:ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.
 - Hiểu được nội dung chuyện: Kim Đồng là một liên lạc nhỏ rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
B. Kể chuyện:
1- Rèn kỹ năng nói.
 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện "Người liên lạc nhỏ"
 - Giọng kể linh hoạt, phù hợp diễn biến của câu chuyện.
2- Rèn kỹ năng nghe và nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
* Giáo dục lòng biết ơn các anh hùng, liệt sỹ.
II- Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ (SGK).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Tập đọc
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Trả lời câu hỏi 1 và 2 của bài.
 - GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
 2- Bài mới:	a. Giới thiệu bài
b. Luyện đọc
* GV đọc toàn bài . 
* HS nói những điều em biết về anh Kim Đồng.
- Đọc từng câu
Giáo viên chú ý sửa sai cho học sinh
- Đọc từng đoạn
-Giáo viên chú ý sửa sai cho h/s hướng dẫn h/s đọc 1 số câu
-Cho h/s đọc trong nhóm
- Đọc đồng thanh toàn bài
c. Tìm hiểu bài
- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
-Giải thích Kim Đồng
- Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
-Giải thích :Nùng, ông ké
- Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
-Giải thích :tây đồn
- Hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?
Giải thích :từ thầy mo,thông manh
-Nhận xét chốt
d, Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu.
-Cho h/s thi đọc 
Nhận xét cho điểm
 B. Kể chuyện
1. Nêu nhiệm vụ: Dựa vào các tranh kể lại toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ.
2. Hướng dẫn kể.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
- Gọi 1 HS khá, kể mẫu đoạn 1.
- HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV giúp đỡ HS.
- Cho thi kể trước lớp
-Nhận xét cho điểm
C. Củng cố - dặn dò:
- Nêu ý nghĩa của truyện? 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài: "Cửa Tùng"
-HS chú ý nghe
- HS nói.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu đến hết bài.
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
+ Chú ý 1 số câu văn:
VD: Nào,/ bác cháu ta lên đường!// (giọng thân mật, vui vẻ)
- HS đọc trong nhóm.
- 1 HS đọc cả bài.
HS đọc
- Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
- Vì đó là vùng người Nùng ở. Đóng vai thế để dễ hoà đồng với mọi người...
- Đi rất cẩn thận. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước một quãng, ông ké đi sau...
- Gặp địch không hề tỏ ra bối rối,...
- Địch hỏi, Kim Đồng trả lời rất nhanh trí,...
 HS đọc theo vai.
- Thi đọc theo vai.
- HS nêu lại.
- HS nêu rồi nhận xét, bổ sung.
VD: Tranh 1: Kim Đồng đi trước cách ông ké một đoạn...
- HS kể rồi nhận xét.
- HS kể theo nhóm 4 HS (mỗi em kể 1 đoạn)
- 1 số nhóm lên thi kể trước lớp.
Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2011
Toán
Bảng chia 9
I- Mục tiêu:
- Biết lập bảng chia 9 từ bảng nhân 9,thuộc bảng chi 9
- Biết vận dụng bảng chia 9 vào giải bài toán có một phép chia 9
- Giáo dục học sinh lòng ham mê môn học
II- Chuẩn bị : nội dung
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :Gọi h/s đọc chia 9
-Giáo viên nhận xét cho điểm
2. Bài :mới :giới thiệu bài
A. Hướng dẫn h/s dựa vào bảng nhân 9 để lập bảng chia 9
-Cho h/s đọc bảng chia 9
-Gọi 1 số em đọc trước lớp
Nhận xét cho điểm
B. Giáo viên hướng dẫn h/s luyện tập
Bài 1:Tính nhẩm
Giáo viên nêu các phép chia cột 1,2,3
-Học sinh nhẩm và nêu kết quả
Giáo vien nhận xét chốt Củng cố phép chia 9
Bài 2 :Tính nhẩm cột 1,2,3
-Cho h/s nhẩm theo nhóm
-Gọi đại diện các nhóm nêu kết quả
Gioá viên nhận xét chốt:phép nhân là phép tính ngược lại của phép chia lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia
Bài 3 :Gọi h/s đọc nội dung phân tích nội dung
Cho h/s giải vở 1 em lên bảng giải
Chấm chữa nhận xét chốt
Bài 4 :gọi h/s đọc nội dung 
Cho h/s giải nháp ,1em lên bảng chữa bài
-nhận xét chốt,so sánh bài 3 với bài 4
3- Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học 
- Về ôn bài và học thuộc bảng chia 9
3-4 h/s đọc bảng nhân 9
HS nhớ lại bảng nhân 9 cùng g/v lập bảng chia 9
-HS học thuộc bảng chia 9
-HS đọc bài trước lớp
HS nhẩm cá nhân
-Lần lượt h/s nêu kết quả trước lớp
HS nhẩm theo nhóm đại diện nhóm nêu kết quả
9 x5 =45 9 x7 =63
45 :5=9 63 :7 =9
45 :9 =5 63 :9 =7
HS đọc
HS giải vở 1 em giải bảng
Bài giải
Mỗi túi có số ki -lô-gam-gạo là
45:9 =5(kg)
 đáp số 5 kg 
HS đọc 
1 em chữa bài
45 :9 = 5 (túi)
_________________________________
Chính tả
Nghe- viết:Người liên lạc nhỏ
I- Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác 1 đoạn trong bài "Người liên lạc nhỏ". Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. 
- Viết hoa đúng các tên riêng: Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng.
- Làm đúng các bài tập phân biệt cặp vần dễ lẫn (ay/ây), âm giữa vần (i/iê).
- Giáo dục HS có tính cẩn thận khi viết.
II- Chuẩn bị :nội dung
III- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra: 
- 2HS viết bảng lớp: 
 - GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
2- Bài mới: 	
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn viết chính tả.
- Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết.
- Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già người Nùng?
- Trong đoạn vừa đọc có những tên riêng nào cần viết hoa?
- Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật? Lời đó được viết như thế nào?
- Luyện viết chữ ghi tiếng, từ ngữ khó: chờ sẵn, chống gậy trúc, lững thững, đeo túi...
- GV đọc mẫu.
-GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm, chữa bài: GVchấm bài, nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
 Bài 3b: Điền i hay iê?
3. Củng cố - dặn dò:	
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
- Huýt sáo, hít thở, suýt ngã. - Lớp viết bảng con
- 1-2 HS đọc bài.
- Vì vùng đó là vùng dân tộc của người Nùng ở nên mặc như vậy dễ hoà đồng với dân địa phương...
- Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng.
- Nào, bác cháu ta lên đường! (lời ông ké được viết sau dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng)
- HS luyện viết ở bảng lớp, bảng con.
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
- HS chữa lỗi ra lề vở
- HS làm bài vào VBT, 2 em lên bảng thi làm.
- Nhận xét, sửa, chốt và đánh giá:
cây sậy, chày giã gạo, dạy học, ngủ dậy, số bảy, đòn bẩy.
- HS nêu yêu cầu của bài rồi ghi lời giải vào bảng con.
- Nhận xét, sửa chữa và chốt:
tìm, dìm, chim, hiểm.
Thể dục
Bài thể dục phát triển chung
I- Mục tiêu:
 - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
 - Chơi trò chơi: “Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II- Địa điểm, phương tiện: sân trường sạch sẽ, còi, kẻ sẵn vạch.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu giờ học.
- Khởi động.
B. Phần cơ bản.
* Ôn bài thể dục phát triển chung.
GV chú ý theo dõi, sửa sai cho HS.
- GV chia tổ để luyện tập, tổ trưởng điều khiển, GV theo dõi, sửa sai.
* Trò chơi: “Đua ngựa"
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, hướng dẫn HS chơi trò chơi. Sau đó cho HS tham gia trò chơi.
C. Phần kết thúc.
- Hệ thống bài.
- Nhận xét, dặn dò.
- Tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi: "Thi xếp hàng"
- Khởi động các khớp.
- Cán sự điều khiển, lớp thực hiện theo lớp, theo tổ. 
- Sau đó thi đua biểu diễn giữa các tổ.
- GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
- HS chơi trò chơi.
- GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
- Cán sự điều khiển.
- GV – HS.
- GV.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- Tập các động tác thả lỏng, hít thở sâu.
________________________________
Tự nhiên và xã hội
Tỉnh (Thành phố) nơi bạn đang sống
I- Mục tiêu:
- Sau bài học, học sinh biết :
- Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, của tỉnh (thành phố)
- Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Các hình trong sách giáo khoa (Trang 52, 53, 54, 55), tranh ảnh sưu tầm về một số cơ quan của tỉnh 
- Bút vẽ 
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1:Thảo luận nhóm:
MT: Nhận biết được một số cơ quan hành chính các tỉnh. 
GV chia mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu các em quan sát các hình tro ... hể dục phát triển chung. 
I- Mục tiêu:
- Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác các động tác và thuộc bài.
- Chơi trò chơi "Đua ngựa". Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
- Giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật.
II- Địa điểm, phương tiện: sân trường, còi, kẻ sẵn vạch cho trò chơi, 3 cọc dài 1m.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu giờ học.
- Khởi động.
B. Phần cơ bản.
- Ôn bài thể dục phát triển chung. 
- GV theo dõi, nhận xét.
- Thi biểu diễn bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi "Đua ngựa" 
- GV nêu lại cách chơi, luật chơi rồi cho HS chơi. 
C. Phần kết thúc.
- Hệ thống bài.
- Nhận xét – dặn dò.
- Tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- Cán sự điều khiển, báo cáo.
- Chạy chậm quanh sân.
- Khởi động các khớp
- Chơi trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ"
- GV hô nhịp liên tục cho lớp tập liên hoàn cả 8 động tác (2 lần).
- Lần 3: Cán sự điều khiển lớp tập theo 3 hàng ngang. Sau đó chia tổ để tập. Các em trong tổ thay nhau hô cho các bạn tập. Gv bao quát lớp.
- Các tổ lần lượt tập để thi đua.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS chơi trò chơi. 
- GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
_______________________________
đạo đức
quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng
I. Mục tiêu:
1. Học sinh hiểu:
- Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Sự cần thiết phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.
2. Hs biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
3. Hs có thái độ tôn trọng, quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện Chị Thuỷ của em.
- Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học.
III. Phương pháp:
- Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, luyện tập thưc hành.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. ổn định tổ chức lớp:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải tham gia việc lớp, việc trường?
- Gv nhận xét đánh giá
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Phân tích truyện Chị Thuỷ của em.
- Gv kể chuyện ( sử dụng tranh minh hoạ)
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ?
- Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?
- Vì sao mẹ bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ?
- Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
- Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Gvkl: Ai cũng có lúc khó khăn hoạn nạn, lúc đó rất cần sự cảm thông giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức.
b. Hoạt động 2: Đặt tên cho tranh
- Gv chia nhóm giao cho mỗi nhóm thảo luận một nội dung của một bức tranh và đặt tên cho tranh.
- Gvkl nội dung từng bức tranh, khẳng định các việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
c. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- Chia nhóm 4 và yêu cầu thảo luận bày tỏ thái độcủa các em đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học.
Gvkl: Các ý a, c, d là đúng, ý b là sai
3. Củng cố dặn dò:
- HDTH: Thực hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Hát
- Tham gia việc lớp, việc trường là quyền và nghĩa vụ của hs để việc trường, việc lớp có kết quả tốt đẹp.
- Hs nhắc lại đầu bài, ghi tên bài.
- Hs theo dõi, quan sát tranh.
- Các nhân vật: Thuỷ, bé Vân, mẹ của bé Vân.
- Viên còn nhỏ cả nhà đi vắng hết không có ai trông bé Viên, Viên chơi một mình ngoài trời nắng.
- Thuỷ nghĩ ra nhiều trò chơi để bé Viên chơi không bị chán.
- Vì bạn Thuỷ đã giúp đỡ quan tâm đến bé Viên , chơi với bé Viên và dạy cho bé Viên biết nhiều điều.
- Việc làm của bạn Thuỷ là rất tốt thể hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Em cần học tập bạn Thuỷ.
- Giúp đỡ, quan tâm đến hàng xóm láng giềng để tình làng nghĩa xóm càng thêm gắn bó.
- Hs thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến.
- Hs thảo luận đưa ra ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
Toán
 Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (tiếp)
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (có dư ở các lượt chia).
- Củng cố về giải toán và biết xếp hình tạo thành hình vuông
- Có kĩ năng tính nhẩm nhanh.
- HS yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị Các tam giác ở hộp đồ dùng.
- HS: bảng con.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ: 
 - GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
 2- Bài mới: *Giới thiệu bài
Hướng dẫn thực hiện phép chia 78 : 4
- GV nêu phép chia 78 : 4
- Yêu cầu HS so sánh với phép chia đã học.
- GV chốt cách tính, cách thực hiện phép tính.
b , Thực hành.
* Bài 1: Tính:
 - Cho h/s làm b/c
-Nhận xét chốt
* Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Để biết cần có ít nhất ? bàn để đủ 33 HS ngồi thì ta làm thế nào?
 -Cho h/s làm vở ,chấm chữa chốt
 * 
Bài 4: Xếp hình:
- Yêu cầu HS lấy đồ dùng rồi tự xếp.
3- Củng cố, dặn dò: - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò giờ sau.
- 2 HS lên bảng làm: 91 : 7 89 : 2 - Lớp làm bảng con: 90 : 5
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm vào bảng con. 78 4
 4 19
- HS thực hiện lại. 38
 36
 2
- Vậy 74 : 8 = 19 (dự 2).
- 4 HS lên bảng làm,lớp làm b/c
-
 HS giải vở
Bài giải
 33 : 2 = 16 (dư 1) 
 Cần có số bàn để ngồi là 
 16 + 1 = 17 (bàn)
Đáp số 17 bàn
- HS thực hiện.
- 2 HS lên bảng thi xếp.
- Đánh giá.
_______________________________
Tập làm văn
Nghe - kể: Tôi cũng như bác. Giới thiệu hoạt động.
I- Mục tiêu
- Rèn kỹ năng nói.
- Nghe và kể lại đúng, tự nhiên truyện vui " Tôi cũng như bác"
- Biết giới thiệu 1 cách mạnh dạn, tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua.
- Làm cho HS thêm yêu mến nhau.
II-Chuẩn bị :nội dung
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra: 
 - GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
 2- Bài mới: a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài tập 1: Nghe và kể lại truyện "Tôi cũng như bác"
- GV kể chuyện lần 1.
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu?
+ Trong câu chuyện có mấy nhân vật?
+ Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo?
+ Ông nói gì với người đứng bên cạnh?
+ Người đó trả lời ra sao?
+ Câu trả lời có gì đáng buồn cười?
- GV kể lần 2.
-Cho h/s kể ,nhận xét bình chọn
* Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Chú ý HS: phải tưởng tượng đang giới thiệu với đoàn khách đến thăm tổ mình. Cần nói năng đúng nghi thức với người trên.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3- Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
-3 - 4 HS đọc lại bức thư gửi bạn miền khác.
- HS nêu yêu cầu của bài, quan sát tranh minh hoạ ở SGK rồi đọc lại 3 câu hỏi gợi ý.
-ở nhà ga.
- 2 nhân vật: nhà văn già và người đứng bên cạnh
- Vì ông không mang theo kính.
- Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này.
- Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi...
- Người đó tưởng nhà văn cũng không biết chữ như mình.
- HS nhìn gợi ý kể theo cặp đôi.
- HS thi kể lại câu chuyện.
- HS nêu rồi đọc các gợi ý.
- 1 HS khá, làm mẫu.
- HS làm việc theo tổ.
- Các đại diện tổ thi giới thiệu về tổ mình.
VD: Thưa các cô, các chú! Cháu là..., 
HS tổ 3 xin giới thiệu....Tổ cháu có 9 bạn đều là người dân tộc Kinh. Ban Huy hay nói và học giỏi. Bạn Nguyệt hiền lành, chịu khó..
____________________________
 Tự nhiên - Xã hội
Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (Tiết 2)
I- Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh biết:
- Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố).
- Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
II- Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK T52 - 55.
- Tranh, ảnh sưu tấm về 1 số cơ quan của tỉnh
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KT bài cũ: 
- Giáo viên nhận xét, cho đánh giá
2. Dạy bài mới:
HĐ1. Thảo luận theo bàn:
MT: Nhận biết 1 số cơ quan hành chính cấp tỉnh:
+ Cách tiến hành:
B1. Làm việc theo nhóm:
- Giáo viên yêu cầu 1 bàn 1 nhóm quan sát tranh SGK, xem tranh có những cảnh gì?
- Giáo viên gợi ý: Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong tỉnh?
B2. Trình bày:
+ Kết luận: ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan: hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, ... để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của nhân dân.
HĐ2. Nói về tỉnh (TP) nơi bạn đang sống:
+ Cách tiến hành:
B1. Yêu cầu HS đưa tranh, ảnh đã sưu tầm về các cơ sở văn hoá, giáo dục, y tế để quan sát và nêu những hiểu biết của mình.
B2. Giới thiệu trước lớp:
B3. Đóng vai:
- Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập 2 để củng cố kiến thức của bài học.
- 1 HS kể 1 số trò chơi em thường chơi.
- HS khác nhận xét, chọn ra những trò chơi có ích, trò chơi nguy hiểm? Vì sao?
- Quan sát tranh SGK. Thảo luận theo gợi ý của Giáo viên.
- Đại diện các nhóm lên trình bày: Nêu tên từng cơ quan.
- HS khác bổ sung.
- HS làm BT1 (VBT): UBNDTPHCM (a), Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức HN (d), Nhà hát lớn HN (c), Trường Quốc học Huế (b).
- Đưa tranh đã chuẩn bị để quan sát (4 nhóm).
- Sắp xếp các tranh theo từng nhóm, cử người lên giới thiệu.
- Đóng vai người HD du lịch để nói về các cơ quan của tỉnh mình.
______________________________
Thủ công: 
 cắt, dán chữ H, chữ U
I- Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Cắt dán chữ H, chữ U đúng kĩ thuật, đẹp.
- HS thích cắt dán chữ.
II- Chuẩn bị: 
- GV: Mẫu chữ H, U 
- HS: Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài. 
HĐ1: Củng cố quy trình cắt dán chữ H, chữ U
-Nhận xét và hệ thống lại các bước kẻ, cắt, dán chữ H, chữ U theo quy trình.
B1: Kẻ chữ H, chữ U
B2: Cắt chữ H, chữ U
B3: Dán chữ H, chữ U
HĐ2: Thực hành. 
GV quan sát giúp đỡ H để các em hoàn thành sản phẩm.
-Đánh giá sản phẩm của học sinh. 
HĐ3: Củng cố dặn dò.
-Nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh.
-Về nhà chuẩn bị tiết học sau cắt chữ V
-Nêu lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, chữ U.
-Thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, chữ U
Trưng bày sản phẩm. HS nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 14(4).doc